Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Luật thuế thu nhập cá nhân là một trong hệ thống luật thuế của nước ta
hiện nay. Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế trực thu, thu vào khoản thu
nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu thu nhập
giữa các tầng lớp trong xã hội về thu nhập góp phần tăng nguồn thu cho
Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên không vì thế mà Nhà nước tận thu triệt để
các khoản mà Nhà nước vẫn có những quy định để giảm bớt gánh nặng về
tiền thuế cho người dân. Cụ thể trong luật Thuế thu nhập cá nhân có các quy
định về giảm trừ gia cảnh. Vậy giảm trừ gia cảnh là gì? Pháp luật quy định
về giảm trừ gia cảnh như thế nào? Và thực tế áp dụng chế định này ra sao?
Bài làm sau đây sẽ giúp chúng ta trả lời cụ thể những câu hỏi trên.
-1-
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
NỘI DUNG
I/ Giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Khái niệm:
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi
tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng
nộp thuế là cá nhân cư trú. (Điều 19 Luật thuế TNCN).
Giảm trừ gia cảnh là số tiền để xác định thu nhập tính thuế của các khoản
thu nhập mang tính thường xuyên của cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh bao
gồm hai phần là: mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế và mức giảm trừ
đối với người phụ thuộc.
Quy định về giảm trừ gia cảnh chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú có thu
nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công, theo đó cá nhân kinh
doanh được giảm trừ gia cảnh; Giảm trừ gia cảnh cho bản thân mình và phần
cho người phụ thuộc mà cá nhân kinh doanh có trách nhiệm nuôi dưỡng.
-2-
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu
nhập từ tiền lương, tiền công thì cũng chỉ được tính giảm từ gia cảnh một lần
vào tổng thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công.
2. Đối tượng được giảm trừ:
Đối tượng được giảm trừ gia cảnh trước hết phải là đối tượng nộp Thuế
TNCN. Đó là các cá nhân kinh doanh và không kinh doanh có thu nhập chịu
thuế phát sinh. Đối tượng nộp Thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú có thu
nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không
cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Đối tượng
được giảm trừ gia cảnh là các cá nhân cư trú.
Thứ hai là, theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Nghị định số
100 ngày 8/9/2008 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật
Thuế thu nhập cá nhân quy định: Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương,
tiền công, thu nhập từ kinh doanh được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu
thuế trước khi tính thuế.
3. Mức giảm trừ gia cảnh:
Về mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 48 triệu đồng/ năm;
giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi
dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Việc xác định mức giảm trừ đối với người phụ thuộc được thực hiện theo
nguyên tắc: mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối
tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp các đối tượng nộp thuế có
chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thoả thuận để đăng ký
giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế.
-3-
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
4. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc:
Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc như sau:
Là con dưới 18 tuổi; con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao
động; con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dậy nghề, không có thu nhập hoặc thu nhập không vượt quá mức thu
nhập quy định (không quá 500.000đồng/tháng).
Người ngoài độ tuổi lao động hoặc người trong độ tuổi lao động theo quy
định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có
thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định
(500.000đồng/tháng) bao gồm: vợ hoặc chồng của người nộp thuế; cha đẻ,
mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế; cá
nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi
dưỡng.
Để được giảm trừ gia cảnh người nộp thuế phải có giấy tờ hợp pháp xác
minh về quan hệ với người phụ thuộc.
Người nộp thuế tự kê khai sô lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ
hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trược pháp luật về tính chính xác của việc
tự kê khai. Cá nhân chỉ đăng ký giảm trừ gia cảnh lần đầu, khi có thay đổi
người phụ thuộc thì mới đăng ký điều chỉnh bổ sung. Việc đăng ký giảm trừ
gia cảnh cho người phụ thuộc là của từng cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền
lương, tiền công hoặc có thu nhập từ kinh doanh. Công ty không phải đăng
ký giảm trừ gia cảnh, mà chỉ có trách nhiệm tiếp nhận bản đăng ký người
phụ thuộc được giảm trừ rồi chuyển một bản đăng ký giảm trừ người phụ
thuộc của đối tượng nộp thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ quan trả
thu nhập.
