Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Khái quát về tuyên bố cá nhân mất tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.15 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
Bản sao quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án

0

LỜI MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2

I.

2

Khái quát về tuyên bố cá nhân mất tích

1. Điều kiện của việc tuyên bố cá nhân mất tích

2

2. Hậu quả của quyết định tuyên bố cá nhân mất tích

2

3. Thủ tục tuyên bố cá nhân mất tích

3



II.

Nhận xét quyết định của Tòa án
4

1. Về yêu cầu của đương sự

4

2. Về thẩm quyền của Tòa án

5

3. Về xác định tư cách đương sự

6

4. Về chứng cứ, tài liệu

7

5. Về thủ tục tố tụng Tòa án tiến hành

8

III.

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục
tuyên bố cá nhân mất tích


9

KẾT LUẬN

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

1


LỜI MỞ ĐẦU
Việc yêu cầu tuyên bố cá nhân mất tích trong pháp luật dân sự ngày càng thể
hiện được tầm quan trọng của nó trong một xã hội hiện đại. Việc tuyên bố một
người mất tích là công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người có
quyền và lợi ích lien quan đến người bị yêu cầu nhưng cũng làm ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích của người bị yêu cầu. Vì vậy, khi Tòa án ra quyết định một người
mất tích thì phải tiến hành các thủ tục tố tụng thật chặt chẽ để giải quyết vụ việc
một cách đúng đắn, vừa bảo vệ được quyền lợi của những người có quyền, lợi ích
lien quan vừa không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người bị yêu cầu. Để
tìm hiểu vấn đề này, nhóm quyết định tìm nghiên cứu một quyết định tuyên bố một
người mất tích trong thực tiễn của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền – Hải Phòng.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Khái quát về tuyên bố một người mất tích
1. Điều kiện của việc tuyên bố cá nhân mất tích
Pháp luật quy định Tòa án chỉ có thể tuyên bố một người là mất tích theo
yêu cầu của những người có thẩm quyền hoặc lợi ích liên quan đến người đó. Điều

cần đặc biệt lưu ý là khi thụ lí, xem xét yêu cầu này, Tòa án phải làm rõ động cơ, lí
do yêu cầu tuyên bố mất tích nhằm mục đích chính đáng hay không và phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, thời hạn mà người đó được xác định là biệt tích phải tối thiểu là
hai năm. Thời hạn hai năm này phải có tính liên tục, không bị ngắt quãng.
Thứ hai, người có quyền và lợi ích liên quan đã áp dụng đầy đủ các biện
pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn
không có tin tức xác thực việc người đó còn sống hay đã chết.
2. Hậu quả của quyết định tuyên bố cá nhân mất tích
Trên thực tế, hậu quả pháp lí của việc một người bị Tòa án tuyên bố mất tích
liên quan đến tài sản và quan hệ nhân thân của người biệt tích. Đây cũng là động
cơ thúc đẩy những người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu tuyên bố mất tích.
Về tư cách chủ thể: khi Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích, tạm thời tư
cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích bị dừng lại.

2


Về quan hệ nhân thân: các quan hệ nhân thân tạm dừng. Tại khoản 2 Điều
78 BLDS năm 2005 đã quy định rõ hậu quả về quan hệ hôn nhân: “Trong trường
hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin li hôn thì Tòa án giải quyết
cho li hôn”.
Về quan hệ tài sản: Các quy định cụ thể liên quan đến việc quản lí tài sản
của người bị Tòa án tuyên bố mất tích được quy định tại Điều 79 BLDS năm 2005
3. Thủ tục tuyên bố cá nhân mất tích.
Thủ tục tuyên bố cá nhân mất tích được quy định tại Chương XXIII
BLTTDS năm 2004 từ Điều 330 đến Điều 332.
Về đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích:
- Người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích là những
người có quyền, lợi ích liên quan mà việc người đó mất tích ảnh

hưởng đến quyền, lợi ích của họ.
- Đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích phải có đầy đủ các
nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS.
- Đơn yêu cầu phải gửi kèm theo chứng cứ để chứng minh người bị yêu
cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin
tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh
cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo
tìm kiếm. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Toà án
thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao
quyết định đó
Về việc xét đơn yêu cầu:
- Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố
một người mất tích, Toà án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị
yêu cầu tuyên bố mất tích
- Nội dung thông báo và công bố thông báo được thực hiện theo quy
định tại Điều 327 và Điều 328 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo là
bốn tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
- Trong thời hạn công bố thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu
hoặc người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Toà án đình

3


chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn
yêu cầu tuyên bố một người mất tích
Về quyết định tuyên bố một người mất tích:
- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thông
báo, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người
mất tích
- Toà án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.

- Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định
tuyên bố mất tích; trường hợp có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp
quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận
thì trong quyết định Toà án còn phải quyết định áp dụng biện pháp
quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
II. Nhận xét quyết định của Tòa án:
1. Về yêu cầu của đương sự:
Chị Nguyễn Thị Loan yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích đối với chồng là anh
Lê Văn Định, sinh ngày 1/4/1957; ĐKHKTT: 74 Gác 2 Trần Nhật Duật, Cầu Đất,
Ngô Quyền, Hải phòng; Trú tại: 21/89 Lê Lợi, Gia viên, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Yêu cầu trên của chị Loan là hợp pháp và chính đáng. Điều này được lí giải
bởi các lẽ sau:
- Thứ nhất, chị Loan là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp với người bị
yêu cầu tuyên bố mất tích – anh Lê Văn Định. Hai anh chị kết hôn năm 1984 và có
đăng kí kết hôn ngày 26/5/1984 tại Ủy ban nhân dân phường Cầu Tre, Ngô Quyền,
Hải Phòng. Từ đó, căn cứ vào Khoản 1 Điều 330 BLTTDS 2005: “Người có
quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo
quy định của Bộ luật dân sự” thì chị Loan là người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên
bố anh Lê Văn Định mất tích.
- Thứ hai, việc anh Lê Văn Định biệt tích có ảnh hưởng tới cuộc sống của
chị Loan và các con của chị:
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, việc chồng hoặc vợ bị mất tích đã ảnh
hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Cần phải giải
phóng cho vợ, chồng thoát khỏi “hoàn cảnh đặc biệt” này, khi họ có yêu cầu được
ly hôn với người chồng (vợ) đã bị Tòa án tuyên bố mất tích.
4


Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 78 BLDS năm 2005: “Trong trường
hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin li hôn thì Tòa án giải quyết

cho li hôn”.
Việc Tòa án thụ lí và giải quyết yêu cầu của chị Loan là tiền để để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của chị Loan. Khi Tòa án chấp nhận yêu cầu của chị
thì chị có thể tiến hành thủ tục xin li hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân với anh Lê
Văn Định và xây dựng hạnh phúc mới, cuộc sống mới (nếu chị có mong muốn).
2. Thẩm quyền của Tòa án
Căn cứ vào điểm a khoản 2 điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ
sung năm 2011 về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tình thì: “2. Tòa án nhân dân cấp huyện (bao gồm tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu
sau đây: a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 26 của
Bộ luật này;”
Và theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung năm
2011 về những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy
định: “Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người
mất tích”. Áp dụng vào thực tiễn vụ việc: Chị Nguyễn Thị Loan yêu cầu Tòa án
tuyên bố mất tích đối với chồng là anh Lê Văn Định, sinh ngày 01/4/1957;
ĐKHKTT: 74 Gác 2 Trần Nhật Duật, Cầu Đất, Ngô Quyền, Hải Phòng; Trú tại
21/89 Lê Lợi, Gia Viên, Ngô Quyền, Hải Phòng. Như vậy, vụ việc này sẽ thuộc
thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện, mà trực tiếp là quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng, nơi cư trú của hai anh chị. Tóm lại, quyết định tuyên
bố anh Định mất tích của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
là đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 78 BLDS 2005 về Tuyên bố một người mất tích: “1.
Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện
pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn
không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu
không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày

5


đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được
ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của
năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng’’.
Theo đó, Anh Lê Văn Định đã biệt tích từ năm 1991 đến năm 2009 là 18 năm.
Ngày 17/02/2009 chị Loan có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích đối với anh
Định, Ngày 05/3/2009 Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, Hải Phòng đã thụ lý đơn
yêu cầu của chị Loan, đồng thời thông báo nhắn tìm anh Định trên Báo nhân dân
(3 số báo liên tiếp 25, 26, 27 ngày 03/2009) và Đài tiếng nói Việt Nam (phát hồi
11h55’ các ngày 27, 28, 29 tháng 3/2009). Và sau thời hạn 4 tháng (kể từ ngày
phát thông báo nhắn tìm anh Định lần đầu tiên 25/3/2009) Tòa án vẫn không nhận
được tin tức gì về anh Định, Tòa án đã chấp nhận đơn yêu cầu của chị Loan về
việc đề nghị tuyên bố anh Lê Văn Định mất tích là hoàn toàn hợp lý và thỏa đáng.
3. Xác định tư cách đương sự.
Căn cứ vào Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2011
về đương sự trong vụ án dân sự: “1. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ
quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân,
cơ quan tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa giải quyết
vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm…
3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án
giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp khác của nguyên
đơn bị người đó xâm phạm.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy
không khởi kiện, không bị khởi kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên
quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương

sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Theo đó, ta có thể xác định tư cách đương sự như sau:
6


- Nguyên đơn: Chị Nguyễn Thị Loan, sinh năm 1959. Nghề nghiệp: Nhân
viên Công ty cổ phần công nghệ phẩm Hải Phòng. ĐKHKTT: 21/89 Lê Lợi, Gia
Viên, Ngô Quyền, Hải Phòng. Quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 59
BLTTDS.
- Bị đơn: Anh Lê Văn Định, sinh năm 1957, ĐKHKTT: 74 Gác 2, Trần Nhật
Duật, Cầu Đất, Ngô Quyền, Hải Phòng, trú tại: 21/89 Lê Lợi, Gia Viên, Ngô
Quyền, Hải Phòng. Quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 60 BLTTDS.
- Người có quyền lợi liên quan:
+) Anh Lê Anh Tuấn (con ruột), ĐKHKTT: 21/89 Lê Lợi, Gia Viên, Ngô
Quyền, Hải Phòng.
+) Chị Lê Thị Thu Trang(con ruột), ĐKHKTT: 21/89 Lê Lợi, Gia Viên, Ngô
Quyền, Hải Phòng. Quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 61 BLTTDS sửa
đổi bổ sung 2011.
Như vậy, Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền xác định tư cách đương sự
trong quyết định là đúng với quy định của pháp luật.
4. Về chứng cứ, tài liệu
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì chứng cứ trong vụ việc
dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao
nộp cho tòa án hoặc do tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này
quy định mà tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của
đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần
thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
Theo điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì chứng cứ được thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau như: các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật

chứng; lời khai của đương sự…
Như ta đã biết, trong vụ việc dân sự nếu đương sự có yêu cầu tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
cho tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, là hợp pháp.

7


Trong trường hợp đương sự không cung cấp được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ
chứng cứ thì đương sự phải chịu hậu quả về việc không chứng minh được hoặc
chứng minh không đầy đủ. Nói cách khác để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho mình thì đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án và
chứng minh chứng cứ đó là có căn cứ, là hợp pháp. Đương sự tự chịu trách nhiệm
hậu quả về việc không có chứng cứ và chứng minh được hoặc chứng minh không
đầy đủ.
Trong vụ việc này chứng cứ, tài liệu bao gồm: Giấy đăng kí kết hôn của anh
lê văn định và chị nguyễn thị loan, giấy khai sinh của con là lời khai của đương sự,
ba số báo ra ngày 25, 26 ,27 tháng 3 năm 2009 thông báo tìm anh Định trên báo
nhân dân, thông báo tìm người được phát trên đài tiếng nói Việt Nam (phát hồi
11h55’ các ngày 27, 28 ,29 tháng 3 năm 2009). Các chứng cứ này nhằm giúp cho
tòa án xác định người có quyền yêu cầu tuyên bố anh Lê Văn Định mất tích, các
chứng cứ, chứng minh xác định việc mất tích của anh Định là có căn cứ.
Có thể thấy các chứng cứ ở đây là các sự kiện, hiện tượng đã được thu thập
và đưa vào sử dụng trong quá trình chứng minh thông qua các dạng như tài liệu,
giấy tờ. Các chứng cứ, tài liệu được sử dụng trong vụ việc này hợp lệ, hợp pháp,
đầy đủ, và qua đó có thể chứng minh được việc mất tích của anh Lê văn Định là có
căn cứ, làm cơ sở cho tòa án giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
5. Về thủ tục tiến hành tại Tòa
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì:
Thứ nhất, về việc Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu (Điều 331):

- Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một
người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố
mất tích.
- Nội dung thông báo và công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại
Ðiều 327 và Ðiều 328 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo là bốn tháng, kể từ
ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
Căn cứ vào tình huống, ngày 5/03/2009, ngày Tòa án nhân dân quận Ngô
Quyền, Hải Phòng đã thụ lý đơn yêu cầu của chị Loan, đồng thời thông báo nhắn
tìm anh Định trên Báo nhân dân (3 số báo ra ngày 25, 26, 27 tháng 3 năm 2009) và
Đài tiếng nói Việt Nam (phát hồi 11h55’ các ngày 27, 28, 29 tháng 3 năm 2009).
8


Thứ hai, về việc Tòa án Quyết định tuyên bố một người mất tích:
- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thông báo,
Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
- Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.
- Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố
mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của
người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định Tòa án còn
phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của
Bộ luật dân sự.
Theo như tình huống, thời hạn 4 tháng (kể từ ngày phát thông báo nhắn tìm
anh Định lần đầu tiên: 25/03/2009), Tòa án và gia đình vẫn không nhận được tin
tức gì về anh Định. Vậy nên Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu của chị Loan về việc
đề nghị tuyên bố anh Lê Văn Định mất tích. Theo đó, Tòa án nhân dân quận Ngô
quyền quyết định:
- Tuyên bố mất tích đối với anh Lê Văn Định, sinh ngày 01/04/1957;
- Chị Nguyễn Thị Loan phải nộp 200.000đ lệ phí Dân sự sơ thẩm (căn cứ theo
quy định tại Điều 133 về Nghĩa vụ nộp lệ phí Bộ luật tố tụng dân sự 2004);

- Chị Nguyễn Thị Loan được quyền kháng cáo quyết định trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày ra quyết định.
Từ những căn cứ tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004, căn cứ vào tình huống,
nhận định và quyết định của Tòa án, và căn cứ và những lý luận đã nêu trên, kết
luận, Tòa án nhân dân phường Ngô Quyền, Hải Phòng đã tiến hành thủ tục tuyên
bố mất tích đối với anh Lê Văn Định là đúng với quy định của pháp luật.
III. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục tuyên bố cá nhân mất
tích.
Mặc dù các quy định của BLTTDS về thủ tục yêu cầu tuyên bố một người
mất tích đã được áp dụng trong thực tiễn giải quyết của các Tòa án và đã đạt được
những kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được đó, các quy
định về thủ tục giải quyết các yêu cầu tuyên bố một người mất tích của BLTTDS
vẫn còn một số hanbj chế vướng mắc, bất hợp lý.
Thứ nhất, về thời hiệu giải quyết tuyên bố một người mất tích.
Điểm b Khoản 3 Đều 159 BLTTDS quy định: “Trong trường hợp pháp luật
không có quy định khác về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải
9


quyết việc dân sự là 1 năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu”. Vấn đè dặt ra là
có phải tất cả việc dân sự đều áp dụng thời hiệu yêu cầu theo quy định tại điểm b,
khoản 3 Điều 159 BLTTDS hay không? Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một
người mất tích có áp dụng thời hiệu đó hay không? Theo quan điểm của nhóm thì
nếu đã quy định thời hiệu giải quyết việc dân sự thì các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn về những loại việc đan sự nào
sẽ áp dụng thời hiệu yêu cầu và loại việc dân sự nào không áp dụng thời hiệu yêu
cầu để các nhà áp dụng pháp luật áp dụng một cách thống nhất pháp luật này trong
đời sống xã hội. Đối với việc yêu cầu tuyên bố một người mất tích nhóm đề nghị
hướng dẫn là loại việc không áp dụng thời hiệu yêu cầu. Vì nhóm cho rằng việc
xác định thời điểm mất tích của nhiều trường hợp không thể chính xác tuyệt đối.

