Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tìm hiểu quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.22 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tổng thư ký Trọng tài quốc tế (ICC) Jactson Fry đã nhiều lần khẳng định: Trọng
tài là phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn có nhiều ưu thế, trong đó nổi bật là tính
nhanh gọn, bí mật và phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm... Ông cũng nhấn
mạnh, đây là con đường mà các doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng và các doanh nghiệp
Việt Nam cũng nên tin tưởng lựa chọn. Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều các trung tâm
trọng tài, mỗi trung tâm đều có quy tắc tố tụng riêng. Song nổi bật hơn cả là trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, với quy tắc tố tụng của mình đã tạo sự tin tưởng cho các
doanh nghiệp lựa chọn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Chính điều này đã khiến em
chọn để tài “tìm hiểu quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam” để tìm
hiểu.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


Khái quát về trung tâm trọng tài quốc tế việt nam
Ở Việt Nam phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã được áp dụng từ
những năm 60 của thế kỉ XX. Trọng tài kinh tế thời kì đó là cơ quan nhà nước, có nhiệm
vụ quản lý các hợp đồng kinh tế và giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp
đồng kinh tế. Ngoài hệ thống trọng tài kinh tế được tổ chức từ Trung ương (bộ, ngành)
đến địa phương (tỉnh, thành phố, quận huyện) còn có các trọng tài phi chính phủ (Hội
đồng trọng tài ngoại thương được thành lập năm 1963, Hội đồng trọng tài hàng hải được
thành lập năm 1964).
Trước yêu cầu thực tiễn của hoạt động kinh doanh và các tranh chấp nảy sinh một
cách đa dạng, ngày 28/4/1993 thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ban hành quyết định 204/TTG thành lập trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI (gọi tắt là VIAC) trên cơ sở
hợp nhất hội đồng trọng tài ngoại thường và Hội đồng trọng tài hàng hải. TT TTQT VN
là trọng tài thường trực. Trong số 7 trung tâm trọng tài thương mại trên cả nước, TT
TTQT VN là trung tâm duy nhất có chi nhành tại các tỉnh và thành phố khác.




Thẩm quyền của VIAC
VIAC đã không ngừng được mở rộng từ khi thành lập. Trước hết theo quyết định
204/TTG, VIAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế
quốc tế như hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến đầu tư, du


lịch, vận tải quốc tế, chuyên giao công nghệ, dịch vụ, thanh toán và tín dụng quốc tế...
Như vậy, tại thời điểm đó, VIAC chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
một số hợp đồng thương mại quốc tế, các doanh nhận Việt Nam ký hợp đồng với nhau
mà phát sinh tranh chấp thì buộc phải đưa ra giải quyết tại tòa án.
Tuy nhiên các hoạt động kinh doanh trong nước của các doanh nghiệp Việt Nam
cũng ngày càng phong phú và các tranh chấp phát sinh cũng đa dạng hơn. Giải quyết
bằng trọng tài đối với các tranh chấp phát sinh trong nước cũng là một thuận lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động thương mại. Do đó, 16/2/1996 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành quyết định 114/ttg về mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp của TT TTQT VN. Đây là một bước tiến vô cùng quan trọng của VIAC. Từ thang
2/1996 trở đi, VIAC không chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan
hệ kinh tế quốc tê mà còn từ các quan hệ kinh tế trong nước.
Hơn nữa, thẩm quyền của VIAC tiếp tục được mở rộng bằng việc Ủy ban thường
vụ quốc hội thông qua pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, và hiện nay là Luật trọng tài
2010. Theo đó, VIAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động
thương mại của các cá nhận, tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước, tranh chấp phát
sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại, tranh chấp khác giữa
các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Như vậy, với nền tảng
pháp lý và pháp lệnh trọng tài thương mại, VIAC có điều kiện thuận lợi để đạt được
những bước phát triển xa hơn.
1.2 Cơ cấu tổ chức của VIAC.
Theo quyết định 204/Ttg của Thủ tướng chính phủ và Điều lệ hoạt động của
VIAC, mô hình tổ chức của VIAC có một số điểm cơ bản như sau: ban lãnh đạo của