Bộ tài chính có quy định về thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được
giảm trừ gia cảnh.
-4-
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
Cụ thể trong hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà nội ngoại, cô,
dì, chú, bác, cậu ruột, anh ,chị, em ruột, cháu ruột, các cá nhân khác và nội
dung xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp người phụ
thuộc là ông, bà nội, ông, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột, các
cá nhân khác.
Trường hợp người phụ thuộc có cùng hộ khẩu đối với đối tượng nộp thuế
thì không cần xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã mà chỉ cần bản sao hộ
khẩu;
Trường hợp người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng
đối tượng nộp thuế là: bản sao đăng kí tạm trú hoặc bản tự khai có xác nhận
của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng nộp thuế sống về việc người phụ
thuộc đang sống cùng;
Trường hợp người phụ thuộc không sống cùng đối tượng nộp thuế nhưng
đối tượng nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng thì đối tượng nộp thuế tự khai
và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận
về việc người phụ thuộc hiện đang sống tại địa phương và không có ai nuôi
dưỡng;
II/ Thực tế tuân thủ pháp luật về giảm trừ gia cảnh:
Giảm trừ gia cảnh là một chế định tiến bộ trong Luật thuế TNCN. Quy
định mức giảm trừ gia cảnh nhằm giảm bớt sự nặng nề về nghĩa vụ thuế cho
người nộp thuế, cũng như đảm bảo được mức thu nhập đáp ứng đầy đủ cho
nhu cầu sinh hoạt về vật chất và tinh thần của người dân. Các quy định pháp
luật về giảm trừ gia cảnh hiện nay đã và đang được tuân thủ tốt, và đúng
trình tự pháp luật quy định.
-5-
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và tuân thủ pháp luật về giảm trừ gia
cảnh vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập cần phải khắc phục để có thể thực
hiện các quy định một cách tốt hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể việc áp dụng các
quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh gặp phải những vẫn đề sau:
1. Về mức giảm trừ gia cảnh:
Thực tế cho thấy tại thời điểm 2007, 2009, mức giảm trừ gia cảnh như
quy định của Luật là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Tại thời điểm xây dựng luật, lương cơ bản của Việt Nam là 450.000 đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người năm 2006 khoảng
720 USD ( tương đương 1,1 triệu đồng) đến những năm 2009-2010 thu nhập
đạt khoảng 1000-1200 USD một năm, tương đương với 1,6 – 2 triệu đồng
mỗi người/ tháng; tính theo tỉ giá thời điểm đó số liệu tổng cục thống kê cho
biết thu nhập bình quân 10 nhóm dân cư các nước cao nhất năm 2004 là 1,5
triệu đồng/ tháng. Nếu tính cả yếu tố trượt giá và tăng trưởng kinh tế thì năm
2009 thu nhập nhóm này vào khoảng 2,7 đến 2,8 triệu đồng/ tháng.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng trên thực tế, dự án Luật thuế TNCN được
tiến hành xây dựng từ năm 2007 đến năm 2008 được thông qua và năm có
hiệu lực thi hành 2009. Trong quá trình này, việc căn cứ vào mức thu nhập
của năm 2008 ( theo cách tính của ngành tài chính là 1,5 triệu đông/ tháng)
để áp dụng mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh cho thời gian sau
đó đã khiến tính toán này trở nên lạc hậu.
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2008 là gần 23% so với năm 2007
, đến năm 2009 CPI là gần 7% so với năm 2008, và đến năm 2010 CPI đã
tăng tới mức 11,75% so với năm 2009. Trong đó mức trượt giá của riêng
nhóm tiêu dùng vào lương thực thực phẩm tăng giá liên tục, điều này cho
thấy mức thu nhập của người dân không thể theo kịp đà tăng giá. Bên cạnh
-6-
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
đó các khoản chi cho nhóm giáo dục cũng liên tục tăng. Với tình hình đó,
mức khởi điểm chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh đã quá thấp.
