Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng thanh tra và kiểm tra hiện nay và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.6 KB, 13 trang )

Đề bài 19: Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay.

Lời nói đầu
Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời và tồn tại là
khách quan, là điều kiện vật chất quan trọng để nhà nước tồn tại và phát triển.
Để duy trì sự tồn tại đồng thời với viẹc thực hiện các chức năng của mình, nhà
nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu xã hội. Để tạo lập cơ sở
pháp lý ổn định vững chắc cho nguồn thu thuế, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, đòi hỏi nhà nước cần phải ban hành hệ thống pháp luật thuế đồng bộ.
Pháp luật thuế nước ta ra đời từ rất sớm, từ đời vua Trần Thái Tông (1225 1237) việc đánh thuế đã được hình thành một cách có tổ chức và có hệ thống,
cũng như các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật thuế Việt Nam có vai trò rất
quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn phát triển kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng tình hình đó, công tác quản lý thuế nói
chung và thanh tra, kiểm tra thuếs và xử lý vi phạm pháp luật thuế càng cần phải
hoàn thiện hơn.
Nội dung
I. Khái quát về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế
1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý
thuế theo mô hình chức năng. Ngoài việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự
nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu
quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện
ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế là
một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp
thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát
hiện các hành vi vi phạm của họ.
Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các
hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực
hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế,
nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế
– xã hội.
Cần phân biệt kiểm tra và thanh tra thuế trước khi làm rõ các vấn đề khác.


+ Về đối tượng: Thanh tra áp dụng cho các đối tượng có ngành nghề kinh
doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, cơ cấu tổ chức phức tạp, hoặc khi có
dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, hoặc để giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc
theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp.
+ Về phạm vi nội dung: Thanh tra thường là nội dung rộng, phức tạp, có thể
liên quan đến nhiều đối tượng, lĩnh vực khác nhau.
+ Về biện pháp áp dụng: thanh tra được áp dụng các biện pháp mạnh hơn
(tạm giữ tang vật, tài liệu; khám nơi cất dấu tang vật, tài liệu – theo quy định của
Luật quản lý thuế).
1


+ Về hình thức tổ chức: Đoàn có thể tổ chức thành các Tổ để đi sâu vào
từng nội dung thanh tra.
+ Về thời gian: thanh tra thường là không quá 30 ngày, kiểm tra thường
không quá 5 ngày.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hoạt động cưỡng chế mang
tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực hành
chính trong lĩnh vực thuế.
2. Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật thuế
Tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế của ngành thuế, nâng cao năng
lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ
chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế.
Tôn trọng và phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm của các
chủ thể trong việc thực hiện đúng quy định của Nhà nước về kê khai, nộp thuế.
Thực hiện cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế, góp
phần tăng cường công tác quản lý cán bộ trong nội bộ ngành thuế.
Các đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm thực hiện
nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý thu ngân sách đảm bảo
thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành, nhờ công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm đánh giá việc chấp hành
các luật thuế của các đối tượng nộp thuế và người thu thuế nhằm phát huy nhân
tố tích cực, đấu tranh ngăn ngừa và xử lý những mặt tiêu cực.
Căn cứ vào những kiến nghị của kết quả thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế
các cấp có thể đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện, đưa Luật thuế vào cuộc
sống thực tế, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện luật thuế, đồng thời cải
cách được các quy trình quản lý thu thuế ngày càng hợp lý hơn.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm hướng dẫn, giúp đỡ đối
tượng nộp thuế nắm được nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị khi thực hiện luật
thuế; đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chức ngành thuế khi thi hành
công vụ.
3. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế
Theo quy định tại điều 75 Luật quản lý thuế năm 2006, thì để công tác
thanh tra, kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao phải tuân thủ những nguyên tắc sau :
- Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp
thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu
thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là
người nộp thuế.
- Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Ngoài ra, còn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế phải thực hiện theo kế hoạch và
nội dung đề cương được duyệt.
- Trong khi thanh tra, kiểm tra thuế phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của
quần chúng, phát huy dân chủ động viên tham gia cung cấp tài liệu số liệu thông
tin cho đoàn.
2



