LỜI NÓI ĐẦU
“Tại sao con người lại phạm tội hay ngun nhân gốc rễ của tội phạm là gì?”
Đã có nhiều học thuyết, trường phái khác nhau ra đời và phát triển theo những con
đường riêng nhưng đều cố gắng lý giải vấn đề này. Mỗi học thuyết, trường phái đều
có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong nghiên cứu tội phạm học. Thuyết phân tâm học
của Sigmund Freud cũng vậy, có thể đánh giá thuyết phân tâm học là một trong
những học thuyết về tâm lý có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực cuộc
sống và có giá trị thực tiễn cho đến ngày hôm nay. Để hiểu rõ hơn thuyết phân tâm
học của Sigmund Freud, cần tìm hiểu về hồn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của học
thuyết và từ đó, nhóm xin nêu quan điểm về giá trị thực tiễn của học thuyết trong
hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam.
1 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1
I.
1.
2.
3.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC............................3
Vài nét về Sigmund Freud (1856 – 1939)...........................................................3
Cơ sở hình thành và phát triển thuyết phân tâm học.........................................4
Nội dung của thuyết phân tâm học.....................................................................6
II.
Ý NGHĨA CỦA THUYẾT PHÂN TÂM HỌC...............................................9
III.
GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA THUYẾT PHÂN TÂM HỌC TRONG
1.
HOÀN CẢNH CỤ THỂ Ở VIỆT NAM........................................................12
Quá
trình
tiếp
cận
thuyết
phân
tâm
học
ở
Việt
2.
Nam.........................................12
Ứng dụng của thuyết phân tâm học trong giải thích nguyên nhân của tội phạm
3.
ở Việt Nam........................................................................................................13
Ứng dụng của thuyết phân tâm trong việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội
phạm ở Việt Nam..............................................................................................16
IV.
KẾT LUẬN......................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................18
2 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
I.
1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC.
Vài nét về Sigmund Freud (1856 – 1939).
Sigmund Freud là nhà khoa học nổi tiếng trên
Thế giới và là cha đẻ của thuyết phân tâm học.
Sigmund
Freud
sinh
ngày
6/5/1856
tại
Freibeirg, Moravi, Áo. Cha ông là một nhà buôn vải,
một người khắc nghiệt và gia trưởng. Thuở nhỏ đối
với cha Freud có thái độ pha lẫn sợ hãi và yêu mến.
Trái ngược với cha, mẹ Freud là người phụ nữ dịu
dàng chu đáo vì vậy ơng ln cảm thấy có sự gắn bó
mật thiết với mẹ. Khi cịn đi học ông luôn là học sinh
xuất sắc, tốt nghiệp phổ thông loại ưu.
Sigmund Freud
Năm 1873 Freud đỗ vào ngành y học trường đại học tổng hợp Viên. Năm 1884
ông cho xuất bản một cơng trình về những ưu thế trong việc sử dụng Côcain nhưng
bị phản đối quyết liệt từ phía xã hội. Năm 1881 Freud nhận được học vị tiến sĩ y học
và thực hành với tư cách nhà thần kinh lâm sang.
Năm 1882 – 1885 Freud làm việc tại Viện đa khoa Viên, đi sâu về phần não và
bệnh lý học thần kinh. Tại đây ông làm quen với Breuer vừa là người thầy vừa là
người bạn tri kỉ. Tháng 10/1885 Freud qua Pari, tại đây ông được làm việc với
Charcot (nhà thần kinh học nổi tiếng), Freud đã tích cực sử dụng phương pháp thơi
miên và thanh trừ. Nhưng sau đó ơng đưa ra mơt kĩ thuật trị liệu mới: phương pháp
liên tưởng tự do. Năm 1885 Freud cùng với Breuer xuất bản cuốn “Nghiên cứu về
Hysteri”. Đây được coi là khởi đầu chính thức của phân tâm học.
Năm 1896 Freud đọc báo cáo tại Hội tâm thần và thần kinh học Viên về hiệu
quả tiến hành các buổi chữa bệnh rối nhiễu tâm lý bằng liên tưởng tự do.
Năm 1899 cho ra đời cuốn “Giải mã những giấc mơ” – một tác phẩm chính và
đánh dấu sự thành công của ông. Giai đoạn 1990 – 1910 vị thế chuyên môn của
Freud được cũng cố một cách nhanh chóng. Năm, 1905 xuất bản cuốn “Ba bài ḷn
về thuyết tình dục”. Những năm sau đó Freud đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm: Dẫn
3 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
luận phân tâm học (1910), Totem và Taboo (1913), Bên ngoài các nguyên tắc khoái
lạc(1920), Bản ngã và xung đột bản năng (1923)... Năm 1902, ông cùng A.Adler
thành lập Hội các nhà phân tâm học. Năm 1908, Chi hội phân tâm học quốc tế ra đời
ở Viên, 1910 thành lập Hội phân tâm quốc tế, 1918 thành lập nhà xuất bản phân tâm
học và năm 1924 công bố những tập đầu của Tồn Tập Freud.
