Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
A. MỞ ĐẦU.
Hiện nay các tranh chấp thương mại diễn ra ngày càng nhiều, và khi có
tranh chấp xảy ra thì các thương nhân sẽ phải tìm cách để giải quyết tranh chấp
đó. Ở nước ta hiện nay tồn tại bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
cơ bản bao gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Mỗi
phương thức này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, trong phạm vi bài viết
này em xin được trình bày về hai phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài thương mại và tòa án qua đó so sánh những ưu điểm và hạn chế giữa chúng.
B. NỘI DUNG.
I. Khái quát về hai phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án và trọng
tài thương mại.
1. Phương thức tòa án.
Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử
nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm
ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án về vụ tranh chấp nếu không
có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế
của nhà nước. Ở Việt Nam, tranh chấp thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền xét
xử của tòa kinh tế - Tòa chuyên trách trong hệ thống tòa án nhân dân.
a. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án.
Thẩm quyền của tòa án về giải quyết các tranh chấp thương mại được
pháp luật phân định theo cấp tòa án, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của
nguyên đơn.
Thẩm quyền theo cấp tòa án: Tuy không thành lập phân tòa kinh tế ở tòa
án nhân dân cấp huyện nhưng theo Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004,
tòa án nhân dân cấp huyện vẫn được trao thẩm quyền sơ thẩm một số tranh chấp
1
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e ,g, h và I khoản 1 Điều 29
BLTTDS năm 2004.
Pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu thẩm quyền sơ
thẩm các tranh chấp về kinh doanh, thương mại cho tòa kinh tế cấp tỉnh. Các
tranh chấp về kinh doanh, thương mại không thuộc thẩm quyền giải quyết của
tòa án cấp huyện gồm có:
- Tranh chấp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e ,g, h và điểm i khoản 1
Điều 29 BLTTDS năm 2004 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần
phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án
nước ngoài.
- Tranh chấp về vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng
không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu
tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.
- Tranh chấp giữa công ti với các thành viên công ti, giữa các thành viên
công ti với nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ti.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy
định.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thương mại của tòa án nhân dân
cấp tỉnh thuộc về tòa kinh tế và ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa
án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm tất cả các tranh chấp về thương mại,
trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện. Khi cần thiết, tòa kinh tế
tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các
tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện (khoản 2 Điều 34 BLTTDS
năm 2004). Ngoài thẩm quyền sơ thẩm, tòa kinh tế tòa án nhân dân cấp tỉnh còn
có thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp huyện bị kháng nghị, kháng cáo.
2
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giám đốc thẩm,
tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp
luật của tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị theo trình tự tố tụng. \
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại của Tòa
án nhân dân tối cao thuộc Tòa kinh tế, Tòa phúc thẩm và Hội đồng thẩm phán
tòa án nhân dân tối cao. Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám
đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị theo trình tự tố tụng. Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ án mà bản
án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp tỉnh bị kháng
cáo, kháng nghị. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền
giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định của các Tòa
thuộc Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị theo trình tự tố tụng.
Thẩm quyền theo lãnh thổ: Theo Điều 35 BLTTDS năm 2004, tòa án có
thẩm quyền sơ thẩm tranh chấp thương mại là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc
(nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ
chức). Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về
bất động sản. Ngoài ra Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 còn cho phép đương sự
có quyền thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc
của nguyên đơn hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết những tranh chấp
về kinh doanh, thương mại.
Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn: Để thuận lợi nhất cho
nguyên đơn trong việc giải quyết vụ tranh chấp cũng như xác định thẩm quyền
của tòa án cụ thể, pháp luật danh cho nguyên đơn được quyền chọn tòa án để giải
quyết vụ tranh chấp. Theo điều 36 BLTTDS năm 2004, nguyên đơn được chọn
tòa án để giải quyết vụ tranh chấp thương mại.
b. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại
3
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án cũng như thủ tục giải
quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình…gồm có:
- Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ
lí vụ án; hòa giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thẩm.
- Thủ tục giải quyết vụ án tòa án cấp phúc thẩm.
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: thủ
tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.
2. Phương thức trọng tài thương mại.
Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài là hình thức giải
quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ
ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột trong quá trình tiến hành các hoạt động
thương mại bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực
hiện.