Xét một ví dụ cụ thể tại Hà Nội, nơi dân cư tập trung đông đúc và là một
trong những nơi thu nhập bình quân khá cao so với cả nước. Anh T có mức
thu nhập là 6 triệu/ tháng, với mức thu nhập này anh T phải nộp thuế TNCN
với số tiền là 100.000 đồng. Nhưng với mức thu nhập này thì anh T không
đủ trang chải các chi phí và cũng không thể có tiền để dành dụm, tái đầu tư
cho bản thân. Tính xơ xơ các khoản anh T phải chi tiêu trong tháng gồm tiền
thuê nhà ở mức tạm bợ tại Hà Nội mất 1 triệu đồng/ tháng; tiền điện, nước
sinh hoạt, điện thoại cá nhân, chi phí đi lại, ăn uống và sinh hoạt hàng ngày
thì anh T hầu như không thể để dành được tiền để chi cho các khoản khám
chữa bệnh, thuốc thang khi ốm đau, cũng không thể trả được tiền học thêm
và càng khó để có thể có khoản tiền phục vụ cho nhu cầu giải trid vui chơi,
du lịch hay là khoản tiền biếu cha mẹ già.
Một ví dụ khác: chị X có con nhỏ, mỗi tháng chi phí tiền mua sữa cho
con, sinh hoạt hàng ngày, tiền nhà trẻ cũng xấp xỉ 3 triệu đồng. Trong khi đó
quy định của Luật chỉ giảm trừ 1,6 triệu đồng/ tháng.
Như vậy, chưa nói đến việc đóng thuế ít hay nhiều mà chỉ nói đến tâm
trang của người đi nộp thuế; đặt mình vào vị trí một người mà lương còn
chưa đủ ăn, chưa đủ đáp ứng chi ohi cần thiết cho chi phí sinh hoạt của gia
đình vậy mà vẫn phải chịu thuế TNCN. Điều đó gây bức xúc cho người nộp
thuế là điều đương nhiên.
2. Về người phụ thuộc:
Luật thuế TNCN quy định người phụ thuộc, điều luật này được thông tư
số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn cụ thể như sau:
Người phụ thuộc bao gồm:
-7-
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
“a) Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, cụ thể:
- Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).
Ví dụ: Con anh Nguyễn Văn A sinh tháng 7 năm 1992. Trường hợp này
con anh Nguyễn Văn A được tính là người phụ thuộc đến hết tháng 6 năm
2010.
- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt
quá mức quy định của Luật.
b) Vợ hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc
trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không
có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không
vượt quá mức quy định của Luật.
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối
tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy
định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có
thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định của Luật.
d) Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi
lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng
lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng
không vượt quá mức quy định cảu Luật mà đối tượng nộp thuế đang phải
trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế.
-8-
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú
ruột, bác ruột của đối tượng nộp thuế.
- Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột,
em ruột).
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.”
Điều bất cập trong việc thực hiện giảm trừ gia cảnh đối với người phụ
thuộc đã bộc lộ ở chỗ xác định người phụ thuộc dựa vào mức thu nhập bình
quân không vượt quá 500.000 đồng/ tháng. Trong khi mức giảm trừ gia cảnh
là 1,6 triệu đồng/ tháng mà chúng ta lại lấy mức 500.000 đồng là cơ sở để
xác định họ có phải là người phụ thuộc hay không, điều này không hợp lí
cho lắm.
Một hạn chế nữa của Luật thuế TNCN liên quan đến giảm trừ gia cảnh về
người phụ thuộc. Chúng ta có thể xem xét một ví dụ sau: một gia đình của
hai vợ chồng đã quá tuổi lao động, sống ở nông thôn, và không có thu nhập.