Cho đến tuổi 60, Freud ln khoẻ mạnh, nhưng vào năm 1923, ông phát bệnh
ung thư vịm họng. Vì nghiện xì gà, ơng phải trả giá là trong 16 năm tiếp theo, ông bị
hơn 30 lần mổ xẻ đau đớn. Ơng hầu như khơng cịn nói được nữa, và phải cử con gái
là Anna đại diện cho ông ở các hội nghị hay các buổi lễ long trọng. Ngày 23/9/1939
ông mất tại London.
Suốt cuộc đời Freud đã làm việc với nghị lực, sức lực, ý chí, lòng dũng cảm
phi thường và thái độ cầu thị khoa học hiếm có. Mặc dù bị chỉ trích từ nhiều phía
nhưng cái đó khơng ngăn cản được ơng, khơng làm ông chùn bước trên con đường đã
chọn và ông đã đạt đến bến bờ vinh quang.
2.
Cơ sở hình thành và phát triển thuyết phân tâm học.
Học thuyết phân tâm học của Freud ra đời chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Có thể tóm về ba nhóm chính:
•
-
Các học thuyết triết học về vô thức và khoa học tự nhiên:
Tiền đề triết học:
Thuyết đơn phân tử của G. W.Leibniz (1646-1716) nhà triết học, nhà toán học
người Đức: mỗi đơn tử là một bản thể tâm lý khơng có độ dài; tính tích cực của đơn
tử trong các hành động tâm lý hồn tồn có thể diễn ra với các mức độ ý thức khác
nhau: từ hầu như hồn tồn vơ thức đến ý thức một cách sâu sắc.
Thuyết ngưỡng ý thức của nhà triết học người Đức Fridric Herbart: các ý
tưởng tác động lẫn nhau giống như sức mạnh máy móc. Những ý tưởng nằm dưới
một ngưỡng nhất định khơng được ý thức gọi là vơ thức.
Người thật sự có công khai sáng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến Freud là
Schopenhaur với chủ nghĩa phi lý tính: triết học quay trở về với thế giới nội tâm của
mình, tìm tịi bản tính thật sự của con người và thế giới.
4 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
-
Ảnh hưởng của khoa học tự nhiên.
Freud đã ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng của các nhà tâm vật lý như Fexner.
Hình ảnh tâm lý như tảng băng trơi, phần lớn hoạt động tâm lý được giấu dưới cái vỏ
ý thức và chịu sự tác động mạnh mẽ của những sức mạnh khơng nhìn thấy được. Một
số luận điểm quan trọng trong học thuyết của Freud được lấy từ những tác phẩm của
Fexner.
Freud đã sử dụng khái niệm “Năng lượng và định luât bảo toàn năng lượng”
của trường phái Helmholtz.
Học thuyết của Charles Darwin: Darwin chính là con người đã dẫn đường cho
các ý tưởng của Freud và góp phần vào cuộc cách mạng phân tâm học. Darwin cho
rằng loài người chịu ảnh hưởng tác động của các sức mạnh sinh học. Đặc biệt là bản
năng sinh tồn nòi giống và bản năng tìm thức ăn. Theo ơng thì bản năng này là nền
tảng của mọi hành vi. Tư tưởng của Darwin về vai trị quan trọng của tính dục trong
động lực về hành vi, quan điểm về các q trình và xung đột vơ thức trong tâm lý về
vai trò giấc mơ, sự phát triển của trẻ em đã trở thành nền tảng của phân tâm học.
•
Những nghiên cứu về tâm bệnh học.
Trước khi là nhà phân tâm học Freud là nhà nghiên cứu nguồn gốc và trị liệu
các rối nhiễu tâm lý. Chính trong lĩnh vực này ông đã học tập được ở nhiều bậc tiền
bối. Sự phát triển, tiến bộ trong các cách nhìn nhận và chữa bệnh cho những người bị
rối nhiễu tinh thần. Có nhiều nhà tâm thần học đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp
chữa trị cho họ như Benjamin Ras(1745-1813).
Franz Anton Mesme là người đầu tiên sử dụng thôi miên để chữa bệnh.
Phương pháp này dần được thừa nhận, sử dụng phổ biến. Khái niệm thanh trừ đã
xuất hiện trong các tác phẩm của Freud, ơng đã có những nghiên cứu về nguyên nhân
tâm lý của các bệnh tâm thần và sử dụng phương pháp thơi miên trong việc phân
tích, điều trị các chứng bệnh.
•
Ảnh hưởng của đời sống xã hội Châu âu thế kỉ XIX.
Quan điểm của Freud cũng chịu ảnh hưởng của đời sống tinh thần trong thời
đại mà ông đang sống, đó là thái độ của xã hội đối với vấn đề tình dục. Một xã hội
5 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
mà tôn giáo và pháp luật đã mất đi sức mạnh, lấy cái tơi làm trung tâm, khuynh
hướng vơ chính phủ của con người khơng được kiểm sốt, hướng dẫn.
