Mục lục
1. Khái niệm và một số đặc điểm của quan hệ chung sống với nhau
2
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
2. Nguyên nhân của tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn.
3
Do tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
3
Do một trong hai người hoặc cả hai người không đủ điều kiện kết
hôn.
5
Cả hai bên nam, nữ đều có đủ điều kiện kết hôn nhưng do nhiều
lý do khác nhau mà không đi đăng ký kết hôn.
3. Một số giải pháp hạn chế tình trạng nam nữ chung sống với nhau
6
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
9
Danh mục tài liệu tham khảo
12
1
Hôn nhân là sự gắn kết đặc biệt, thiêng liêng giữa một nam và một nữ
nhằm xây dựng một gia đình bền vững, hạnh phúc. Về mặt xã hội, lễ cưới
thường là sự kiện đánh dấu quan hệ hôn nhân được xác lập. Về mặt pháp luật,
đó là việc đăng ký kết hôn. Vậy mà, ngày nay, nhiều người cho rằng hôn nhân
là không cần thiết, nam nữ yêu nhau thì về sống với nhau không cần đăng ký
kết hôn. Họ cho rằng không đăng ký kết hôn thì sẽ không bị pháp luật ràng
buộc và nếu không chung sống được với nhau nữa thì việc chia tay cũng dễ
dàng hơn, họ có nhiều cơ hội để lựa chọn người phù hợp với mình. Theo thống
kê chưa đầy đủ, đến ngày 31 tháng 12 năm 2002, tại 56 trên 61 tỉnh thành ở
nước ta đã có tới 929319 cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn. Và hiện nay,
con số đó còn cao hơn rất nhiều. Không thể phủ nhận rằng việc chung sống
như vợ chồng không đăng ký kết hôn cũng có những mặt lợi của nó. Tuy nhiên
xét cho cùng thì nó mang trong mình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực. Và
những tiện ích do nó mang lại không thể bù đắp được những tổn thất do nó gây
ra. Thực tế cho thấy, bỏ qua đăng ký kết hôn không chỉ gây rắc rối cho người
trong cuộc mà còn gây không ít khó khăn cho những người hành pháp và hoạt
động quản lý của nhà nước. Và cuối cùng khi tình đã nhạt phai thì chính họ chứ
không ai khác là những người phải gánh chịu nhiều hậu quả bất lợi, đặc biệt là
sự dèm pha của xã hội. Vì vậy, ngày nay hôn nhân vẫn hoàn toàn cần thiết để
xây dựng một gia đình lành mạnh, tiến bộ, thực hiện được đầy đủ chức năng
của một gia đình và bảo vệ quyền lợi cho những người trong cuộc, cũng như là
con cái họ (nếu có). Không chỉ những nước phương Tây, mà hiện nay, ở nước
ta, tình trạng sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tồn tại khá
phổ biến. Như đã phân tích ở trên, việc đăng ký kết hôn là hoàn toàn cần thiết.
Do đó, cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng
trên. Tuy nhiên, đó không phải là điều dễ dàng và có thể thực hiện trong một
sớm một chiều được. Sau đây, tôi xin được tìm hiểu về nguyên nhân để từ đó
2
có thể đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế tình trạng nam nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
1. Khái niệm và một số đặc điểm của quan hệ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là
quan hệ vợ chồng giữa một nam và một nữ cùng chung sống với nhau, nhưng
không có giấy đăng ký kết hôn, do vậy, không được pháp luật công nhận là vợ
chồng hợp pháp. Quan hệ ấy có thể được xác lập không phù hợp với các điều
kiện kết hôn, nhưng cũng có thể hoàn toàn phù hợp với các điều kiện ấy.