Họ có hai người con trai đã thành niên, người con cả đã đi làm còn người
thứ hai vẫn đang theo học đại học. Rõ ràng trong trường hợp này người con
cả sẽ phải gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ và cả em trai đang đi
học. Đây là trường hợp không hiếm gặp trong thực tế xã hội Việt Nam hiện
nay. Các gia đình với mưc thu nhập thấp thường chỉ đủ nuôi một người con
ăn học. Nếu có nhiều con thì “ đứa lớn nuôi đúa bé, đúa đi làm nuôi đúa
đang đi học”. Vậy mà theo quy định của Luật thuế TNCN thì người em
trong trường hợp gia dình trên không được coi là người phụ thuộc và không
được giảm trừ gia cảnh. Vậy chúng ta nên sửa đổi, nên đưa trường hợp anh
chị em, cháu ruột đang đi học là một trường hợp miễn trừ gia cảnh cho
-9-
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
người phụ thuộc đặc biệt, chỉ cần bảo đảm được nguyên tắc mỗi người phụ
thuộc chỉ được tính giảm trừ gia cảnh một lần vào một đối tượng nộp thuế
3. Cơ chế tự kê khai người phụ thuộc:
Để thuận tiện cho người nộp thuế, Thông tư 62/2009/TT-BTC về sửa đổi,
bổ sung việc thi hành một số điều tại Luật Thuế TNCN cho phép cá nhân
được tự kê khai người phụ thuộc và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai đó
(không cần cơ quan Nhà nước xác nhận).
Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh tế, cơ quan hành
chính sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc
đối tượng được tính là người phụ thuộc (đã khai rõ trong lý lịch) thì hồ sơ
chứng minh người phụ thuộc chỉ cần tờ khai đăng ký người phụ thuộc, có
xác nhận của thủ trưởng đơn vị về các nội dung: họ tên người phụ thuộc,
năm sinh và quan hệ với đối tượng nộp thuế, không cần bản sao chứng minh
nhân dân, hộ khẩu hay giấy tờ nào khác.
Thực hiện cơ chế tự khai trong việc liệt kê người phụ thuộc sẽ làm giảm
bớt gánh nặng công việc cho cơ quan thuế, và giúp việc thực giảm trừ gia
cảnh cho người nộp thuế trở nên gọn nhẹ, nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số cá nhân chấp hành cơ chế tự kê khai
không tốt, xảy ra tình trạng lợi dụng cơ chế tự khai này để gian lận thuế.
Thực tế có những trường hợp chạy giấy tờ để xác minh là người phụ thuộc,
liệt kê nhiều người phụ thuộc mặc dù thực tế họ không phải người phụ thuộc
của đối tượng nộp thuế để tăng số tiền được giảm trừ gia cảnh.
Trước tình hình đó ông Nguyễn Huy Trường, Trưởng Ban Thuế TNCNTổng cục Thuế, cũng đã nhấn mạnh: Vì người nộp thuế tự khai, tự chịu trách
- 10 -
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
nhiệm nên cơ quan thuế có quyền hậu kiểm khi cần thiết. Trường hợp cá
nhân nộp thuế gian lận khi kê khai người phụ thuộc nhằm trốn thuế, người
đó sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế (phạt từ 1 đến 3 lần số
tiền thuế gian lận). Luật Quản lý thuế không khống chế thời gian hồi tố nên
nếu 10-20 năm nữa ngành thuế tập hợp dữ liệu, phát hiện có gian lận thì vẫn
xử lý nghiêm khắc.
Viêc quy định về xử lý người vi phạm pháp luật thuế, gian lận, trốn thuế
một cách nghiêm khắc sẽ đảm bảo thực hiện cho cơ chế tự khai được thực
hiện nghiêm túc, chính xác. Có như vậy việc tuân thủ nghiêm chỉnh quy
định pháp luật về giảm trừ gia cảnh mới thật sự hiệu quả.
III/ Các hướng khắc phục tăng hiệu quả việc tuân thủ pháp luật về
giảm trừ gia cảnh.