Ở thời đại này chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ chống đè nén tính dục trong xã
hội khổ hạnh, có hàng loạt nghiên cứu về bệnh tính dục, tính dục trẻ em và ảnh
hưởng của những dồn nén ham muốn tính dục đến sức khoẻ tinh thần, thể chất. Năm
1897 Abber Moll đã viết cuốn sách về vấn đề tính dục ở trẻ em và ham muốn của trẻ
đối với cha mẹ khác giới của mình. Nhà tâm lý học người Pháp đã xuất bản cơng
trình nghiên cứu về lệch lạc tính dục, trong cơng trình này ơng đưa ra thuật ngữ
“Libido”.
Dấu ấn đời sống thơ ấu đã ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm của Freud, góp
phần vào việc hình thành phương pháp lý luận trong phân tâm học. Những tổn
thương từ tuổi thơ đã tạo ra các ám ảnh vơ thức.
Freud cịn chịu ảnh hưởng từ rất nhiều của các khuynh hướng đa dạng phong
phú từ lí luận và thực tiễn. Nhưng cái công lớn nhất của ông là đã biết liên kết các ý
tưởng rời rạc thành một hệ thống lí luận hồn chỉnh.
3.
Nợi dung của thút phân tâm học.
Trên cơ sở nghiên cứu, Sigmund Freu đã khẳng định tồn tại năng lực tình dục
thúc đẩy hành vi của nhân loại. Năng lực tình dục đó được ông gọi là libido. Bản
năng libido có hai lực lượng đối chọi nhau. Đó là Eros – Bản năng sống hướng chúng
ta tới hoạt động và Thanatos – Bản năng chết thúc đẩy tới những hoạt động tự hủy
diệt. Ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực này là ba thành tố: bản năng, bản ngã và siêu
bản ngã.
Bản năng (id) có ngay từ lúc mới sinh, chỉ những lực lượng nguyên thủy của
sự sống giống nhau cho tất cả các sinh vật. Các hoạt động đều có nguồn gốc từ sự
khối lạc vơ thức. Hay nói cách khác, bản năng chính là phần ban sơ của nhân cách,
là phần chúng ta có chung với lồi vật. Đó là nơi của những bản năng và hoạt động
trên nguyên tắc khoái lạc (hay nguyên tắc thoả mãn). Bản năng tượng trưng cho
phần vô thức và chống đối xã hội của cá nhân.
6 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
Bản ngã (ego) là sự thể hiện cá tính tâm lí của mỗi người. Bản ngã được thể
hiện trong những hoạt động ý thức như tri giác, ngôn ngữ và những thao tác trí tuệ
cho phép kiểm sốt, kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh. Bản ngã
có thể đè nén xung đột bản năng và kiềm chế khoái lạc. Như vậy, bản ngã vượt khỏi
sự thống nhất sinh vật của thân xác để đạt tới một sự thống nhất cao hơn sự tự chủ.
Bản ngã duy trì sự cân bằng giữa bản năng và siêu ngã. Ví dụ: Khi 1 người đói,
người ấy sẽ thoả mãn bằng cách thức xã hội chấp nhận như tự đi săn bắn, hái lượm
hoặc bằng cách mà xã hội không chấp nhận như là ăn cắp thực phẩm của người khác.
Nếu khơng có siêu ngã kiểm tra hành vi của con người thì thực phẩm kia sẽ đánh cắp
ngay. Bản ngã tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của cá nhân.
Siêu bản ngã (supergo) được xem như là sự học hỏi của các cá nhân về các
giá trị và quy tắc xã hội. Nó có thể coi như mặt lương tâm, đạo đức của cá nhân. Siêu
ngã hình thành giá trị cá nhân, những quy tắc đạo đức và những điều được xem là
đúng và sai. Siêu bản ngã đấu tranh để cho các hành vi hoàn thiện bằng cách xác
định giá trị hành vi hoặc thái độ đối với hành vi là đúng hay sai. Siêu bản ngã biểu
hiện cho phần giá trị văn hóa với chức năng như là lương tâm cá nhân.
Bản ngã và siêu ngã hình thành theo suốt tiến trình phát triển con người. Bản
ngã có những chức năng khác nhau: chế ngự ham muốn bât hợp lý, chấp nhận sự
thất vọng, trì hỗn sự hài lịng, xử lý sự căng thẳng thần kinh, kiểm tra thực tế.
* Chú giải sơ đồ cấu trúc tâm lý của Sigmund Freud:
-
Conscious: Ý thức;
-
Preconscious: Tiền thức (có trước ý
-
thức);
Superego: Siêu bản ngã;
Ego: Bản ngã;
Id: Bản năng.
Sigmund Freud cho rằng tội phạm là
kết quả khi mà ở một cá nhân nào đó phần
bản năng đã trỗi dậy đến mức thái quá, lấn
át đến mức độ không thể nào kiểm soát
được trong sự kết hợp với biểu hiện kém
7 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
của siêu bản ngã cùng lúc đó, bản ngã tức là phần lí trí có chức năng kiểm sốt sự tác
động qua lại giữa bản năng và siêu bản ngã hoạt động không tương xứng trực tiếp,
kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, Sigmund Freud cịn cho rằng sự thăng hoa khơng tương xứng
(inadequate sublimation) có thể là nguyên nhân khác dẫn đến tội phạm. Đây là một
q trình tâm lí mà nhờ đó, trạng thái tỉnh táo sẽ bị thay thế biểu tượng bởi một trạng
thái khác. Sigmund Freud đã lấy ví dụ cho trường hợp này: Một người đàn ơng từ
thuở nhỏ đến khi trưởng thành phải sống với một người mẹ chun quyền, độc đốn.