- Nghiêm cấm cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế cố ý làm sai
lệch nội dung vụ việc hoặc mở rộng nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra; lợi
dụng quyền hạn để sách nhiễu gây phiền hà cho đơn vị, bao che người vi phạm
hoặc truy ép đơn vị trong việc giải trình, trả lời chất vấn.
- Căn cứ vào mục đích của từng cuộc thanh tra, kiểm tra thuế đòi hỏi người
ra quyết định thành lập đoàn thanh tra phải cử đúng những người có trình độ kỹ
năng nghiệp vụ phù hợp.
4. Vai trò của thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật thuế
Thứ nhất, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thuế đã góp phần hoàn thiện
cơ chế chính sách pháp luật về thuế.
Hệ thống thuế ở nước ta hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau. Mỗi
sắc thuế điều tiết đến một số đối tượng xã hội nhất định và có những phương
pháp quản lý thu khác nhau. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế là nơi cung cấp
các căn cứ, các bằng chứng cụ thể phản ánh một cách chân thực, sống động các
hoạt động diễn ra trong thực tế, để phục vụ cho việc hòan thiện, bổ sung các
chính sách của nhà nước cho phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai, thanh tra, kiểm tra thuế là phương tiện phòng ngừa hành vi vi
phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong hoạt động quản lý thuế
Thanh tra và kiểm tra thuế phải phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực để
ngăn ngừa kịp thời, bởi thực tế cho thấy không có hệ thống pháp luật nào có thể
đảm bảo là không khiếm khuyết. Đây chính là nguyên nhân để các đối tượng lợi
dụng, cố tình lách luật để trục lợi cá nhân.
Thứ ba, thanh tra và kiểm tra thuế có vai trò quan trọng trong việc cải cách
thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, thông qua hoạt động này
nhằm giúp giảm đến mức tối đa các thủ tục, quy chế không cần thiết gây phiền
hà đến nhân dân và doanh nghiệp.
II. Thực trạng thanh tra và kiểm tra hiện nay và phương hướng hoàn
thiện
1. Thực trạng về thanh tra và kiểm tra thuế
Mỗi vấn đề cụ thể của thuế luôn có những quy phạm pháp luật riêng để

điều chỉnh cụ thể. Thanh tra và kiểm tra thuế cũng vậy. Hiện nay, về cơ sở pháp
lý, thanh tra, kiểm tra thuế chịu sự điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật sau:
-Luật quản lý thuế 2006
-Luật thanh tra năm 2004
-Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định chi tiết một số điều
về Luật quản lý thuế.
-Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn
nghị định 85/2007/NĐ-CP
-Quyết định 1322/2004/QĐ-TCT ngày 30/8/2004 của tổng cục thuế v/v ban
hành quy trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.
-Quyết định 1166/2005/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 về ban hành quy trình
thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

3


Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn chịu sự điều chỉnh gián tiếp
của các văn bản pháp luật có liên quan khác, ví dụ luật khiếu nại tố cáo, các nghị
định xử phạt vi phạm hướng dẫn các luật thuế cụ thể…
Có thể nói pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế luôn được Nhà nước quan
tâm xây dựng và hoàn thiện để đáp ứng với công tác quản lý thuế trong tình hình
mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế và để đáp ứng yêu cầu hội nhập của Việt
Nam, đặc biệt kể từ khi nước ta áp dụng phương thức quản lý thuế mới theo cơ
chế “tự khai tự nộp”.
Trước khi Luật quản lý thuế ban hành, hầu như các luật và pháp lệnh về
thuế đều có quy định trách nhiệm của cơ quan thuế phải thanh tra, kiểm tra việc
kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, do trình
độ lập pháp khi đó còn hạn chế nên rất nhiều khoảng trống trong các văn bản đó
như không quy định trình tự, cách thức, thủ tục… dẫn đến công tác thanh tra,
kiểm tra thuế đã gây phiền hà cho người nộp thuế, vừa không mang lại hiệu quả

