Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số đề xuất về biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.72 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG TÌM HIỂU

2

I. Các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật.

2

1. Nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen “sống và làm việc theo
2

pháp luật” trong các chủ thể pháp luật.
2. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác
phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.

4

3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động
7

thực hiện pháp luật.


II. Một số đề xuất về biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện

9

pháp luật.
1. Khuyến khích người dân tự mình trau dồi tri thức pháp luật, nâng cao hiểu

9

biết của chính mình về pháp luật.
2. Giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ từ nhỏ thông qua nhà trường và gia đình.
3. Nâng cao chất lượng lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

10

KẾT LUẬN

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11
12

1


MỞ ĐẦU
Pháp luật là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình đối
với xã hội. Tuy nhiên, hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta còn gặp nhiều bất cập,

khó khăn và cũng không ít những sai phạm trong công tác thực hiện pháp luật, có khi
còn sai phạm nghiêm trọng, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm vẫn còn có xu
hướng gia tăng. Mặc dù đã có nhiều thành tựu trong việc thực hiện pháp luật song
những hạn chế của công tác này cũng không thể phủ nhận. Chính vì vậy, vấn đề về
“Các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện
nay” phải được đặt ra như một điều cấp bách để cải thiện tình hình hoạt động thực
hiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này sẽ đi phân tích về các biện pháp
hữu hiệu nhằm thực hiện được mục đích trên.

NỘI DUNG TÌM HIỂU
Muốn nâng cao được hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật thì trước hết
chúng ta phải đề ra các phương pháp, biện pháp chung cơ bản sao cho phù hợp với
tình hình thực tế của xã hội và điều kiện của đất nước ta. Từ những biện pháp chung
đó đưa ra các cách thức thực hiện cụ thể để giải quyết vấn đề hiệu quả của hoạt động
thực hiện pháp luật. Sau đây là phân tích về những biện pháp đó và một số đề xuất về
các biện pháp khác để hoạt động thực hiện pháp luật có hiệu quả cao.
I. Các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật.
1. Nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp
luật” trong các chủ thể pháp luật.
Ý thức pháp luật là toàn bộ các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm
thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp, trình độ
hiểu biết pháp luật, thái độ, sự đánh giá về pháp luật của các giai cấp, tầng lớp xã hội,
về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi ứng xử của con người, trong tổ
chức và hoạt động của các thiết chế xã hội.
Theo quan niệm thông thường, ý thức pháp luật được hiểu một cách đơn giản,
gắn liền với một trong nhưng biểu hiện cụ thể của nó, như ý thức chấp hành pháp luật
của một cá nhân hay tập thể nào đó, phản ứng của con người trước một sự kiện pháp
2



lý, thái độ của người dân đối với một văn bản pháp quy… Thước đo trình độ ý thức
pháp luật của một đối tượng cụ thể trong xã hội phụ thuộc vào tính chất, mức độ của
hành vi mà chủ thể bộc lộ ra trong quá trình tuân thủ các nguyên tắc, quy định của
pháp luật. Tuy còn đơn giản, cảm tính, song cách hiểu này góp phần quan trọng vào
việc điều chỉnh hành vi pháp luật của các cá nhân trong xã hội.
Nội dung của ý thức pháp luật thể hiện trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp
luật, tình cảm, thái độ của con người đối với pháp luật, thể hiện sự đánh giá về tính
hợp pháp và không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, trong tổ chức và
hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội hoạt dưới môi trường điều
chỉnh pháp luật. “Ý thức pháp luật – đó là trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân
về pháp luật…, là thái độ đối với pháp luật, ý thức tôn trọng hay coi thường pháp luật,
đó là thái độ đối với hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội”. Như vậy, ý thức pháp
luật là cơ sở, nền tảng để định hướng và điều tiết hoạt động thực hiện pháp luật của
các chủ thể; đồng thời là tiền đề để hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp
luật” trong xã hội.
Các tầng lớp xã hội sẽ không thể thực hiện được pháp luật một cách nghiêm
túc, đúng đắn nếu thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật. Tính chất đúng hay sai, mức độ
sâu sắc hay hời hợt trong suy nghĩ, tình cảm đối với các vấn đề pháp luật cũng phụ
thuộc vào trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật của công chúng. Nếu đa số người dân
có một trình độ hiểu biết nhất định về pháp luật thì họ sẽ tích cực tham gia vào việc
đánh giá các sự kiện pháp lý đang diễn ra dựa trên các chuẩn mực pháp luật; nhờ đó,
sẽ thực hiện pháp luật đúng đắn, hợp lý. Khi các tầng lớp nhân dân có một trình độ
hiểu biết pháp luật và có ý thức pháp luật ở một mức độ nhất định thì đội ngũ cán bộ,
công chức các cấp, các ngành, nhất là cán bộ, công chức làm công tác thực thi và bảo
vệ pháp luật, buộc cũng phải nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của chính mình,
nghĩa là, họ cần có ý thức pháp luật ở một trình độ cao hơn.
Ngược lại, những người dân thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật thường ít
hoặc không tham gia bàn luận về các sự kiện pháp lý, bởi vì họ không có các chuẩn
mực pháp luật của mình làm cơ sở cho việc đưa ra các ý kiến, nhận xét của mình.
3