VIAC gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch. Ban lãnh đạo của VIAC sẽ được bầu tài hội nghị
toàn thể TT TTQT VN được tổ chức 4 năm một lần. Ngoài ra VIAC còn có ban thư ký,
hội đồng khoa học pháp lý do chủ tịch VIAC ra quyết định thành lập, có nhiệm vụ hỗ trợ,
cung cấp thông tin, tài liệu và tư vấn kĩ thuật cho các trọng tài viên. Các trọng tài viện
của VIAC là chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực được VIAC mời tham gia hoạt động.
Nét mới trong tổ chức của VIAC sau khi pháp lệnh trọng tài ra đời là mở rộng
mạng lưới hoạt động trên cả ba miền đất nước và không ngừng nâng cao chất lượng trọng
tài viên. Việc mở rộng mạng lưới của VIAC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp tiếp cận thông tin trọng tài và dịch vụ xét xử của VIAC.
1.3 Hoạt động xét xử
Đây là nhiệm vụ trọng tâm của VIAC. Bên cạnh đó, VIAC đã tham gia tích cực


vào hoạt động góp ý xây dựng pháp luật. Các trọng tài viên đã tham gia góp ý, soạn thảo
nhiều luật, pháp lệnh, nghị định. Một số thành viên của VIAC là thành viên trong ban
soạn thảo các luật như Luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ, giao dịch điện tử, pháp lệnh
trọng tài thương mại.. VIAC còn phối hợp tổ chức một số hội thảo nhằm lấy ý kiến doanh
nghiệp về dự thảo luật đất đai, dự thảo luật Tố tụng dân sự, ...
Ngoài ra, VIAC còn phối hợp với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ,
các hiệp hội thường xuyên tổ chức nhiều lớp học giới thiệu về pháp luật kinh doanh như
soạn thảo hợp đồng, xuất xứ hàng hóa và thanh toán quốc tê.... trong mỗi lớp học, VIAC
đều giới thiệu về phương thức trọng tài, thủ tục giải quyết trọng tài và các điều khoản của
VIAC để các doanh nghiệp có thể đưa vào hợp đồng.
Với sự nỗ lực của mình thì ngày nay, VIAC đã trở thành TT TTQT VN có uy tín
nhất tại Việt Nam và có chi nhánh trên cả nước.


Quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế việt nam
Cũng giống như các quy tắc trọng tài khác, quy tắc tố tụng trọng tài của TT TTQT
VN cũng có những trình tự và thủ tục tố tụng nhằm giải quyết tranh chấp chính như sau:

khởi kiện và thụ lý đơn khởi kiện; chọn và chỉ định trọng tài viên giải quyết vụ việc; khởi
kiện lại; chuẩn bị xét xử; phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, ra phán quyết...
Có thể thấy thủ tục tố tụng của VIAC rất linh hoạt, trong đó đề cao sự tự do thỏa
thuận của các bên. Các bên được tự do thỏa thuận về toàn bộ quá trình tố tụng và các hội
đồng trọng tài có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng thỏa thuận của các bên. Ví dụ, các
bên có thể quyết định số lượng trọng tài viên của hội đồng trọng tài, cách thức chỉ định
trọng tài viên, tiêu chuẩn trọng tài viên, thời gian giải quyết vụ tranh chấp, luật áp dụng,
ngôn ngữ, địa điểm giải quyết vụ tranh chấp v.v...Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi sâu vào từng giai
đoạn của thủ tục tố tụng.



Khởi kiện và thụ lý đơn khởi kiện:
Một bên tranh chấp (nguyên đơn) có thể khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh
chấp thuộc thẩm quyền của VIAC. Khi nộp hoặc gửi đơn khởi kiện, nguyên đơn phải tạm
ứng toàn bộ phí trọng tài theo mức do trung tâm quy định trong biểu phí trọng tài (khoản
1 Điều 33 Quy tắc tố tụng hiện hành của trọng tài quy định: nếu nguyên đơn không ứng
trước toàn bộ phí trọng tài, vụ kiện chưa được xử lý.)



Chọn và chỉ định trọng tài viên giải quyết vụ việc.
Việc lựa chọn và chỉ định trọng tài viên phụ thuộc rất lớn vào nội dung thỏa
thuận giữa các bên. Các bên sẽ tiến hành lựa chọn trọng tài viên theo các cách sau:


Trong trường hợp các bên tranh chấp thỏa thuận vụ việc sẽ do ba trọng tài viên
giải quyết thì thường mỗi bên nguyên đơn và bị đơn sẽ chọn một trọng tài viên có tên
trong danh sách trọng tài viên; sau đó hai trọng tài viên sẽ chọn trọng tài viên thứ ba làm
chủ tịch hội đồng trọng tài. Trong trường hợp nếu hai trọng tài viên kia không chọn được

trọng tài viên thứ ba trong thời hạn 7 ngày làm việc, chủ tịch trung tâm sẽ chỉ định trọng
tài viên thứ 3 làm chủ tịch hội đồng trọng tài và thông báo cho các bên (Điều 8 Quy tắc tố
tụng của VIAC).
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã thỏa thuận vụ việc chỉ do một trọng tài
viên giải quyết thì các bên phải thỏa thuận việc chọn một trọng tài viên trong danh sách
các trọng tài viên của VIAC hoặc thỏa thuận đề nghị chủ tịch VIAC chỉ định một trọng
tài viên. Nếu các bên không đạt được thỏa thuận thì chủ tịch VIAC tự mình chỉ định một
trọng tài viên.
Trong trường hợp vụ việc do một trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài
viên này thực hiện nhiệm vụ như một ủy ban trọng tài. Trường hợp các bên không thỏa
thuận tranh chấp do một bên trọng tài viên giải quyết thì vụ việc do Hội đồng trọng tài
giải quyết (Điều 8, điều 9 Quy tắc tố tụng của VIAC).
Rõ ràng, giai đoạn này rất đề cao sự thỏa thuận của các bên. Chỉ khi các bên
không thỏa thuận được mới nhờ đến chủ tịch trung tâm chỉ định mà thôi.


