Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Căn cứ xác định nghĩa vụ chung,nghĩa vụ riêng của vợ chồng và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.63 KB, 16 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình của nước ta từ năm 1945 đến trước
năm 1986 không quy định một cách cụ thể về vấn tài sản chung, tài sản riêng và
nghĩa vụ cần thực hiện đối với các loại tài sản đó. Đời sống kinh tế – xã hội có
nhiều thay đổi các quy định của pháp luật cũng cần thay đổi cho phù hợp với yều
cầu của thực tế. Nhận thức được vấn đề này các nhà làm luật đã biết khéo léo dựa
trên điều kiện kinh tế – xã hội hiện tại cùng với tập quán truyền thống của gia đình
Việt Nam; kế thừa và phát triển hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình ở nước ta,
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đặc biệt là năm 2000 đã có những quy định
rất mới về vấn đề tài sản chung, tài sản riêng trong đó có nói đến nghĩa vụ của
chồng đối với các tài sản này. Đây là một thành công lớn bởi nó phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội, tạo cho vợ chồng linh hoạt khi thực hiện quyền sở hữu chung
và tính độc lập khi định đoạt tài sản riêng của vợ chồng, vì lợi ích chung của gia
đình; vùa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người khác có liên quan đến tài
sản của vợ chồng. Ngoài ra những quy định này còn tạo cơ sở pháp lý trong thực tế
áp dụng khi Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau
và với người khác. Nhưng một câu hỏi đặt ra là: Căn cứ nào để ghi nhận các
Nhằm có một cách hiểu sâu rộng hơn những quy định về vụ thực hiện đối
với tài sản chung, tài sản riêng của mỗi người và tầm quan trọng của vấn đề này
đối với đời sống xã hội. Em xin chọn đề tài: “Căn cứ xác định nghĩa vụ chung,
nghĩa vụ riêng của vợ chồng và giải pháp hoàn thiện pháp luật”.

NỘI DUNG


1. Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ chồng
Cuộc sống vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập đồi hỏi phải có một
khối tài sản trong đó có tài sản chung, tài sản riêng nhằm đảmm bảo nhu cầu của
gia đình và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1986 về những quy định có liên quan đến tài sản, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 đã dự liệu về căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đối với các loại tài sản.


Các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề tài sản cụ thể, dễ
vận dụng hơn nhiều so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 trước đây. Điều
25 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về trách nhiệm liên đới của
vợ, chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện.
"Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự
hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
thiết yếu của gia đình".
Như vậy từ Điều 25 ta có thể thấy các nhà làm luật đã dự liệu căn cứ để xác
định việc thực hiện nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng chính là nhờ vào mục đích
xác lập giao dịch của mỗi bên vợ chồng. Nếu một bên thực hiện nghĩa vụ giao dịch
vì lợi ích chung của gia đình, đảm bảo nhu cầu cuộc sống thì đó là nghĩa vụ chung,
từ đó có thể suy ra nếu một bên thực hiện nghĩa vụ giao dịch vì lợi ích riêng của cá
nhân thì sẽ được xác định là nghĩa vụ riêng.
Cũng như vậy, Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung:
"Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia
đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản


chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản
chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29
của Luật này".
Quy định này lại cho ta thấy một căn cứ nữa đó chính là sự thỏa thuận của vợ
và chồng. Đối với tài sản chung của vợ chòng đều phải có sự thỏa thuận của hai
bên nếu hai bên đồng ý thì mới là nghĩa vụ chung của cả hai vợ chồng trừ trường
hợp tài sản chung đã được chia còn ngược lại nếu không có sự thỏa thuận thì đó là