cao trong quản lý thuế. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý
thuế trong thanh tra, kiểm tra chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng, thậm chí chưa
có ranh giới phân biệt thanh tra và kiểm tra thuế. Pháp luật cũng chưa có quy
định cụ thể việc đánh giá, phân loại đối tượng cần thanh tra, kiểm tra dẫn đến
công tác thanh tra, kiểm tra còn tràn lan, gây phiền hà cho cơ sở kinh doanh
không vi phạm và gây tốn kém không cần thiết cho nhà nước.
Luật quản lý thuế ra đời đã khắc phục được những hạn chế đó. Chương X
từ Điều 75 đến Điều 87 Luật quản lý thuế 2006 quy định về thanh tra, kiểm tra
thuế. Trên cơ sở các quy định này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành.
a. Những thành tựu của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế
Có thể nói trong pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế ở nước ta kể từ khi
ban hành Luật quản lý thuế đã có nhiều điểm mới, tiến bộ hơn với trước đây, cụ
thể:
Thứ nhất, pháp luật quản lý thuế đã định rõ các nguyên tắc cơ bản về
thanh tra, kiểm tra thuế nhằm định hướng cho việc đổi mới và nâng cao hiệu quả
của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thanh tra, kiểm tra thuế là ưu tiên áp
dụng các quy định của Luật quản lý thuế đồng thời tuân thủ các quy định khác
của pháp luật thanh tra, kiểm tra.
Thứ hai, pháp luật quản lý thuế đã có sự phân định khá rõ giữa việc kiểm
tra và thanh tra.
Như trình bày ở trên, kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính
nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế
dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện
tại trụ sở của người nộp thuế chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung
những nội dung có sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu.
Nội dung của kiểm tra thuế là việc kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thong
tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của
người nộp thuế.

4


Còn đối với thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao
hơn, toàn diện hơn. Hoạt động thanh tra thuế là được thực hiện định kỳ đối với
người nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn và phức tạp;
Hoặc đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra để
giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ
quan quản lý thuế các cấp hoặc bộ trưởng Bộ tài chính.
Pháp luật thanh tra, kiểm tra đã quy định về việc tách bạch giữa kiểm tra
nội bộ và việc thanh tra, kiểm tra thuế. Khi thanh tra thuế đã đi vào chuyên sâu,
chuyên nghiệp thì từng công đoạn của quản lý cũng đòi hỏi phải độc lập. Do
vậy, bộ phận thanht ra đối tượng nộp thuế đã được quy định tách ra với bộ phận
kiểm tra nội bộ và với cả với bộ phận thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đây
là những quy định hoàn toàn mới phù hợp tạo điều kiện cho công tác thanh tra,
kiểm tra đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ ba, pháp luật quản lý thuế quy định rõ về nội dung của công tác kiểm
tra thuế, cụ thể:
Về việc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế: Khi các hồ sơ thuế gửi đến cơ
quan thuế, cán bộ thuế kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với
cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và tài liệu có liên quan về người nộp thuế, so
sánh với dữ liệu của người nộp thuế cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh để
phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát triển của các trường hợp khai chưa
đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế, sau khi kiểm tra, cán
bộ thuế xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ sơ thuế.
Về việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế: Việc kiểm tra thuế tại
trụ sở người nộp thuế được thực hiện trong trường hợp: người nộp thuế không
giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải
trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là
đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp và các