Việc chung sống như vợ chồng đó có thể là trái pháp luật hoặc không trái
pháp luật
Nhìn chung hiện tượng chung sống như vợ chồng tồn tại chủ yếu ở hai
dạng sau:
- Dạng thứ nhất: chung sống như vợ chồng, trong đó, nam nữ có mục tích
tiến tới hôn nhân và mong muốn cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc,
nhưng chưa đi đăng ký kết hôn do trình độ hiểu biết thấp kém, hoặc đo ảnh
hưởng của phong tục, tập quán, hay do gặp phải một số khó khăn như:chưa đủ
tuổi đăng ký kết hôn theo luật đinh, cha mẹ phản đối, hay một trong hai người
vẫn đang tồn tại quan hệ vợ chồng với người khác…
- Dạng thứ hai: một trong hai bên hoặc cả hai bên đều không có ý định
nghiêm túc về một hôn nhân thực sự.
2. Nguyên nhân của tình trạng nam nữ chung sống với nhau như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
3
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nam nữ chung sống với nhau như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Nhưng có thể nhận thấy có một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
Do tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Từ sau thời kỳ đổi mới đất nước, cùng với việc phát triển nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy
nhiên, một điều có thể dễ dàng nhận thấy ở nước ta, cùng với sự đi lên của nền
kinh tế là sự phát triển các tệ nạn xã hội. Nó kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ
quan điểm của nhân dân về các giá trị truyền thống. Những quan điểm sống
gắn liền với sự cạnh tranh lợi nhuận như chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực
dụng, các mối quan hệ "tiền trao cháo múc" không những chưa bị lên án mà
còn lấn át các chuẩn mực tốt đẹp. Một bộ phận dân cư, đặc biệt là tầng lớp
thanh niên ít học lại được nuông chiều theo đuổi lối sống gấp, sống một cách tự
do, tiêu sài phung phí. Cùng với quá trình giao lưu và hội nhập, cách nghĩ, lối
sống phương Tây đã nhanh chóng du nhập vào nước ta. Dẫn đến người dân trở
nên sống thoáng hơn, suy nghĩ đơn giản hơn, không muốn bị ràng buộc bởi các
quan niệm đạo đức và nghĩa vụ, trách nhiệm truyền thống. Bên cạnh đó, cơ hội
giao tiếp của các cá nhân không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn mở
rộng hơn trong phạm vi toàn xã hội và quốc tế, con người dễ dàng thiết lập các
mối quan hệ với nhau. Chính vì vậy, việc chung sống với nhau cũng trở nên dễ
ràng hơn.
Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và đang tạo ra áp lực lớn đối
với mưu sinh và tồn tại của tầng lớp dân cư. Để có thể tồn tại và phát triển
trong xã hội này, đòi hỏi con người phải linh hoạt, tích cực, chủ động trong
công việc. Đó là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng, song nó lại làm thu hẹp
quỹ thời gian cá nhân, cuốn con người vào vòng xoáy của đồng tiền và lối sống
4
thực dụng, làm rạn nứt tình cảm gia đình. Do yêu cầu công việc, không ít bậc
cha mẹ buộc phải đi làm xa gia đình; cùng với sự hỗ trợ của những loại hình
dịch vụ xã hội và khoa học kỹ thuật, vai trò của người cha, người mẹ trong gia
đình cũng trở nên mờ nhạt hơn. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình con
cái họ có thể trở nên hư hỏng, có lối sống buông thả, phóng túng. Bên cạnh đó,
không thể phủ nhận tình trạng nhiều người từ nông thôn lên thành thị làm việc
(thậm chí có thể họ đã có gia đình), với mong muốn có sự ổn định tương đối về
chỗ ở nên đã tìm đến với nhau, chung sống như vợ chồng.
Do một trong hai người hoặc cả hai người không đủ điều kiện kết
hôn.
Nhiều trường hợp, nam, nữ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn nhưng do
nguyện vọng của bản thân hoạc của gia đình nên vẫn tổ chức cưới chui và về
chung sống với nhau như vợ chồng. Đương nhiên, trong những trường hợp
này, nam nữ chưa đi đăng ký kết hôn vì biết mình không đủ điều kiện kết hôn,
hoặc đã yêu cầu đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng bị từ chối.
