A. MỞ ĐẦU
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý,
vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội pham và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Trong hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính , việc đề ra hệ thống các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả đầy
đủ, hợp lí, có hiệu lực và hiệu quả cao có ý nghĩa quan trọng. Thời gian qua cùng với quá
trình đẩy mạnh và tăng cường hoạt động xử phạt hành chính bảo đảm cho việc quản lí nhà
nước có hiệu lực, một hệ thống chế tài xử phạt được đẩy mạnh và hoàn thiện, phù hợp với
hoàn cảnh xã hội ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, hệ thống chế tài
này đã và đang bộc lộ những khiếm khuyết, bất cập, hạn chế. Do đó đòi hỏi phải có sự bổ
sung, nghiên cứu và hoàn thiện. Trên cơ sở tìm hiểu về thực tiễn áp dụng, em xin có những
đánh giá về tính hợp lí của các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp
khắc phục hậu quả.
B. NỘI DUNG
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính Khái quát về các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính
Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu các hình thức xử phạt,
đó có thể là một trong các hình phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền, nếu là người nước
ngoài thì có thể bị trục xuất. Ngoài các hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm, cá nhân, tổ chức vi pham còn có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt
bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Các hình thức xử phạt hành chính thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối
với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lí nhà nước thông qua
việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần,
mang tính giáo dục đối với cá nhân tổ chức bị xử phạt góp phần nâng cao ư thức của công
dân trong việc chấp hành pháp luật. Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành
chính còn góp phần khôi phục và bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của cá
nhân, tổ chức. Với ý nghĩa quan trọng như vậy việc ban hành được các hình thức xử phạt
vi phạm hành chính hợp lí là một điều hết sức quan trọng.
Vậy như thế nào là hợp lí? Một hình thức xử phạt vi phạm hành chính hợp lí trước
hết phải phù hợp với sự phát triển của xã hội, của đất nước, phải đảm bảo phù hợp với mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính. Ngoài ra các hình thức xử phạt
vi phạm hành chính phải đảm bảo kết hợp tính giáo dục và tính trừng trị, đảm bảo tính
thống nhất đồng bộ giữa các văn bản pháp luật và hội nhập với pháp luật quốc tế. Từ
những yêu cầu trên kết hợp với các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn được áp
dụng trên thực tế ta có thể đánh giá được tính hợp lí của các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính ở nước ta hiện nay.
2. Đánh giá tính hợp lí của các quy định hiện hành về các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính
a) Phạt cảnh cáo
Theo Điều 13 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định “Cảnh cáo
được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm
nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”. Như vậy chỉ có thể
áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên hoặc tổ chức vi
phạm hành chính khi có đủ điều kiện sau: hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện
được văn bản pháp luật quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo ; hành vi vi
phạm đó phải là vi phạm lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Điều 8 Pháp
lệnh xử lí vi phạm hành chính.
Có thể thấy hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng trong xử phạt hành chính như
hiện nay là thích hợp. Bởi vì như chúng ta đã biết mục đích chính của việc xử phạt vi phạm
hành chính không phải là mục đích trừng trị mà là cải tạo, giáo dục người vi phạm. Hình
thức phạt cảnh cáo rất thích hợp cho những hành vi vi phạm nhỏ, lần đầu và đối với người
chưa thành niên. Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo sẽ làm cho người vi phạm thấy
được sự nghiêm minh cũng như sự khoan hồng của pháp luật, từ đó có ý thức hơn trong
việc chấp hành pháp luật.
