Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.71 KB, 11 trang )

I.Lời mở đầu.
Ngày 2/9/1945, tại thủ đô Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước quốc dân
đồng bào toàn thế giới về sự ra đời nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Đó
là nước Việt Nam dân chủ cộng hoà – một chính quyền kiểu mới, thành quả của cách
mạng tháng Tám, xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột hơn tám mươi năm của thực dân, đế
quốc và hàng nghìn năm phong kiến. Nhà nước ta do nhân dân lao động làm chủ, nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Trong bài báo Dân vận ( năm 1949 ) Hồ Chí Minh
khẳng định: Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền
hạn đều của dân..Với bản chất dân chủ sâu sắc, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa ghi nhận và đảm bảo thực hiện.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động tự tổ chức để thực hiện quyền
lực của mình. Nó là một tổ chức được lập ra nhằm phát huy tài măng, sức lực của
người lao động trong việc gánh vác các công việc của nhà nước và xã hội nhằm phục
vụ lợi ích của chính họ. Ghi nhận nội dung này, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi,
bổ sung năm 2001) nêu rõ: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là
người làm chủ đất nước, việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lí
hành chính nhà nước phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như là một nguyên tắc
cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước. Đây chính là sự tự do về chính trị, có nghĩa
là sự tự do của nhân dân trong việc quyết định, điều chỉnh các công việc của họ cũng
như của đất nước. Quyền của nhân dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội nói chung,
tham gia quản lí hành chính nhà nước nói riêng là quyền chính trị chiếm vị trí trung
tâm trong các quyền về chính trị của công dân. Điều 3 Hiến pháp năm 1992 ( sửa dổi,
bổ sung năm 2001) khẳng định: “ Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền
làm chủ về mọi nặt của nhân dân”. Quyền được tham gia vào quản lí các công việc của
nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân và đã được Hiến pháp ghi nhận và
trên thực tế nó đã được bảo đảm thực hiện thông qua hàng loạt những hoạt dộng cụ
thể. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà
nước xuất phát từ nguyên lí “ nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước” – bản chất của


nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này đã khẳng định vai trò quan trọng của
nhân dân lao động trong qủan lí hành chính nhà nước, điều này đã được chủ nghĩa
Mac Lê-nin chỉ ra và thực tiễn lịch sử đã chứng minh. V.I.Lê-nin cho rằng đây là
phương tiện thần kì cho phép nhân lên hàng chục lần sức mạnh của bộ máy nhà nước.
Mặt khác, nó cũng xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc
đảm bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành
chính nhà nước.

1


II. Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành
chính nhà nước.
Cũng giống như bất kì hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước
được tiến hành trên sơ sở những nguyên tắc nhất định. Xem xét một cách cụ thể, ở góc
độ hành chính, nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm
pháp luật hành chính có nội dung là tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện
hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Với khái niệm này ta có thể hiểu nguyên tắc
nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nứơc là một quy
phạm pháp luật thể hiện bản chất dân chủ của nhà nước ta, theo đó nhân dân lao động
trên cả nước có quyền, có nghĩa vụ và được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia quản
lí các công việc trong quản lí hành chính nhà nước. Nội dung này sẽ là tư tưởng làm cơ
sở cho tất cả các hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Trên thực tế, việc tiến hành
hoạt động quản lí hành chính nhà nước dựa trên rất nhiều nguyên tắc tổ chức và hoạt
động khác nhau, trong đó có những nguyên tắc được xác định là những nguyên tắc cơ
bản trong quản lí hành chính nhà nước. Đây là những nguyên tắc có tính bao trùm, chi
phối toàn bộ các mặt hoạt động cơ bản của quản lí hành chính nhà nước đồng thời là
cơ sở để hình thành, xây dựng và tổ chức thực hiện những nguyên tắc khác trong quản
lí hành chính nhà nước. Với bản chất dân chủ sâu sắc, nguyên tắc nhân dân lao động
tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước là một nguyên tắc cơ bản, có vị trí