Tại khoản 1 điều 3 luật trọng tài thương mại năm 2010 cũng quy định:
“ Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa
thuận và được tiến hành theo quy định của luật này.”
Trọng tài tồn tại dưới hai hình thức cơ bản: trọng tài vụ việc( trọng tài adhoc) và trọng tài thường trực.
•
Trọng tài vụ việc:
Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp
thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài
sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp.
4
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc điểm sau:
-
Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự
chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.
-
Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều
hành và không có danh sách trọng tài viên riêng.
•
Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành cho riêng mình.
Trọng tài thường trực:
Trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới những hình thức
trung tâm trọng tài.
-
Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ
thống cơ quan nhà nước. Hoạt động của trung tâm trọng tài theo
nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân
sách nhà nước.
-
Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau.
-
Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
-
Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy
tắc tố tụng riêng.
Về bản chất, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước ( không nhân danh quyền lực
nhà nước như phán quyết của toà án ) mà chủ yếu được giải quyết dựa trên phán
quyết của trọng tài thương mại (được các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt,
5
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
mềm dẻo. Ngoài ra, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại này còn đảm
bảo tối đa uy tín cũng như bí mật của các bên tranh chấp, góp phần củng cố và
duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên.
Bản chất đó được thể hiện qua các đặc điểm nổi bật của hình thức trọng tài
thương mại:
Thứ nhất, Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi Chính phủ,
hoạt động theo luật trọng tài năm 2010 và quy chế trọng tài thương mại quốc tế,
tuy nó có quyền phán quyết như tòa án và quyết định của trọng tài được cưỡng
chế thi hành nhưng Hội đồng trọng tài, tổ chức trọng tài không phải được thành
lập bởi Nhà nước mà được thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên sau khi
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mặc dù vậy hoạt động trọng tài
vẫn luôn đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước, nhà nước ban hành các văn
bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động như cấp, thay đổi,
bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm
trọng tài. Nhà nước hỗ trợ các hoạt động của tố tụng trọng tài như: hỗ trợ chỉ
định, thay đổi trọng tài viên, cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài.
Thứ hai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của trọng tài là
quyền xem xét các vụ tranh chấp thương mại của Hội đồng trọng tài hoặc trọng
tài viên để kết luận và định đoạt các vụ tranh chấp đó theo qui định của pháp
luật. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn cả trung tâm trọng tài và trọng tài
viên để giải quyết tranh chấp cho mình. các nguyên tắc phân định thẩm quyền
theo lãnh thổ, theo trụ sở, theo chỗ ở của bị đơn và theo thỏa thuận của nguyên
đơn không áp dụng trong tố tụng trọng tài, đặc biệt là tranh chấp có yếu tố nước
ngoài.
Thứ ba, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp: Luật tố tụng được áp dụng
để giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận của hai bên. Luật nội dung được áp
dụng để giải quyết tranh chấp giống như các hình thức giải quyết tranh chấp
6
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
khác là Luật thương mại hiện hành. Trường hợp Luật thương mại hiện hành
không có qui định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì áp dụng luật dân
sự.
Thứ tư, thủ tục tố tụng trọng tài rất linh hoạt.
Thứ năm, Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo quyền
tự định đoạt của các đương sự rất cao: Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên,
lựa chọn quy tắc trọng tài, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra một
trong các nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương
mại là phiên họp giải quyết tranh chấp không diễn ra công khai trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác, nguyên tắc này đã thể hiện được sự tôn trọng tối đa
quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp trong giải quyết tranh chấp.
II. Ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài so với tòa án.
1. Ưu điểm.
- Lợi thế đầu tiên để lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài là thủ tục tố tụng rất linh hoạt: Chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận của các bên
tranh chấp. Các bên được tự do thỏa thuận về toàn bộ quá trình tố tụng và các
Hội đồng trọng tài có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng thỏa thuận của các bên.