nghĩa vụ riêng của mỗi bên vợ chồng và khi có hậu quả xảy ra thì mỗi bên phải tự
gánh chịu.
Cũng theo quy định tại Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình lật ngược lại vấn
đề ta sẽ thấy căn cứ thứ ba để xác định nghĩa vụ chung, hay nghĩa vụ riêng của vợ
chồng đó chính là việc vợ chồng dùng loại tài sản nào để thực hiện giao dịch. Nếu
dùng tài sản chung của vợ chồng đã được sự thỏa thuận của hai bên thì tất nhiên đó
là nghĩa vụ chung, còn nếu lấy tài sản riêng để thực hiện thì có thể xảy ra hai
trường hợp. Thứ nhất là tài sản riêng dùng vào mục đích riêng thì sẽ là nghĩa vụ
riêng, nhưng trường hợp thứ hai là tài sản riêng lại dùng để trang trải cho cuộc
sống gia đình thì nó lại là nghĩa vụ chung.
Tóm lại, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những căn cứ nhất định
trong việc xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng đối với vợ, chồng. Những căn
cứ này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lí bảo đảm quyền và lợi ích của mỗi
bên vợ, chồng; giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về
tài sản trên thực tế.
2. Nội dung nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ chồng theo quy định của
pháp luật Hôn nhân và gia đình
2.1. Về nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng
Khoản 2 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
"Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình,


thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng".
Nhu cầu đời sống chung của gia đình bao gồm các lợi ích về tinh thần, vật
chất của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình. Tài sản chung của vợ
chồng là cơ sở kinh tế nhằm đáp ứng những lợi ích của vợ, chồng và các thành
viên trong gia đình. Tính tất yếu phải có tiền bạc, tài sản của vợ chồng để đảm bảo
cho gia đình tồn tại và phát triển, bảo đảm nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ
chồng, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
Trong trường hợp cần phải chia tài sản chung của vợ chồng (như khi vợ

chồng ly hôn...) thì người vợ, chồng do lười biếng, ít công sức đóng góp để tạo lập
tài sản chung hoặc đã có hành vi hoang phí, phá tán tài sản chung của gia đình sẽ
không thể được chia phần tài sản ngang bằng hay nhiều hơn phía người chồng,
người vợ kia (điểm a khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Khi
thiết lập các giao dịch xuất phát từ tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo nhu
cầu chung của gia đình, vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiệm và
chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả
hai bên. Việc ủy quyền phải được thành lập văn bản. Vợ chồng đại diện cho nhau
khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người
giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được
Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó (Điều 24 của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000). Những giao dịch mà vợ, chồng thiết lập với
người khác nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cuộc sống gia đình
(ăn, ở, học hành, chữa bệnh...) thì pháp luật luôn coi là đã có sự thỏa thuận mặc
nhiên của cả vợ chồng; nếu liên quan đến tài sản có giá trị lớn mới cần có sự thỏa
thuận của hai vợ chồng. Theo khoản 2 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 thì cần phải làm rõ mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm
bảo nhu cầu của gia đình. Chưa có một văn bản nào của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định, giải thích, hướng dẫn về vấn đề này. Cần phải hiểu "nhu


cầu gia đình" một cách chính xác từ đó mới thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của
vợ chồng trong việc tạo lập tài sản chung và đóng góp cần có vì nhu cầu đời sống
chung của gia đình.
Theo khoản 2 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, tài sản chung
của vợ chồng phải được bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng (tài
sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình và thực
hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng). Cần xác định những nghĩa vụ nào là nghĩa
vụ chung của vợ chồng thì khối tài sản chung của vợ chồng mới phải bảo đảm cho
nghĩa vụ chung đó? Cho đến nay, các văn bản quy định, hướng dẫn áp dụng luật

