Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phạm vi TNBT của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.21 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:………………………………………………………………….1
Nội dung vụ việc:…………………………………………………………………..1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Khái niệm TNBT của Nhà nước trong hoạt động thi hành
án dân sự:……………………………………………………………………….3
II. Phạm vi TNBT của Nhà nước trong hoạt động thi hánh án
dân sự:…………………………………………………………………………..4
III. Giải quyết vụ việc:
1. Chủ thể trong vụ việc:……………………………………………………..5
2. Căn cứ phát sinh Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong vụ việc:…7
3. Xác định thiệt hại trong vụ việc:…………………………………………..9
C. KẾT LUẬN:…………………………………………………………………...11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:……………………………………….12

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong
đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền về tài sản, nhân thân của các bên
đương sự và những người có liên quan. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định
của tòa án sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản
của các bên đương sự. Do vậy, chẳng mấy người tự nguyện thi hành án trừ khi
không thể trốn tránh được và những khó khăn, rào cản trong thi hành án vì thế luôn
xuất hiện với muôn hình vạn trạng.... Ngoài ra, những người có thẩm quyền thi
hành án cũng không tránh khỏi những sai sót dẫn đến việc Nhà nước phải bồi
thường. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm chúng em xin chọn một vụ việc
thực tế làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi
hành án dân sự, cụ thể trong trường hợp người thi hành công vụ ra quyết định trái


pháp luật theo các trường hợp tại Khoản 1 Điều 38 Luật trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước.

Nội dung vụ việc:
Theo đơn khởi kiện, năm 1995, ông Vũ Đức Liêm mua một mảnh đất
750m2 ở xã Hố Nai (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cất nhà ở.
Năm 1996, toàn bộ nhà và đất này bị Thi hành án huyện Thống Nhất (nay là
huyện Trảng Bom) ra quyết định cưỡng chế kê biên, phát mại để thi hành bản án
của vợ ông.
Ông Liêm đã khiếu nại, khối tài sản này là tài sản chung vợ chồng, việc ra
quyết định cưỡng chế kê biên phần tài sản của ông để thi hành bản án của vợ ông là
sai. Dù vậy, ngày 7.3.1997, cơ quan thi hành án vẫn bán đấu giá toàn bộ khối tài
sản này và cưỡng chế giao tài sản cho người trúng đấu giá.

2


Sau nhiều lần xử đi, xử lại, ngày 19.1.2010 Tòa phúc thẩm TAND Tối cao ra
phán quyết hành vi của ông Đỗ Ngọc Chất (nguyên đội trưởng đội Thi hành án) và
Phùng Văn San (chấp hành viên) có sai phạm trong việc ra quyết định cưỡng chế
kê biên, phát mãi tài sản của ông Liêm, phạm tội “thiếu trách nhiệm…”.
Từ đó, ông Liêm kiện đòi bồi thường theo Luật Trách nhiệm Bồi thường Nhà
nước. Cụ thể, ông Liêm yêu cầu cơ quan thi hành án phải bồi thường cho ông toàn
bộ tài sản phát mãi sai, tiền thuê chỗ ở từ đó đến nay (15 năm), hoa lợi khai thác tài
sản, tổng cộng là 8,3 tỉ đồng.
TAND huyện Trảng Bom (Đồng Nai) ngày 23.7.2012 xử sơ thẩm xác định
cán bộ của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom đã kê biên, bán đấu giá
tài sản của ông Liêm không đúng quy định, Hội đồng xét xử tuyên chấp nhận một
phần yêu cầu của ông Liêm tuyên buộc Chi cục Thi hành án (THA) dân sự huyện
Trảng Bom (Đồng Nai) bồi thường cho ông Vũ Đức Liêm (ngụ ở Trảng Bom,