Ơng ta muốn độc lập nhưng không thể nên đã căm ghét mẹ nhưng không dám bộc lộ
thái độ của mình một cách trực tiếp với người mẹ. Người này muốn giải tỏa tình cảm
căm ghét của mình với người mẹ bằng cách tấn cơng những người phụ nữ khác,
những người mà anh ta suy ngẫm trong tâm tưởng sẽ thay thế cho biểu tượng nhân
vật người mẹ. Những người đàn ông kiểu này trên thực tế có thể là người thường
xuyên đánh đập vợ hoặc trở thành người phạm tội hiếp dâm hoặc quấy rối tình dục
đồng nghiệp hoặc là người rất căm ghét phụ nữ...
Ngồi ra, ơng cịn cho rằng chứng loạn thần kinh chức năng (neurosis) cũng là
một nguyên nhân dẫn đến tội phạm. Sau đây là ví dụ về người bị chứng này: Một
người thường xuyên dùng giấy ăn để mở nắm cửa mỗi khi ra vào, ông ta không dám
trực tiếp cầm nắm cửa vì lúc nào cũng bị ám ảnh nắm cửa có nhiều vi trùng gây
bệnh. Cần lưu ý là không phải mọi người bị chứng bệnh loạn thần kinh chức năng
đều phạm tội, chỉ có một số người thuộc nhóm này thực hiện hành vi phạm tội mà
thôi.
Thuyết phân tâm học ngay từ khi ra đời đến nay đã ảnh hưởng rộng khắp trên
toàn Thế giới. Thuyết phân tâm học hiện đang rất phát triển ở các nước Châu Âu,
Mỹ, các nước Châu Á phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như
điều trị bệnh nhân bằng biện pháp tâm lí, điều tra tội phạm, Tội phạm học…Tuy
nhiên ngay từ thời đại của ông cũng như cho đến hiện nay vẫn có những học giả phê
phán quan điểm của ông. Trong tội phạm học, hai quan điểm của ông bị phê phán
nhiều nhất đó là:
8 | T ơơ i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
Thứ nhất, khi đề cập đến nguyên nhân của tội phạm, ơng coi nhẹ vai trị của
mơi trường sống, vai trị của giáo dục cá nhân và đề cao tính quy định sinh học của
hành vi tình dục.
Thứ hai, ơng có quan điểm coi thường phụ nữ khi cho rằng , vì phụ nữ khơng
có dương vật nên họ khơng đi qua “giai đoạn dương vật thèm muốn” như đàn ông và
vì vậy họ thất bại việc phát triển sức mạnh siêu bản ngã như đàn ông. Quan điều này
đã bị một số nhà tội phạm học phản đối vì nó thể hiện tư tưởng bất bình đẳng nam nữ
và cổ vũ cho những người theo tư tưởng này.
Mặc dù tư tưởng của Sigmund Freud cịn có một số điểm nay vẫn cịn tranh
luận hoặc bị phê phán, nhưng cơng lao vĩ đại của ơng đóng góp cho kho tàng tri thức
của nhân loại là khơng thể phủ nhận. Ơng đã đạt được nhiều giải thưởng và danh
hiệu cao quý trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của. Để tỏ lịng biết ơn đối với
cơng lao của ơng, nước Áo đã cho lưu hành tiền có in chân dung của ông. Tượng của
ông đã được dựng ở nhiều nơi trên thế giới.
II.
Ý NGHĨA CỦA THUYẾT PHÂN TÂM HỌC.
Phân tâm học của Freud ngay từ khi mới ra đời đã có một số phận đặc biệt. Nó
được đánh giá với nhiều thái độ khác nhau, sự ghẻ lạnh của giới y học và xã hội,
đồng nghiệp xa lánh và bắt bỏ ông. Nhiều người còn de doạ bỏ tù ông, lên án ông là
kẻ tội phạm lớn nhất đối với nền văn hố Chân Âu từ thời đại của ơng cũng như cho
đến nay vẫn còn nhiều học giả phê phán quan điểm của ơng. Nhưng khơng ai có thể
phủ nhận được tầm quan trọng, ý nghĩa ứng dụng thực tiễn sâu rộng của học thuyết
phân tâm. Những nghiên cứu của Freud vẫn cịn có giá trị ứng dụng phổ biến cho đến
ngày nay.