Những người dân thiếu hiểu biết về pháp luật thường thực hiện pháp luật một cách
thụ động. Thực tế chỉ ra rằng, khi người dân thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật và
ý thức chấp hành pháp luật kém thì dễ dẫn đến hành vi sai lệch, phạm pháp, phạm tội.
Chẳng hạn, hành vi chống người thi hành công vụ, gây sức ép, lôi kéo những phần tử
cực đoan chống đối chính quyền cơ sở, gây rối trật tự công cộng xảy ra ở một số địa
phương là những ví dụ điển hình cho tình trạng này. Điều đó có ảnh hưởng tiêu cực
tới ý thức pháp luật và việc thực hiện pháp luật của những người khác bởi vì họ dễ bị
phản ứng dây chuyền theo cơ chế lây lan tâm lý.
Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay,
mọi công dân đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước, nếu thiếu ý thức pháp luật ở trình độ cao thì không thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ thực hiện và áp dụng pháp luật của mình trong quá trình giải quyết
các công việc liên quan đến lợi ích của người dân. Sống, làm việc theo pháp luật là
trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân. Khẩu hiểu này chỉ trở thành phương châm
hành động của mỗi người khi nó dựa trên một nền tảng tri thức, hiểu biết pháp luật
nhất định. Bên cạnh việc nâng cao trình độ tri thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công
chức các cấp, các ngành, chúng ta cần phải quan tâm đúng mức tới công tác tuyên
truyền, giáo dục pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, trang bị cho người dân những
kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật. Dựa trên nền tảng ý thức pháp luật, tri
thức, hiểu biết đúng đắn về pháp luật mà các tầng lớp nhân dân tiếp nhận, tích lũy
được từ các kênh thông tin khác nhau, trở thành yếu tố thường trực trong ý thức pháp
luật của họ, phương châm “sống và làm việc theo pháp luật” sẽ trở thành thói quen
trong hành vi của các chủ thể pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật chắc chắn sẽ
đạt hiệu quả cao.
2. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác phổ
biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.
Để nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng chủ thể khác nhau, trước hết
cần phải đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho họ bằng

nhiều biện pháp khác nhau. Về vấn đề này, Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày
4


07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32 – CT/TW của Ban
Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân
dân, đã chỉ rõ: “Sử dụng, khai thác và vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp
phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo tính phù hợp giữa phổ biến, giáo dục pháp luật
với tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở, giải quyết tranh chấp. Dĩ nhiên,
đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác thực thi và bảo về pháp
luật trong các cơ quan công quyền thì cần phải được đào tạo, trang bị kiến thức, hiểu
biết pháp luật một cách bài bản tại cơ sở đào tạo luật của nhà nước. Song, đối với đa
số các tầng lớp xã hội, không phải ai cũng có điều kiện đi học luật, mà nhu cầu hiểu
biết pháp luật ở họ thì vẫn có. Theo tinh thần đó, phát huy vai trò của các phương tiện
thông tin đại chúng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp
nhân dân là biện pháp không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thực
hiện pháp luật ở các chủ thể này.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là sự tác động chủ động, tích cực
của chủ thể giáo dục lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích cung cấp, trang bị kiến
thức pháp luật, hình thành tình cảm, thái độ tích cực đối với pháp luật, tạo thói quen
tuân thủ, chấp hành và sử dụng pháp luật cho các đối tượng xã hội. Bản chất của giáo
dục pháp luật là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục
tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình
cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Giáo dục
pháp luật là một yếu tố của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở các
cá nhân, tạo cơ sở để họ thực hiện pháp luật một cách phù hợp nhất.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác phổ
biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo
dục pháp luật đã được Đảng ta đề cập rất cụ thể: “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên

truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng đoàn thể, chính trị, xã hội, nghề
nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ
cương và các hoạt động thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật
5