1. Về mức giảm trừ:
Luật thuế TNCN phải đảm bảo việc khấu trừ những chi phí một cách hợp
lí để cá nhân chịu thuế có thể đảm bảo được cuộc sống và tiếp tục tái tạo thu
nhập và nộp thuế. Tuy nhiên việc khấu trừ những khoản chi phí nào, mức
khấu trừ bao nhiêu, phương thức khấu trừ như thế nào còn là những vấn đề
lớn cần được cân nhắc, tính toán kỹ trên cơ sở những số liệu điều tra cụ thể,
chính xác không nên quy định một cách áp đặt hoặc chung chung quá. Để
đảm bảo việc áp dụng được chính xác và thuận tiện, việc quy định các khoản
chi phí được khấu trừ phải hết sức cụ thể, chính xác và minh bạch.
Như đã nêu ở trên, thực tế thực hiện các quy định của chúng ta về mức
giảm trừ gia cảnh đến thời điểm này đã không còn phù hợp.
- 11 -
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
Vậy để giải quyết vấn đề này, chúng ta nên làm như thế nào? Có nên thay
thế con số 4 triệu và 1,6 triệu bằng con số lớn hơn hay chăng? Có nhiều ý
kiến trái ngược nhau xung quanh vấn đề này. Có ý kiến cho rằng: mức giảm
trừ cho người đóng thuế 4 triệu đồng là đảm bảo mức thu nhập trên trung
bình của xã hội vào thời điểm năm 2009 và cả 2010 cũng vậy. Với người
phụ thuộc, mức 1,6 triệu đồng cũng được căn cứ vào nhiều yếu tố và nghiên
cứu cả Luật Thuế của nhiều nước trên thế giới và cho rằng mức giảm trừ đó
là hợp lý với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay nên chưa nhất thiết
phải thay đổi. Quan điểm thứ hai lai cho rằng: Cần thiết phải thay đổi mức
giảm trừ gia cảnh bởi hiện nay giá cả thị trường thany đổi nhiều, không nên
quy định một mức chung chung cố định mà nên quy định “mềm” hơn vè
mức giảm trừ tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Bản thân em đông ý với quan điểm thứ hai, đó là: chúng ta không nên
quy định mức giảm trừ gia cảnh bằng một con số cố định. Bởi thực tiễn đời
sống luôn thay đổi, giá cả thị trường biến động không ngừng, trượt giá, lạm
phát là các yếu tố khách quan. Việc các nhà làm luật định ra một mức giá trị
vật chất bằng con số cố định khiến các quy định về giảm trừ gia cảnh sẽ trở
nên lạc hậu và dễ gây bức xúc cho người nộp thuế, điều đó sẽ kéo theo
những tiêu cực trong việc tuân thủ pháp luật về thuế như gian lận, trốn thuế.
Thuế cần phải dự kiệu đến yếu tố trượt giá, nếu trượt giá cao thì mức giảm
trừ cũng phải điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu mức giảm trừ cho bản thân
người nộp thuế và người phụ thuộc không đủ đảm bảo mức sống tối thiểu thì
phải điều chỉnh cho hợp lý.
Và theo ý kiến của ông Phạm Duy Khương – Phó cục trưởng tổng cục
thuế với phương pháp của Bộ tài chính đưa ra trong dự thảo sử đổi Luật thuế
TNCN. Chúng ta có thể quy định mức giảm trừ gia cảnh dựa trên mức lương
- 12 -
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
tối thiểu. Ví dụ như quy định mức giảm trừ cho đối tượng nộp thuế là 10
tháng lương tối thiểu, mức giảm trừ cho người phụ thuộc là 5 tháng lương
tối thiểu để có thể ổn định lâu dài thay vì đưa ra một con số cụ thể.
2. Về người phụ thuộc:
Trên cơ sở nghiên cứu về mức giảm trừ gia cảnh quy đình trong Luật và
thực tiến áp dụng, và sau khi đã tham khao một số ý kiến cá nhân khác em
cũng xin đưa ra đây một số hướng khắc phục những hạn chế của pháp luật
trong việc quy định về giảm trừ gia cảnh.