Tuy nhiên hiện nay việc quy định và thực tiễn áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
còn một số điểm hạn chế. Việc quy định cơ sở cũng như đối tượng áp dụng hình phạt cảnh
cáo được quy định chưa rõ ràng, còn quá chung chung dấn đến việc khó vận dụng, ví dụ
như như thế nào là vi phạm hành chính nhỏ? Điều này luật chưa quy định rõ. Các quy định
chung chung dẫn đến sự không thống nhất trong việc xử phạt vi pham hành chính . Hơn
nữa về đối tượng áp dụng, hình thức xử phạt cảnh cáo áp dụng đối với cả tổ chức có lẽ là
không phù hợp, thực tế việc áp dụng trách nhiệm hành chính dưới hình thức phạt cảnh cáo
đối với tổ chức không có tác dụng đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính. Trên thực
tế ta cũng thấy rằng hình thức xử phạt cảnh cáo ít khi được áp dụng
b) Phạt tiền
Theo Điều 14 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định về hình
thức phạt tiền như sau :
“1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000đồng đến 500.000.000
đồng.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý
nhà nước được quy định như sau:
a) Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệcác công trình giao
thông; khai thác và bảo vệ công trình thuỷlợi; lao động;đo lường, chất lượng sản phẩm
hàng hoá; kế toán; thống kê; tưpháp; bảo hiểm xã hội; phòng cháy, chữa cháy;
b) Phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực: giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa; văn hoá - thông
tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; đêđiều, phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực;
bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thú y; giống cây trồng; giống vật
nuôi; quốc phòng; dân số và trẻ em; lao động đi làm việc ở nước ngoài; dạy nghề; biên
giới quốc gia;
c) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực: thương mại; phí, lệ phí; hải quan; an toàn và kiểm soát bức xạ; giao
thông đường sắt; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chuyển giao công nghệ;
kinh doanh bảo hiểm; quản lư vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể thao;
d) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực: hàng hải; hàng không dân dụng; khoa học, công nghệ;đo đạc,
bản đồ; giáo dục; công nghệ thông tin; tài nguyên nước; thuế;
đ) Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng;
sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai
thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác.
3.Đối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được
quy định tại khoản 2 Điều này thì Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng tối đa không
vượt quá 100.000.000 đồng.
Trong trường hợp luật quy định mức phạt tiền tối đa khác với quy định tại Điều này thì áp
dụng theo quy định của luật.”
Phạt tiền là hình thức xử phạt áp dụng phổ biến đối với nhiều loại vi phạm hành
chính, từ những vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội đến các vi
phạm trong các lĩnh vực quản lí kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, môi trường…phạt tiền tác
động đến vật chất của người vi phạm gây cho họ bất lợi về tài sản, từ đó giáo dục, răn đe
họ cần nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Việc lựa chọn và áp dụng mức tiền phạt đối với
người vi phạm phải nằm trong khung phạt được pháp luật quy định cho loại vi phạm đã
thực hiện theo cách: khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với 1 hành vi vi phạm hành
chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình
tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống nhưng không quá mức tối thiểu của khung
tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được
vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Quy định này phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội, đảm bảo không quá cao và cũng không quá thấp cho người vi phạm, vừa đảm bảo
được tính trừng phạt, răn đe nhưng cũng thể hiện được sự nhân đạo của pháp luật. Ta cũng
có thể thấy rằng kể từ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1985, Pháp lệnh xử lí vi
phạm hành chính năm 1995 và đến Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 hiện
hành khung tiền phạt đã tăng lên đáng kể điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của
kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa của khung hình
phạt lớn, khoảng cách này tương đối phù hợp vì trên thực tế vi phạm hành chính diễn ra rất
đa dạng, với tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng hình thức phạt tiền còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất trong phạt tiền điều quan trọng là phải phân định rõ khung hình phạt, các
mức phạt tiền đối với các vi phạm hành chính cụ thể được quy định trong pháp lệnh và các
nghị định hiện tại còn rất chung chung, chưa cụ thể. Ở pháp lệnh chỉ mới quy định mức
mức phạt tiền tối đa áp dụng cho các lĩnh vực quản lí nhà nước, còn ở các nghị định mặc
dù có kể ra các hành vi vi phạm và mức phạt nhưng mức độ phân loại chưa cụ thể. Quy
định chưa cụ thể sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng các quy định này
Thứ 2 về điều kiện áp dụng hình phạt tiền cũng chưa được quy định rõ ràng và hợp
lí. Theo quy định của Pháp lệnh thì phạt cảnh cáo áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành
chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện , như vậy nhìn
chung là áp dụng hình phạt tiền đối với các vi phạm hành chính còn lại. Vậy làm thế nào
để phân biệt được giữa các vi phạm hành chính nhỏ và vi phạm hành chính lớn để xử phạt
cảnh cáo hay phạt tiền? một số điểm về tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ cũng chưa được
rõ ràng và không thống nhất giữa các văn bản.