Tình trạng này diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn, miền núi. Theo phong
tục của nhiều dân tộc thiểu số, khi nam, nữ vừa bước sang tuổi 15, 16 là đã đến
tuổi dựng vợ, gả chồng nên được cha mẹ tổ chức lễ cưới và cho phép chung
sống với nhau. Có trường hợp, do sự thiếu hiểu biết và lối sống buông thả của
con cái, mà cha mẹ buộc phải tổ chức những đám cưới “chạy bầu” cho con cái
mình khi họ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Nếu bị chính quyền địa phương biết
và can thiệp thì họ xin khất đến khi đủ tuổi sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn theo
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số cặp tảo hôn đi đăng ký
kết hôn khi đủ tuổi là không nhiều. Thậm chí, có trường hợp vợ chồng đã có
đến 2, 3 người con chung nhưng vẫn chưa đi đăng ký kết hôn vì họ cho rằng họ
đương nhiên là vợ, chồng trong con mắt của những người xung quanh và việc
đăng ký kết hôn là không cần thiết.
5
Lại có trường hợp, do một bên vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân trước
nên không thể đi đăng ký kết hôn vì. Vì pháp luật nước ta quy định và bảo vệ
chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Theo đó, người nào đang có vợ, có chồng
chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại
chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công
khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình thì
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị sử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Và vì vậy, những
người đang có vợ hoặc chồng cũng không đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
Trường hợp này thường xảy ra với các cặp vợ chồng đang trong thời gian ly
thân.
Cả hai bên nam, nữ đều có đủ điều kiện kết hôn nhưng do nhiều lý
do khác nhau mà không đi đăng ký kết hôn.
Có thể do thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc ý thức tôn trọng pháp luật
chưa cao nên một bộ phận dân cư, đặc biệt là ở nông thôn, vùng núi, hiệu quả
của hoạt động hành pháp và tư pháp chưa đạt hiệu quả cao. Theo điều tra của
Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em năm 2002 về nguyên nhân không đăng ký
kết hôn, 40,6% số người được hỏi trả lời là “thấy không cần thiết”, 31,2% trả
lời “không biết có quy định đó”. Rõ ràng, thiếu hiểu biết và tôn trọng pháp luật
là một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng chung sống như vợ
chồng không đăng ký kết hôn. Nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng
của quá trình chuẩn bị lập gia đình và sự cần thiết phải có những hiểu biết về
pháp luật liên quan. Chính sự nhận thức không đầy đủ và đúng đắn giá trị pháp
lý của việc đăng ký kết hôn đã dẫn đến nam, nữ có suy nghĩ lệch lạc rằng việc
họ trở thành vợ chồng chỉ cần được gia đình, họ hàng, làng xóm công nhận là
đủ. Họ không lường trước được nhũng tình huống có thể xảy ra trong thực tế
gây ra hậu quả bất lợi cho bản thân và con cái họ nếu không được pháp luật
6
công nhận là vợ chồng. Có trường hợp nam nữ hiểu biết rõ những quy định của
pháp luật về việc đăng ký kết hôn, nhưng do coi thường pháp luật nên họ cho
rằng việc đăng ký kết hôn là không cần thiết, yêu nhau thì về chung sống với
nhau, đăng ký kết hôn chỉ là hình thức. Và nếu sau này tình yêu phai nhạt thì
họ vẫn sẽ chia tay, giấy chứng nhận kết hôn không thể ràng buộc họ với nhau.
Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc với những phong tục, tập quán rất
riêng biệt, nhất là phong tục cưới hỏi ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có
những nét đặc trưng riêng. Nhiều nơi, phong tục tập quán cưới hỏi đã ăn sâu
vào tiềm thức của người dân, dẫn đến tình trạng nhiều người coi trọng “lễ” mà
xem thường “luật”. Họ chỉ cần bắt vợ, bắt chồng, nộp tiền hay vàng theo yêu
cầu thách cưới của gia đình đối phương…mà bỏ qua việc đăng ký kết hôn cũng
được mọi người xung quanh công nhận là vợ chồng.