Đồng Nai) một nửa giá trị mảnh đất của vợ chồng ông Liêm, tương đương gần 2,4
tỉ đồng và 180 triệu đồng tiền thuê nhà trong 15 năm từ 1997 đến nay.
Nhận xét:
- Vụ việc đã được TAND huyện Trảng Bom xét xử sơ thẩm giải quyết ngày
23.7.2012.
- Vụ việc được sử dụng từ web:
/>
3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm TNBT của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự:
• Định nghĩa:
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự
là trách nhiệm pháp lý trong đó Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động thi hành
án dân sự.
• Đặc điểm:
Hoạt động thi hành án dân sự khá phức tạp, lại dễ xâm phạm đến quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể nên việc Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi trái pháp luật của chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án
gây ra là rất cần thiết. Do đó, Luật TNBT của Nhà nước đã qui định Nhà nước có
trách nhiệm bồi thường đối với các thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của
người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại trong quá trình thi hành án
dân sự.
Hoạt động thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp nhưng có
những đặc thù riêng, trong đó các chủ thể có thẩm quyền đưa ra bản án, quyết định
của tòa án và các quyết định của các cơ quan, tổ chức khác ra thi hành. Và vấn đề
phải chịu trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi các hành vi, quyết định trái
pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên có các đặc trưng sau:

- Phải là các quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án
dân sự, chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự.
- Các quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự,
chấp hành viên thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước qui định tại điều
38 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

4


- Các quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự,
chấp hành viên phải được xác định trong giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết
định giải quyết khiếu nại lần hai của cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
trong thi hành án dân sự theo qui định tại Mục 1 Chương VI Luật thi hành án dân
sự hoặc quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo
trong thi hành án dân sự theo qui định tại Mục 2 Chương VI Luật thi hành án dân
sự.
II. Phạm vi TNBT của Nhà nước trong hoạt động thi hánh án dân sự:
Theo qui định tại Điều 38 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,
phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự
được xác định trong các trường hợp cụ thể sau:
1. Ra quyết định thi hành án không đúng hoặc cố ý không ra quyết định thi
hành án.
2. Ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án
không đúng hoặc cố ý không ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết
định về thi hành án.
3. Ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng hoặc cố ý không ra
quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm.
4. Ra quyết định cưỡng chế thi hành án không đúng hoặc cố ý không ra
quyết định cưỡng chế thi hành án.
5. Ra quyết định thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

không đúng hoặc cố ý không ra quyết định thi hành quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời.
6. Ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hánh án không đúng hoặc
cố ý không ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án.

5


7. Ra quyết định thi hành án không đúng hoặc cố ý không ra quyết định tiêp
tục thi hành án.
8. Thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên có hành vi trái pháp luật
trong quá trình tổ chức thi hành các quyết định của cơ quan thi hành án hoặc cố ý
không tổ chức thi hành các quyết định của cơ quan thi hành án.
III. Giải quyết vụ việc:
1. Chủ thể trong vụ việc:
a) Người gây thiệt hại:
Trong quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, người gây
thiệt hại là người thi hành công vụ đã gây thiệt hại. Theo khoản 1 Điều 3 luật
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định: “Người thi hành công vụ là
người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ
quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án
hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ
có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.”.Theo đó, bao
gồm:
+ Nhóm những người thuộc đối tượng là cán bộ, công chức trong cơ quan
nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.
+Nhóm những người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện
nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lí hành chính, tố tụng, thi hành án.
Xét tình huống trên ta thấy, ông Đỗ Ngọc Chất (nguyên đội trưởng đội THA)
và Phùng Văn San (chấp hành viên) chính là nhóm đối tượng cán bộ, công chức

thực hiện nhiệm vụ thi hành án đã ra quyết định kê biên toàn bộ nhà và đất để thi
hành bản án của vợ ông mà việc ra quyết định này là sai. Như vậy, chủ thể gây
thiệt hại ở đây chính là ông Nguyễn Đỗ Chất và Phùng Văn San.