Thứ 3 về đối tượng áp dụng hình phạt tiền, việc coi người chưa thành niên từ 14 tuổi
đến 16 tuổi không phải là đối tượng áp dụng hình thức phạt tiền tuy có thể hiện tính nhân
đạo và trách nhiệm giáo dục đối với trẻ em nhưng có vẻ như không hiệu quả vì nó thiếu
tính răn đe.
Hơn nữa mặc dù quy định khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với 1 hành vi vi
phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó;
quy định này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, đảm bảo không quá cao và cũng không
quá thấp cho người vi phạm tuy nhiên điều này lại hạn chế quyền lựa chọn mức phạt của
người có thẩm quyền xử phạt, buộc phải ấn định một mức xử phạt chung đó là mức trung
bình của khung khi hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ . Trong khi đó trên
thực tế hành vi vi phạm hành chính mặc dù có tên gọi giống nhau nhưng tính chất và mức
độ nguy hiểm thì khác nhau điều đó đòi hỏi mức xử phạt cũng phải khác nhau.
c) Trục xuất
Theo quy định tại Điều 15 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 “Trục xuất
là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”.
Trục xuất vừa là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt bổ sung. Trục xuất là
hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc áp dụng cùng với hình thức xử phạt bổ
sung tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện
được sử dụng để vi phạm hành chính. Hình thức này là hình thức xử phạt bổ sung khi được
áp dụng kèm theo các hình thức sử dụng khác. Người nước ngoài bị trục xuất theo thủ tục
hành chính.
Trong quá trình hội nhập hiện nay thì số lượng người nước ngoài đến sinh sống, làm
việc, học tập ở nước ta tương đối lớn. Trên thực tế việc người nước ngoài có hành vi vi
phạm hành chính vẫn thường xuyên xảy ra. Việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thể
hiện sự nghiêm khắc của pháp luật Việt Nam đồng thời đây cũng là một biện pháp để đảm
bảo an ninh quốc gia, an toàn lãnh thổ. Hơn nữa vì vấn xử phạt đối với người nước ngoài là
một vấn đề khá nhạy cảm, liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia khác
nên việc quy định Chính phủ quy định thủ tục trục xuất và thẩm quyền quyết định thủ tục
áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thuộc về bộ trưởng Bộ công an là hợp lí, phù hợp với
tính chất quan trọng của vấn đề.
Tuy nhiên theo Ðiều 7 Nghị định của Chính phủ số 97/2006/ NÐ-CP quy định trong
quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài phải ghi rõ nơi bị trục xuất đến. Với
quy định này thực tế việc áp dụng hình thức phạt trục xuất có thể gặp khó khăn khi người
vi phạm pháp luật là người không quốc tịch. Nên chăng pháp luật chỉ dừng ở mức độ quy
định buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam
d) Tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề
Hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của tổ chức cá nhân
vi phạm hành chính được quy định tại điều 16 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm
2002 .Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là việc không công nhận giá trị
của chứng chỉ hành nghề, người vi phạm không được thực hiện những hoạt động ngành
nghề mà chứng chỉ hành nghề đó đã xác nhận. Về nội dung việc tước quyền sử dụng giấy
phép chứng chỉ hành nghề nhằm triệt tiêu điều kiện mà người vi phạm đã sử dụng là
phương tiện thực hiện vi phạm. Hình phạt này vừa mang tính phòng ngừa, ngãn chặn , vừa
mang tính cưỡng chế làm bất lợi về lợi ích vật chất và tinh thần.
