Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm trong sinh viên các trường Đại học. Thực trạng và nguyên nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.03 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM THÁNG
MÔN: XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

ĐỀ BÀI:

Tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm
trong sinh viên các trường Đại học.
Thực trạng và nguyên nhân

Lớp : N02 – Nhóm 3

Hà Nội – 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Tình hình vi phạm pháp luật trong sinh viên các
trường đại học, thực trạng và nguyên nhân.
1. Định nghĩa vi phạm pháp luật.
2. Thực trạng
3. Nguyên nhân
II. Tình hình phạm tội trong sinh viên các trường đại
học, thực trạng và nguyên nhân.
1. Định nghĩa tội phạm
2. Thực trạng
3. Nguyên nhân
KẾT LUẬN


Danh mục tài liệu tham khảo

3
3
3
3
6
7
7
8
10
12
13

MỞ ĐẦU
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực, còn tồn
tại nhiều hạn chế ,và một trong những biểu hiện cần kể đến là sự gia tăng của tệ nạn
xã hội. Vi phạm pháp luật và tội phạm là những vấn đề nhức nhối, bức xúc nhất
trong lĩnh vực này. Thế hệ sinh viên với sức trẻ và sự năng động, tuy dễ tiếp thu
Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02

Page 2


những cái mới, cái tiến bộ nhưng đồng thời cũng là những đối tượng dễ bị sa vào
các tệ nạn xã hội vì sự bồng bột, nông nổi của lứa tuổi mới lớn . Hiện nay, tỉ lệ sinh
viên vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng với những con số báo động.
Để giải quyết một cách triệt để vấn đề này, để qua đó có những phương hướng giải
quyết phù hợp, thì có thể nói việc tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của vấn đề là

một điều cần thiết và quan trọng. Từ tính cấp thiết của vấn đề, trong khuôn khổ bài
tập nhóm , nhóm chúng em xin chọn đề tài: “ Tình hình vi phạm pháp luật, tội
phạm trong sinh viên các trường Đại học, thực trạng và nguyên nhân”

NỘI DUNG
I. Tình hình vi phạm pháp luật trong sinh viên các trường đại học, thực
trạng và nguyên nhân.
1. Định nghĩa vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi của những người không làm đúng những quy
định trong các quy phạm pháp luật, gây tổn hại cho xã hội.
2. Thực trạng
Ở vào thời kì hội nhập nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học
tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị
trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của
thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật
của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông,
đua xe trái phép, bạo lực nhà trường…
Hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật trong đời sống xã hội đang ngày một
gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Đáng lo ngại hơn đó là tình trạng
vi phạm pháp luật mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hiểu biết pháp luật. Cùng
với đó là tình trạng sinh viên vi phạm pháp luật ngày càng đáng báo động , gia
Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02

Page 3


tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội lỗi ngày càng nghiêm trọng và đang diễn
biến hết sức phức tạp. vi phạm pháp luật trong sinh viên đang là nỗi lo chung….
Hiện trên địa bàn TP Hà Nội có với gần 80 trường ĐH-CĐ với khoảng

500.000 sinh viên hệ chính qui (chưa kể các hệ liên thông, vừa làm - vừa học từ
xa). Đánh giá của Công an TP Hà Nội cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật trong
học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố ngày càng gia tăng cả về số vụ và mức
độ nghiêm trọng.
Theo thống kê, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2007, đã có 33.284 trường hợp
thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, có nguy cơ vi
phạm pháp luật.
Khảo sát mới đây của Trường ĐH Lao động - Thương binh và Xã hội đã cho
kết quả giật mình: Hơn 80% số SV hiện nay không nắm được kiến thức cơ bản của
pháp luật; 40% trong số SV này thường xuyên có hành vi vi phạm pháp luật. Trên
thực tế, những gì đang diễn ra trong đời sống SV cũng chứng tỏ điều này. Dưới đây
là một số ví dụ mà chúng ta rất hay bắt gặp trong cuộc sống thường ngày
Ví dụ 1: Một buổi sáng, Trần Văn Quân, sinh viên Học viện tài chính, đi xe
máy đến trường. Qua một ngã tư, Quân cố vượt dù đèn đã chuyển sang màu đỏ.
Quân bị CSGT yêu cầu dừng lại và xuất trình giấy tờ. Sợ bị phạt nặng vì vượt đèn
đỏ và tạm giữ xe nên Quân rút tring ví ra 100 nghìn “phạt nóng” cho anh CSGT
Ví dụ 2: Hai sinh viên đi xe máy từ trong trường ra đỗ xịch trước quán nước
nói với bà chủ quán “80, 100 điểm”. Những câu chuyện như trên được coi như là
chuyện thường ngày tại cổng các trường học khi những dịch vụ nhạy cảm như
game, karaoke, nhà nghỉ, massage, ghi đề… mọc lên như nấm. Đây chính là một
trong những “mầm mống” nhuộm đen những tâm hồn học sinh, sinh viên. Chuyện
đánh lô đề đối với sinh viên hiện nay được xem như là chuyện “nhỏ”. Điều đáng
bàn trong mắt họ làđánh bao nhiêu, có chịu chơi hay không?

Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02

Page 4



Ví dụ 3: Tại cổng trường Đại học Xây dựng có bao nhiêu quán nước trà đá là
có bấy nhiêu chân rết làm đội ngũ ghi đề. Cứ khoảng từ 16h đến 19h, tại các quán
nước này vô cùng rôm rả với những cái đầu chụm vào các cuốn sổ ghi kết quả theo
ngày tháng mà lẩm nhẩm tính toán. Nhiều sinh viên còn lấy giấy bút, sổ sách ra để
ghi chép, nghiền ngẫm, gạch xóa với đủ hình nối quái dị giữa các con số rồi mới
quyết định “chốt hạ” một con “nghẹ” nào đấy.
Trên đây chỉ là những câu chuyện nhỏ, điển hình trong vô số những câu
chuyện mà SV là người có hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, không phải chỉ có những vi phạm vặt. Trình độ cộng với láu cá và
một chút nông nổi có thể “dẫn lối” cho SV thực hiện những hành vi vi phạm lớn
hơn nhiều lần.
Mới đây dư luận học đường đã xôn xao khi nghe tin 2 thanh niên (một là cựu
SV ĐHQG, một đang là SV ĐH Bách Khoa) đã lên mạng Internet, dùng thủ thuật
tinh vi để lấy cắp tiền từ thẻ tín dụng của những chủ tài khoản là người nước ngoài
rồi “ship” hàng về Việt Nam, sau đó dùng CMND giả nhận hàng. Vụ việc đã bị
Công an Hà Nội phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Theo báo cáo của Công an TP Đà Nẵng thì tình hình học sinh, sinh viên vi
phạm Luật An toàn giao thông cũng đáng báo động với gần 2.000 trường hợp;
trong đó có 1.300 trường hợp bị xử phạt hành chính và 7 trường hợp bị khởi tố do
vi phạm luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng
Thống kê từ năm 2005 đến nay, tổng số vi phạm pháp luật hình sự trong học
sinh, sinh viên khoảng hơn 8.000 trường hợp. Trong đó, có các hành vi như đánh
nhau, gây rối trật tự công cộng (hơn 2.000 trường hợp); gần 900 trường hợp tội
phạm ma túy; 83 vụ giết người; gần 1.400 trường hợp cướp tài sản...
Theo Thạc sĩ Đỗ Thị Hải, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Môi trường và các
vấn đề xã hội, những vấn đề báo động trong giới học sinh, sinh viên hiện nay, tất cả
bắt nguồn từ sự thiếu hụt về kỹ năng sống. Khi điều tra tại 9 cơ sở đào tạo, bao
Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02


Page 5


gồm 3 trường đại học, cao đẳng, 2 trung học phổ thông, 2 trung học cơ sở cho kết
quả: Trên 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống…..
Do vậy, để đảm bảo an ninh trật tự và sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ,
thế hệ tương lai của đất nước, các cấp, các ngành cần khẩn thiết đẩy mạnh công tác
phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong người chưa thành
niên, trong đó đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa.
3. Nguyên nhân
Tất cả mọi sự việc đều có nguyên nhân gây ra, vậy trước tình hình vi phạm
pháp luật đáng báo động trong sinh viên các trường đại học như vậy thì đâu là
nguyên nhân gây nên.
Trước hết là nguyên nhân chủ quan, sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng,
không chính xác các quy tắc, yêu cầu của pháp luật là nguyên nhân chủ quan dẫn
tới các hành vi vi phạm pháp luật. Do nhận thức pháp luật của sinh viên và ý thức
chấp hành pháp luật của sinh viên kém: không tôn trọng các quy dịnh của pháp luật
như cố tình vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông, bị cám dỗ bởi vật chất: tham gia
buôn bán ma tuý, đánh bạc... Từ cơ chế này thì một vấn đề cần đặt ra là các cơ quan
tư pháp và cá cơ quan chức năng khác cần phối hợp với các phương tiện thong tin
đại chúng tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật một cách
sâu rộng trong sinh viên nói riêng và trong nhân dân nói chung để góp phần hạn
chế những hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội xảy ra.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật do rất nhiều
nguyên nhân khác nhau. Dười đây là một số nguyên nhân đặc trưng điển hình dẫn
đến tình trạng này .
Thứ nhất, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nghèo đói dẫn đến trộm cắp....,
không được sự quan tâm, chăm sóc dạy dỗ của gia đinh, nhà trường dẫn đến việc
tham gia vào các tệ nạn xã hội.
Thứ hai, môi trường xã hội: an ninh yếu kém, có nhiều tệ nạn xã hội.

Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02

Page 6


Thứ ba, tình hình phổ biến, tuyên truyền pháp luật không được sâu rộng dẫn
đến việc không hiểu biết pháp luật của người dân nói chung và sinh viên nói riêng
và cũng chính sự thiếu hiểu biết đó làm cho sinh viên vi phạm pháp luật ngày càng
nhiều.
Thứ tư, pháp luật lỏng lẻo chưa chặt chẽ, chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe,
thuyết phục mọi người chấp hành và thực hiện pháp luật,..
Thứ năm, cán bộ thi hành pháp luật yếu kém, tha hoá, biến chất...chẳng hạn,
như tình trạng quan liêu, tham nhũng vẫn còn tồn tại nhiều.
Thứ sáu, pháp luật do nhà nước ban hành chậm hơn thực tế, không đón trước
được sự phát triển của xã hội nên pháp luật không theo kịp để điều chỉnh hành vi
trong xã hội (trình độ lập pháp chưa cao).
Thứ bảy, do cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt đã để lại nhiều hậu quả nghiêm
trọng và phức tạp đối với đất nước; trong cuộc sống vẫn còn nhiều tập tục lạc hậu,
kém phát triển, đời sống vật chất của nhiều tầng lớp dân cư còn nhiều khó khăn; sự
phá hoại của các thế lực thù địch và mặt trái của cơ chế thị trường.
II. Tình hình phạm tội trong sinh viên các trường đại học, thực trạng và
nguyên nhân.
1. Định nghĩa tội phạm.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm

phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Thực trạng
Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02

Page 7


Nhìn chung tình hình tội phạm hiện nay diễn ra rất phức tạp và đa dạng. Ngày
càng nhiều loại tội phạm. các tội phạm không còn dừng lại ở những đối tượng thiếu
kiến thức, không được giáo dục đầy đủ từ phía cộng đồng( gia đình, nhà trường,
đoàn thể…) mà nó đã lan sang cả những đối tượng là những trí thức - sinh viên.
Thực trạng học sinh, sinh viên phạm tội đang có chiều hướng gia tăng.
Phương thức thủ đoạn gây án của những đối tượng này ngày càng manh động, liều
lĩnh và có tổ chức. Trong thời gian qua cơ quan công an đã thụ lý rất nhiều án với
những đối tượng là học sinh, sinh viên đi cướp và thậm chí là giết người. Bộ
GD&ĐT cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 2005 – 2008, tổng số vi phạm
pháp luật hình sự trong học sinh, sinh viên khoảng hơn 8.000 trường hợp, trong đó,
gây rối trật tự công cộng hơn 2.000 trường hợp, tội phạm ma túy 815 trường hợp.
Đáng chú ý, các vụ việc đặc biệt nghiêm trọng như giết người 83 vụ, cướp tài sản
1.372 vụ, xâm hại sức khỏe, tính mạng 1.117 vụ,… Trong năm 2009 có khoảng 9
nghìn vụ tội phạm do học sinh sinh viên và thanh thiếu niên gây ra, giảm 9,6% so
với năm 2008 nhưng tính chất phạm tội lại ngày càng nghiêm trọng.
Nổi cộm là các vụ việc xảy ra gần đây như vụ nữ sinh viên sư phạm cắt cổ
người yêu trên ôtô; vụ Nguyễn Đức Nghĩa giết người man rợ và phi tang xác người
yêu để cướp tài sản ở Hà Nội và một loạt các vụ giết người khác mà thủ phạm là
các sinh viên của các trường đại học.
Ngoài ra còn có hàng loạt các loại tội phạm khác mà thủ phạm chính là sinh
viên như :lừa đảo, cướp giật, chiếm đoạt tài sản. Dưới đây là một số ví dụ minh
chứng.