Khởi kiện lại.
Trước khi hội đồng trọng tài hợp phiên họp xét cử, bị đơn có quyền kiện lại
nguyên đơn. (Điều 11 Quy tắc tố tụng của VIAC). Đơn khởi kiện lại phải được làm theo
thể thức áp dụng như đơn khởi kiện chính. Và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận
được Đơn kiện lại và các tài liệu kèm theo do Trung tâm gửi, Nguyên đơn phải gửi cho
Trung tâm Bản trả lời Đơn kiện lại.
Thủ tục giải quyết Đơn kiện lại được tiến hành như thủ tục giải quyết Đơn kiện
của Nguyên đơn và do chính Hội đồng Trọng tài giải quyết Đơn kiện của Nguyên đơn
giải quyết đồng thời với Đơn kiện của Nguyên đơn. Trong trường hợp có Đơn kiện lại, Bị
đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn kiện lại trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết
định Trọng tài




Chuẩn bị xét xử.
Đây là giai đoạn để các bên tranh chấp cũng như các trọng tài viên tiến hành các
hoạt động chính: điều tra, nghiên cứu hồ sơ và tổ chức các cuốc gặp gỡ giữa các trọng tài
viên và các bên tranh chấp. Trọng tài viên theo sáng kiến của các bên, có thể nghe nhân


chứng, giám định việc trình bày về những vấn đề có liên quan đến tranh chấp hoặc trọng
một số trường hợp có thể cần đến sự hỗ trợ của tòa án vì các lệnh của trọng tài thường
không có giá trị bắt buộc đối với những người thứ ba. Pháp luật của một số nước không
cho phép trọng tài viên được găp gỡ các bên trước khi tham gia xét xử.
Đối với trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thì giai đoạn này được thể hiện rõ
qua việc các trọng tài viên nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, và thu thập chứng cứ.
Hội đồng trọng tài có quyền trực tiếp gặp các bên để nghe các bên trình bày ý
kiến, theo yêu cầu của một bên hoặc các bên hoặc theo sáng kiến của mình, tìm hiểu sự
việc từ người thứ ba với sự có mặt các bên hoặc sau khi báo cáo cho các bên; hoặc mời
giám định viên theo yêu cầu của một hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết.
Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu các bên bổ
sung chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp và có quyền tự mình thu thập chứng cứ. (Điều
15, điều 16 quy tắc tố tụng trọng tài).
Việc đánh giá và sử dụng nguồn chứng cứ tại cơ quan VAIC rộng hơn, tự do hơn,
mang tính xã hội hơn, tạo điều kiện cho các bên làm sáng tỏ những vấn đề nhạt cảm.
Trong khi đó, toà án áp dụng các chứng cứ để tố tụng bị ràng buộc hơn về mặt pháp lý,
làm cho các bên tham gia tố tụng không có cơ hội làm sáng tỏ hết được nhiều vấn đề
khúc mắc, không thể hiện trên các chứng cứ “pháp lý”.


Hòa giải (Điều 24 quy tắc tố tụng của VIAC)
Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể tự hòa giải. Trong trường hợp hòa
giải thành thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải
quyết vụ tranh chấp. Trong trường hợp hoà giải thành khi Hội đồng Trọng tài chưa được

thành lập thì Chủ tịch Trung tâm ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp.
Các bên cũng có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài tiến hành hòa giải. Trong trường
hợp hòa giải thành thì Hội đồng Trọng tài lập Biên bản hòa giải thành và ra Quyết định
công nhận hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải được các bên và các Trọng tài
viên của Hội đồng Trọng tài ký. Quyết định công nhận hòa giải thành của Hội đồng
Trọng tài là chung thẩm, được thi hành theo quy định tại Điều 31 của Quy tắc này



Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp:
Phiên họp xét xử hay còn gọi là phiên họp giải quyết vụ tranh chấp là thời điểm
mà các bên tranh chấp và trọng tài viên thực sự gặp nhau, do vậy đây là cơ hội để từng
bên trình bày tất cả các tài liệu, chứng cứ của mình và kiểm tra các lập luận, chứng cứ
của phía bên kia. Để đảm bảo bí mật kinh doanh, các phiên họp không tiến hành công


khai và chỉ có các bên tranh chấp, đại diện của họ và các trọng tài viên tham dự. Các
trọng tài viên đóng vai trò tích cực trong việc điều khiển, yêu cầu các bên đưa ra những
chứng cứ, lập luận cần thiết để làm rõ vụ việc.
Các bên có thể trực tiếp tham gia hoặc mời luật sư hoặc có giấy ủy quyền hợp lệ
cho người khác đại diện tham gia quy trình giải quyết vụ tranh chấp. Nguyên đơn (hoặc
bị đơn có đơn kiện lại) vắng mặt hoặc không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp
không được hội đồng trọng tài đồng ý thì được coi là đã rút đơn kiện. Nếu bị đơn vắng
mặt tại phiên xét xử mà không có lý do chính đáng hoặc đề nghị vắng mặt, hội đồng
trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất có thể tiến hành xét xử căn cứ vào tài liệu hoặc
chứng cứ đã có.
Trong trường hợp có lý do chính đáng, các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài
hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Yêu cầu này sẽ gửi cho Hội đồng Trọng tài
chậm nhất là 7 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Hội
đồng Trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn và kịp

thời thông báo cho các bên. Nếu xét thấy chưa đủ cơ sở để giải quyết vụ tranh chấp, Hội
đồng Trọng tài phải hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và kịp thời thông báo cho
các bên


Ra phán quyết:
Sau khi kết thúc phiên họp giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài
viên duy nhất chuẩn bị ra phán quyết dựa trên các căn cứ: i) điều khoản của hợp đồng nếu
vụ tranh chấp này phát sinh từ quan hệ hợp đồng; ii) luật áp dụng do các bên chọn hoặc
hợp đồng trọng tài chọn; iii) các điều ước quốc tế có liên quan; iiii) tập quán thương mại
quốc tế. Quy định trọng tài của hợp đồng trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số hoặc
theo quy định của Chủ tịch hội đồng trọng tài, trừ trường hợp vụ tranh chấp do trọng tài
viên duy nhất giải quyết.
Thời hạn công bố phán quyết trọng tài chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc
phiên họp cuối cụng giải quyết vụ tranh chấp. Toàn văn quy định được gởi cho các bên
ngay sau ngày công bố (Điều 27, điều 28, điều 29 Quy tắc tố tụng trọng tài).



Giá trị hiệu lực của quyết định trọng tài:
Điều 31 quy tắc trọng tài hiện hành của VIAC quy định: quy định trọng tài là
chung thẩm, có hiệu lực từ ngày công bố; các bên phải tự nguyện thi hành quy định trọng
tài theo quy định của pháp luật. Tuy là chung thẩm, nhưng tố tụng trọng tài không đặt vấn
đề cưỡng chế thi hành, nên bên đương sự nào không chấp nhận phán quyết của trọng tài
thì có thể kiện ra toà kinh tế theo thủ tục giải quyết các vụ án. Nguyên tắc chung thẩm


hay xét xử một lần mà VIAC áp dụng cũng được ghi nhận rộng rãi trong hệ thống pháp
luật trọng tài quốc tế. Với nguyên tắc chung thẩm này sẽ đảm bảo rút ngắn thời gian giải
quyết vụ tranh chấp. Đây cũng chính là điểm linh hoạt của quy tắc tố tụng của VIAC. Hội

động trọng tài sẽ quy định bên phải chịu phí trọng tài và các chi phí liên quan hoặc phân
bố tỷ lệ mỗi bên phải chịu trong quy định trọng tài, trừ khi các bên có thỏa thuận khác
(Điều 34 quy tắc tố tụng trọng tài).


Chi phí trọng tài
Bên cạnh các vấn đề về trình tự thủ tục giải quyết vụ tranh chấp thì vấn đề chi phí
trọng tài cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Theo Điều 32, điều 33 và điều 34 của Quy tắc tố
tụng của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thì phí trọng tài được quy định như sau:
Phí trọng tài gồm: Thù lao cho các Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp. Phí
hành chính của Trung tâm liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp. Chi phí đi lại, ở và
các chi phí có liên quan khác cho các Trọng tài viên trong Hội đồng Trọng tài và thư ký
phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Các chi phí cần thiết, hợp lý về tham vấn các chuyên
gia, các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài..
Khi nộp Đơn kiện, Nguyên đơn phải nộp tạm ứng toàn bộ các chi phí, trừ khi các
bên có thoả thuận khác. Trong trường hợp có đơn kiện lại, bị đơn cũng phải nộp tạm ứng
toàn bộ phí trọng tài cho đơn kiện lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Mức phí này
được tính theo trị giá của vụ tranh chấp quy định tại Biểu phí trọng tài kèm theo Quy tắc
này. Trường hợp trong Đơn kiện không nêu trị giá thì mức phí cụ thể do Trung tâm quyết
định. Trong mọi trường hợp, nếu các chi phí không được nộp đủ thì đơn kiện không được
thụ lý.
Như vậy, trong quá trình tố tụng thì phí trọng tài cũng đóng vai trò hết sức quan
trọng trong, vì trong mọi trường hợp, nếu các chi phí không được nộp đủ thì đơn kiện
không được thụ lý. Tuy nhiên, mức phí đóng của VIAC cũng như các trung tâm trọng tài
tại nước ta còn khá cao, nhiều khi còn gây khó khăn, e ngại cho các doanh nghiệp khi lựa
chọn hình thức này
Qua sự tìm hiều về quy tắc tố tụng của TTTTQT VN ta có thể thấy ràng quy tăc tố
tụng này hết sức nhanh gọn, hiệu quả, không hề thua kém, phù hợp với quy tắc tố tụng
của các trung tâm trọng tài trên thế giới hay Luật mẫu về trọng tài của UNCITRAL.
Chính bởi hiệu quả của quy tắc tố tụng này đã khiến cho các doanh nghiệp tin tưởng, lựa

