Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.25 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Luật pháp dưới góc độ Luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc
xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý
chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo bằng các biện pháp giáo
dục, thuyết phục và cưỡng chế… Tuy nhiên, quy phạm pháp luật không có
hiệu lực một cách tự động theo kiểu “mệnh lệnh –hiệu lực”. Để khơi gợi được
sự hưởng ứng theo các yêu cầu đặt ra, các quy phạm pháp luật phải đi vào
nhận thức, tâm lý, ý thức trách nhiệm…của con người và “dấu vết” để lại đó
được thể hiện qua những quan điểm, thái độ và những định hướng nhất định
của mỗi người. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà những quan điểm, thái
độ thực thi pháp luật có thể có những mặt tích cực và cả những khía cạnh tiêu
cực. Vấn đề là ở chỗ, cần phải chuẩn bị cho đối tượng được tiếp cận với pháp
luật và hình thành ở họ thái độ, nhận thức, ý thức đúng đắn nhất định đối với
pháp luật. Để phân thích kỹ hơn vấn đề đó em xin chọn câu: “ Phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện
nay” làm bài tập học kì. Dù đã cố gắng nhưng khó tránh khỏi thiếu sót, mong
thầy cô góp ý để bài tập học kì của em được hoàn thiện hơn.

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………….………………….1
NỘI DUNG………………………………………………..………………….3
I. Khái quát về thực hiện pháp luật:…………………..……………………3
1. Khái niệm thực hiện pháp luật:……………………….……………………3
2. Các hình thức thực hiện pháp luật:………………………..……………….3
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện
nay:…………………………………………………………….……………..4
1. Chất lượng của hệ thống pháp luật:………………………..……………4
1.1 Tính toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật:…………...………….4


1.2 Tính thống nhất của hệ thống pháp luật:…………………...…………….4
1.3 Tính phù hợp của hệ thống pháp luật:……………………………...…….5
1.4 Ngôn ngữ và kĩ thuật xây dựng pháp luật:……………………..…………5
2. Các điều kiện và môi trường thực hiện pháp luật:………….…………..6
2.1 Ý thức của con người trong việc thực hiện pháp luật: …..……………….6
2.2 Ảnh hưởng của phong tục tập quán và đạo đức đối với quá trình thực
hiện pháp luật:……………………………………………………..………….7
2.3 Kỹ năng thực hiện pháp luật của nhân dân:…………...…………………8
2.4 Những điều kiện vật chất – kĩ thuật cần thiết bảo đảm cho việc thực hiên
pháp luật:…………………………………………………….……………….8
2.5 Công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực
hiện pháp luật:………………………………………..……………………….9
2.6 Chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật:……………………………………………………………………..9
KẾT LUẬN…………………………………………………………………10
Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................11

2


NỘI DUNG
I. Khái quát về thực hiện pháp luật:
1. Khái niệm thực hiện pháp luật:
Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các
quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những
hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật:
Các quy phạm pháp luật rất phong phú cho nên hình thức thực hiện
chúng cũng rất đa dạng. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện các quy
phạm pháp luật, khoa học pháp lý xác định những hình thức thực hiện pháp

luật sau:
+ Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.
Các quy phạm pháp luật cấm được thực hiện ở hình thức này.
+ Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
Các quy phạm pháp luật bắt buộc được thực hiện ở hình thức này.
+ Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình. Các quy phạm pháp
luật quy định về quyền và tự do pháp lý của chủ thể được thực hiện ở hình
thức này. Nhưng vì quyền và tự do pháp lý là những hành vi mà pháp luật cho
phép chủ thể thực hiện nên chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không
thực hiện các quyền, tự do đó tùy theo ý chí của mình, chứ không bắt buộc
phải thực hiện.
+ Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà
nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ
chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc
tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra những quyết định
làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ
3


thể. Ở hình thức này các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp
luật luôn có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có
thẩm quyền. Trong một số trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật,
một số tổ chức xã hội cũng có thể được thực hiện hoạt động này.
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện
nay:
Thực hiện pháp luật diễn ra một cách phổ biến trong đời sống hàng
ngày và đối với hầu hết mọi người, trong những hoàn cảnh điều kiện khác