trường hợp kiểm tra trước khi hoàn thuế theo quy định. Việc kiểm tra thuế tại trụ
sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở
người nộp thuế do thủ trưởng cơ quan thuế ban hành. Luật quản lý thuế và văn
bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này có quy định rất cụ thể, rõ
ràng về trình tự, thủ tục, thời hạn kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế,
cách thức lập và nội dung của biên bản kiểm tra thuế và việc xử lý kết quả kiểm
tra thuế.
Thứ tư, pháp luật quản lý thuế quy định khá chi tiết về những nội dung
thanh tra thuế, cụ thể:
- Về đối tượng thanh tra thuế, pháp luật có phân biệt rõ hai loại thanh tra
thuế là thanh tra theo kết hoạch và thanh tra bất thường:
+Thanh tra theo kế hoạch chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có ngành nghề
kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm
không quá một lần.
+Thanh tra bất thường sẽ áp dụng khi người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm
pháp luật về thuế. Trong trường hợp này, cơ quan thuế chỉ được tiến hành tranh
tra khi có căn cứ xác định người nộp thuế khai thiếu nghĩa vụ thuế, trốn thuế,
gian lận thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan hải
5


quan thực hiện thanh tra thuế trong trường hợp phát hiện người nộp thuế có một
trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế như: Người nộp thuế có hành vi
vi phạm pháp luật về thuế nhưng đã vi phạm nhiều lần, vi phạm tại nhiều địa
bàn khác nhau, liên quan đến tổ chức, cá nhân hoặc có dấu hiệu trốn thuế…
Thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng
cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ tài chính.
Xin được trích ra đây một ví dụ về thành tựu của công tác thanh tra, kiểm
tra thuế của các Cục thuế Hà Nội. 1
Cục Thuế Hà Nội cho biết, từ công tác thanh, kiểm tra thuế trong 8 tháng

năm 2010, cơ quan thuế đã truy thu, phạt nộp ngân sách nhà nước hơn 264 tỷ
đồng.
Việc thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập, phân
tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế để đánh giá mức độ tuân
thủ, phân loại rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế; Phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan chức năng trên địa bàn để chống thất thu ngân sách. Cục Thuế Hà
Nội đã hoàn thành thanh tra tại 323 doanh nghiệp đóng trên địa bàn, phát hiện
và tiến hành truy, phạt trên 173 tỷ đồng.
Cũng qua công tác kiểm tra trên 4,5 vạn hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan
thuế và 796 cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, cơ quan thuế Hà Nội đã truy
thu và phạt trên 91 tỷ đồng. Đáng chú ý, từ việc thực hiện thanh, kiểm tra sau
hoàn thuế giá trị gia tăng tại 80 doanh nghiệp và 251 bộ hồ sơ, ngành thuế Hà
Nội đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 6,1 tỷ đồng và phạt hành chính xấp
xỉ 1 tỷ đồng.
Theo ông Thái Dũng Tiến - Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, từ nay đến
cuối năm 2010, ngành thuế Hà Nội tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đôn
đốc, xử lý sai phạm đối với việc kê khai thuế của người nộp thuế. Công tác kiểm
tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế đảm bảo chất lượng, có trọng tâm, trọng
điểm theo từng ngành nghề, từng thời điểm nhằm chấn chỉnh sai sót, phát hiện,
xử lý những trường hợp khai sai, trốn lậu thuế. Đồng thời, tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, trong đó chú trọng công tác thanh, kiểm tra sau hoàn thuế.
Kịp thời đôn đốc thu hồi số tiền phát hiện, truy thu sau thanh tra, kiểm tra vào
ngân sách nhà nước.
Trên đây là một ví dụ về thành tựu đã đạt được của công tác thanh tra, kiểm
tra thuế trong thời gian vừa qua của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực thuế.
b. Hạn chế của pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế
Pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay mặc dù có nhiều tiến bộ,
được quy định khá đầy đủ, chi tiết. Tuy nhiên, còn một số hạn chế nhất định, cụ
thể:
Thứ nhất, một số quy định của pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế còn chưa