Đối khi người yêu cầu còn không xác định được thời điểm phát sinh quyền yêu
cầu. Ngoài ra nhiều trường hợp còn giả mất tích nhưng thực chất là trốn tránh
nghĩa vụ. Trong khi đó quy định thời hiệu đối với việc yêu cầu tuyên bố một người
mất tích cũng không có nhiều tác dụng trong khoa học pháp lý. Chính những điều
này mà các nhà làm luật không cần phải quy định thời hiệu đối với việc yêu cầu
tuyên bố một người mất tích.
Thứ hai, về vấn đề quy định đương sự trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố
một người mất tích.
Theo nhóm thì BLTTDS cần quy định về đương sự trong việc đân sự nói
chung và việc yêu cầu tuyên bố một người mất tích nói riêng. Trong việc giải
quyết tuyên bố một người mất tích, cần quy định người có đơn yêu cầu tuyên bố
một người là mất tích là người yêu cầu. người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến
việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích là người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan. Ngoài ra theo nhóm, đối với việc giải quyết việc yêu cầu tuyên bố
một người mất tích không nên xác định tư cách tố tụng của người vắng mặt là
người bị yêu cầu vì họ không thể tự mình thực hiện được hành vi tố tụng để bảo vệ
quyền và thực hiện được nghĩa vụ của mình và họ cũng không thể ủy quyền cho
người khác đại diện tham gia tố tụng cho mình được. Vì vậy, Tòa án cần đưa người
thân thích của người bị yêu cầu vào tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ
quyền lợi của người vắng mặt.
Thứ ba, vấn đề tuyên bố mất tích đối với người đang có lệnh truy nã.
10


Đối với trường hợp này, pháp luật chưa có quy định tuyên bố mất tích đối
với người đang có lệnh truy nã. Thực tế cho thấy, các trường hợp người có quan hệ
hôn nhân với người bị truy nã muốn yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ (chồng) mình mất
tích để chấm dứt quan hệ hôn nhân và xây dựng hạnh phúc mới hoặc một số người
có quyền lợi liên quan muốn yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích để giải
quyết quyền lợi thì đều bị Tòa án từ chối thụ lý vì chưa có quy định. Điều đó làm

ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có quyền, lợi ích liên quan đến người bị
yêu cầu tuyên bố mất tích đang bị truy nã. Tuy nhiên, nếu chấp nhận tuyên bố
người đó mất tích thì cũng có nghĩa có thể bị tuyên bố chết. Như vậy, việc truy nã
đối với người đó sẽ không thực hiện được. Vì vậy, theo nhóm, luật nên bổ sung
quy định rõ về các trường hợp được yêu cầu tuyên bố mất tích và loại trừ trường
hợp người bị yêu cầu đang có lệnh truy nã và có quy định riêng để giải quyết
quyền lợi cho những người có quyền, lợi ích liên quan trong trường hợp này.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án
nhân dân quận Ngô Quyền – Hải Phòng đã giúp sinh viên có cái nhìn thực tiễn hơn
về việc tuyên bố cá nhân mất tích cũng như hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật
về vấn đề này. Pháp luật về thủ tục tuyên bố cá nhân mất tích đã tương đối hoàn
thiện tuy nhiên vẫn còn những thiếu sót nhất định vì vậy chúng ta cần phải sửa đổi,
bổ sung những thiếu sót đó để pháp luật về tuyến bố mất tích cũng như hệ thống
pháp luật Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn nữa.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội –
NXB. Công an nhân dân – Hà Nội – năm 2009.
2. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam 1 – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB.
Công an nhân dân – Hà Nội – năm 2006.
3. Bộ Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam năm 2004
4. Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005.
5. i/?danzko=vu-an-dan-su-thu-tuc-tuyen-bo-motnguoi-mat-tich&u=dt&id=192
6.

/>

7.

/>
8. />
12



×