của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa thực sự chú ý đến vấn đề này.
Cuộc sống chung giữa vợ chồng và nhu cầu đời sống chung của gia đình đòi
hỏi vợ chồng phải có mối quan hệ với nhiều người khác và những phí tổn về vật
chất (tiền bạc, tài sản...) để đáp ứng cho quyền lợi của vợ chồng và gia đình.
Nhiều khi, tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng với quyền lợi của gia
đình, vợ, chồng đã phải "vay, mượn" tiền bạc, tài sản của người khác vì nhu cầu
gia đình. Đó chính là những khoản nợ mà vợ chồng phải có nghĩa vụ thanh toán
trả cho người chủ nợ. Khối tài sản chung của vợ chồng phải được bảo đảm cho
các món nợ đó. Theo nguyên tắc, nếu là vợ chồng thì cả vợ chồng phải có nghĩa
vụ trả nợ (có thể lấy từ khối tài sản chung của vợ chồng hoặc xác định nghĩa vụ
của cả hai vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm chi trả khoản nợ đó), ngược lại,
nếu vợ, chồng cho vay nợ sử dụng vào mục đích riêng, bảo đảm cho nhu cầu riêng
thì người vợ, chồng đó phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng.
Thực tế cho thấy, vấn đề phân biệt nợ chung hay nợ riêng của vợ, chồng là
rất khó khăn trên cơ sở đó để xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng hay trách
nhiệm cá nhân của vợ, chồng. Cuộc sống vợ chồng có rất nhiều vấn đề phức tạp
đặc biệt là các gia đình truyền thống phương Đông. Người ta thường chỉ coi trọng
sự gắn kết tình cảm yêu thương trong gia đình mà quên đi một vấn đề bất cứ lúc


nào cũng có thể ảnh hưởng đến tình cảm đó, chính là vấn đề tiền bạc, tài sản. Khi
có tranh chấp xảy ra, chẳng hạn như việc ly hôn những vấn đề có liên quan đến
tiền bạc giải quyết rất khó khăn và phức tạp, thực tế các vụ án giải quyết tranh
chấp về tài sản giữa vợ chồng ở nước ta nhiều năm qua đã chứng minh điều đó.
Có trường hợp món nợ đó do một bên vợ, chồng vay hoặc cả hai vợ chồng cùng đi
vay, nhưng chỉ có một bên vợ, chồng kí vào giấy nợ. Khi có tranh chấp, việc xác
định "nợ chung" hay "nợ riêng" giữa vợ chồng với chủ nợ thường gặp nhiều khó
khăn.
Một giải pháp đã được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 25) đưa
ra đó là:

"Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp
pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình".
Quy định này nhằm xác định nghĩa vụ chung của hai vợ chồng đối với các
giao dịch dân sự hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện vì nhu cầu thiết
yếu của gia đình (nghĩa là tài sản chung của vợ chồng được bảo đảm cho các giao
dịch hợp pháp dù chỉ có một bên vợ, chồng thực hiện vì lợi ích gia đình). Đây
cũng là một trong những quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000,
khi dự liệu quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung. Như vậy, nếu
một bên vợ, chồng vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (ăn, ở,
học hành, chữa bệnh...) thì khoản nợ đó được bảo đảm thanh toán bằng tài sản
chung của vợ chồng, nghĩa là cả hai vợ chồng đều có chung nghĩa vụ trả khoản nợ
đó. Tuy nhiên, cần phải xác định vợ, chồng vay nợ có nhằm đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt thiết yếu của gia đình hay không và "nhu cầu sinh hoạt thiết yếu" bao gồm
những gì? Luật và những văn bản hướng dẫn áp dụng của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chưa quy định và hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Ngoài ra khoản 5 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:


"Trong trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng
chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình
thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng".
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
thì:
"Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng do vợ chồng thỏa
thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".
Từ những quy định này, có ý kiến cho rằng Luật cần quy định cụ thể tài sản
chung của vợ chồng được chi dùng để thanh toán các khoản nợ như:
- Nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu
- Nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản chung của