được cụ thể, rõ ràng, thiếu tính khả thi.
Theo quy định tại Luật quản lý thuế thì khi hồ sơ thuế gửi đến cơ quan thuế
đều được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ
1

6


thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Với
những quy định như vậy của pháp luật đã có một số người nộp thuế hiểu rằng
việc kê khai, nộp thuế của họ khi được cơ quan thuế đã kiểm tra chấp nhận cũng
có nghĩa là cơ quan thuế đã xác nhận tính đầy đủ và chính xác trong hồ sơ khai
thuế của họ, nếu sau này cơ quan chức năng có phát hiện ra sai sót gì thì cũng
không phải hồi tố nữa.
Tuy nhiên, việc kiểm tra của cơ quan thuế và việc chấp nhận tờ khai thực ra
mới chỉ là những thủ tục mang tính chất hành chính, người nộp thuế phải chịu
trách nhiệm về tính chính xác nội dung bên trong tờ khai theo đúng tinh thần của
quản lý thuế theo cơ chế “tự khai, tự nộp thuế”. Cũng không thể khẳng định
rằng, việc kiểm tra tờ khai thuế của bộ phận xử lý tờ khai là không có sai sót.
Trường hợp nếu có sai sót nhưng không phát hiện thì có được coi là người nộp
thuế đã kê khai đúng. Nếu sau đó sai sót này được phát hiện bởi thanh tra thuế
thì đối tượng nộp thuế có thể bị xử phạt nhưng sẽ gây ra tranh cãi, bởi trách
nhiệm pháp lý giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế chưa quy định rõ ràng.
Pháp luật thanh tra, kiểm tra quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế còn
rất chung chung, không cụ thể. Tại khoản 3 Điều 85 Luật quản lý thuế quy định
như sau: “Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trưởng đoàn thanh tra thuế,
thanh tra viên đoàn thanh tra thuế phải chịu trách nhiệm trước khi quyết định
và hành vi của mình”. Trong khi Luật quản lý thuế đã quy định rất rõ về các
quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế và khi người nộp thuế không chấp hành
các nghĩa vụ của mình họ có thể bị áp dụng các biện pháp mạnh, còn khi thanh

tra viên làm trái với nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì trách nhiệm pháp luật
đến đâu, chế tài xử phạt như thế nào thì pháp luật thanh tra, kiểm tra chưa quy
định.
Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế chưa quy định rõ trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do cơ quan thuế và thanh tra viên thuế gây ra trong quá trình thực thi
chức năng thanh tra. Các khái niệm đã gây ra thiệt hại cho người nộp thuế,
người khai hải quan, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở mức độ nào, các hình
thức bồi thường thiệt hại như thế nào, các xác định các thiệt hại đã gây ra… thì
chưa có quy định rõ.
Thứ hai, pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế chưa đảm bảo tính đồng bộ,
thống nhất.
Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế không chỉ được quy định trong Luật quản
lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành mà còn được quy định rải rác trong
nhiều văn bản pháp luật khác. Điều này không tạo ra tính thống nhất gây khó
khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế nếu không có hướng dẫn rõ ràng sẽ
dẫn tới việc sai thẩm quyền trong việc xử lý các kết quả thanh tra, kiểm tra.
2. Những vấn đề cần hoàn thiện trong pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế
ở Việt Nam
Thứ nhất, cần bổ sung các quy định về thanh tra, kiểm tra thuế trong Luật
quản lý thuế năm 2006 về những quy định sau:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cơ quan thuế, cán bộ thuế gây ra.
Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần đảm bảo các nội dung sau:
7