trong các cơ quan nhà nước và xã hội”. Khác với các phương pháp, hình thức tuyên
truyền, giáo dục pháp luật khác, các phương tiện thông tin đại chúng có thể đưa đến
cho đông đảo công chúng các thông tin, kiến thức pháp luật một cách nhanh chóng
nhất, cập nhật nhất, rộng rãi nhất và phù hợp nhất với nhiều đối tượng xã hội.
Ở nước ta hiện nay đã có đủ các loại hình là báo in, báo nói, báo hình và báo
điện tử trên mạng Internet. Hiện nay, nước ta có 533 cơ quan báo chí, với 713 ấn
phẩm, số lượng bản báo được phát hành mỗi năm khoảng 600 triệu bản. Bình quân có
khoảng 7,5 bản báo/người/năm. Hệ thống phát thanh gồm hang trăm đài phát thanh.
Truyền hình có bước phát triển nhanh chóng. Cả nước có khoảng 10 triệu máy thu
hình với gần 85% số hộ gia đình được xem truyền hình; tăng trưởng viễn thông
Internet cao nhất trong khu vực ASEAN với tốc độ bình quân là 32,5%/năm. Với lực
lượng hung hậu đó, trước hết, các phương tiện thông tin đại chúng cần làm tốt vai trò
cung cấp thông tin, tập trung cung cấp thông tin đầy đủ và đa dạng hơn về các sự việc,
sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống pháp luật ở các địa phương cũng
như trên cả nước; cung cấp những tri thức pháp luật cần thiết cho các tầng lớp nhân
dân; tuyên truyền cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; biểu dương những tấm gương “người tốt, việc tốt” trong công tác triển
khai thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật; phê phán và lên án những hành vi tiêu
cực, vi phạm pháp luật.
Các phương tiện thông tin đại chúng cần dành nhiều thời lượng nhiều hơn cho
việc đăng tải những thông tin về các văn bản, chính sách pháp luật mới của Nhà nước
và của chính quyền các cấp một cách đầy đủ và chi tiết. Cần mở thêm các chuyên mục
mới về phổ biến, giáo dục pháp luật với thời lượng dài hơn, thông tin đa dạng, phong
phú hơn và hình thức thể hiện hấp dẫn hơn. Các báo nói và báp hình cần chú ý đến

những khung giờ phát sóng các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sao cho phù
hợp với các nhóm đối tượng xã hội khác nhau.
Các phương tiện thông tin đại chúng cần dành một thời lượng thích đáng cho
việc đăng tải, phát sóng các thông tin về đời sống pháp luật đã được kiểm chứng
chính thức và mang tính xây dựng. Đặc biệt, khi có các sự việc, sự kiện, hiện tượng
6


pháp luật diễn ra có tầm quan trọng, liên quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc,
động chạm đến các giá trị, chuẩn mực pháp luật cơ bản, như sửa đổi Hiến pháp, xây
dựng và ban hành các bộ luật quan trọng, các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, các
hành vi tiêu cực, phạm pháp, phạm tội của cán bộ các cấp, các ngành… Khi đó, định
hướng thông tin của báo chí chính là phải kịp thời đưa ra đường lối, quan điểm chính
thống của Đảng và Nhà nước, ý kiến kết luận chính thức của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin phải đi liền với việc
tuân thủ nguyên tắc chân thật, phản ánh đúng bản chất của vấn đề: khen ngợi, biểu
dương mà không tô hồng; phê phán, lên án mà không bôi đen. Khi phản ánh các sự
việc, sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong xã hội, các phương tiện thông tin đại
chúng cần tránh hai khuynh hướng: một là, phản ánh thiếu chọn lọc, thiếu sự cân
nhắc, đưa tin tùy tiện, dễ dãi, chưa được kiểm chứng, dẫn đến làm phức tạp hóa
những vấn đề vốn đã phức tạp; hai là, khuynh hướng bưng bít, cắt xén làm khô khan
thông tin về đời sống pháp luật, dẫn đến làm mất long tin của nhân dân.
3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động
thực hiện pháp luật.
Chủ thể trong hoạt động thực hiện pháp luật không chỉ là từng cá nhân, các
tầng lớp xã hội, mà nó còn là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các
tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động
thực hiện pháp luật, bên cạnh việc nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật, ý
thức pháp luật, hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” trong các tầng

lớp nhân dân, còn cần thiết phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức
năng trong hoạt động thực hiện pháp luật.
Nhìn chung, đại đa số người dân có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm chỉnh
trong việc thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, những khiếm khuyết, sai phạm xảy ra trong
hoạt động thực hiện pháp luật vẫn còn tương đối phổ biến, đặc biệt là trong điều kiện
nên kinh tế thị trường hiện nay. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX đã khái quát thực trạng này như sau: “Tình trạng tham
7


nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, vừa
không giữ đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm
trọng”. Có tình trạng này là do nhiều lúc, nhiều nơi, các cơ quan chức năng của nhà
nước còn xem nhẹ, buông lỏng vai trò, trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực, ngành mà
mình phụ trách, chưa phát huy hết vai trò, chức năng quản lý của mình. Đây là một
nguyên nhân cơ bản làm giảm sút hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật. Vì vậy, các
cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình.
- Quốc hội và các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thường xuyên
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của
hoạt động thực tiễn đời sống xã hội, nhất là các văn bản pháp luật hướng dẫn thực
hiện pháp luật. Đây là các điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc pháp luật được thực
hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.
- Các cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra và các cơ quan tư pháp
khác phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy phạm pháp luật, giữ đúng vị trí, vai trò,
chức năng và nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội
bằng pháp luật và không ngừng pháp chế xã hội chủ nghĩa; tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát việc thực hiện pháp luật; tạo điều kiện cần thiết để người dân có thể tham
gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và thực hiện pháp luật một cách
thuận lợi.
- Các cơ quan chức năng cần phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hiện

tượng tiêu cực, các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, vì “tình trạng suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ nạn quan
liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm
trọng” (Trích dẫn trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng
sản Việt Nam), góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật.
- Bản thân mỗi cán bộ, công chức nhà nước đang làm việc trong các cơ quan
chức năng phải luôn gương mẫu, trong việc thực hiện pháp luật; thường xuyên học
tập nâng cao trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tri thức pháp luật;
không để mình dính líu vào tình trạng quan liêu, né tránh trách nhiệm pháp lý của cá
8


nhân; thói dựa dẫm, ỷ lại vào cấp trên, giải quyết công việc sai nguyên tắc, thái độ thờ
ơ với công việc, tiêu xài lãng phí tiền cơ quan, không tuân thủ các quy định của cơ
quan chủ quản, đặc biệt là sự tha hóa về đạo đức; có thái độ hòa nhã, tôn trọng trong
quá trình hướng dân nhân dân thực hiện pháp luật.
II. Một số đề xuất về biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp
luật
1. Khuyến khích người dân tự mình trau dồi tri thức pháp luật, nâng cao hiểu biết
của chính mình về pháp luật.
Trên thực tế, các hiện tượng vi phạm pháp luật và tội phạm được thực hiện có
liên quan chủ yếu đến sự hiểu biết yếu kém pháp luật của người dân. Điều đó dẫn đến
hiệu quả của việc thực hiện pháp luật không cao. Ngoài các trường hợp vi phạm pháp
luật do người dân không hiểu biết mà vi phạm cũng có một số trường hợp người dân
không hiểu biết pháp luật để kẻ khác lợi dụng để thực hiện hành vi phạm pháp. Ví dụ:
Hiện tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở một số vùng cao, có trình độ dân trí thấp,
không hiểu biết pháp luật đã từng bị các đối tượng phản động dụ dỗ, lôi kéo tham gia
vào các hoạt đồng nhằm chống chính quyền nhân dân. Đó là một ví dụ điển hình cho
chúng ta thấy được hậu quả của việc không hiểu biết pháp luật của người dân dẫn đến
hậu quả to lớn cho xã hội và bản thân họ. Khi người dân không hiểu biết pháp luật

cũng sẽ khiến cho các cơ quan nhà nước, những cán bộ công chức vi phạm pháp luật.
Ví dụ: Một người bị cơ quan điều tra bắt trong trường hợp khẩn cấp trong một vụ án
để điều tra. Do không hiểu biết pháp luật trên thực tế đã có người bị giữ ở cơ quan
công an đến gần một năm mà vẫn chưa có quyết định tạm giữ. Trong khi đó, pháp luật
quy định trong trường hợp này thì kể từ sau khi bị bắt trong vòng 24 giờ cơ quan điều
tra phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt nếu không tìm được
bằng chứng chứng minh người đó phạm tội. Như vậy, rõ ràng do người dân không
hiểu biết pháp luật nên đã không đòi được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khiến
cho cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật. Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng, bên
cạnh biện pháp tích cực tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân
9