Thuyết phân tâm học ngay từ khi ra đời cho đến nay đã ảnh hưởng rộng khắp
trên toàn thế giới. Thuyết phân tâm học hiện đang rất phát triển ở các nước Châu âu,
Mỹ, các nước châu Á phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như
điều trị bệnh nhân bằng biện pháp tâm lí, điều tra tội phạm, tội phạm học. Ví dụ như
vụ án nổi tiếng ở Mỹ vào thập niên 1950. Hồi đó Newyork bị chấn động bởi các vụ
9 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
đánh bom của một người được mệnh danh là “kẻ đánh bom điên loạn”, từng gây ra
hơn 30 vụ đánh bom trong hơn 15 năm. Trong số các mục tiêu bị đánh sập, có vài
cơng trình cơng cộng lớn như trung tâm Grand và đài phát thanh Pennylvania. Bất
lực, cuối cùng cảnh sát phải nhờ sự giúp đỡ của tiến sĩ phân tâm học nổi tiếng James
A. Brussel. Sau khi xem tất cả ảnh chụp hiện trường bị đánh bom, và những bức thư
tên tội phạm gửi đến vài tờ báo, Brussel đi đến một số kết luận: Tên tội phạm bị rối
loạn thần kinh, thù ghét bố mình nhưng được mẹ cưng chiều và sống ở nơi nào đó
thuộc Connecticut. Brussel hướng dẫn cảnh sát nên theo dõi một người có tầm vóc
trung bình, độ tuổi trung niên, ngun quán nước ngoài, theo đạo thiên chúa, độc
thân, sống với một người anh hay chị. Khi phát hiện hắn có thể đang vận một áo
Veston hai túi, có cài nút. Phương pháp Brussel áp dụng thường được biết dưới cái
tên quy nạp – tức quan sát hiện tượng, phân tích yếu tố chính của vụ án rồi đưa ra kết
luận tổng quát.
Freud đã đưa ra một lí thuyết trọn vẹn về nhân cách, nó đầy dủ và cho phép
giải quyết nhiều vấn dề tâm lý có ứng dụng thực tế mà đến nay vẫn cịn được ứng
dụng. Ơng cịn được đánh giá cao khi là người đã khám phá ra một lĩnh vực nghiên
cứu mới của tâm lý học: Vô thức; Có cơng lớn trong việc nghiên cứu động lực hành
vi của con người là động cơ vô thức. Và đưa ra những khái niệm: Sự dồn nén, cơ chế
tự vệ, sự đồng nhất hoá, xung đột, sự xã hội hoá…Vấn đề các động cơ bị che giấu
của bệnh nhân trong lâm sàng và ý nghĩa của nhân tố này đối với các nhà lâm sàng.
Dưới tầm ảnh hưởng rộng lớn của phân tâm học, đã có ít nhất 22 nhánh lý
thuyết nghiên cứu về sự phát triển tâm trí con người. Nhiều phương pháp tiếp cận
khác trong trị liệu cũng được gọi là “phân tâm lại” khác xa so với lý thuyết. Thuật
ngữ phân tâm học cũng dùng cho một phương pháp nghiên cứu về sự phát triển ở trẻ
em.
Phân tâm học cổ điển của Freud là một phương pháp trị liệu đặc thù, mà người
được phân tích (phân tích bệnh nhân) sẽ nói ra những ý nghĩ của mình, qua
những liên tưởng tự do, những huyễn tưởng và các giấc mơ, từ đó nhà phân tâm sẽ
rút ra kết luận về những xung đột vô thức là nguồn gốc đang gây ra các triệu chứng
1 0 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
và biểu hiện đặc trưng ở những bệnh nhân, rồi diễn giải chúng cho họ bừng hiểu để
từ đó có giải pháp cho những nan đề của mình.
Những điều trên giúp cho ngành tội phạm học có thể áp dụng học thuyết đó để
tìm ra ngun nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Nghiên cứu về bản thân của
người phạm tội từ nhiều khía cạnh của đời sống để giúp cho quá trình nghiên cứu tội
phạm được diễn ra nhanh và hiệu quả hơn, khơng bỏ sót người, sót tội. Từ đó mà có
thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nhằm ngăn chặn, tiến
tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hôi. Việc sử dụng thuyết phân tâm học trong
lĩnh vực tội phạm học để tìm ra tội phạm là một trong những phương pháp có tính
chất ơn hịa nhất và hiệu quả, việc phân tích tâm lí, đặc điểm hay những phương thức
tâm lí khác giúp cho các nhà làm luật có cơ sở để tìm ra được tội phạm nhanh hơn và
cũng là phương pháp nhẹ nhàng hơn trong khi cứ điều tra người phạm tội một cách
mông lung, khơng có căn cứ.
Điểm đặc trưng cho phương pháp can thiệp của liệu pháp phân tâm là đương
đầu và phân tách rõ các cơ chế phòng vệ, những ước muốn và cảm giác tội lỗi mang
tính bệnh lý của bệnh nhân. Qua sự phân tích những xung đột và sự tác động của nó
gây ra những kháng cự tâm lý và hiện tượng chuyển di vào nhà phân tích qua những
hành vị bị bóp méo, liệu pháp phân tâm có thể đưa ra những giả thuyết về vơ thức
chính là những kẻ thù tệ hại nhất của các bệnh nhân: Cách thức mà những hành động
mang tính biểu trưng và vơ thức đã bị kích thích bởi những trải nghiệm đang gây ra
các triệu chứng. Vấn đề này giúp cho ngành tội phạm học có thể đi sâu nghiên cứu
vấn đề cá nhân của người phạm tội bằng việc để họ tự nói ra mà khơng phải dùng
những cách tra hổi hay những cưỡng ép bắt người phạm tội phải khai ra từ đó có thể
đưa ra những biện pháp phịng ngừa tội phạm sảy ra từ những người có đặc điểm
tương tự. Lý thuyết này đã bị chỉ trích rất nhiều, có quan điểm cho rằng đó là một hệ
lý thuyết phi khoa học; Nhưng dù vậy, liệu pháp phân tâm vẫn đang được rất nhiều
nhà tâm lý hiện nay ứng dụng.