quan trọng trong nhóm các nguyên tắc chính trị - xã hội, thể hiện sâu sắc bản chất giai
cấp của nhà nước. Thực chất quyền lực nhà nước ta là quyền lực của mội công dân
liên hiệp lại tạo thành nhà nước, chính công dân giao cho người đại diện của mình
thừa hành quyền lực đó. Cơ quan nhà nước tự nó không có quyền mà chỉ thừa hành
quyền lực do công dân uỷ nhiệm. Vì vậy, công dân mới thực sự là chủ thể của quyền
lực nhà nước. Xây dựng quyền lực nhà nước trong mối quan hệ với xã hội của các
công dân là giải quyết mấu thuẫn giữa quyền lực nhà nước tập trung với quyền lực và
tự do của công dân. Trong quản lí hành chính nhà nước, nguyên tắc này thể hiện ở
những hình thức tham gia vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao
động. Đây là những hình thức được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng các
phương tiện của nhà nước. Các hình thức tham gia vào quản lí hành chính nhà nước
của nhân dân lao động bao gồm những hình thức dưới đây:
1. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nhà nước ta là nhà nước là nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân , do dân và vì dân;
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà công cụ để thực hiện quyền lực nhà
nước đó chính là các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Với bản chất dân chủ sâu sắc,
bộ máy nhà nước ta phải lấy dân làm gốc, phải biết dựa vào dân, trung thành với lợi
ích của nhân dân, biết phát huy trí tuệ của nhân dân, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến
của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Vì vậy, tham gia vào hoạt động của
các cơ quan nhà nước là là hình thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả của
người lao động vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Người lao động nếu đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định đều có thể tham gia vào hoạt động của
2


các cơ quan nhà nước để trực tiếp hay gían tiếp thực hiện công việc quản lí hành chính
nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trước hết, người lao động có thể tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước
với tư cách là thành viên của cơ quan này. Khi có đủ điều kiện, người lao động có thể
sẽ được bầu cử để trở thành đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân. Các

đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nước ta theo tinh thần của Lê nin là
những người: “ Tự mình công tác, tự mình áp dụng những luật pháp của mình, tự mình
liểm tra, lấy những tác dụng của luật pháp ấy tự mình chịu trách nhiệm trước cử tri của
mình”. Ở cương vị này, đại biểu được chọn sẽ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của
toàn thể nhân dân, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Người
lao động sẽ trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của
từng địa phương, trong đó có các vấn đề về quản lí hành chính nhà nước.
- Bên cạnh đó, nhân dân lao động có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan
nhà nước khác ( cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử) với
tư cách là những cán bộ công chức. Là cán bộ, công chức của nhà nước, nhân dân lao
động sẽ sử dụng một cách trực tiếp quyền lực nhà nước để tiến hành những công việc
khác nhau của quản lí hành chính nhà nước, thể hiện vai trò người làm chủ đất nước.
Họ sẽ có đầy đủ các điều kiện để biến ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực
nhằm “ xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” ( theo Điều 3 Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)). Một trong những hình thức làm chủ
trong quản lí hành chính nhà nước là cán bộ, công chức, công nhân viên chức có thể
bầu cán bộ lãnh đạo, quản lí như giám đốc xí nghiệp, hiệu trưởng trường đại học, cán
bộ lãnh đạo vụ, viện…Với hoạt động này, cán bộ, công chức đã thể hiện ý chí của
mình trong việc tham gia vào quá trình thành lập bộ máy hành chính trong các đơn vị
cơ sở của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Ngoài ra, những người lao động có thể gián tiếp tham gia vào hoạt động của các
cơ quan nhà nước thông qua công tác bầu cử. Có thể nói đây là cách thức rộng rãi nhất
để nhân dân lao động có thể tham gia vào quản lí các công việc của nhà nước bởi theo
Điều 54 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001): Công dân, không phân
biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề
nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi
mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định
của pháp luật.Thông qua con đường bầu cử, nhân dân lao động sẽ lựa chọn những đại
biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa

phương.
2. Tham gia hoạt động của các tổ chức xã hội.
Về chính trị, tổ chức xã hội là chỗ dựa của chính quyền nhân dân. Với vai trò hội tụ
sức mạnh đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tổ chức xã hội góp
phần ổn định chính trị tạo điều kiện để nhà nước quản lí xã hội. Tổ chức xã hội đại
diện cho nhiều tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam, thay mặt cho quần chúng
nhân dân thực hiện quyền lực chính trị đồng thời giúp cho từng cá nhân phát huy tính
3