Trách nhiệm bồi thường thiêt hại phải dựa trên các căn cứ: Có hành vi trái
pháp luật do lỗi của người thi hành công vụ gây ra, có thiệt hại thực tế do người
thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại, có quan hệ nhân quả giữa thiệt
hại và hành vi gây thiệt hại.
Trình tự thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại phải được quy đinh rõ ràng:

người bị thiệt hại được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết yêu cầu bồi
thường thiệt hại, nếu như xác định có đủ căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường
nhà nước thì cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường thiêt hại phải tiến hành xác
minh thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại để thực hiện các phương thức
bồi thường thiệt hại.
- Bổ sung thêm quy định về phối hợp điều tra thuế nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kịp thời phát hiện các hành vi vi
phạm pháp luật thuế có tính chất phức tạp và tinh vi.
- Bổ sung quy định về quyết toán thuế: Thời gian nào phải thực hiện quyết
toán thuế, trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quyết toán thuế, phân biệt rõ
được ranh giới của quyết toán thuế và thanh tra, kiểm tra thuế.
- Bổ sung quy định về thanh tra đột xuất: tiến hành thanh tra đột xuất khi có
dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế hoặc giải quyết khiếu nại tố cáo.
Thứ hai, ban hành các quy định hướng dẫn một cách cụ thể về vấn đề kiểm
tra tính đầy đủ, chính xác của các tài liệu thông tin trong hồ sơ thuế để tránh tình
trạng cơ quan thuế và doanh nghiệp có cách hiểu khác nhau về trách nhiệm xác
định tính đầy đủ và chính xác trong hồ sơ nộp thuế của người nộp thuế.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định về mô hình tổ chức thanh tra, kiểm tra
thuế đặc biệt là hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức
thanh tra thuế, thanh tra hải quan ở cấp tổng cục và chi cục để phù hợp với Luật
quản lý thuế 2006 và Luật thanh tra 2004, tạo ra sự đồng bộ thống nhất trong
quá trình thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra thuế.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định của Luật, các văn bản có liên quan.
III.Thực trạng về việc xử lý vi phạm pháp luật thuế và phương hướng
hoàn thiện
1. Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật thuế hiện nay
a. Các loại vi phạm pháp luật về thuế
Trên thực tế, các hành vi vi phạm pháp luật thuế diễn ra rất đa dạng, tinh vi,
tuy nhiên về phương diện bản chất, mỗi vi phạm đó đều thuộc về một trong các
loại hình vi phạm chủ yếu sau đây:

* Vi phạm hành chính về thuế:
Vì đa số các quy định pháp luật về thuế thuộc loại quy phạm pháp luật hành
chính nên phần lớn những hành vi vi phạm pháp luật về thuế diễn ra trong thực
tế thuộc loại vi phạm hành chính. Có thể nhận diện các vi phạm hành chính về
thuế thông qua những đặc điểm cơ bản sau:
- Đối tượng vi phạm của: các quy phạm pháp luật hành chính về thuế.
- Trách nhiệm pháp: trách nhiệm hành chính.
- Biện pháp xử lý: Chế tài hành chính
8


- Thẩm quyền ra quyết định: Cơ quan hành chính và các công chức hành
chính có thẩm quyền..
Theo pháp luật hiện hành, vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bao gồm
các dạng cơ bản sau:
- Vi phạm các quy định về đăng ký thuế, kê khai thuế, lập và nộp thuế,
quyết toán thuế;
- Vi phạm các quy đnịh về thu, nộp tiền thuế, tiền phạt;
- Vi phạm các quy định về thanh tra, kiểm tra thuế;
- Hành vi trốn thuế.
* Vi phạm hình sự về thuế
Có thể nhận diện các vi phạm hình sự về thuế thông qua những đặc điểm cơ
bản sau:
- Đối tượng vi phạm: các quy định hình sự về lĩnh vực thuế;
- Trách nhiệm pháp: trách nhiệm hình sự;
- Biện pháp xử lý: Chế tài hình sự;
- Thẩm quyền : Tòa án.
Trong thực tiễn pháp lý, các hành vi vi phạm hình sự về thuế tuy có diễn ra
với số lượng ít hơn so với vi phạm hành chính về thuế nhưng mức độ nguy hiểm
cho xã hội thường cao hơn. Điều đặc biệt là trong thực tiễn, tuy các vi phạm