6


b) Người bị thiệt hại:
Điều 2 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định đối tượng
được bồi thường như sau: “Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về
tinh thần (sau đây gọi chung là người bị thiệt hại) trong các trường hợp quy định
tại Luật này thì được Nhà nước bồi thường.”
Như vậy, những người được pháp luật thừa nhận là người được Nhà nước
bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra là người bị thiệt hại.
Ở đây, ông Vũ Đức Liêm là người trực tiếp chịu sự tác động đối với quyết
định thi hành án của THA huyện Thống Nhất (nay là huyện Trảng Bom) về việc kê
biên, phát mãi để thi hành bản án của vợ ông. Mà việc cán bộ của Chi cục THA dân
sự huyện Trảng Bom đã kê biên, bán đấu giá tài sản của ông Liêm không đúng quy
định, như vậy đã làm ảnh hưởng, gây thiệt hại đối với ông Vũ Đức Liêm. Do đó, có
thể khẳng định người bị thiệt hại là ông Vũ Đức Liêm.
c) Cơ quan thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước xác định Nhà nước có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại do người thi hành công vụ
gây ra bởi người thi hành công vụ là người đại diện cho Nhà nước, nhân danh Nhà
nước để thực hiện công vụ, nhiệm vụ. Như vậy, trong quan hệ pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước, chủ thể có trách nhiệm bồi thường luôn được xác
định là Nhà nước. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sẽ được thực hiện qua các
cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Tùy tững lĩnh vực hoạt động khác
nhau mà trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sẽ thuộc về những cơ quan khác
nhau. Cụ thể trong lĩnh vực thi hành án, tại khoản 2 Điều 40 Luật trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước quy định rõ về cơ quan có trách nhiệm bồi thường: “Cơ
quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự là cơ quan thi

7


hành án dân sự trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật
gây ra thiệt hại.”
Như vậy, Chi cục THA dân sự huyện Trảng Bom nơi trực tiếp quản lý
người thi hành công vụ - Đỗ Ngọc Chất (nguyên đội trưởng đội THA) và Phùng
Văn San (chấp hành viên) có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho ông Vũ Đức
Liêm là cơ quan thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong vụ việc:
Căn cứ thứ nhất, có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định
hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật. Theo quy định tại khoản 3
Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi
hành, văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ có thể là:
+) Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp
luật theo quy định của pháp luật.
+) Quyết định xử lý tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
+) Bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng đã có hiệu lực pháp luật.
Theo như trong tình huống: ngày 19.1.2010 Tòa phúc thẩm TAND Tối cao
ra phán quyết hành vi của ông Đỗ Ngọc Chất (nguyên đội trưởng đội THA) và
Phùng Văn San (chấp hành viên) có sai phạm trong việc ra quyết định cưỡng chế
kê biên, phát mãi tài sản của ông Liêm, phạm tội “thiếu trách nhiệm…” Vậy, phán
quyết của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao là văn bản xác định hành vi trái pháp luật
của ông Đỗ Ngọc Chất (nguyên đội trưởng đội THA) và Phùng Văn San (chấp
hành viên) – người thi hành công vụ.
Căn cứ thứ hai, hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc

phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các điều 13, 28, 38, 39 Luật trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân
8