nhau. Các chủ thể thực hiện pháp luật đón nhận sự tác động đó ở các mức độ
khác nhau nên kết quả cũng như mục đích của hoạt động thực hiện pháp luật
cũng diễn ra ở những mức độ khác nhau. Việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động thực hiện pháp luật là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận cũng
như thực tiễn đời sống. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật ở Việt
Nam rất đa dạng và phức tạp. Chúng ta có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng
đó cụ thể như sau.
1. Chất lượng của hệ thống pháp luật hiện nay:
Chúng ta nhận thấy rằng, chất lượng của hệ thống pháp luật là một
trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật đạt được kết quả
cao trong thực tế đời sống. Nếu chất lượng của pháp luật thấp, tính khả thi
kém thì việc thực hiện pháp luật sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có những
quy định pháp luật nhiều khi không thể thực hiện trên thực tế. Vì vậy, chúng
ta cần phải xây dựng hệ thống pháp luật có chất lượng dựa trên những yêu cầu
cơ bản sau:
1.1 Tính toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật:
Tính toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện ở cấu trúc và
hình thức của nó, nghĩa là hệ thống pháp luật phải có khả năng đáp ứng đầy
đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật, khả năng bao quát trên mọi lĩnh vực trong
đời sống xã hội. Từ đó, việc thực hiện pháp luật sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
1.2 Tính thống nhất của hệ thống pháp luật:
4


Tính thống nhất của hệ thống pháp luật được thể hiện ở việc giữa các
bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật không chỉ có mối liên hệ chặt chẽ mà
còn luôn có sự thống nhất nội tại với nhau để các quy phạm pháp luật không
bị trùng lặp, chồng chéo và mâu thuẫn lẫn nhau. Sư thống nhất của hệ thống
pháp luật là điều kiện cần thiết đảm bảo cho tính thống nhất về mục đích của
pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện pháp luật.

1.3 Tính phù hợp của hệ thống pháp luật:
Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nội dung của hệ thống
pháp luật có phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện chính
trị, các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội và pháp luật quốc tế hay không. Hệ
thống pháp luật phải phản ảnh trình độ kinh tế - xã hội, nó không thể hiện cao
hơn hay thấp hơn trình độ phát triển đó. Ngoài ra hệ thống pháp luật còn phải
phù hợp với các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Và cuối cùng,
hệ thống pháp luật quốc gia có ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật quốc tế và
ngược lại nó cũng chịu ảnh hưởng trở lại của pháp luật quốc tế. Từ đó chúng
ta có thể nhận thấy rằng tính phù hợp của hệ thống pháp luật rất quan trọng.
Nếu pháp luật không phù hợp với thực thế thì sẽ làm mất đi hoặc giảm đi hiệu
quả của pháp luật. Nhưng nếu pháp luật phù hợp với thực tế thì việc thực hiện
pháp luật của chủ thể sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
1.4 Ngôn ngữ và kĩ thuật xây dựng pháp luật:
Chất lượng của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở trình độ kỹ thuật pháp
lý khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đó là, tổng thể những phương
pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống pháp
luật nhằm đảm bảo cho pháp luật có được đầy đủ các khả năng để điều chỉnh
có hiệu quả các quan hệ xã hội và thực hiện pháp luật tốt hơn. Được thể hiện
ở việc xác định chính xác, khoa học cơ cấu của hệ thống pháp luật phù hợp
với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Ngôn ngữ được sử dụng trong
văn bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo
tính cô đọng, logic và một nghĩa. Và trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
5


pháp luật cần phải sử dụng các kĩ thuật pháp lý, quy tắc pháp lý tiên tiến,
khoa học nhất đã đạt được của nhân loại trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật.
Nếu lam tốt điều này, thì pháp luật sẽ dễ di vào đời sống thực tế giúp việc
thực hiện pháp luật dễ dàng, thuận lợi và chính xác.