tích cực chính trị thông qua việc tuyên truyền giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh chấp
hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước. Pháp luật Việt Nam mà
đầu tiên là Hiến pháp, trao cho các tổ chức xã hội quyền hạn rất rộng trong quản lí nà
nước. từ việc tham gia thành lập các cơ quan nà nước, cùng cơ quan nhà nước quyết
định những vấn đề quản lí nhà nước quan trọng hoặc thực hiện một số chức năng nhà
nước, đến kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước. Thông qua các tổ chức xã
hội, công dân có điều kiện hơn trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích chính
đáng của mình. Như vậy, với vị trí là bộ phận của hệ thống chính trị, các tổ chức xã
hội có một vai trò to lớn trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động,
giúp nhân dân lao động có điều kiện tham gia quản lí hành chính nhà nước. Chính vì lẽ
đó, nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động có thể tham gia tích cực
vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Nhà nước ban hành nhiều quy định liên quan tới
vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lí hành chính nhà
nước nói chung. Điều 9 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính
quyền nhân dân”. Bên cạnh đó, nhà nước cũng giúp đỡ về vật chất và tinh thần để các
tổ chức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc thực
hiện quyền tham gia quản lí nhà nước của mình. Trên thực tế, các tổ chức xã hội đã
thu hút một lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lí
hành chính nhà nước. Theo thông tư liên tịch số 05/1998/TTLT-TCCP-CCB,tổ chức

hội cựu chiến binh ở những cơ quan hành chính sự nghiệp có nhiệm vụ tập hợp đoàn
kết, giáo dục Cựu chiến binh trong cơ quan, đơn vị giữ gìn và phát huy bản chất,
truyền thống " Bộ đội Cụ Hồ" nâng cao ý thức trách nhiệm chính trị, góp phần xây
dựng và thực hiện có hiệu quả, có chất lượng các chương trình, kế hoạch công tác của
cơ quan, đơn vị.
Vì vậy, dây là một hình thức hoạt động rất có ý nghĩa với việc thúc đẩy và mở rộng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
3. Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở.
Ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc, nhân dân lao động thường xuyên thực hiện các
hoạt động mang tính chất tự quản. Đây là những hoạt động do chính nhân dân lao
động tự thực hiện và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với các công việc khác nhau của
quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Cuộc sống của người dân dặt dưới sự quản lí của nhà
nước, của pháp luật nhưng đó là sự quản lí một cách chung chung, mang tính chỉ đạo,
do đó người dân cũng phải tự mình tham gia các hoạt động tự quản ở cơ sở để đảm
bảo cho cuộc sống của chính mình. Ví dụ như ở địa phương, người dân có thể tham gia
các hoạt động tự quản như bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ chức đời sống
công cộng…Đây đều là những hoạt động rất gần gũi và thiết thực đối với cuộc sống
của mỗi người dân. Cụ thể như hoạt dộng bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương: khi
người dân tự tham gia vào việc đảm bảo an ninh trật tự và thường xuyên trao đổi, báo
cáo với công an địa phương thì công an địa phương mới có thể nắm rõ tình hình an
ninh trong địa bàn, từ đó có các biện pháp cụ thể, kịp thời bảo đảm trật tự an toàn xã
hội.Hay như theo pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 về tổ chức và hoạt động hòa
4


giải ở cơ sở ,khoản 1 Điều 7 quy định:” Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của
nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác để
thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hoà giải những việc vi phạm pháp luật và tranh
chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.”
Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản mà nhân dân lao động là những