bằng lực lượng phương tiện thông tin đại chúng hùng hậu cũng cần phải khuyến khích
nhân dân tích cực trau dồi thêm kiến thức về pháp luật. Để thực hiện được biện pháp
này, thì Nhà nước và các cơ quan ban ngành phải có sự đầu tư thích đáng. Làm được
điều đó, trước hết sẽ giúp người dân tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
của Nhà nước và sau đó họ sẽ tự mình hiểu biết được những quyền và lợi ích hợp
pháp mà pháp luật quy định cho mình, tránh những thiệt thòi khi tham gia vào các sự
việc, sự kiện pháp lý.
2. Giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ từ nhỏ thông qua nhà trường và gia đình.
Như chúng ta đã biết, hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật ở giới trẻ ngày
càng có chiều hướng gia tăng về mặt số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của
hành vi vi phạm. Thực trạng đáng buồn đó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như lối
sống, tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự quản lý lỏng lẻo của nhà trường
và gia đình, ngoài ra còn một nguyên nhân khác là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật
ngay từ khi còn nhỏ. Ông cha ta có câu: “Bé không vin, cả gãy cành”, ý muốn nói trẻ
em từ nhỏ không dạy dỗ đến nơi đến chốn thì khi lớn lên sẽ rất khó dạy bảo. Trong
giáo dục pháp luật cũng vậy, chúng ta cũng cần phải giáo dục cho trẻ em ngay từ khi

còn ngồi trên ghế nhà trường và kiến nghị của em ở đây là giáo dục pháp luật từ cấp
tiểu học và phát triển dần lên sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ ở từng
giai đoạn phát triển. Bởi vì trẻ em ở tuổi này như tờ giấy trắng, rất biết nghe lời và đã
biết chữ cũng như hiểu chuyện. Khi giáo dục pháp luật cho trẻ, tuyên truyền đó là
những thứ đúng đắn thì nhất định trẻ sẽ làm theo. Cứ như vậy, cho đến khi lớn dần lên
trẻ đã tích lũy được một khối lượng tri thức pháp luật cho mình, cũng từ đó những trẻ
nào yêu thích pháp luật sẽ nuôi mơ ước trở thành nhà làm luật hoặc nghiên cứu kĩ hơn
về pháp luật. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự đầu tư của Nhà nước, sự phối
hợp giữa các cơ quan ban ngành có chuyên môn và nhà trường để cùng thực hiện biện
pháp này.
Giáo dục pháp luật ngay ở trong gia đình cho trẻ ngay từ nhỏ, kết hợp cùng nhà
trường xây dựng cho trẻ một nếp sống, thói quen: “Sống và làm việc theo pháp luật”.
Biện pháp này có sự liên quan với biện pháp đã nêu trên đó là khuyến khích người
10


dân tự mình trau dồi tri thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của chính mình về pháp
luật. Khi những người lớn trong gia đình có kiến thức về pháp luật do họ trau dồi
được, họ sẽ dạy dỗ con cái trong gia đình tuân thủ, chấp hành pháp luật một cách
đúng đắn nhất, giúp trẻ từ nhỏ đã có ý thức pháp luật cao, sống và làm việc theo pháp
luật. Hơn nữa, những người lớn trong gia đình mà có ý thức pháp luật thì cũng sẽ làm
gương cho con cái trong nhà để thực hiện pháp luật một cách đúng đắn. Từ đó có thể
thấy rằng, giáo dục pháp luật cho lớp trẻ là rất quan trọng, những chủ nhân tương lai
của đất nước sau này sẽ nối tiếp sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa thì cần phải có sự hiểu biết pháp luật và quan trọng hơn là có được ý thức pháp
luật đúng đắn.
3. Nâng cao chất lượng lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Khi trình độ lập pháp còn hạn chế, sẽ dẫn đến những văn bản pháp luật ra đời
thiếu chặt chẽ, thiếu hoàn chỉnh gây ra sự chồng chéo giữa các quy phạm pháp luật.
Điều này làm các cơ quan sẽ gặp khó khăn trong công tác áp dụng pháp luật còn

người dân sẽ gặp khó khăn trong chấp hành, tuân thủ và sử dụng pháp luật. Như vậy,
chính do trình độ lập pháp và sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động thực hiện pháp luật. Vì thế, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao trình độ lập
pháp và kiện toàn, hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu quả của việc thực
hiện pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN
Trên đây là một số các biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện
pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, mỗi người chúng ta cần nâng
cao ý thức pháp luật của mỗi cá nhân, nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ pháp luật để
xã hội ngày một tốt hơn, không còn tình trạng vi phạm pháp luật, không còn tội phạm
để đời sống xã hội và tình hình kinh tế, chính trị ngày càng ổn định hơn, tạo môi
trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước, dân tộc cũng như phát triển con người
Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn và mục tiêu xa hơn nữa là xây dựng thành công nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Ngọ Văn Nhân – Xã hội học pháp luật – Nhà xuất bản Tư pháp – Hà Nội –
2010.
2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

12



×