Như vậy, hệ thống pháp luật có kết cấu khoa học, toàn diện, đồng bộ,
có nội dung thống nhất, phù hợp, được trình bày chính xác dễ hiểu, dễ thực
hiện và áp dụng trong đời sống, những mục đích đề ra cho pháp luật luôn có
tính hiện thực cao là những điều kiện quan trọng thể hiện chất lượng của hệ
thống pháp luật, từ việc nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật sẽ giúp các
chủ thể thực hiện pháp luật được tốt và hiệu quả hơn.
2. Các điều kiện và môi trường thực hiện pháp luật:
2.1 Ý thức của con người trong việc thực hiện pháp luật:
Ý thức pháp luật là điều kiện cần thiết đối với chủ thể áp dụng pháp
luật. Một khi các chủ thể có những tri thức pháp luật cần thiết, họ sẽ có những
hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc làm hợp pháp
không trái pháp luật. Ngoài ra, ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng
trong trường hợp các quy phạm pháp luật hiện hành bị lạc hậu, không đáp ứng
một cách đầy đủ chính xác những đòi hỏi của sự phát triển xã hội. Trong
trường hợp đó chủ thể sẽ căn cứ vào ý thức pháp luật, các nguyên tắc của
pháp luật và niềm tin của bản thân để thực hiện pháp luật theo những cách tốt
nhất, phù hợp nhất. Không những vậy, ý thức pháp luật còn có sự tác động rất
lớn tới hành vi của con người thông qua yếu tố tư tưởng, tâm lý.
Có thể nói, hiểu biết pháp luật, thái độ, tình cảm đúng đắn đối với pháp
luật khiến các chủ thể thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Ngược lại,
có những người dân do những yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến đội khi
không hiểu biết pháp luật, có ác cảm đối với pháp luật, mất lòng tin vào pháp
luật và các cơ quan pháp luật là nguyên nhân quan trọng dẫn chủ thể vi phạm
pháp luật. Như vậy, ý thức pháp luật là một nhân tố quan trọng trong việc
thúc đẩy thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.
6


2.2 Phong tục tập quán và đạo đức của người dân trong việc thực hiện pháp
luật:

Phong tục tập quán là những thói quen ứng xử của cộng đồng hay
những quy tắc xử sự chung được hình thành một cách tự phát trong một cộng
đồng dân cư, được lưu truyền chủ yếu theo phương thức truyền miệng, được
đảm bảo thực hiện bằng thói quen, bằng sức thuyết phục của chúng và bằng
dư luận xã hội hay bằng biện pháp cưỡng chế phi nhà nước. Phong tục tập
quán có ảnh hưởng đối với việc thực hiện pháp luật: những phong tục tập
quán phù hợp lại góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách
nghiêm chỉnh, tự giác hơn, dựa trên lòng tin và sự tuân thủ sẵn có của người
dân đối với các tập tục. Còn những phong tục tập quán không phù hợp lại cản
trở việc thực thi pháp luật, đi ngược lại ý chí của nhà nước. Bên cạnh đó, pháp
luật góp phần củng cố phát huy vai trò của phong tục tập quán tốt đẹp, phù
hợp với ý chí của nhà nước. Đồng thời, pháp luật ra đời đã dần dần loại bỏ
những tập tục trái với ý chí nhà nước. Như vậy, về cơ bản pháp luật không
ngăn cấm, loại bỏ những phong tục tập quán tốt đẹp mà tạo điều kiện cho
phong tục tập quán đó trở thành những nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.
Với những phong tục tập quán lạc hậu, trở nên mâu thuẫn với pháp luật sẽ bị
loại bỏ. Chính vì vậy phong tục tập quán có tác động rất lớn tới việc thực hiện
pháp luật ở Việt Nam.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình
sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội
trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội. Vì thế đạo đức là
loại quy phạm không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó cũng là những chuẩn
mực về cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, về lương tâm, trách nhiệm hay bổn
phận của con người. Khi chưa có pháp luật hay pháp luật bất lực thì đạo đức
nói lên tiếng nói của nó, giúp xã hội trở nên ổn định. Mặt khác, đôi khi đạo
đức là những quan niệm đã ăn sâu vào trong tiềm thức của con người rất khó
7