vợ chồng.
- Nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng
chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình.
- Nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợ chồng cùng thực
hiện.
- Nợ theo thỏa thuận của hai vợ chồng
2.2. Nghĩa vụ được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ chồng
Vợ, chồng với tư cách là chủ sở hữu tài sản riêng của mình, có quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng đó một cách độc lập, không bị chi phối bởi
ý chí của người chồng, vợ kia (trừ trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 33
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Đồng thời, theo quy định, vợ, chồng cũng
phải thực hiện nghĩa vụ đối với hành vi của vợ, chồng liên quan đến tài sản của
mỗi bên.
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000, "tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết
yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng". Nói cách


khác, trường hợp cuộc sống chung của gia đình gặp nhiều khó khăn, tài sản chung
của vợ chồng không đủ bảo đảm cho những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày
của gia đình mà người vợ, chồng có tài sản riêng thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng
góp tài sản riêng của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu đó của gia đình,
bảo đảm cuộc sống của vợ chồng và các con. Đây cũng là một trong những quy
định mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, liên quan đến tài sản riêng của
vợ chồng. Nghĩa vụ này của vợ, chồng xuất phát từ việc bảo đảm lợi ích chung của
gia đình.
Thứ hai, theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhần và gia đình năm 2000 thì
"nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của
người đó".
Nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng tức là nợ riêng của vợ chồng phát sinh từ

các khoản nợ mà vợ, chồng vay người khác, sử dụng vào mục đích cá nhân, mà
không vì lợi ích chung của gia đình; hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi
trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa vụ khác theo luật định(nghĩa vụ cấp
dưỡng giữa các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, vợ chông, con mà vợ,
chồng phải thực hiện). Như vậy, theo quy định của pháp luật, vợ, chồng bằng tài
sản riêng của mình để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
Một là, nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác từ
trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình.
Hai là, nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác trong
thời kì hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng nhu cầu thiết yếu vì
lợi ích chung của gia đình.
Các khoản nợ trên đây vợ, chồng vay từ trước hoặc trong thời kì hôn nhân
đã chỉ bảo đảm cho quyền lợi riêng của vợ, chồng. Vì vậy, vợ, chồng phải thực
hiện nghĩa vụ trả nợ đó bằng tài sản riêng của mình, không thể buộc người chồng,
vợ kia phải liên đới thực hiện các nghĩa vụ này. Trước đây, Nghị quyết số 01/NQ-


HĐTP ngày 20/01/1988 cũng đã hướng dẫn: đối với các khoản nợ mà vợ, chồng
vay riêng tù trước khi kết hôn hoặc trong thời kì hôn nhân sử dụng vào mục đích
riêng thì có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tài sản riêng. Nếu tài sản riêng không đủ
trả nợ thì phải trích phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ
chồng (Theo Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986) để trả nợ.
Ba là, nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lí, sử dụng,
định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nợ phát sinh khi vợ, chồng đã tiến hành khai
thác các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân mà vợ chồng không
có thỏa thuận những hoa lợi, lợi tức đó vẫn thuộc tài sản riêng của mỗi người.
Qúa trình quản lí, sử dụng, bảo quản tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì
hôn nhân bằng các khoản chi phí mà vợ, chồng vay của người khác, theo nguyên
tắc, vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản riêng của mình.
Bốn là, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lí di sản

thừa kế mà đã có hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm
hư hỏng, mất mát di sản (khoản 3 Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày
03/10/2001). Trong trường hợp này, những người thừa kế khác có quyền yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và có quyền yêu cầu chia di sản; vợ, chồng còn
sống mà quản lí di sản đó có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho những người
thừa kế khác theo quy định của pháp luật.
Năm là, các khoản nợ phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với
nhân vợ, chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình (trừ trường hợp theo
quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, vợ, chồng với tư cách
là bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 34, 36, 37 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000); hoặc các chi phí cho người mà vợ, chồng làm
người giám hộ của người đó theo quy định của pháp luật dân sự và Luật hôn nhân
và gia đình.