chon TTTTQT VN làm nơi giải quyết các tranh chấp của mình.



Thực tiễn áp dụng các quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam


Với quy tắc tố tụng rõ ràng, đồng bộ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, phù hợp
với quy định của pháp luật đã giúp uy tín của VIAC ngày càng tăng cao. Điều này được
thể hiện ở số vụ án đã được VIAC tiếp nhận, và thụ lý cũng như giải quyết vụ việc ngày
một cao, đặc biệt là trong công tác hòa giải các tranh chấp thương mại.
Trong nhiệm kỳ III, VIAC đã tiếp nhận và thụ lý 198 vụ kiện. Trong đó, tranh
chấp quốc tế là 149 vụ (chiếm 75%), tranh chấp trong nước 49 vụ (chiếm 25%). Các vụ
việc giải quyết tăng cả về số lượng (hàng năm khoảng 15%) và tính phức tạp. Theo ông
Nguyễn Minh Chí - Chủ tịch VIAC, nếu như trước đây các vụ tranh chấp thường tập
trung vào mua bán hàng hoá, thanh toán, vận tải, bảo hiểm thì nay đã xuất hiện các loại
tranh chấp mới như tranh chấp giữa các bên liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh, tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong các Công ty, về quyền sở hữu công
nghiệp, đầu tư, đại lý, đại diện. Thông qua thực tế giải quyết của VIAC, các Doanh
nghiệp Việt Nam đã dần nhận thức được hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng
con đường trọng tài có nhiều ưu việt như thủ tục đơn giản, nhanh chóng, chuyên nghiệp,
giữ được bí mật kinh doanh... Chính vì vậy, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Số vụ việc VIAC hòa giải thành công hoặc rút đơn kiện cũng chiếm tỷ lệ rất cao
(30%). Điều này cho thấy tính hiệu quả của quy tắc tố tụng của VIAC khi các DN đã lựa
chọn Trung tâm Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo ông Từ Văn Hữu - Phó
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, mỗi năm, số vụ xét xử của ngành toà án tăng từ 10 12%. Năm 2008, ngành toà án sẽ phải xét xử khoảng 300.000 vụ. Việc phát triển và nâng
cao hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài là một xu thế tất yếu và tạo
điều kiện thuận lợi cho sự thành công của công tác xét xử ngành tòa án, cũng từ đó có thể

giảm gánh nặng cho ngành tòa án, ông Bùi Quang Nhơn - Trọng tài viên Cần Thơ cho
rằng, cần có khung pháp lý cho những quyết định hòa giải của các trung tâm trọng tài.
Tòa án ban hành các quyết định hòa giải có hiệu lực thi hành. Vậy thì, các quyết định hòa
giải của trọng tài cũng phải được công nhân có hiệu lực thi hành ngay. Tuy nhiên, số vụ
việc giải quyết tranh chấp của VIAC chưa nhiều, chưa tương xứng với sự phát triển của
các giao dịch thương mại.
Bên cạnh đó, trong quá trình tố tụng, VIAC đã thực hiện được những việc sau:
Khi thành lập Hội đồng Trọng tài đã cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về các trọng tài
viên, từ đó các bên được quyền lựa chọn đúng người có chuyên môn phù hợp; Khi tổ
chức giải quyết vụ kiện cũng đã chú trọng đặc biệt đến nghĩa vụ độc lập, vô tư, khách
quan, mẫn cán của trọng tài viên. Các bên tham gia giải quyết tranh chấp bằng hình thức
trọng tài được đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tranh tụng, bí mật kinh doanh... Điều


này cũng góp phần giúp các doanh nghiệp thêm tin tưởng vào quy tắc tố tụng của VIAC
mà lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp này.
Một điều chú ý khi chọn quy chế trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp đó
chính là chi phí tốn kém nhiều chi phí. Hiện nay, VIAC có đưa ra biểu phí tùy vào giá trị
của từng vụ tranh chấp như sau:
Trị giá tranh chấp