Hình thức xử phạt này được áp dụng khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Văn bản pháp luật về xử phạt hành chính quy định có thể áp dụng biện pháp xử phạt này
đối với vi phạm hành chính cụ thể nào đó.
- Cá nhân, tổ chức đã có hành vi trực tiếp vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề
Hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề tuy chỉ là hình phạt
bổ sung nhưng ta thấy rằng hình thức xử phạt này rất nghiêm khắc vì nó ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi ích vật chất, uy tín của người vi phạm hành chính. Trên thực tế ta có thể thấy
rằng người bị xử phạt vi phạm hành chính sợ bị áp dụng hình thức tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề hơn là bị phạt tiền. Do đó hình thức xử phạt này mang lại
hiệu quả cao.
Bên cạnh những ưu điểm, thì hình thức xử phạt này còn bộc lộ một số hạn chế .
Theo Điều 16 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 thì sẽ tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn được áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Tuy nhiên vi phạm nghiêm trọng đến mức độ nào thì tước quyền này? Khi nào thì tước có
thời hạn? khi nào thì không thời hạn? điều này lại chưa được các văn bản pháp luật của
Chính phủ quy định cụ thể. Chính vì lí do đó đang tạo thành hành vi tuỳ tiện, không công
bằng trong việc xử phạt vi phạm hành chính.
e) Tịch thu tang vật, phương tiệnđược sử dụng để vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt này được quy định tại điều 17 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính
năm 2002 “
1. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là việc sung vào
quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành
chính.
2. Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm
đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp
pháp”
Hình thức xử phạt này đã tước quyền sở hữu đối với tài sản của người vi phạm và
chuyển sang sở hữu nhà nước, điều này đã hạn chế khả năng tiếp tục vi phạm hành chính
của tổ chức, cá nhân; răn đe giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người vi phạm.
Tuy nhiên hình thức tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính cần được quy định cụ thể, chặt chẽ hơn trên tinh thần của xử phạt vi phạm hành
chính. Vì việc chưa có quy định cụ thể về mức tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng
để vi phạm hành chính nên dẫn đến việc áp dụng tuỳ tiện gây thiệt hại lớn cho người vi
phạm. Hơn nữa quy định về hình thức này trong các văn bản pháp luật cũng chưa thống
nhất . Trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, hình thức tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm được quy định là hình phạt bổ sung, tuy nhiên trong văn bản pháp luật khác cụ thể
là ở khoản 6 Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại lại quy định hình thức này được áp
dụng như biện pháp khắc phục hậu quả. Do quy định của việc áp dụng hình thức xử phạt
bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là khác nhau cho nên sự không thống nhất này
dẫn đến việc áp dụng không đúng pháp luật.
II. Các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Khái quát về các biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính như đã nêu trên , tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Về mặt bản chất, biện pháp cưỡng
chế hành chính này không có tính trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục
đích khắc phục hậu qủa do vi phạm hành chính đã để lại trên thực tế.
Các biện pháp bao gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc
buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh
do vi phạm hành chính gây ra
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện
- Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá
phẩm độc hại
- Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyếtđịnh áp dụng theo quy
định của Chính phủ
Việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải
đảm bảo các yêu cầu sau: chỉ được áp dụng khi văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính cho phép áp dụng đối với vi phạm hành chính cụ thể; khi áp dụng phải tuân thủ triệt
để pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng.