Đối với những người giáo dân, việc cần thiết để thiết lập quan hệ vợ
chồng đó là cử hành hôn lễ tại nhà thờ có linh mục là người làm chứng. Họ
cho rằng con người là do chúa sinh ra, do vậy việc lấy vợ, lấy chồng cũng do
chúa sắp đặt. Hôn lễ được tiến hành tại nhà thờ, trước sự chứng giám của chúa
khiến nó trở thành một giao ước vĩnh cửu. Và như vậy, đôi nam nữ sẽ chính
thức trở thành vợ chồng chung thuỷ, yêu thương nhau suốt cuộc đời. Do đó,
nhiều khi họ thấy không cần thiết hoặc thậm chí không nghĩ đến việc đăng ký
kết hôn.
Thời hiện đại, thanh niên được tự do yêu đương, tự do hôn nhân, không
còn cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Tuy nhiên, khi quyết định lựa chọn bạn
đời, con cái thường vẫn cần lắng nghe ý kiến từ cha mẹ. Người con nào cũng
mong tình yêu của mình nhận được sự tán thành, lời chúc phúc của các bậc
sinh thành để cuộc hôn nhân ấy có được một khởi đầu tốt đẹp. Nếu trường hợp
cha mẹ phản đối thì đôi trai gái đó cho dù vẫn kết hôn thì cả 2 cũng sẽ cảm
thấy không hạnh phúc gì khi trong ngày trọng đại đó lại không có mặt của các
7
đấng sinh thành ra mình. Cha mẹ là những người giàu kinh nghiệm nên có thể
nhìn thấy những thiếu sót, những mặt không ổn mà con cái có thể do quá yêu
nên không đủ tỉnh táo để nhận ra hoặc do thiếu kinh nghiệm, vốn sống để có
thể hiểu hết được. Nhưng cũng có những trường hợp cha mẹ phản đối hôn nhân
của con cái chỉ mang tính chủ quan. Dẫu biết rằng, cha mẹ nào cũng thương
yêu và mong muốn đem lại cho con cái điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, trường
hợp cha mẹ phản đối con cái vì những lí do chủ quan như không môn đăng hộ
đối, phản đối vì biết ngọn ngành gia đình, hoặc chỉ đơn giản là không thích bạn
của con… thì sự vô lý lại thuộc về chính người lớn. Trong những trường hợp
này, một số bạn trẻ thường phản ứng tiêu cực bằng cách rời khỏi nhà và
chung sống với nhau như vợ chồng ở một nơi khác. Họ nghĩ rằng, đợi khi
cha mẹ đồng ý thì sẽ tổ chức lễ cưới và đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, họ
có tài sản chung, thậm chí có cả con chung, cha mẹ không còn phản đối nữa.
Nhưng đến lúc này, do bận bịu công việc, con cái, họ không nghĩ đến việc
đăng ký kết hôn hoặc cho rằng việc đăng ký kết hôn là không cần thiết.
Có thể họ có tình cảm sâu đậm với nhau, và được gia đình chấp thuận
nhưng do hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, việc làm chưa cho phép nên
họ chưa thể làm lễ cưới mà chỉ chung sống với nhau. Vì vậy mà họ cũng
chưa nghĩ đến việc phải đi đăng ký kết hôn.