sự, tố tụng hành chính, thi hành án là trách nhiệm có giới hạn, không đặt ra đối với
tất cả các trường hợp có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt
hại.
Tình huống trên được áp dụng trong hoạt động thi hành án dân sự. Năm
1996, toàn bộ nhà và đất của ông Liêm bị THA huyện Thống Nhất (nay là huyện
Trảng Bom) ra quyết định cưỡng chế kê biên, phát mại để thi hành bản án của vợ
ông, do đó vi phạm vào điểm d Khoản 1 Điều 38 là: “Cưỡng chế thi hành án”.
Ông Liêm đã khiếu nại, khối tài sản này là tài sản chung vợ chồng, việc kê biên
phần tài sản của ông để thi hành bản án của vợ ông là sai. Dù vậy, ngày 7.3.1997,
THA vẫn bán đấu giá toàn bộ khối tài sản này và cưỡng chế giao tài sản cho người
trúng đấu giá.
Qua tình huống, ta thấy được hành vi trái pháp luật của THA huyện Thống
Nhất là đã ra quyết định cưỡng chế, có hành vi kê biên tài sản, sau đó bán đấu giá
toàn bộ tài sản mà không đủ căn cứ, khối tài sản này là tài sản chung của vợ chồng
ông Liêm, vậy mà nó lại bị kê biên để thi hành bản án của vợ ông. Mà trên thực tế
việc làm này có một hậu quả pháp lý không hề nhỏ khi đã phát mại tài sản của vợ
chồng ông. Có ý kiến cho rằng ông Liêm phải chịu trách nhiệm liên đới của vợ
mình nhưng theo ý kiến của nhóm thì việc chịu trách nhiệm liên đới ở đây cần phải
xem xét tính chất của vụ việc, mức độ bồi thường, nội dung bồi thường cụ thể… vì
vậy theo ý kiến của nhóm, việc làm của ông Đỗ Ngọc Chất (nguyên đội trưởng đội
THA) và Phùng Văn San (chấp hành viên) – người thi hành công vụ là chưa đủ cơ
sở và là hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thuộc trách nhiệm bồi thường của
nhà nước.
Căn cứ thứ ba, có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi
hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại. Đó là: tiền thuê chỗ ở từ 1997 đến

nay (15 năm), hoa lợi khai thác tài sản, tổng cộng là 8,3 tỉ đồng. Mà nếu không có
oan sai ấy thì ông Liêm đã được hưởng những phần hoa lợi đó. Thiệt hại này không
9


hề nhỏ về giá trị vật chất, đã khiến gia đình ông Liêm phải chịu một tổn thất rất lớn.
Nhóm em chỉ đề cập ở đây thiệt hại vật chất vì thiệt hại này là thiệt hại ta có thể
nhìn thấy trên thực tế một cách rõ ràng. Còn thiệt hại về mặt tinh thần thì trong
trường hợp này nhóm em tạm thời không đề cập tới.
Căn cứ thứ tư, yếu tố lỗi. Do có hai quan điểm trái chiều về việc có xác định
yêu tố lỗi là mội trong những yếu tố bắt buộc hay không, tuy vậy, nhóm em vẫn xin
xác định yếu tố lỗi trong trường hợp này của THA huyện Thống Nhất là chưa có đủ
trình độ cũng như trách nhiệm của người thi hành công vụ. Nên dẫn đến tình trạng
xảy ra oan sai trong hoạt đông tố tụng dân sự. Bởi có xác định được yếu tố lỗi thì
mới có thể quy trách nhiệm một cách cụ thể và việc xác định phần cán bộ phải bồi
hoàn lại cho nhà nước như thế nào là hợp lý và phần thiệt hại ấy sẽ được quyết định
như thế nào.
3. Xác định thiệt hại trong vụ việc:
Đối với trách nhiệm bồi thường của nhà nước, thiệt hại là những tổn thất về
vật chất và tinh thần mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu do hành vi trái pháp luật
của người thi hành công vụ gây ra. Thiệt hại về vật chất phát sinh trong các trường
hợp: tài sản bị xâm phạm; tính mạng bị xâm phạm; sức khỏe bị xâm phạm; danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Thiệt hại về tinh thần phát sinh trong các
trường hợp: tính mạng bị xâm phạm; sức khỏe bị xâm phạm; danh dự, uy tín, nhân
phẩm bị xâm phạm.
Xét tình huống trên ta thấy: Thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi
hành công vụ gây ra được xác định là thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy
định tại Điều 45 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Trường hợp mất toàn bộ nhà và đất của ông Vũ Đức Liêm thuộc trường hợp
tài sản bị phát mại. Tài sản bị phát mại là trường hợp tài sản bị bán công khai theo


10


thủ tục theo luật định để thanh toán nợ. Trường hợp này tài sản bị thiệt hại hoàn
toàn, do đó người thi hành công việc phải bồi thường toàn bộ tài sản.
Toàn bộ nhà và đất ở xã Hố Nai (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) của ông Vũ
Đức Liêm là khối tài sản chung của hai vợ chồng (căn cứ Điều 27 Luật hôn nhân
gia đình 2000). Căn cứ tại Khoản 1 Điều 74 Luật thi hành án dân sự về Cưỡng
chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung:
“Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành
án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho
chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế.

Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác
định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì
có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày,
kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương
sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho
vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu
của họ.”.
Ở tình huống không nói rõ việc vợ chồng ông Liêm có được thông báo về việc kê
biên, phát mại ngôi nhà hay không, nhưng ông Liêm đã có khiếu nại lên cơ quan có
thẩm quyền về việc kê biên này, ông Liêm chưa nhận được quyết định về việc
khiếu nại của mình thì cơ quan THA đã phát mại tài sản của ông nên việc ra quyết
định kê biên, phát mại để thi hành bản án của vợ ông là hoàn toàn sai với quy định
của pháp luật, theo đúng luật thì cơ quan thi hành án phải hỏi ý kiến ông Vũ Đình
Liêm (đồng chủ sở hữu nhà đất) xem có đồng ý mang ra thi hành bản án của vợ ông
không, nếu ông Liêm không đồng ý, theo quy định của pháp luật cơ quan thi hành

án chỉ được phát mại tài sản là của riêng của vợ ông Liêm. Việc làm của cơ quan
11


thi hành án là hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật. Ông Liêm kiện đòi
bồi thường theo Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước hoàn toàn đúng.
Thiệt hại mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải trả cho ông Liêm:
+) Toàn bộ giá trị mảnh đất và ngôi nhà đã bị phát mại trị giá đúng bằng giá
tài sản lúc người trúng thầu thầu được. Căn cứ vào khoản 1 Điều 45 Luật trách
nhiệm bồi thường nhà nước, giá trị này “được xác định căn cứ vào giá thị trường
của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kĩ thuật và mức độ
hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên thị trường tại thời điểm giải quyết
bồi thường”. Như chúng ta biết, việc bán đấu giá luôn luôn làm giảm giá trị của tài
sản, ông Liêm chỉ được hưởng số tiền tương ứng với số tiền mà người trúng thầu
thầu được (tại thời điểm năm 1997), nếu so sánh giá thành nhà đất năm 1997 so với
năm 2012 thì thiệt hại về vật chất của ông Liêm là rất lớn.
+) Tiền thuê nhà ở 15 năm khi tài sản của nhà ông bị phát mại: 180 triệu
đồng.
+) Các hoa lợi có thể khai thác được từ tài sản.
Toàn bộ giá trị trên Nhà nước đều phải bồi thường cho ông Liêm.

C. KẾT LUẬN
Thi hành án là hoạt động có khả năng gây thiệt hại tương đối phổ biến.
Trong quá trình tổ chức, việc áp dụng các quyết định cũng như thực hiện
hành vi của người có thẩm quyền đều có nguy cơ gây ra thiệt hại cho cá nhân,
tổ chức có liên quan. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, các quy định về giải
quyết bồi thường thiệt hại do cơ quan nhà nước nói chung, trong đó có thiệt
hại do cơ quan thi hành án gây ra đã bộc lộ nhiều bất cập. Việc ban hành Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhằm giải quyết thực trạng này là cần
thiết. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu mong muốn, thì nhiều nội dung của


12


Luật, trong đó có các quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong
lĩnh vực thi hành án cần được cân nhắc thêm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước, Nxb. CAND, Hà Nội, năm 2011.
2. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Luật Thi hành án dân sự.
4. Nguyễn Công Long, “Trách nhiệm bồi thường Nhà nước trong
hoạt động thi hành án”.
Nguồn:

/>
%E1%BB%87m-b%E1%BB%93i-th%C6%B0%E1%BB%9Dngnh-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-trong-ho%E1%BA%A1t-d
%E1%BB%99ng-thi-hnh-n/
5.

/>
hanh-an-boi-thuong-tien-ti.aspx

13



×