Phí Trọng tài ( đơn vị: USD)

Từ 20.000 trở xuống

2.000

Từ 20.001 đến 50.000

2.000 + 3% số tiền vượt quá 20.000


Từ 50.001 đến 100.000

2.900 + 2,5% số tiền vượt quá 50.000

Từ 100.001 đến 500.000

4.150 + 2% số tiền vượt quá 100.000

Từ 500.001 đến 1.000.000

12.150 + 1,75% số tiền vượt quá
500.000

Từ 1.000.001 đến 2.000.000

20.900 + 1,50% số tiền vượt quá
1.000.000

Từ 2.000.001 đến 5.000.000

35.900 + 1% số tiền vượt quá
2.000.000

Từ 5.000.001 đến 10.000.000

65.900 + 0,50% số tiền vượt quá
5.000.000

Từ 10.000.001 đến 30.000.000


90.900 + 0,20% số tiền vượt quá
10.000.000

Trên 30.000.000

130.900 + 0,05% số tiền vượt quá
30.000.000

Rõ ràng giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, ngoài việc phải trả chi phí thù lao cho
các Trọng tài viên, các bên còn phải trả thêm các chi phí hành chính để nhận được sự hỗ
trợ của trung tâm trọng tài. Biểu phí trên cũng không bao gồm các chi phí đi lại, ở của các
Trọng tài viên trong Hội đồng Trọng tài, thư ký phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và các
chi phí có liên quan khác. Như vậy, chi phí này là hết sức tốn kém. Tuy nhiên đây cũng
có thể cho là cái giá để trả cho sự công bằng khi đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VAIC.


Ưu điểm của quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hiện nay so
với các quy tắc trước đó.
Hiện nay Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) có 3 bản Quy tắc tố tụng


trọng tài:


Quy tắc 1993. Quy tắc này áp dụng cho các tranh chấp có yếu tố nước ngoài có thỏa
thuận trọng tài ký trước ngày 1 tháng 7 năm 2003.




Quy tắc 1996. Quy tắc này áp dụng cho các tranh chấp trong nước có thỏa thuận trọng
tài ký trước ngày 1 tháng 7 năm 2003.



Quy tắc 2004. Quy tắc này được áp dụng để giải quyết cả vụ tranh chấp trong nước và vụ
tranh chấp có yếu tố nước ngoài có thỏa thuận trọng tài ký sau ngày 1 tháng 7 năm 2003.
So với các bản Quy tắc 1993 và 1996 vốn được xây dựng trong thời điểm hệ
thống pháp luật về trọng tài của Việt Nam còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Quy tắc
2004 được soạn thảo vào thời điểm Pháp lệnh trọng tài được ban hành đã khắc phục, bổ
sung những thiếu sót, bất cập cơ bản trong 2 bản Quy tắc trước. Bên cạnh những quy
định còn phù hợp trong Quy tắc 1993 và Quy tắc 1996, Quy tắc 2004 có những điểm
mới, ưu điểm sau



Về tổng thể, Quy tắc đã đáp ứng và thể hiện được các tiêu chí cơ bản của Pháp lệnh trọng
tài, pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế hiện đại;



Áp dụng thuận tiện, Quy tắc được áp dụng chung để giải quyết cả các vụ tranh chấp có
yếu tố nước ngoài và tranh chấp trong nước;



Các thủ tục tố tụng được quy định chi tiết nhưng rõ ràng và không phức tạp, đảm bảo tính
đồng bộ, công khai và công bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên;




Tôn trọng tối đa ý chí tự do thỏa thuận của các bên. Các bên được tự do thỏa thuận nhiều
vấn đề liên quan tới tố tụng. Cụ thể:
+ Về ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài: Theo Điều 18 của Quy tắc, ngôn
ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt. Tuy nhiên, đối với vụ tranh chấp có yếu
tố nước ngoài, các bên có quyền thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài.
Quy định này không có trong các Quy tắc 1993 và Quy tắc 1996, vốn ấn định ngôn ngữ
sử dụng trong phiên xét xử là tiếng Việt.
+ Về địa điểm tiến hành trọng tài: Các bên được tự do thỏa thuận chọn địa điểm
tiến hành trọng tài (Điều 17). Đây cũng là quy định hấp dẫn đối với các bên tranh chấp.
Quy định này khá phổ biến trong pháp luật và quy tắc tố tụng của nhiều tổ chức trọng tài
trên thế giới. Với việc được tự do lựa chọn địa điểm trọng tài, các bên có quyền thỏa
thuận địa điểm thích hợp nhất cho cả hai bên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy địa điểm tiến
hành trọng tài thường là nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở hoặc tại nước của Trung tâm
Trọng tài.