chủ thể tham gia tích cực, quyền tham gia quản lí nà nước, quản lí xã hội của người
dân mà pháp luật đã quy định thực sự được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Nhà nước
đã tạo những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để phát huy vai trò chủ động,
tích cực của nhân dân lao động trong việc tham gia những hoạt động có tính chất tự
quản nêu trên.
4. Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành
chính nhà nước.
Điều 53 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định công dân
có quyền “ tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung
của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước
tổ chức trưng cầu ý dân”. Để thực hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy định các
quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành
chính nhà nước. Những quyền, nghĩa vụ này của công dân có thể thực hiện thông qua
hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội như đã đề cập ở trên hoặc
cũng có thể được người dân thực hiện một cách trực tiếp. Hình thức trực tiếp tham gia
quản lí hành chính nhà nước của công dân quan trọng nhất là biểu quyết toàn dân. Với
hình thức này, người dân có thể trực tiếp bày tỏ ý chí của mình trong việc quyết định
các vấn đề của nhà nước ở trung ương cũng như địa phương, thể hiện rõ nét quyền làm
chủ của nhân dân. Ngoài biểu quyết toàn dân, còn nhiều hình thức tham gia trực tiếp
khác của nhân dân vào quản lí hành chính nhà nước. Ví dụ như thực hiện quyền yêu
cầu, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lí hành chính nhà nước. Hoặc người dân cũng có
thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong
quản lí hành chính nhà nước.Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ này cũng
chính là một hình thức tham gia vào quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao
động. Cùng với sự phát triển của xã hội, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày
càng được tôn trọng và đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ hơn. Do vậy, đây cũng là
một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ
của mình.
III. Đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở
nước ta hiện nay.

Hiện nay chúng ta đang từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Đây là nhà nước phát huy cao độ quyền
dân chủ của nhân dân, đảm bảo quyền sống, quyền được làm việc, được lao động,
được học hành, được đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, việc
áp dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chinh nhà
nước ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên trên thực tế, việc áp dụng ngjuyên tắc này
vào quản lí hành chính nhà nước đã thể hiện một số thành tựu và nhược điểm như sau:
5


1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động áp dụng nguyên tắc nhân dân lao
động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước.
Với ý nghĩa nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử nên nhân dân là nguồn gốc của
quyền lực nhà nước, trong công cuộc đổi mới nhà nước hiện nay nhà nước ta đang ra
sức phát triển và hoàn thiện chế độ đại diện, làm cho nó thực sự thể hiện bản chất của
nhân dân ta. Chính vì thế hiệu quả của việc áp dụng nguyên tắc nhân dân lao động
tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước đã tăng đáng kể so với nhưng năm
trước đây. Trước đây, đặc biệt là những năm bao cấp, đời sống chính trị - xã hội nước
ta bị kìm hãm trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Người dân còn có những tư
tưởng lạc hậu, bảo thủ, đặc biệt chưa ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong
quản lí hành chính nhà nước, chưa có khái niệm về việc mình sẽ tham gia vào quản lí
hành chính nhà nước. Họ còn tập trung phát triển kinh tế trong giai đoạn đổ mới, hơn
nữa nhà nước cũng không tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền lợi này của mình. Hiện
nay, xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí của người dân tăng cao, họ có những
đòi hỏi nhất định về quyền lợi của mình. Nhà nước đã tạo rất nhiều những điều kiện
thuận lợi để người dân có thể tham gia quản lí hành chính nhà nước. Điều này được
thể hiên ở việc ngày càng có nhiều người dân tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà
nước thông qua hoạt động ứng cử. Bên cạnh đó, số lượng nhân dân lao đông tham gia
vào các tổ chức xã hội cũng tăng lên rất nhiều. Công tác bầu cử, để người dân lựa chọn
ra các đại biểu đại diện cho ý chí của mình ngày càng được hoàn thiện về nội dung