Sáu là, nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện liên đới với các
thành viên trong gia đình theo quy định tại Chương V (quan hệ giữa ông bà nội,
ông bà ngoại, giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình) và Chương
VII (cấp dưỡng) của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình, theo luật định, được
thực hiện nhằm bảo đảm quyền được cấp dưỡng của các thành viên trong gia đình.
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn
nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành
niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân
và gia đình (khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).
Như vậy, trong các quan hệ gia đình, vợ, chồng với tư cách là ông, bà, cha,
mẹ, con, cháu, anh, chị, em phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với các thành

viên trong gia đình theo quy định tại các điều từ Điều 47 đến Điều 62 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000.
Bảy là, nghĩa vụ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người
được giao quản lí nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng không đúng mục đích
(khoản 4 Điều 18 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP)
Tám là, nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ, chồng đã có
hành vi tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá
trị lớn của vợ chồng hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình (vi phạm khoản 3
Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)
Chín là, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật
của vợ, chồng
Về nguyên tắc, đối với các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh trên đây, vợ,
chồng có nghĩa vụ phải thanh toán, bồi thường bằng tài sản riêng của mình; nếu tài


sản riêng không có hoặc không đủ thì sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn
nhân sẽ trích một phần để thực hiện nghĩa vụ. Cũng có thể nghĩa vụ tài sản của vợ,
chồng được thực hiện bằng tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng thỏa thuận.
Các quy định về nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện bằng tài sản riêng
của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được dự liệu cụ thể
hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 trước đây. Những quy định này là
cơ sở pháp lý cho việc xác định nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện bằng tài
sản riêng hoặc theo thỏa thuận trong thực tiễn.
Tóm lại, chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 là chế độ cộng đồng tạo sản, với nội dung: Luật vừa quy định chế độ tài sản
chung của vợ chồng, vừa ghi nhận vợ, chồng có tài sản riêng. Luật quy định các
căn cứ, nguồn gốc, phạm vi xác lập tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng
cùng với quyền sở hữu của vợ, chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp và
nguyên tắc chia tài sản chung giữa vợ chồng.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa, việc quy định chế độ cộng đồng tạo sản giữa vợ chông đã tạo được sự linh
hoạt trong việc tạo dựng tài sản và thực hiện quyền sở hữu đối với các loại tài sản
trong gia đình; khuyến khích vợ, chồng sử dụng các loại tài sản đó vì lợi ích chung
của gia đình. Chế độ tài sản được quy định theo Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 vừa phù hợp với xu thế chung, vừa đảm bảo tính truyền thống của gia đình
Việt Nam.
3. Một số tình huống cụ thể liên quan đến nghĩa vụ về tài sản chung và tài sản
riêng
Thực tế cuộc sống đã chỉ ra có rất nhiều vụ tranh chấp có liên quan đến
nghĩa vụ về tài sản chung, tài sản riêng mà nếu như không có luật chúng ta sẽ
không thể xử lí được. Chẳng hạn:
Ví dụ : Chị A và anh B là hai vợ chồng. Sau khi kết hôn, chị A được cho một


căn nhà, và được đứng tên giấy chứng nhận sở hữu. Nay hai vợ chồng bất hòa, dẫn
tới ly hôn. Tài sản chung đã thỏa thuận xong, còn căn nhà được cho đó anh B đòi
chia với lý do - Tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân, làm thế nào để chứng
minh đó là tài sản riêng.
Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định tài sản chung của vợ
chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,
kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những
tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung... Trong trường hợp không có
chứng cứ chứng minh tài sản có tranh chấp là tài sản riêng thì tài sản đó là tài sản
chung vấn đề này được quy định tại Điều 32 và 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000
Trong cuộc sống vợ chồng, có rất nhiều loại tài sản được hình thành trước và
trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên không phải tài sản nào cũng là tài sản chung nếu
hai bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định khác…
Có thể thấy, trước khi kết hôn, chồng hoặc vợ có tài sản do cha mẹ để lại,