+ Về vấn đề luật áp dụng: Đối với các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các
bên cũng được quyền chọn luật áp dụng. Đây là một quy định lý tưởng đối với các bên,
nhất là bên nước ngoài. Quy tắc trước đây không quy định cụ thể về vấn đề này. Trong tố
tụng trọng tài, vấn đề chọn luật áp dụng có ý nghĩa quan trọng, việc cho phép các bên
được quyền chọn luật sẽ giúp các bên chủ động tìm hiểu và lựa chọn nguồn luật thích hợp
khi tranh chấp phát sinh. Với quy định này, các bên sẽ có nhiều lựa chọn khi đàm phán
nội dung điều khoản trọng tài.
+ Về vấn đề chọn trọng tài viên: Không giống các Quy tắc 1996 và Quy tắc 1993,
vốn giới hạn các bên chỉ được chọn Trọng tài viên có tên trong Danh sách Trọng tài viên
của VIAC. Quy tắc 2004 cho phép các bên trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài có
thể chọn trọng tài viên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của VIAC. Đây là một
quy định mới khá hẫp dẫn. Vấn đề này đã giải tỏa được những băn khoăn, ngần ngại của

các bên, nhất là bên nước ngoài khi lựa chọn VIAC để giải quyết tranh chấp. Nếu các bên
thấy rằng các Trọng tài viên trong Danh sách có thể không phù hợp để giải quyết một vụ
tranh chấp cụ thể, cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù, các bên có thể lựa chọn một
trọng tài viên ngoài danh sách mà mình cho là phù hợp. Điểm cần lưu ý khi chọn trọng
tài viên ngoài danh sách thì trọng tài viên này cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất
định.
Bên cạnh những điểm mới cơ bản nêu trên, Quy tắc còn có một số quy định cụ
thể, chi tiết trong quá trình tố tụng trọng tài:
Trong các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các luật sư, không phân biệt trong
nước hay ngoài nước đều có thể được phép đại diện cho các bên trong vụ tranh chấp.


Về vấn đề gia hạn, không giống Quy tắc 1993 và Quy tắc 1996 không quy định rõ về việc
gia hạn thời hạn chỉ định trọng tài viên và gửi bản tự bảo chữa. Quy tắc 2004 đã quy định
rõ về vấn đề này, theo đó Bị đơn có thể gia hạn thời hạn nộp bản tự bào chữa với thời hạn
tối đa là 75 ngày nhưng Bị đơn phải tiến hành chỉ định trọng tài viên trong thời hạn tối đa
là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Trung tâm. Quy định này đảm bảo quá
trình tố tụng không bị gián đoạn, kéo dài, đảm bảo Hội đồng trọng tài sớm được thành lập
để giải quyết vụ tranh chấp.



Về vấn đề xem xét thỏa thuận trọng tài. Để đảm bảo quyền lợi của các bên, Quy tắc cho
phép các bên được quyền khiếu nại về hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài, về thẩm
quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài trong quá trình tố tụng trọng tài.
Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài, các bên
có quyền khiếu nại ra tòa án để giải quyết chung thẩm. Tuy nhiên, khi tòa án đã ra quyết


định điều khoản trọng tài có hiệu lực, Hội đồng trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ

tranh chấp thì không bên nào được quyền yêu tòa án hủy . Quyết định trọng tài dựa trên
căn cứ mà các bên đã khiếu nại trước đây. Đặc biệt, trong mọi trường hợp, dù các bên có
khiếu nại hay không, tòa án không có quyền xem xét và can thiệp vào quyết định của Hội
đồng trọng tài về nội dung vụ kiện.
Một trong những điểm mới đáng chú ý đó là quyền được yêu cầu áp dụng các
biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 26). Trong quá trình tố tụng trọng tài, nếu thấy quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, các bên có thể làm đơn yêu cầu Tòa án có thẩm
quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chế định trên đã thực sự làm tăng
thêm tính hấp dẫn của trọng tài, giải tỏa những e ngại của các bên khi đưa tranh chấp ra
giải quyết tại trọng tài vì cho rằng trọng tài thiếu các biện pháp bảo đảm cần thiết.
Với một loạt những điểm mới nêu trên, có thể khẳng định rằng Quy tắc 2004 hoàn
toàn đáp ứng các tiêu chí của pháp luật và tập quán trọng tài quốc tế.