cũng như tổ chức, chất lượng đại biểu tăng cao. Trong các chế độ cũ, nhà nước là bộ
máy của giai cấp bóc lột dùng để thống trị và áp bức nhân dân, cho nên viên chức, cán
bộ tự xưng là cha mẹ của nhân dân, đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Hiện nay, người chủ nhà
nước là nhân dân, người cán bộ nhà nước là do dân lựa chọn, được nhân dân uỷ quyền
là công bộc, làm cán bộ là “ làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm cách
mạng”. Bên cạnh việc tham gia phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống,
người dân còn chú trọng đến việc thực hiện công tác tự quản, trực tiếp thực hiện quyền
công dân của mình bởi đây là hoạt động gần gũi với đời sống của người dân. Thực tế
thời gian qua chúng ta đã thấy được vai trò tích cực của các cơ quan thông tin đại
chúng đối với việc phát hiện vi phạm, phê phán các hành vi tiêu cực, tham nhũmg, vô
trách nhiệm trong quản lí hành chính, góp phần xây dựng, cải cách bộ máy hành chính
nhà nước.
Hiệu quả của việc nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước
cũng đã được mở rộng trên cả nước chứ không chỉ bó hẹp trong một khu vực nào đó.
Ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng nguyên tắc nân dân lao động tham gia
vào quản lí hành chính nhà nước, nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân cả nước tham
gia quản lí hành chính, đặc biệt chú trọng đến nhân dân vùng núi, các dân tộc thiểu số.
Có thể nói khu vực miền núi có đời sống kinh tế - chính trị kém hơn ở đồng bằng, hay
xảy ra các vấn đề về tội phạm biên giới, các tện nạn, khả năng các tổ chức chống phá
nhà nước ta là rất lớn. Khu vực này lại khó quản lí nên việc nhân dân tham gia quản lí
hành chính nhà nước là một biện pháp hữu hiệu, góp phần giảm đi gánh nặng quản lí
của nhà nước. Nhà nước đã có các chính sách ưư tiên đối với con em các dân tộc ít
6


người, giúp đỡ về vật chất, động viên, khuyến khích về tinh thần để họ tích cực học
tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, giúp họ có đủ điều kiện tham gia vào các hoạt động
quản lí hành chính. Nhà nước bao giờ cũng dành tỉ lệ nhất định số các bộ, công chức là
người dân tộc trong biên chế của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà
nước hoạt động trên địa bàn khu vực miền núi, biên giới, hải đảo nơi có nhiều đồng

bào các dân tộc ít người sinh sống và có chính sách khuyến khích đối với những người
tình nguyện đến phục vụ tại những khu vực này. Chính sách này tạo khả năng quan
trọng để đồng bào các dân tộc ít người có điều kiện góp phần quyết định những vấn đề
có liên quan tới quyền và lợi ích chính đáng của họ cũng như các vấn đề quan trọng
khác của đất nước hay từng địa phương. Bên cạnh đó, với trình độ dân trí phát triển
cao hơn, ngày càng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan
quyền lực nhà nước, các tổ chức xã hội, họ tự tham gia các hoạt động tự quản ở địa
phương góp phần xây dựng đời sống trong sạch, lành mạnh. Ví dụ như ở huyện Bắc
Trà My, tỉnh Quảng Nam, một huyện miền núi cao có đến 17 thành phần dân tộc đồng
bào thiểu số sinh sống: Số lượng cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm tỷ lệ
ngày càng cao trong hệ thống chính trị các cấp tại địa phương và chất lượng công tác
được nâng lên thể hiện được hướng đi có tầm nhìn xa của Bắc Trà My. Tất cả con em
người dân tộc thiểu số theo học cử tuyển ở các trường cao đẳng, đại học, trung học
chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp đều được huyện sắp xếp bố trí công tác thỏa đáng, ổn
định.
2. Những hạn chế trong việc áp dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia
đông đảo quản lí hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh một số thành tựu kể trên, việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế còn
rất nhiều những điểm hạn chế. Việc nhân dân tham gia quản lí hành chính nhà nước đã
có nhiều tiến bộ song vẫn mang tính hình thức. Tính hình thức ở đây thể hiện ở nhiều
dáng vẻ, nhiều cấp độ khác nhau, tồn tại trong mọi mặt của quản lí hành chính. Tuy
nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lí hành chính nhà nước nhưng
người dân lại không thực sự biết nắm bắt những điều kiện này. Một phần không nhỏ
người dân vẫn còn tư tưởng làm vì nghĩa vụ, làm cho xong chứ không ý thức được
hành động của mình sẽ đem lại hậu quả gì. Nhân dân đi bầu cử để cử ra người đại diện
cho ý chí của mình, thay mình thực hiện các công việc của đất nước, tuy nhiên ở nhiều
vùng hoạt động bầu cử chỉ mang tính phong trào, người dân không thực sự tìm hiểu về
những đại biểu sẽ đại diện cho mình mà chỉ bầu theo cảm tính. Tổ chức bầu cử đúng
quy định đến từng chi tiết, nhưng đoàn chủ tịch, cấp ủy vẫn được sử dụng những công
vụ và biện pháp “lái” để đảm bảo kết quả thuận lợi cho những người “ dự kiến đắc