mang tính chất hình sự về thuế có thể do tổ chức và cá nhân thực hiện nhưng
pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay mới chỉ quy định vấn đề truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với cá nhân chứ chưa thừa nhận việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với tổ chức là pháp nhân. Thực trạng này của pháp luật hình sự nước
ta khiến cho việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân không
được công bằng, mặc dù trong thực tiễn nhiều khi tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm do một tổ chức thực hiện cao hơn nhiều so
với hành vi vi phạm do một cá nhân thực hiện.
* Các vi phạm khác về thuế
Trong thực tế, các vi phạm pháp luật về thuế không chỉ diễn ra dưới hình
thức vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự mà còn có thể diễn ra dưới những
hình thức khác, tuy rằng trên thực tế hai loại vi phạm này vẫn được xem là chủ
yếu.
Nhìn từ góc độ pháp lý, các vi phạm hành chính và vi phạm hình sự về thuế
thực chất là những hành vi vi phạm các quy định pháp luật thuế về phương diện
nội dung. Tuy nhiên, trong thực tế có tồn tại một bộ phận không nhỏ các quy
phạm pháp luật về thuế được coi là những quy phạm pháp luật về hình thức, ví
dụ: quy định về hình thức tờ khai đăng ký thuế, hình thức văn bản quyết định
giải quyết khiếu này về thuế… Trong thực tiễn, chế tài xử lý đối với loại vi
phạm này được thực hiện chủ yếu bằng việc Nhà nước không thừa nhận giá trị
pháp lý của các văn bản do người nộp thuế lập hoặc do cơ quan có thẩm quyền
lập không đúng với hình thức luật định trong quá trình tiến hành thu thuế.
b. Các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế
* Chế tài hành chính
Các biện pháp chế tài hành chính được áp dụng đối với các nhóm hành vi vi
phạm hành chính về thuế được áp dụng theo các quy định của Nghị định số
9


98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm

pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, cụ thể như
sau:
- Những hành vi vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế,
lập và nộp quyết toán thuế:
Theo quy định của pháp luật việc đăng ký thuế, kê khai thuế và quyết toán
thuế đúng luật là nghĩa vụ của người nộp thuế. Các vi phạm nghĩa vụ của người
nộp thuế có thể là: Hành vi đăng ký thuế quá thời hàn do luật định; hành vi kê
khai thuế không chính xác hoặc nộp tờ khai thuế quá thời hạn luật định; hành vi
lập quyết toán thuế sai quy trình luật định hoặc nộp quyết toán thuế quá thời hạn
luật định… Để đảm bảo sự phân hóa rõ ràng hình thức chế tài đối với từng hành
vi vi phạm cụ thể, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi đó, pháp luật hiện hành đã có những quy định loại chế tài cụ thể đối với
các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký thuế, kê khai thuế và
quyết toàn thuế.
- Những hành vi vi phạm quy định về thu nộp tiền thuế, tiền phạt:
Nộp thuế và nộp phạt là nghĩa vụ cơ bản của người nộp thuế. Ngoài ra,
theo luật định, việc khấu trừ tiền thuế, tiền phạt đối với người vi phạm pháp luật
thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn được xem là
nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trực tiếp chi trả thu nhập cho
người vi phạm hay trực tiếp quản lý tài khoản tiền gửi của người vi phạm. Do
đó, khái niệm người vi phạm pháp luật về thu nộp tiền thuế, tiền phạt không chỉ
là người nộp thuế mà bao gồm cả những tổ chức, cá nhận trực tiếp quản lý thu
nhập và quản lý tài khoản tiền gửi của người vi phạm.
- Những hành vi vi phạm về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thuế:
Các hành vi vi phạm của người nộp thuế trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra
về thuế chủ yếu được thực hiện dưới dạng không hành động, ví dụ như hành vi
không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;
hành vi từ chối, trì hoãn hoặc lẩn tránh cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan
đến sự kiện bị thanh tra, kiểm tra cho cơ quan nhà nước đang thi hành công
vụ…