III.
GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA THUYẾT PHÂN TÂM HỌC TRONG
HOÀN CẢNH CỤ THỂ Ở VIỆT NAM.
11 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
1.
Quá trình tiếp cận thuyết phân tâm học ở Việt Nam.
Mọi lý thuyết khi đi vào đời sống đều có chung phương pháp tồn tại: cố chống
đối để tồn tại và lấn át các lý thuyết khác, mặt khác luôn phải tự bảo vệ mình trước
sự chống đối của hệ thống lý thuyết truyền thống, bản địa. Phân tâm học khi vào Việt
Nam, một mặt luôn tỏ rõ tầm quan trọng của mình đối với con người, nhưng mặt
khác nó cũng e dè trước cái nhìn thiếu thiện cảm, bảo thủ, có nguy cơ bị vùi chơn.
Với chính sách mở cửa, học thuật nước nhà có dịp tiếp cận với khoa học bên
ngoài qua con đường giao lưu và tiếp nhận văn hóa giữa các nước. Khi ấy, phân tâm
học với tư cách là ngành khoa học thực nghiệm được sử dụng mạnh mẽ ở các nước
Tây Âu, có điều kiện vào nước ta, trên cơ sở tiếp nhận về mặt lý thuyết và được công
khai sử dụng trong nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, phân tâm học với tư cách là lý thuyết được quy phạm trong một số
vấn đề, chủ yếu ở dạng sơ lược. Điều đó, một mặt khẳng định đất nước đã đổi thay
theo đúng tinh thần nhân loại, mặt khác cũng khẳng định ý thức tiếp nhận của công
chúng Việt Nam là đúng đắn, là tiến bộ, là hợp quy luật của tri thức loài người.
Thuyết Freund không chỉ là thuyết khoa học đầu tiên về hành vi con người, mà
còn chứng tỏ là một trong những cái nhìn tổng quan nhận thức về bản chất của con
người phát triển đến đó. Phân tâm học cũng biểu hiện cho ta thấy con người được
thúc đẩy như thế nào bởi những lực ép vô thức để tham dự vào hành vi quan trọng,
minh họa cả hai hành vi bình thường và dị thường phát triển và vận hành như thế
nào; diễn giải cá nhân bị rối loạn có thể được điều trị như thế nào để có gắng sửa đổi
hành vi trục trặc. Trên bình diện tâm lí học, ở nước ta Phân tâm học được nghiên cứu
ít hơn các học thuyết khác. Nguyên do là việc tìm hiểu thuyết này thường gặp khó
khăn từ ba phía. Trước hết, hướng tiếp cận của Phân tâm học không giống các học
thuyết tâm lí truyền thống. Những khái niệm và phương pháp của các trường phái
tâm lý học đương thời đều được sinh ra trong phịng thí nghiệm, trong thư viện và
trong các bài giảng ở giảng đường đại học. Ngược lại, Phân tâm học hầu như khơng
có quan hệ với các giảng đường đại học và với lý tưởng của khoa học đơn thuần. Nó
được sinh ra trong lịng của tâm thần học truyền thống, có nhiệm vụ giúp đỡ những
1 2 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
người mà xã hội cho là "bệnh nhân tâm lý". Chính vì thế sự thâm nhập của Phân tâm
học vào làng tâm lý học không phải bằng cửa trước, mà bằng cửa bên.
Đối với một nước chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin như Việt Nam thì việc thừa nhận và phổ biến
thuyết phân tâm học quả thật đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình
nhận thức xã hội. Vốn dĩ không xa lạ và đã được giới thiệu vào nước ta từ những
thập kỷ 30 – 40 thế kỷ trước. Nhưng phải sang thế kỷ 21, người ta mới nhắc nhiều tới
khái niệm phân tâm học, và nay đã có những ứng dụng nhất định trong nhiều lĩnh
vực khác nhau.
Ở bài viết này, nhóm xin đề cập tới ứng dụng của phân tâm học đối với ngành
tội phạm học ở Việt Nam mà cụ thể là ứng dụng trong việc giải thích nguyên nhân tội
phạm cũng như các biện pháp phòng ngừa tương ứng.
2.
Ứng dụng của thuyết phân tâm học trong giải thích nguyên nhân của tội
phạm ở Việt Nam.
Phân tâm học, ngay từ cội nguồn đã khơng cùng dịng chảy với các tư tưởng
tâm lý học chính thống. Áp dụng đối với vấn đề tội phạm ở Việt Nam thì đối tượng
của nó khơng phải là hành vi bình thường mà là hành vi bất thường, điều mà các
trường phái tâm lý học khác ít quan tâm.
Thứ nhất, phương pháp chủ yếu của nó là quan sát lâm sàng, chứ khơng phải là
những thí nghiệm được kiểm sốt trong phịng thí nghiệm.