cử”. Như vậy, việc nhân dân đi bầu cử không thể hiện tính dân chủ một cách trọn vẹn.
Rồi đến khi các đại biểu thực hiện nhiệm vụ của mình thì hiệu quả của hoạt động này
vẫn không đạt kết quả như mong muốn. Tình trạng này xuất phát từ cả hai phía. Về
phía đại biểu thì chưa thực sự lắng nghe ý kiến của của nhân dân, và dù có nắm được
những bức xúc của nhân dân thì khi lên diễn đàn nghị trường cũng không đáu tranh
cho những bức xúc đó. Khi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, cấp dưới có vẻ quy mô, “
công phu” mà không cần quan tâm đến việc tiếp thu, phản hồi. Làm như vậy để nhân
7


dân và cấp dưới yên lòng và tự biện hộ khi cần, chứ thực ra ý kiến của nhân dân thì
không được quan tâm. Còn về phía nhân dân, tuy có ý kiến nhưng khi tiếp xúc với đại
biểu lại không đề đạt gì. Nguyên nhân xuất phát từ tâm lí ngại va chạm, ít tiếp xúc của
người dân. Đây là một rào cản lớn trong việc người dân tham gia vào quản lí hành
chính nhà nước. Bên cạnh đó nhân dân tham gia quản lí hành chính nhưng lại không
đặt mục tiêu vì sự phát triển của đất nước, hiện tượng chủ nghĩa cá nhân, như Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ là “ bệnh mẹ” đẻ ra muôn vàn bệnh tật khác đang tồn tại khá phổ biến.
Những người rơi vào chủ nghĩa cá nhân thì đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể,
cộng đồng, xa rời phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lâm vào tham ô,
hối lộ, xa dân, dối trá, lời nói không đi đôi với việc làm, phá vỡ đoàn kết, phá hoại kỉ
cương của Đảng , pháp luật của Nhà nước. Trong môi trường kinh tế xã hội hiện nay,
chủ nghĩa cá nhân trong hàng ngũ cán bộ, viên chức nhà nước đang có cơ hội phát
triển. Tình trạng này sẽ bóp méo ý nghĩa thực sự của hoạt động nhân dân lao động
tham gia quản lí hành chính nhà nước.
Việc nhân dân lao động tham gia quản lí hành chính nhà nước tuy đã được mở
rộng ra các vùng trên cả nước, tuy nhiên hiệu quả lại không đồng đều. Sự không đồng
đều này diễn ra giữa các vùng và giữa các cá nhân với nhau. Tuy ở miền núi nhà nước
cũng tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lí hành chính nhà nước, nhưng do sự
chênh lệch về đời sống kinh tế - chính trị, về trình độ nên hiển nhên việc tham gia
quản lí hành chính của nhân dân các vùng đồng bằng, gần với trung ương se đạt hiệu

quả cao hơn. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, các công dân có sự bình đảng
về các quyền chính trị, nhưng trên thực tế không phải ai cũng có điều kiện tham gia
quản lí hành chính nhà nước như nhau. Điều này không chỉ phụ thuộc vào nguyên
nhân chủ quan của bản thân nhân dân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào xã hội, trong đó
có những vấn đề tiêu cực, khó giải quyết ở đất nước ta. Ở các khu vực miền núi, người
dân tuy đã được tạo điều kiện để nâng cao trình độ dân trí, tuy nhiên con số này lại rơi
vào số ít. Việc quản lí hành chính nhà nước hầu như chỉ được biết đến đối với các cán
bộ đã được qua đào tạo, còn người dân có trình đọ văn hoá thấp, chưa thể nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề này. Hiện nay, còn rất nhiều nơi con em đồng bào dân
tộc thiểu số không được đi học, cuộc sống còn khó khăn, họ không có điều kiện để
nhận thức cũng như thực hiện vấn đề này.
IV. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc nhân dân lao đông
tham gia đông đảo quản lí hành chính nhà nước.
Với những thành tựu và hạn chế như đã nêu trên trong việc áp dụng nguyên tắc
nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước, chúng ta cần
có một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của hoạt động này:
- Xây dựng một cơ chế quản lí hành chính nhà nước có hiệu quả của nhân dân, để
nhân dân kiểm soát các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước. Liên quan tới vấn đề
này phải từng bước hoàn thiện chế độ dân chủ đại diện, nhưng cần hết sức coi trọng
việc phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, tạo thành thói quen tốt trong sinh
hoạt xã hội.
8