- Hành vi trốn thuế:
So với các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực thuế thì hành vi
trốn thuế được xem là nghiêm trọng và do đó phải chịu chế tài hành chính nặng
nề nhất. Theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế, ngoài
việc phải nộp đủ số tiền thuế theo thong báo thuế, còn phải chịu chế tài phạt tiền
theo số lần tính trên số tiền đã trốn lậu.
* Chế tài hình sự:
Chế tài hình sự có thể được áp dụng đối với người có hành vi trốn thuế.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có hành vi trốn thuế có thể bị xử
lý hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi trốn thuế.
Theo quy định của Bộ luật hình sự, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế mà người phạm tội trốn thuế có thể bị áp
dụng các hình phạt chính như phạt tiền từ một đến năm lần số tiền trốn lậu, phạt
10


cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến bảy năm.
Ngoài ra, người phạm tội trốn thuế còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như
phạt tiền từ một đến ba lần số thuế trốn lậu.
- Ngoài tội trốn thuế với tính cách là tội phạm phổ biến nhất trong lĩnh vực
thuế, vi phạm hình sự trong lĩnh vực thuế còn có thể bao gồm các hành vi phạm
tội khác như: tham ô tài sản (Điều 278), nhận hối lộ (Điều 279), lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281)… tùy vào tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm này mà người phạm tội có thể bị
áp dụng các hình phạt chính như cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hàn và
đồng thời có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung.
2. Những vấn đề cần hoàn thiện trong việc xử lý vi phạm pháp luật thuế
Hiện nay, các quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói
chung và xử lý vi phạm pháp luật thuế nói riêng không được thể hiện một cách

tập trung mà rải rác ở nhiều văn bản như: Luật của Quốc hội, pháp lệnh của
UBTVQH, Nghị Định, Nghị quyết của Chính phủ… mà nội dung còn thiếu vắng
nhiều vấn đề quan trọng, cơ bản về xử phạt vi phạm pháp luật Thuế, nhiều vấn
đề được quy định nửa vời, chưa toàn diện, triệt để. Tình trạng này diễn ra ngày
càng phổ biến dẫn đến tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về xử lý
vi phạm pháp luật thuế bị phá vỡ nghiêm trọng.
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay mới chỉ quy định vấn đề truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, chứ chưa thừa nhận việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với tổ chức là pháp nhận khiến cho việc xử lý vi phạm pháp
luật về thuế của tổ chức, cá nhân không được công bằng, vì vậy các nhà làm luật
cần sớm đưa ra quy định hợp lý hơn.

Kết luận
Pháp luật thuế nói chung và pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi
phạm pháp luật thuế nói riêng đã có hệ thống quy phạm cụ thể, chi tiết, thường
xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung, và nhìn chung đã đáp ứng yêu cầu của
nhà nước, phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt để
đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho Nhà nước, qua đó phát triển đời sống của nhân
dân, và nâng cao các chương trình phúc lợi xã hội để ngày càng tiến dần hơn
đến với Chủ nghĩa xã hội.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Quản lý thuế năm 2006;
2. Giáo trình Thuế Việt Nam, Đại Học Luật Hà Nội. Nxb. Công an nhân
dân, năm 2008;
3. Giáo trình Tài chính công, Học Viện Hành Chính. Nxb. Khoa học – Kỹ
thuật, năm 2008;

4. Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn : Khoá luận tốt nghiệp / Hà Thị Anh; Người hướng dẫn: ThS.
Vũ Văn Cương , Hà Nội, 2009;
5.
/>
12


MỤC LỤC

13



×