Tại Điều 10 và Điều 56 của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 còn quy định về
việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Điều 10: “Thời hạn ra quyết định xử phạt…; trong trường hợp không ra quyết định xử
phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều
12 của Pháp lệnh này và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành…”
Điều 56: “ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là …nếu quá các thời hạn nói trên thì
không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại
các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này…”
Như vậy qua 2 quy định trên ta có thể thấy rằng nếu trường hợp đã quá thời hạn ra
quyết định xử phạt hoặc quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì các biện pháp khắc
phục hậu quả được áp dụng độc lập, còn lại tất cả các trường hợp khác thì các biện pháp
khắc phục hậu quả đều phải áp dụng kèm theo hình phạt chính
2. Đánh giá tính hợp lí của các quy định hiện hành về các biện pháp khắc phục hậu
quả
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra
hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
Quy định này buộc các cá nhân tổ chức, đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính
dẫn đến những thay đổi so với tình trạng ban đầu của sự vật thì phải tự mình bằng mọi
cách đưa sự vật trở lại trạng thái ban đầu. Việc tháo dỡ các công trình sử dụng trái phép
chủ yếu để khắc phục hậu quả những vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
Việc áp dụng quy định trên hoàn toàn cần thiết nhằm đảm bảo cơ sở vật chất quốc
gia, trật tự quản lí nhà nước, để đảm bảo khi có vi phạm xảy ra không những chỉ xử phạt,
răn đe mà còn phải có biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên trên thực tế ta có thể thấy
rằng việc xây dựng các công trình trái phép, lấn chiếm lòng lề đường đang xảy ra rất nhiều
đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Vì vậy vấn đề đặt ra là cần
áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
b)Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch
bệnh do vi phạm hành chính gây ra
Hiện nay như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra hết sức
nghiêm trọng, trong những năm qua có biết bao trường hợp các công ty xả chất thải chưa
qua xử lí trực tiếp ra môi trường, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp thải ra môi truờng
với số lượng lớn… Dịch bệnh như cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, heo tai xanh…
bùng phát rất nhanh, tình trạng nhập lậu trái phép các thực phẩm độc hại, nguy hiểm cho
sức khoẻ con người diễn ra ngày càng nhiều. Vì vậy quy định buộc thực hiện các biện pháp
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra
càng có ý nghĩa hơn lúc nào hết. Đây là một quy định cần thiết để đảm bảo sức khoẻ cho
người dân, bảo vệ môi trường sống cho con người. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà những
người có thẩm quyền sẽ có những biện pháp xử lí thích hợp nhất.
c)Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện
Biện pháp này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong trường
hợp đưa hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vào lãnh thổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy
định của pháp luật hoặc hàng tạm nhập tái xuất nhưng không được tái xuất đúng với quy
định của pháp luật thì bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất. Pháp luật
quy định trong mọi trường hợp trên cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí để thực
hiện biện pháp này.Biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng
hóa, vật phẩm, phương tiện bảo đảm cho sự ổn định của thị trường, giữ vững sự quản lí
của nhà nước trên mọi lĩnh vực.
d)Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá
phẩm độc hại
Biện pháp này chủ yếu được áp dụng đê khắc phục những hậu quả do vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực liên quan đến việc kinh doanh những sản phẩm liên quan đến sức
khoẻ, tâm lí… con người
Biện pháp này trên thực tế đã được chứng minh là cần thiết để bảo vệ những giá trị
về sức khoẻ,cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân. Để đảm bảo cho con người, vật
nuôi, cây trồng khỏi những tác động nguy hại của các vật phẩm là tang vật của vi phạm
hành chính, pháp luật buộc phải tiêu huỷ là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo ngăn chặn tận
gốc, không để phát tán ra cộng đồng.
e) Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo
quy định của Chính phủ.