Các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài
quốc tế Việt Nam
Sự thành công của VIAC thời gian qua đã khẳng định mô hình trung tâm trọng tài
là mô hình hiệu quả. Tuy nhiên, trong bối cạnh nền kinh tế hội nhập như hiện nay, mô
hình trọng tài đã được quy định hoạt động theo quy chế phi chính phủ, Trung tâm Trọng
tài cần tự nâng cao năng lực để cạnh tranh. Để làm được như vậy, VIAC cần



Xây dựng đội ngũ trọng tài viên vững mạnh, thường xuyên cập nhật trao đổi thông tin với
các trung tâm trọng tài quốc tế. VIAC cũng cần đặc biệt chú trọng nâng cao tính chuyên
nghiệp trong các hoạt động của mình. Bên cạnh đó, để nâng cao hơn nữa khả năng tố
tụng của mình, VIAC cần tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức, cũng như cùng
VCCI thực hiện chức năng tư vấn, hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp.




Cần quy định bổ sung về hồ sơ thủ tục hòa giải. Việc các bên tự thỏa thuận, hòa giải được
tranh chấp là thành công lớn nhất của trọng tài, ngoài ý nghĩa tạo điều kiện cho các bên
tranh chấp tự giải quyết các tranh chấp còn giúp giữ được mối quan hệ hợp tác kinh
doanh sau khi tự nguyện thực hiện nội dung hòa giải. Do vậy, cần quy định thủ tục khi
Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Theo em,
nên quy định: khi Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài cần phải có các hồ sơ sau (i) Biên bản thanh lý hợp đồng các bên đang tranh
chấp (ii) Biên bản thỏa thuận đình chỉ giải quyết tranh chấp trọng tài và (iii) Văn bản đề
nghị chấm dứt giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của nguyên đơn.



Cần quy định bổ sung về trọng tài phí và thuế thu nhập cá nhân của trọng tài viên.


Nguyện vọng của các bên tranh chấp có được hóa đơn tài chính để khấu trừ thuế giá trị
gia tăng (GTGT) và hạch toán chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh
doanh trong tổng chi phí của công ty là chính đáng. Đồng thời, Luật Thuế GTGT quy
định về điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT cho những khoản chi phí trên 20.000.000
đồng thì phải thanh toán bằng chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế(điểm b khoản 2
điều 12/LTGTGT/2009), mà khoản trọng tài phí khởi điểm của các vụ kiện trọng tài vụ
việc – nếu áp dụng theo bảng trọng tài phí của VIAC – là 2.000 USD (trên 20.000.000
đồng). Do vậy, theo chúng tôi, cần bổ sung hướng dẫn việc thực hiện trọng tài phí bằng
một văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, trong đó quy định Hội đồng Trọng tài (i) cần
phải mở một tài khoản cho vụ kiện trọng tài; (ii) cơ quan thuế cần cấp cho Hội đồng
Trọng tài vụ kiện hóa đơn tài chính để Hội đồng Trọng tài cấp cho các bên tranh chấp;
(iii) quy định cụ thể việc thực hiện thủ tục tạm nộp thuế thu nhập cá nhân của Trọng tài
viên hay cuối năm, trọng tài viên phải tự thực hiện việc kê khai nộp thuế thu nhập cá
nhân.

LỜI KẾT
Tóm lại, quy tắc tố tụng là một phần rất quan trọng đối với một trung tâm trọng
tài. Và VIAC với quy tắc tố tụng hết sức rõ ràng, linh hoạt của mình đã tạo nên uy tín, sự
tin tưởng trong các doanh nghiệp, góp phần làm cho việc giải quyết tranh chấp bằng hình
thức trọng tài ngày càng được nhiều người sử dụng; Bên cạnh đó nó cũng giúp làm giảm
bớt gánh nặng cho tòa án, tạo điều kiện cho tòa án giải quyết tốt các vụ việc mà mình đã
thụ lý mà không bị ôm đồm vất vả.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


Khái quát về trung tâm trọng tài quốc tế việt nam.......................................1



Thẩm quyền của VIAC.....................................................................................2




Cơ cấu tổ chức của VIAC....................................................................................2
1.3
Hoạt
xử..................................................................................................3

động

xét




Quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế việt nam.............................3



Khởi kiện và thụ lý đơn khởi kiện....................................................................4



Chọn và chỉ định trọng tài viên giải quyết vụ việc..........................................4



Khởi kiện lại.......................................................................................................5



Chuẩn bị xét xử..................................................................................................5



Hòa giải.....................................................................................................6



Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp................................................................6




Ra phán quyết....................................................................................................7



Giá trị hiệu lực của quyết định trọng tài.........................................................7



Chi phí trọng tài.................................................................................................8



Thực tiễn áp dụng các quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam....................................................................................................................9



Ưu điểm của quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hiện nay so
với các quy tắc trước đó....................................................................................11



Các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài
quốc tế Việt Nam..................................................................................................14
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT




VIAC: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam



TT TTQT VN: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam



VCCI: Phòng thường mại và công nghiệp Việt Nam



GTGT: giá trị gia tăng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Giáo trình luật thương mại



Luật thương mại 2005




Luật trọng tài 2010




Pháp lệnh trọng tài 2003



www.viac.org.vn



/>




×