Tình trạng ly hôn đang diễn ra rất phổ biến và ngày càng có chiều hướng
gia tăng trong xã hội ta. Trung bình, cứ 100 cặp vợ chồng thì có đến 31% 40% trường hợp ly hôn sau một thời gian chung sống. Song song với lối yêu
cuồng, sống vội, các cặp vợ chồng ngày nay ly hôn với những lý do rất nhỏ
nhoi và nếu bình tĩnh xem xét lại thì họ có thể dễ dàng hàn gắn mối bất hòa
này. Tuy nhiên, sau một thời gian, suy nghĩ chín chắn lại thì họ nhận ra lỗi lầm
của mình, hoặc do tình yêu vẫn sâu sắc, hay do nghĩ cho con cái…mà họ quyết
định quay lại với nhau. Theo quy định tại khoản 8 điều 8, Luật Hôn nhân và
8
Gia đình năm 2000, ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân. Và như vậy, sau khi
ly hôn , quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản cũng chấm dứt. “Vợ chồng đã ly
hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn”( trích khoản 1 điều
11, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn
các cặp vợ chồng sau khi ly hôn mà quay lại với nhau thì thường không
đăng ký kết hôn. Họ cho rằng trước đây mình đã là vợ chồng thì giờ đây họ
vẫn là vợ chồng. Một phần cũng do họ quan niệm rằng đã được tòa án xử lý
cho ly hôn mà giờ lại đăng ký kết hôn với nhau thì sợ mọi người xung quanh
chê cười, mà trong con mắt mọi người xung quanh họ vấn là vợ chồng của
nhau nên việc đi đăng ký kết hôn, theo họ là không cần thiết. Hoặc có thể sau
thời gian ly hôn, do thất bại nặng nề trong cuộc hôn nhân trước mà một bên
hoặc cả hai bên không còn tin tưởng vào tình yêu, vào cuộc sống gia đình. Họ
cho rằng “hôn nhân là nấm mồ của tình yêu” và không muốn ký vào “bản án
chung thân” đó một lần nữa. Họ mong muốn có cách ứng xử khác không phải
là ly hôn, chia tài sản trước tòa nếu họ chia tay.
Có trường hợp, nam nữ cho rằng hôn nhân và các quan hệ hôn nhân
và gia đình phải dựa trên cơ sở của tình yêu thương, sự cam kết, tự nguyện
chứ không phải trên cơ sở pháp luật. Do vậy, họ cho rằng không cần thiết
phải đăng ký kết hôn.
Đôi khi, nam nữ không đủ điều kiện đăng ký kết hôn mà vẫn được cơ
quan đăng ký kết hôn cấp giấy chứng nhận kết hôn. Trong trường hợp này,
nam nữ đã kết hôn trái pháp luật và rõ ràng họ sẽ không được pháp luật công
nhận là vợ chồng hợp pháp của nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể
là do tinh thần trách nhiệm của các cá nhân có thẩm quyền chưa cao, hay do
hiểu biết hạn chế, cách nhìn nhận sai lầm nên cơ quan đăng ký kết hôn không
nhận ra dấu hiệu của việc kết hôn trái pháp luật. Lại có trường hợp cơ quan
đăng ký kết hôn biết rõ là không đủ điều kiện kết hôn nhưng do nể nang là
9
người thân quen, hay do sức mạnh của đồng tiền nên cơ quan đăng ký kết hôn
vẫn đồng ý cho họ được đăng ký kết hôn.
3. Một số giải pháp hạn chế tình trạng nam nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến Luật Hôn nhân và Gia
đình trong nhân dân. Hiểu biết về pháp luật nói chung, luật Hôn nhân và Gia
đình nói riêng là hết sức cần thiết. Các cơ quan hữu quan cần có các giải pháp
thích hợp để tuyên truyền sâu rộng Luật Hôn nhân và Gia đình để nhân dân
nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hôn nhân cũng việc đăng ký kết
hôn.
Về phía ủy ban dân số gia đình và trẻ em, được coi là cơ quan quản lý nhà
nước có mối quan hệ gần gũi nhất với vấn đề gia đình, ủy ban phải tham gia
trực tiếp và quá trình đưa Luật Hôn nhân và Gia đình tới thanh niên. Bao gồm
việc xây dựng chương trình kế hoạch, thiết kế nội dung, hỗ trợ chuyên môn,
cung cấp kinh phí cho các tổ chức và đoàn thể nhằm phổ biến sâu rộng Luật
Hôn nhân và Gia đình tới toàn thể quần chúng nhân dân.
Về phía gia đình, với vai trò là cái nôi xã hội hóa đầu tiên và lâu dài đối
với cá nhân, gia đình tiếp tục phải khẳng định vai trò của mình trong việc
truyền thụ kiến thức kinh nghiệm cho thanh thiếu niên về hôn nhân nói chung
và Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng, để thanh niên nhận thức được ý nghĩa
của việc được pháp luật công nhận là vợ chồng. Các bậc cha mẹ cần quan tâm,
định hướng cho con cách sống, cách suy nghi lành mạnh để con cái họ không
buông thả với lối sống “Tây hóa” quá mức.