được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc do việc buôn bán riêng và được hình thành
trước khi kết hôn. Và sau khi kết hôn khối tài sản này không được vợ hoặc chồng
đồng ý nhập vào khối tài sản chung thì vẫn là tài sản riêng.
Ngoài ra, xuất phát từ nhu cầu kinh doanh riêng của từng người. Chế định
Luật Hôn nhân và gia đình đã qui định và ghi nhận: Trong thời kỳ hôn nhân vợ
chồng có quyền có tài sản riêng. Tuy nhiên để chứng minh đâu là tài sản riêng của
vợ, chồng trên thực tế là rất khó khăn nếu hai bên không có thỏa thuận trước hoặc
không chứng minh được bằng các chứng cứ, tài liệu cụ thể.
Trong thời kỳ hôn nhân nếu vợ chồng đã có văn bản thỏa thuận “ Chia tài
sản riêng” thì những lợi tức được phát sinh trong thời kỳ hôn nhân từ khối tài sản


riêng là tài sản riêng của vợ chồng (mặc dù tài sản này được hình thành trong thời
kỳ hôn nhân).
Có thể thấy trong thực tế có rất nhiều trường hợp cho ta thấy nếu không có
những quy định rõ ràng về vấn đề nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng đối với tài
sản thì có lẽ sẽ rất khó giải quyết.
4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định có liên quan đến việc
thực hiện nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng đối với tài sản giữa vợ và chồng theo
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Đối với nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, theo các quy định tại Điều
25, khoản 2 Điều 28 và khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000,
nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng chưa được luật quy định cụ thể.
Về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch dân sự hợp pháp do
một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sih hoạt thiết yếu của gia
đình (Điều 25), Luật cần dự liệu "nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình" bao
gồm các nhu cầu về ăn, ở, mặc, học hành, khám chữa bệnh và các chi phí thông
thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
Chẳng hạn, Luật cần dự liệu cụ thể bổ sung khoản 2 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 về tài sản chung của vợ chồng để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán

các khoản nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, liên
quan đến công việc mà hai vợ chồng cùng thực hiện...
Đối với nghĩa vụ về tài sản riêng, theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng được thanh toán
từ tài sản riêng của người có nghĩa vụ. Tuy nhiên, quy định này còn quá chung
chung, chưa có căn cứ cụ thể để xác định loại nghĩa vụ tài sản này. Cần xác định rõ
nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng bao gồm các nghĩa vụ như nghĩa vụ bồi
thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người được giao quản lí nhưng đã


làm tiêu tán hoặc sử dụng không đúng mục đích hay nghĩa vụ trả các khoản nợ
phát sinh dựa trên cơ sở vợ, chồng đã có hành vi tự mình tiến hành các giao dịch
dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc là nguồn sống
duy nhất của gia đình để từ đó đưa ra cách giải quyết cho phù hợp.


KẾT LUẬN
Rõ ràng chúng ta thấy việc quy định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng đối với
tài sản giữa vợ, chồng có vai trò rất quan trọng, nó có ý nghĩa pháp lí trong việc
giải quyết những vấn đề có liên quan đến tài sản. Cuộc sống luôn biến đổi không
ngừng các nhà làm luật cũng cần phải xây dựng, thay đổi những quy định cho phù
hợp với yêu cầu của thực tế nhằm giúp giải quyết những vấn đề về tài sản chung,
tài sản riêng của vợ và chồng nhưng để có được điều đó cần phải dựa trên những
căn cứ nhất định. Đó là những thứ không thể thiếu bởi nếu thiếu luật không còn là
luật với nghĩa tốt đẹp nhất...Đó là ý kiến của nhóm chúng tôi, vậy các bạn nghĩ thế
nào?


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình việt nam, NXB Công An Nhân Dân,

Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
Tập 1, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh,2002
3. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Nxb Chính tri quốc gia, Hà
Nội.
4. Luật Hôn nhân và gia đình và những văn bản có liên quan, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia.
5. Bộ luật Dân sự nước CHXHCNVN năm 2005, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội



×