Ví dụ 1: Ngày 26/2/2012 Nguyễn Tây Hải (21 tuổi ở huyện Phúc Thọ, Hà
Nội); Đặng Huy Thái (24 tuổi ở tỉnh Ninh Thuận); Nguyễn Sơn Đại (18 tuổi ở Gia
Lâm, Hà Nội), cả 3 đều là học viên hệ trung cấp của ĐH Nông nghiệp bịt mặt cầm
dao, súng ập vào đe dọa nhóm sinh viên gồm 10 người ngủ tại phòng 202, khu nhà

Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02

Page 8


A3 ký túc xá trường ĐH Nông nghiệp 1. Sau đó nhóm đối tượng cướp tài sản và
hành hung gây thương tích cho một số sinh viên.
Ví dụ 2: Tối ngày 24/6/2011, Nguyễn Duy Quang, sinh viên ĐH Xây dựng
Quang chuẩn bị dây thừng, rồi rủ Nguyễn Thị Ý, sinh viên ĐH quốc gia Hà Nội đi
chơi. Buổi tối, Quang bảo Ý đón ở phố Chùa Láng. Khi đến ngõ 157, gã đi sâu vào
trong và giả vờ nhầm đường, cố tình nghiêng xe để đổ chiếc LX mới ra đường. Sau
đó, Quang vờ để Ý chở cho an toàn còn mình đứng đằng sau lấy dây thừng thít cổ
nạn nhân. Thấy chị Ý vẫn động đậy, Quang còn dùng gạch đập nhiều nhát vào đầu
đến khi không động đậy nữa mới thôi. Sau đó, kẻ giết người giật dây chuyền, lấy
điện thoại và cướp chiếc xe LX và phủ bao tải nên người nạn nhân. Quang đem bán
chiếc điện thoại được 2,4 triệu đồng rồi ung dung đi chiếc xe đến đón người yêu đi
sinh nhật.
Bên cạnh đó còn xuất hiện các vụ uôn bán,vận chuyển, tàng trữ trái phép chất
ma túy của sinh viên.
Mới đây, Cục Cảnh sát PCTP về ma túy (Bộ Công an) cũng vừa bước đầu bóc
gỡ một đường dây vận chuyển ma túy trái phép xuyên quốc gia qua đường hàng
không. 2 trong số các đối tượng của vụ án chính là những sinh viên từng có thời
gian học hành đỗ đạt. Đó là Trần Hạ Duy (SN 1989) và Trần Hạ Tiên (SN 1987),
đều cùng là sinh viên của một trường đại học ở TPHCM. Do quen biết với một đối

tượng gốc Phi tên Francis, đầu tháng 8/2010, Duy được người đàn ông này lôi kéo
vào công việc vận chuyển hàng mẫu quần áo qua lại giữa nhiều quốc gia với tiền
công hậu hĩnh.
Thế nhưng bản chất những chuyến hàng Duy vận chuyển lại chính là heroin
được cất giấu tinh vi trong vali. Khi phát hiện ra mình đã sa vào đường dây buôn
bán ma túy lớn, không những không quyết tâm dứt ra mà Duy còn “giới thiệu” cả
người chị gái cùng phạm tội.
3. Nguyên nhân
Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02

Page 9


Tình trạng phạm tội trong sinh viên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:Thiết
chế văn hóa trong nhà trường còn thiếu: cơ sở vật chất, ký túc xá, sân chơi... cho
SV còn thiếu trầm trọng. Một thực tế hiện nay, nhu cầu giao lưu của SV là cần thiết
nhưng cách thức tổ chức văn hóa này lại ít được quan tâm nên SV thường tụ tập
bạn bè tìm đến những điểm ăn chơi như quán bar, sàn nhảy… Đây là những nơi dễ
xảy ra hậu quả xấu.
Do sự buông lỏng quản lý, thiếu sự giáo dục, uốn nắn của gia đình, nhà trường
từ nhỏ của 1 bộ phận SV nên những SV đó, cộng thêm sự thiếu hiểu biết về pháp
luật nên những SV đó rất dễ có hành vi cư xử trái pháp luật. Bên cạnh sự nuông
chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến các bạn hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống
ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, luôn đòi hỏi được phục vụ, được
hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn những yêu cầu hoặc
không có điều kiện phục vụ thì các bạn trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ.
Để gây áp lực với gia đình, các bạn thường chọn giải pháp bỏ nhà đi bụi, tụ tập với
bạn bè hư. Nhiều trường hợp SV trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của
người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn diện,