Về phía nhà trường, phải tiếp tục đảm nhiệm vị trí là kênh thông tin chính
để truyền thụ các kiến thức cho nam nữ thanh niên về Luật Hôn nhân và Gia
10
đình. Hoạt động này có thể triển khai lồng ghép vào một số sinh hoạt ngoại
khóa của học sinh và môn học giáo dục công dân.
Đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, hoạt động đi lại và tiếp cận
thông tin còn khó khăn, Luật Hôn nhân và Gia đình cần phải được phổ biến
rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông
của làng, bản…hay trong các cuộc họp của già làng, trưởng bản, các vị chức
sắc tôn giáo.
3.2. Quan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc thiểu số. Lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng, ý kiến của họ về điều kiện kết hôn, từ đó đưa ra những chỉnh lý
thích hợp để quy định của luật không chỉ phù hợp với ý chí của nhà nước mà
còn phù hợp với phong tục, tập quán của các dân tộc. Có như vậy thì những
quy định của pháp luật về việc đăng ký kết hôn mới dễ dàng được người dân
tiếp nhận và làm theo. Đồng thời, các cơ quan chức trách cần có các biện pháp
nhanh chóng, kịp thời loại trừ các hủ tục về cưới xin vi phạm chế độ hôn nhân
một vợ một chồng, nguyên tắc tự nguyện…không đảm bảo mục đích xây dựng
gia đình hạnh phúc, tiến bộ.
3.3. Miễn phí đăng ký kết hôn cho các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng
xa và các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
3.4. Pháp luật cần có những quy định riêng điều chỉnh mối quan hệ giữa
những đôi nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Thực
tế cho thấy. có rất nhiều vụ kiện tụng khó giải quyết liên quan đến việc chung
sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng
cho mọi người, pháp luật nên có các quy định cụ thể về vấn đề nhân thân, tài
sản giữa những người chung sống với nhau như vợ chồng. Tuy nhiên, nó
không đồng nghĩa với việc công nhận họ là vợ chồng về mặt pháp lý.
11
3.5. Bên cạnh những quy định trên, nhà nước cần phải đưa ra các chế tài
xử phạt, với mụa đích răn đe, giáo dục họ và mọi người xung quanh. Kiên
quyết đấu tranh, buộc họ phải chấm dứt việc chung sống trái pháp luật đó.
3.6. Cải cách bộ máy các cơ quan đăng ký kết hôn, các cơ quan hộ tịch
;giáo dục, bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức
nhề nghiệp cho các cán bộ trong các cơ quan này.
3.7. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo môi cho người dân đi đăng
ký kết hôn. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo xác định chính xác được rằng đó là
việc kết hôn đúng pháp luật.
Tóm lại, hiện nay ở nước ta, hiện tượng nam nữ chung sống với nhau như
vợ chồng vẫn rất phổ biến, đem lại nhiều khó khăn cho các nhà chức trách và
bất lợi cho những người trong cuộc. Chính vì vậy, từ lâu, đảng và nhà nước ta
đã quan tâm đến việc tìm ra các giải pháp hạn chế tình trạng nam nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và đã đạt được những
thành quả nhất định. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn khác nhau nên các biện
pháp đó nhìn chung chưa đạt được hiệu quả cao.
12
Danh mục tài liệu tham liệu tham khảo
1. NXB.Chính trị, “Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000”, Hà Nội –
2008.
2. Luật sư. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ, Thạc sĩ Ngô Thu Hường, “một số
vấn đề lí luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000”,
NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2002.
3. Thạc sĩ Võ Trí Hào chủ biên, “Chỉ dẫn áp dụng Luật Hôn nhân và Gia
đình”, NXB.Tư pháp, Hà Nội – 2003.
4. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ chủ biên, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường “Giải quyết hôn nhân thực tế theo Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000, Hà Nội – 2003.
5. “Luật Hôn nhân và Gia đình”, NXB.Chính trị, Hà Nội – 2008.
13