- Phát triển các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng độc lập, tự chủ. Để các tổ
chức chính trị - xã hội đảm nhiệm được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống chính
trị, trong xã hội cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định:
+ Đảng, Nhà nước phải đảm bảo tính độc lập, tự nguyện, tự chủ của các tổ chức
chính trị - xã hội.
+ Cần phân biệt Nhà nước với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, không

thể nhà nước hoá mặt trận.
- Nâng cao trình độ văn hoá, chính trị, dân chủ, pháp lí của công dân. Xét dưới một
giác độ nào đó nhà nước chỉ hoạt động tốt khi người dân biết đòi hỏi và buộc nhà nước
phải đáp ứng. Dân chủ là nhu cầu từ phía người dân chứ không phải từ những người
cầm quyền. Do đó ý thức về quyền lợi cũng như trách nhiệm công dân, hiểu và biết
cách quản lí hành cính nhà nước là những đòi hỏi thiết yếu cho xã hội phát triển. Vì
vậy, ngoài việc tạo các điều kiện, thể chế cho người dân phát huy quyền làm chủ của
mình thì giáo dục, tuyên truyền nâng cao trình độ pháp lí của người dân là một giải
pháp quan trọng, có tính chất liên tục và tác dụng dài hạn.
V. Kết luận.
Như vậy, nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính
nhà nước là một nguyên tác có vai trò hết sức quan trọng trong quản lí hành chính ở
nước ta hiện nay. Đây là nguyên tắc thể hiện cao độ bản chất dân chủ của nhà nước ta,
việc áp dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính là một biện pháp hữu hiệu để
phát triển xã hội. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành cải cách hành chính, trong quá
trình này nhất thiết không thể không chú trọng tới nguyên tắc này. Qua việc nghiên
cứu thực trạng việc áp dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước em
thấy việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng nguyên tắc này là hết
sưc cần thiết. Tuy thực tế còn gặp nhiều hạn chế, tuy nhiên dưới sự quan tâm, tạo điều
kiện của nhà nước, nhất là trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa như hiện nay, quyền quản lí nhà nước của nhân dân sẽ ngày càng được đảm bảo
và việc áp dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước sẽ đạt được những
hiệu quả to lớn trong tương lai.

9


Mục lục.

I . Lời mở đầu……………………………………………………………......1

II. Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính
nhà nước………………………………………………………….
1. Tham gia hoạt động của các cơ quan nhà nước…………………………..2
2. Tham gia họat động của các tổ chức xã hội………………………………3
3. Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở…………………………………4
4. Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí hành chính nhà
nước…………………………………………………………………………...5
III. Đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở nước
ta hiện nay………………………………………………………
1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động áp dụng nguyên tắc này trong quản lí
hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay……………………………………..5
2. Những hạn chế trong hoạt động áp dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính ở
nước ta hiện nay……………………………………………………………….7
IV. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắn nhân dân lao dộng tham
gia đông đảo quản lí hành chính nhà nước……………………………………9
V.

Kết luận…………………………………………………………………..9
10


Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình luật hành chính Việt Nam-NXB Công an nhân dân 2012.
2. Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 của Quốc hội : Pháp lệnh về tổ chức và hoạt
động hòa giải ở cơ sở.
3.Thông tư liên tịch của ban TCCB Chính phủ,ban thường vụ TW hội CCBVN số
05/1998/TTLT-TCCP-CCB về tổ chức và hoạt động về tổ chức và hoạt động cảu
hội cựu chiến binh Việt Nam trong các cơ quan hành chính,sự nghiệp,doanh
nghiệp nhà nước.
4.Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992(sửa đổi bổ sung

2001).

11



×