đánh bạc, hút chích...
Khi sống xa nhà, SV có xu hướng muốn kiếm tiền. Đó có thể là do hoàn cảnh
kinh tế khó khăn, gia đình không chu cấp đủ cho việc ăn học. Do đó, một số sinh
viên đã phải tự bươn chải kiếm sống nên bị kẻ xấu lợi dụng, rồi sa vào con đường
phạm tội từ lúc nào không hay. Có người thì lại được bố mẹ chu cấp quá nhiều tiền,
ngoài việc học tập, họ luôn lấy thú ăn chơi xa xỉ để thể hiện “đẳng cấp” của mình.
Sự phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ hiện nay cũng là một trong các nguyên nhân
khiến SV phạm tội nhiều hơn. Chúng ta dễ nhận thấy khoảng cách giữa những
người giàu (tập trung tại các đô thị lớn) và những nông dân nghèo tại các vùng quê
đang ngày một lớn hơn. Có SV tại các vùng quê nghèo đã lên thủ đô học tập nhưng
mục đích chính lại là tìm kiếm việc làm, tìm kiếm cơ hội để đổi đời.
Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02

Page 10


Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi
việc hành hạ, đánh đập hoặc dùng các nhục hình với các bạn như là quyền của họ.
Khi các bạn có lỗi, cha mẹ đánh; khi cha mẹ buồn bực, lo lắng cũng trút đòn roi lên
đầu con cái. Nhiều bạn bị bạo hành đã nghĩ rằng bố mẹ và gia đình không còn yêu
thương, che chắn và bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến
các bạn bị khủng hoảng tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, nhiều bạn trở nên hung hãn, lì
lợm, xa lánh mọi người và căm ghét gia đình. Chính trong hoàn cảnh này, các bạn
dễ bị những kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế thực hiện những hành vi trái pháp
luật, trong đó có tội trộm cắp, cướp giật. Song trên thực tế, cũng có nhiều trường
hợp bố mẹ là người tốt, có đủ kiến thức và trình độ hiểu biết nhưng không chú ý
đúng mức đến việc giáo dục con cái hoặc không có điều kiện giáo dục chúng. Có
người ỷ lại cho nhà trường, một số mải lo làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác
trong một thời gian dài. Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong

hai người chết hoặc vì lý do nào đó phải xa cách dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi,
thiếu sự dạy dỗ và tình thương gia đình. Những bạn không được chăm sóc và dạy
dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, thậm chí bất cần. Vì thế các
bạn dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo...
Do SV sống trong gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn
hóa, lối sống vô đạo đức và thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất
hòa hay đánh chửi nhau, đánh bạc, nghiện rượu, nghiện ma túy, buôn lậu, trộm cắp,
tham ô... thì các bạn cũng dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu
và dễ bị lôi kéo rồi dẫn tới đồng lõa với hành vi phạm pháp.

KẾT LUẬN
Từ những con số thống kê đang có chiều hướng gia tăng về thực trạng vi
phạm pháp luật và tội phạm trong sinh viên các trường đại học nêu trên, có thể thấy
đây là dấu hiệu đáng báo động đối với toàn xã hội về sự thoái hóa, biến chất của
một bộ phận sinh viên. Để giải quyết triệt để vấn nạn này, thì việc tìm hiểu nguyên
Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02

Page 11


nhân là một điều thiết yếu và vô cùng quan trọng. Mặc dù để giải quyết được gốc rễ
vấn đề này thì còn rất nhiều khó khăn nhưng với việc Nhà nước cùng toàn thể xã
hội phối hợp tất cả các biện pháp để ngăn chặn, giáo dục thì có thể thấy trước một
tương lai không xa một môi trường giáo dục thân thiện, không tồn tại nhiều hành vi
vi phạm pháp luật và tội phạm cùng bản lĩnh sinh viên ngày càng được nâng cao
trước những tệ nạn xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010

2. Website: phapluatvn.vn
dantri.com.vn
24h.vn

Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02

Page 12


Bài tập nhóm XHHPL
Nhóm số 3 – N02

Page 13



×