Thứ hai, các nội dung nghiên cứu, các khái niệm, thuật ngữ được sử dụng
trong Phân tâm học thường bị “cấm kị”, dễ gây “dị ứng” đối với sinh hoạt văn hoá
đời thường của xã hội, đặc biệt là trong xã hội tôn giáo phương Tây và phong kiến
phương Đông.
Thứ ba, các luận giải của S.Freud rất tinh tế, phần nhiều được rút ra từ kỹ thuật
lâm sang. Hầu như khơng có sự lượng hố, thống kê, những nội dung tâm lí được
trình bày ở điểm giáp ranh giữa khoa học và suy diễn tư biện. Nếu được chứng minh,
chúng sẽ là phát hiện lớn lao về những điều sâu thẳm trong thế giới đời sống tâm lí
con người, nhưng nếu thái quá chúng rất dễ trở thành tín điều phi khoa học. Vì vậy,
1 3 | T ơơ i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
để có cái nhìn khách quan về Phân tâm học, về sự kế thừa, sáng tạo và cống hiến của
S.Freud, cũng như giá trị khoa học của các lý luận, phương pháp và kỹ thuật phân
tâm của ông, cần phải nhìn nhận học thuyết này theo góc độ lịch sử.
Ở nước ta, việc áp dụng và kế thừa hệ quả của học thuyết Phân tâm học vào
việc giải thích nguyên nhân tội phạm cũng đang diễn ra và sử dụng phổ biến và càng
ngày dễ hiểu.
Trước hết có thể hiểu, nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà
sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.
Trong số ba nhóm nguyên nhân của tội phạm: Nhóm nguyên nhân từ mơi
trường sống; nhóm ngun nhân xuất phát từ phía người phạm tội; và tình huống cụ
thể (trong một số trường hợp được coi là nguyên nhân đưa đến việc phát sinh tội
phạm) thì thuyết phân tâm học được ứng dụng để giải thích nhóm ngun nhân xuất
phát từ phía người phạm tội.
Thuyết phân tâm học được ứng dụng để giải thích nhóm dấu hiệu tâm lý của
người phạm tội. Các dấu hiệu tâm lý có thể ảnh hưởng, tác động nhất định tới người
phạm tội như: tính ích kỷ, tính hám lợi, tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập,
tính hận thù, tính đố kỵ, có sở thích khơng lành mạnh (như thích xem phim khiêu
dâm về trẻ em). Các dấu hiệu này đối chiếu với những nghiên cứu của Freud chính là
bản năng – tượng trưng cho phần vô thức và chống đối xã hội của cá nhân. Và theo
Freud thì tội phạm là kết quả khi mà ở một cá nhân nào đó, phần bản năng đã trỗi dậy
đến mức thái quá, lấn át đến mức khơng thể nào kiểm sốt được trong sự kết hợp với
biểu hiện kém của siêu ngã; cùng lúc đó, bản ngã, tức là phần lý trí có chức năng
kiểm soát sự tác động qua lại giữa bản năng và siêu bản ngã hoạt động không tương
xứng trực tiếp, kém hiệu quả.
Ngồi ra ơng cịn cho rằng chứng loạn thần kinh chức năng cũng là nguyên
nhân dẫn đến tội phạm.
Tuy nhiên, theo S.Freud thì ơng coi nhẹ vai trị của mơi trường sống, vai trị
của giáo dục cá nhân và đề cao tính quy định sinh học của hành vi tính dục. Theo ơng
thì vai trị của mơi trường sống, vai trị của giáo dục cá nhân khơng là ngun nhân
1 4 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
chính dẫn đến tội phạm, cịn tính quy định sinh học của hành vi tính dục lại đóng vai
trị quan trọng trong việc giải thích ngun nhân tội phạm. Đó là một trong những
nhược điểm khi áp dụng học thuyết này đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung. Bởi thu thập thơng tin từ hầu hết những người phạm tội thì ảnh hưởng của
mơi trường sống và giáo dục cũng chiếm một phần đáng kể. Đa số những thanh thiếu
niên phạm tội ở Việt Nam đều một phần lớn là do môi trường sống và việc giáo dục
của mình.
Giải thích cho một trong những ngun nhân của tội phạm, một số nhà phân
tâm học khác nhận định“Hoàn cảnh sống, sự giao du với những người du thủ du
thực giúp cho kẻ có tiềm ý sát nhân phương tiện thực hiện hành vi sát nhân, cũng
như khuyến khích đồng bọn bắt chước những hành vi ăn trộm, ăn cắp, du đãng, dâm
loạn. Thanh thiếu niên du đãng và phạm pháp phần lớn cũng là những trẻ em bất
thường đã qua một thời thơ ấu thiếu thốn tình yêu và thiên lệch tâm tính.”1
Có thể nói việc ứng dụng học thuyết này trong giải thích nguyên nhân người
phạm tội nói chung cũng như nguyên nhân xuất phát từ người phạm tội nói riêng là
khá mới mẻ ở Việt Nam vì việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ
phía người phạm tội lâu nay ít được các nhà tội phạm học nước ta quan tâm nghiên
cứu, họ mới chỉ chú trọng tới các nguyên nhân từ môi trường sống. Nghiên cứu
nguyên nhân từ phía người phạm tội sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy được dấu
hiệu nào của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng có thể ảnh hưởng đến việc thực
hiện tội phạm, từ đó có thể dự đốn được tội phạm xảy ra trong tương lai trên cơ sở
đó đề xuất biện pháp phịng ngừa phù hợp.
