Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

nghĩa vụ chung và riêng của vợ - chồng về tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.1 KB, 15 trang )

Người Việt ta xưa nay rất coi trọng tình nghĩa vợ chồng và luôn có ý
thức vun vén. Tình cảm vợ chồng là tình cảm gia đình, xã hội. Nhưng với
một xã hội đang phát triển như đất nước chúng ta, vấn đề Hôn nhân gia
đình ngày càng phức tạp, trong việc phân chia tài sản và thực hiện nghĩa
vụ của mình. Điều này rất dễ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình do vậy
việc xác định tài sản chung và riêng và việc thực hiện nghĩa vụ, quyền của
vợ, chồng là vô cùng quan trọng nếu không muốn nói là nó sẽ quyết định
đến cả một mái ấm gia đình. Vậy chúng ta xác định điều này như thê nào,
hiểu như thế nào và pháp luật đã đưa ra những cơ sỏ pháp lí nào để quy
định về vấn đề nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng.
Mời các bạn cùng tôi tìm hiểu vấn đề này:
1. Khái quát việc xác định nghĩa vụ chung và riêng của
vợ - chồng về tài sản
Nghĩa vụ là Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với
xã hội, đối với người khác. Theo đó có thể suy ra được nghĩa vụ chung là
nghĩa vụ pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm của nhiều chủ thể (ví dụ:
cả một trường học), còn nghĩa vụ riêng là Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt
buộc phải làm đối với một chủ thể nhất định (Ví dụ: Một lớp học trong một
trường, hay một cá nhân trong một lớp.
Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu nghĩa vụ chung của vợ chồng về tài
sản là những việc phải làm giữa vợ và chồng, tương tự nghĩa vụ riêng sẽ là
việc mà mỗi người bắt buộc phải làm và theo pháp luật hay đạo đức bắt buộc
nhằm thực hiện quyền lợi của chính họ và xã hội. .
Nói một cách dễ hiểu trong đời thường thì thế này: Chúng ta ai cũng có
những tài sản riêng và tài sản chung với người khác. Tài sản riêng của ta thì
ta tự định đoạt, muốn bán, tặng cho hay vứt bỏ gì cũng được, vì nó thuộc sở
hữu của mình, mình có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Còn tài sản
1
chung với người khác là những tài sản mà quyền sở hữu của ta trong đó gắn
liền với quyền sở hữu của người khác. Ta có quyền này thì người ấy cũng có
quyền đó đối với tài sản chung ấy. Do vây, ta không có toàn quyền quyết


định trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung đó.
Vợ chồng cũng thế, họ tuy là hai người trong một gia đình, nhưng họ
cũng có những tài sản chung và những tài sản riêng của mỗi người. Tài sản
riêng của vợ thì vợ muốn làm gì với nó cũng được, chồng không có quyền
can thiệp, nhưng tài sản chung thì vợ muốn định đoạt phải hỏi ý kiến và có
sự đồng ý của chồng.
Pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp
nhất. Do đó, giao dịch liên quan đến tài sản chung hợp nhất thì phải có sự
đồng ý của đồng sở hữu, trừ một số giao dịch nhỏ với tài sản nhỏ.
Từ cách hiểu trên đây ta có thể rút ra được: Nghĩa vụ chung và riêng của
vợ chồng về tài sản cũng gắn với quyền của họ về tài sản. Tức là để xác định
nghĩa vụ chung và riêng này đồng nghĩa với việc chúng ta phải xác định
được tài sản chung và riêng của họ, từ đó mới xác định được những quyền
cũng như nghĩa vụ chung hay riêng mà họ phải thực hiện
2. Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của
vợ - chồng về tài sản.
2.1 Căn cứ theo nguyên tắc pháp lí
Chế định tài sản chung và riêng của vợ chồng dược quy định rất rõ ràng
trong luật Hôn nhân và Gia đình và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Vấn đề là xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ,
chồng cũng không phải là đơn giản. Thường thì vợ chồng sẽ tranh chấp nhau
về tài sản chung, nên nắm rõ đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng sẽ là
cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp.
2.1.1 Tài sản và nghĩa vụ chung
2
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân gia đình năm 2000
(Luật HNGĐ 2000): "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng
tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu
nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ
chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác

mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có
được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà
vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản
chung khi vợ chồng có thoả thuận”.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong trường
hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải
đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên
của cả vợ chồng (Ví dụ: quyền sử dụng đất…).
1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia
đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài
sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ
tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại
khoản 1 Điều 29 của Luật này"
Điêù 29 Luật hôn nhân gia đình:
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng,
thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng
có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành
văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
3
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ
về tài sản không được pháp luật công nhận."
Điều 30: "Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi
người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ
chồng."

2.1.2 Tài sản và nghĩa vụ riêng
Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản
chung. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi
kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn
nhân (khoản 1, Điều 32 Luật HNGĐ 2000).
Điều 32 và 33 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định về tài sản riêng
của vợ, chồng như sau:
“Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm
tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ,
chồng; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không
nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản riêng của mình”.
"Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng
không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người
khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Nghĩa vụ riêng về tài
sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Tài sản
riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia
đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. Trong trường hợp
tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi,
4
lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định
đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng."
2.1.3 Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
Được quy định tại Điều 95 như sau:
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận
được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc
quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem
xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi
bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng
trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã
thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên
nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được
hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng
thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.
Điều 28 Luật hôn nhân gia đình:
"Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
2.2 Xác định nghĩa vụ chung và riêng của vợ - chồng về tài sản
Xác định nghĩa vụ chung và riêng của vợ - chồng về tài sản tức là phải
xác định được tài sản chung và riêng của họ, khi đó mới phát sinh ra nghĩa
vụ, cũng như là quyền chung và riêng của họ.
5
2.2.1 Tài sản chung
Việc xác định tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ sẽ dựa vào nguồn gốc
phát sinh tài sản. Tài sản đó do vợ, chồng tạo ra, thu nhập lao động, kinh
doanh trong thời kì hôn nhân, thu nhập hợp pháp, được tặng chung, những
thỏa thuận hợp nhất từ tài sản riêng.
Bình thường rất khó xác định được phần tài sản nào của vợ hay chồng
trong khối tài sản chung hợp nhất, chỉ khi có sự phân chia tài sản mới có thể
xác định phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó.
Tài sản chung ấy không nhất thiết phải do công sức của hai vợ chồng

tạo ra. Có thể chỉ do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân.
Với quyền sử dụng đất, Luật Hôn nhân và gia đinh 2000 quy định quyền
sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ - chồng.
Đối với những tài sản mà pháp luật quy đinh ( thường có giá trị lớn) thì
trong giấy chứng nhân phải có tên của cả vợ và chồng. Quy định này nhằm
tăng thêm khối lượng tài sản chung cảu vợ chồng và bảo vệ lợi ích cũng như
nghĩa vụ của vợ - chồng.
Như vậy tài sản chung hợp nhất của vợ - chồng là tài sản do cả hai tạo
ra từ khi kết hôn đến khi hôn nhân chấm dứt và những tài sản khác do vợ
chồng thỏa thuận trên cơ sở pháp luật quy định. Cơ sở pháp lí đó là việc giấy
chứng nhân quyền sử dụng tài sản chung đó phải có tên cả vợ và chồng.
2.2.2 Tài sản riêng
Luật Hôn nhân và gia đình đã khẳng định vợ chồng có quyền tài sản
riêng và xác định rõ nguồn gốc phát sinh tài sản riêng. Chỉ có những tài sản
của vợ chồng có từ trước hôn nhân, tài sản được thừa kế, tặng riêng trong
thời kì hôn nhân, tài sản được chia từ khối tài sản chung và những hoa lợi,
tức phát sinh từ tài sản đó đồ dung, tư trang cá nhân mới được coi là tài sản
riêng.
6

×