thay đổi dẫn đến những ảnh hưởng không tốt khi thực hiện pháp luật. Tóm lại,
giữa đạo đức và phong tục tập quán có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau
và cả hai đều có vai trò trong hành vi thực hiện pháp luật của con người.
2.3 Kỹ năng thực hiện pháp luật của nhân dân:
Kỹ năng thực hiện pháp luật của nhân dân là một yếu tố quan trọng
trong khi thực hiện pháp luật. Kỹ năng đó được thể hiện ở khả năng sử dụng
quyền và nghĩa vụ một cách chính xác, đầy đủ của mỗi người dân. Nếu người
dân nắm chắc những quyền và nghĩa vụ củ mình thì khi đó họ sẽ thực hiện
pháp luật một cách nghiêm chỉnh, không vi phạm pháp luật. Nhưng thực tế
hiện nay, ở nhiều nơi trình độ dân trí còn thấp vì thế họ chưa quan tâm nhiều
đến những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của mình, đó là một thực trạng đáng
buồn và thực trạng đó dẫn tới những hậu quả không tốt khi thực hiện pháp
luật đó chính là hành vi vi phạm pháp luật.
2.4 Những điều kiện vật chất – kĩ thuật cần thiết để đảm bảo cho việc thực
hiện pháp luật:
Thực tế hiện nay rất nhiều văn bản pháp luật, quy định của pháp luật để
có thể áp dụng vào trong thực tế đời sống cần một sự chi phí rất lớn về tiện
của, công sức và những trang thiết vất chất – kĩ thuật nhất định. Vì thế, kinh
phí cho hoạt động thực hiện pháp luật là một điều kiện quan trọng và cần thiết
để việc thực hiện pháp luật đạt được kết quả tốt nhất. Nhưng do đất nước còn
thiếu tiềm lực về kinh tế vì vậy nhà nước mới chỉ đáp ứng một phần kinh phí
cho việc thực hiện pháp luật.
2.5 Công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực
hiện pháp luật:
Các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phải được tổ
chức một cách khoa học, có sự phân công rã ràng về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận để tránh hiện tượng chồng chéo,
mâu thuẫn, cản trở lẫn nhau trong công việc của mỗi các cơ quan này. Sự
không thống nhất, không phân định rõ ràng phạm vi, lĩnh vực hoạt động hoặc
8



thẩm quyền của các cơ quan này thường dẫn đến có những vụ việc nhiều cơ
quan cùng thực hiện dẫn tới sự chồng chéo trong cách giải quyết nhưng có
những vụ việc thì đùn đẩy không cơ quan nào chịu nhận trách nhiệm thực
hiện đó là một thực tế dang diễn ra hiện nay tại các cơ quan này.
Đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật phải thông thạo về nghiệp vụ, nắm
vững chuyên môn để giải quyết các vụ việc trong thẩm quyền của mình một
cách chính xác và công tâm. Và hơn hết, mỗi cán bộ thục hiện pháp luật phải
đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật của mình.
2.6 Chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật:
Đây là một vấn đề quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực
hiện pháp luật. Nếu các cơ quan và nhà chức trách có thẩm quyền thực hiện
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách có hiệu quả. Từ đó các
chủ thể nắm rõ được nội dung, tinh thần các quy định của pháp luật, họ sẽ biết
mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào,…
Nhưng một thực tế là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn
nhiều yếu kém, chưa có được sự quan tâm sắc của các cấp chính quyền vì vậy
người dân đôi khi còn chưa nắm rõ pháp luật. Từ đó, các cơ quan nhà nước và
nhà chức trách có thẩm quyền cần phải có những hành động tích cực và cụ thể
để các chủ thể sẽ chủ động và tự giác trong việc thực hiện pháp luật.

KẾT LUẬN
9


Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao,
pháp luật ngày càng chứng minh được giá trị của nó trong cuộc sống. Chúng
ta hi vọng những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật sẽ phát huy

tác dụng tích cực, những tác động tiêu cực của nó sẽ bị hạn chế để việc thực
hiện pháp luật sẽ trở thành một lối sống của người Việt Nam hiện đại trong
yêu cầu của việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
10


• Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2010.
• Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Giáo trình lí luận chung về nhà nước và
pháp luật, Nxb. ĐHQGHN, 2005.
• Bùi Ngọc Sơn, Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa
Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2004.
• Bùi Xuân Phái, Tâm lí người Việt và văn hóa pháp lí, Tạp chí dân chủ
và pháp luật, số 2/2008.
• />• cứu văn hóa/văn hóa tộc người/luật
tục với thi hành pháp luật/
• Nguyễn Minh Đoan, Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện
nay, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2010.
• Nguyễn Minh Đoan, Tập tục và pháp luật, Tạp chí nghiên cứu lập
pháp, số 12/2003.

11



×