Như vậy, có thể thấy, thuyết phân tâm học có thể ứng dụng để các nhà tội
phạm học giải thích một phần nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ cá nhân người
phạm tội. Nếu chỉ sử dụng thuyết này để giải thích rõ ràng sẽ là phiến diện nhưng khi
kết hợp với các học thuyết khác nhau sẽ góp phần giải thích ngun nhân của tội
phạm một cách hoàn chỉnh hơn.
1 Ý kiến của Daniel Lagache và A. Hesnard, một Phân tâm học gia khác ( />
1 5 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
3.
Ứng dụng của thuyết phân tâm trong việc đưa ra các biện pháp phịng
ngừa tợi phạm ở Việt Nam.
Từ cách giải thích nguyên nhân của tội phạm theo thuyết phân tâm học có thể
đưa ra các biện pháp phịng ngừa tương ứng.
Theo thuyết phân tâm học, hồn cảnh sống có tác động rất lớn tới tâm lý con
người. Thậm chí có khả năng quyết định hành vi phạm tội của một cá nhân. Freud đã
có ví dụ chứng minh cho điều đó. Như vậy, cần phải tạo cho mỗi cá nhân, từ khi
được sinh ra, một môi trường sống lành mạnh, nhận được sự quan tâm đúng mức từ
phía gia đình và xã hội để ngăn chặn sự nảy sinh tâm lý tiêu cực ở mỗi người.
Như vậy, thuyết phân tâm học cũng có những đóng góp nhất định cho ngành
tội phạm học nói chung cũng như từng bước đóng góp cho ngành tội phạm học Việt
Nam nói riêng trong việc đánh giá tội phạm để từ đó có thể đưa ra những biện pháp
phòng ngừa tội phạm tương ứng.
IV.
KÊT LUẬN.
Sigmund Freund đã xây dựng một học thuyết vĩ đại, bắc cầu giữa triết học và
tâm lý học: Nối liền tâm trí và thể xác con người, và thúc đấy sự tiến bộ từ thế kỷ
XIX đến thế kỷ XX. Nó đủ mạnh để khơi nguồn cho các lời phê bình lớn và cũng
như chịu nổi sức đè từ các lời phê bình đó.
Phân tâm học cũng là một loại ngôn gnữ mới được chia sẻ, là một loại ngôn
ngữ chung, giúp đỡ tới cùng những khoảng trống giao tiếp giữa sự phát triển của tâm
lý hàn lâm và một phong trào được bắt đầu như là một phần của y khoa chuyên
nghiệp.Thuyết Freund không chỉ là thuyết khoa học đầu tiên về hành vi con người,
mà còn chứng tỏ là một trong những cái nhìn tổng quan nhận thức về bản chất của
con người phát triển đến đó. Trong một khuôn khổ duy nhất và một lý luận của học
thuyết, Freund cung cấp một cấu trúc nhân cách và cấu trúc này bao gồm một nhận
thức về những ảnh hưởng quan trọng trên hành vi được bắt nguồn từ thự tế, xã hội,
và sinh vật học.
1 6 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
Phân tâm học cũng biểu hiện cho ta thấy con người được thúc đẩy như thế nào
bởi những lực ép vô thức để tham dự vào hành vi quan trọng, minh họa cả hai hành
vi bình thường và dị thường phát triển và vận hành như thế nào; diễn giải cá nhân bị
rối loạn có thể được điều trị như thế nào để có gắng sửa đổi hành vi trục trặc. Phải
chăng, trong bức chân dung nhận thức được học thuyết Freund cung cấp, cho ta thấy
nền tảng học thuyết này ảnh hưởng vĩ đại cả trên những ngành học trí tuệ lẫn cuộc
sống hằng ngày của chúng ta. Ý nghĩa của Freund khi xem con người như là một tạo
vật mà cùng lúc vừa thô sơ lại vừa phức tập, vừa bốc đồng lại vừa duy lý, vừa ích kỷ
lại vừa quảng đại, vừa thái hóa lại vừa sáng tạo, vừa con lại vừa người. Đây là giá
trị thành công vĩ đại nhất của học thuyết sau này.
1 7 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
********
1.
Giáo trình Tội phạm học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân
2.
dân, Hà Nội, 2012.
Giáo trình Tội phạm học, TS. Dương Tuyết Miên (Chủ biên), Nxb. Giáo dục
3.
Việt Nam, Hà Nội, 2010.
Tội phạm học nhập môn, TS. Dương Tuyết Miên, Nxb. Công an nhân dân, Hà
4.
Nội, 2009.
Các website:
- />- />- />
1 8 | T ôô i
p h ạ m h ọ c - L ớ p : N 0 3 – N h ó m 6 .