Do pháp luật không thể dự liệu hết và đặt ra toàn bộ những biện pháp khắc phục hậu
quả nên quy định này sẽ nhằm khắc phục được lỗ hổng của pháp luật. Có thể áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả khác khi trên thực tế có những trường hợp xảy ra mà pháp
luật chưa dự liệu được
Nhìn chung các biện pháp khắc phục hậu quả trên đã được pháp luật quy định phù
hợp với thực tế. Tuy nhiên bản thân các biện pháp trong pháp lệnh này còn có chung chung
cần được cụ thể hơn nữa. Ngoài ra 1 số biện pháp khắc phục hậu quả mà trước đây ta đã áp
dụng nay đã không được sử dụng nữa nếu được sử dụng trở lại thiết nghĩ rằng nó sẽ đem
lại hiệu quả ví dụ như: nộp thuế, phụ thu do đã trốn tránh; giải tán các hội, phái, giáo phái,
huỷ bỏ các quy định trái pháp luật…
Như vậy trong thời gian qua một hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính đã
được đẩy mạnh và hoàn thiện, đặc biệt đã có những thay đổi thể hiện rõ tính giáo dục, tinh
thần nhân đạo và tôn trọng các quyền tự do dân chủ của công dân phù hợp với điều kiện
xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh
đó, hệ thống chế tài này đã bộc lộ một số hạn chế như còn lẫn lộn giữa các hình phạt chính,
phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả, các điều kiện để áp dụng từng chế tài
chưa quy định đầy đủ và thống nhất. Đặc biệt chỉ với số lượng các hình thức xử phạt như
hiện nay thì không phải lúc nào cũng đủ để áp dụng tương xứng với hành vi, mức độ tính
chất của vi phạm hành chính và vì vậy việc xử phạt ngay cả phạt tiền ở mức cao không
phải bao giờ cũng đem lại hiệu quả mong muốn
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống hình thức xử phạt vi phạm hành
chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
- Cần mở rộng hệ thống hình phạt, bổ sung thêm 1 số hình thức như: buộc lao động phục
vụ học tập; đình chỉ hoạt động có thời hạn; buộc người vi phạm học tập pháp luật có liên
quan đến vi phạm.
- Cần thiết quy định buộc các chủ thể có thẩm quyền xử phạt thông báo về việc xử phạt
cảnh cáo về cơ quan, đơn vị công tác hoặc nơi cư trú của những cá nhân vi phạm
- Pháp luật cán bộ, công chức cũng cần bổ sung quy định về việc cán bộ công chức nếu bị
xử
phạt cảnh cáo do vi phạm hành chính mấy lần thì sẽ bị kỉ luật
- Cần ứng dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung
và hoạt động áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính nói riêng
C. KẾT THÚC
Xử phạt vi phạm hành chính được coi là biện pháp có hiệu quả trong việc đấu tranh
xử phạt vi phạm hành chính, bảo vệ trật tự pháp luật, an toàn xã hội, không ngừng tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy vấn đề bổ sung, hoàn thiện các quy định trong xử
phạt vi phạm hành chính nói chung và các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục
hậu quả nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình luật hành chính Việt Nam- ĐH Luật Hà Nội
2.Hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính, những bất cập, hạn chế và phương hướng
hoàn thiện . PGS.TS Bùi Xuân Đức- Tạp chí luật học số 5-2009
3.Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2008
4. Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. TS Trần
Thị Hiền. Tạp chí luật học số 11- 2011
5.Hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính- khóa luận tốt nghiệpNgô Thị Minh Hà
6. Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính - Lê Vương LongĐặc san xử lí vi phạm hành chính năm 2003
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
I. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Khái quát về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
trang 1
trang 1
2. Đánh giá tính hợp lí của các quy định hiện hành về các hình thức xử phạt vi phạm hành
chính
trang 2
II. Các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Khái quát về các biện pháp khắc phục hậu quả.
trang 7
2. Đánh giá tính hợp lí của các quy định hiện hành về các biện pháp khắc phục hậu quả
trang 8
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống hình thức xửpháp vi phạm hành chính và
các biện pháp khắc phục hậu quả
trang 10
C.KẾT THÚC
trang10