Quy định căn cứ vào mức thu nhập bình quân tháng không vượt quá
500.000 VNĐ để xác định là người phụ thuộc nên được sửa đổi. Chúng ta có
thể áp dụng biện pháp lấy mức thu nhập bình quân bằng mức giảm trừ cho
người phụ thuộc để xác định có phải là người phụ thuộc hay không.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải chú ý đến sự công bằng cho những
người không có thu nhập và một người có mức thu nhập chưa đến mức quy
định. Một người phụ thuộc không có thu nhập và một người phụ thuộc có
mức thu nhập bình quân là 1,5 triệu / tháng ( trường hợp áp dụng mức thu
nhập xác định người phụ thuộc bằng mức giảm trừ hiện tại là 1,6 triệu đồng /
tháng không thể cùng được miễn trừ một mức như nhau. Theo đó ta có thể
áp dụng công thức xác định mức giảm trừ cho từng người phụ thuộc như
sau:
Giảm trừ người phụ thuộc cụ thể = mức giảm trừ chung – thu nhập thực
tế của người phụ thuộc.
Trong đó mức giảm trừ chung được quy định cụ thể trong luật với người
phụ thuộc chung.
Giảm trừ người phụ thuộc cụ thể là mức giảm trừ áp dụng với từng
trường hợp cụ thể trong thực tế.
- 13 -
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
Thu nhập thực tế người phụ thuộc xác định bằng thu nhập bình quân
tháng trong năm từ tất cả các nguồn.
Ví dụ:
Lấy 1,6 triệu/ 1 tháng là mức giảm trừ chung.
Người phụ thuộc có thu nhập bình quân là 1 triệu đồng /tháng thì mức
giảm trừ người phụ thuộc cụ thể là 600.000 đồng.
Người phụ thuộc không có thu nhập thì mức giảm trừ của người phụ
thuộc là 1,6 triệu đồng /tháng.
Nếu áp dụng biện pháp này ta sẽ đảm bảo được nghĩa vụ tài chính của
người dân được thực hiện đầy đủ mà không gây bức xúc trong dân, lại vừa
đảm bảo tính công bằng giữa những người phụ thuộc không có thu nhập với
người phụ thuộc có thu nhập.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong
luật thuế TNCN ta thấy, đây là một quy định tiến bộ và cần thiết. Áp dụng
giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế trong thuế TNCN tạo nên sự cân bằng
về thu nhập cho người dân, và mức giữa các tầng lớp trong xã hội. Việc áp
dụng cũng như các chế định khác cho người nộp thuế cũng như giảm trừ gia
cảnh cho cá nhân trong luật thuế TNCN nói riêng sẽ tạo nên sự mềm dẻo
cho pháp luật về thuế. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả cho việc quản lí nhà nước
về thuế, giảm bớt phần nào tình trạng trốn lậu thuế, tránh thất thoát; qua đó
ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế. Bởi vậy Nhà nước cần chú
trọng hoàn thiện chặt chẽ những quy định về khấu trừ, giảm trừ thuế để góp
phần kiện toàn hệ thống luật thuế nước ta hiện hay.
- 14 -
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb
Công an nhân dân.
2.
Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007.
3.
Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập ca nhân.
4.
Thông tư số 84/2008/TT-BTC.
5.
Thông tư 62/2009/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung việc thi hành một
số điều tại Luật Thuế TNCN.
6.
Pháp luật về thuế TNCN ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng
giải quyết, KLTN của sv. Nguyễn Tuấn Linh – KT32H, Gv. Hướng
dẫn TS. Trương Kim Dung.
7.
Và một số trang web:
- 15 -
Bài tập lớn học kỳ
Trương Vũ Cầm Thanh - 340426- N01 TL2
-
/>
-
/>
-
/>
- 16 -