Các bên có thể quyết định số lượng trọng tài viên của hội đồng trọng tài, cách
thức chỉ định trọng tài viên, tiêu chuẩn trọng tài viên, thời gian giải quyết vụ
tranh chấp, luật áp dụng, ngôn ngữ, địa điểm giải quyết... Luật trọng tài năm
2010 của nước CHXHCN Vệt Nam tại điều 14 đã quy định:“ 1. Đối với tranh
chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt
Nam để giải quyết tranh chấp; 2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội
đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có
thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật
mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất; 3. Trường hợp pháp luật Việt Nam,
7
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung
tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết
tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.” Như vậy, sự tự định đoạt của
các bên tranh chấp được đề cao. Đây là điều khó có thể thực hiện khi giải quyết
theo thủ tục tố tụng của Tòa án. Nhờ thủ tục tố tụng đơn giản nên tiết kiệm được
nhiều thời gian, công sức cho các bên tranh chấp.
- Các trọng tài viên thường là người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm
thực tế không chỉ về chuyên ngành luật mà còn về các lĩnh vực cụ thể như bảo
hiểm, tài chính, vận tải, xây dựng... Để trở thành trọng tài viên thì cá nhân phải
đáp ứng những yêu cầu mà pháp luật quy định, theo Luật trọng tài của nước
CHXHCN Việt Nam năm 2010 thì người đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại
Điều 20 thì có thể làm trọng tài viên. Do vậy, việc giải quyết được chính xác và
hiệu quả cao hơn so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án.
- Một ưu điểm nổi bật nữa là khi giải quyết các tranh chấp thương mại
hình thức tố tụng trọng tài đòi hỏi giải quyết bí mật. Trong quá trình kinh doanh,
bí mật kinh doanh là yếu tố quan trọng, nhất là những lĩnh vực như sở hữu trí
tuệ, nếu giải quyết công khai sẽ có nguy cơ bị lộ bí mật. Và giải quyết theo hình
thức trọng tài sẽ đảm bảo cho nội dung tranh chấp sẽ được giữ kín, đảm bảo bí
mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp cho các thương nhân có liên quan tới vụ
tranh chấp. Đây là đặc điểm rất khác so với hình thức giải quyết thông qua Tòa
án, hầu như xét xử công khai. Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động xét
xử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý đã được pháp luật quy định, xã hội thừa
nhận. Mặt khác, hoạt động xét xử công khai của toà án còn có tác dụng răn đe,
cảnh cáo những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
để giữ bí mật nhà nước hoặc bí mật nghề nghiệp theo yêu cầu chính đáng của
8
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
đương sư, toà án có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Các doanh nghiệp
làm ăn trên thương trường đều không muốn mang dấu đen phải ra toà để giải
quyết tranh chấp, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
- Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm nên khi quyết định được
đưa ra thì các bên phải tuân theo quyết định đó và chỉ được kháng cáo, kháng
nghị trong một số trường hợp, điều này sẽ rút ngắn thời gian giải quyết tranh
chấp so với phương thức giải quyết bằng tòa án bởi nếu giải quyết bằng con
đường tòa án thì phải qua hàng loạt cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí
giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có tính minh bạch hơn,
tất cả các tài liệu, chứng cứ của một bên đều được trọng tài gửi ngay cho các
đương sự còn lại để họ phản biện hay kiện lại. Trong tố tụng dân sự của tòa án
cũng có quy định cho các bên quyền này nhưng thực tế hầu như không thực hiện
được.
- Việc đánh giá và sử dụng nguồn chứng cứ tại các cơ quan trọng tài rộng
hơn, tự do hơn, mang tính xã hội hơn, tạo điều kiện cho các bên làm sáng tỏ
những vấn đề nhạt cảm. Trong khi đó, toà án áp dụng các chứng cứ để tố tụng bị
ràng buộc hơn về mặt pháp lý, làm cho các bên tham gia tố tụng không có cơ hội
làm sáng tỏ hết được nhiều vấn đề khúc mắc, không thể hiện trên các chứng cứ
“pháp lý”.
- Việc thắng, thua trong tố tụng tại trọng tài kinh tế vẫn giữ được mối hoà
khí lâu dài giữa các bên tranh chấp. Đây là điều kiện không làm mất đi quan hệ
hợp tác kinh doanh giữa các đối tác. Bởi lẽ tố tụng tại trọng tài là tự nguyện.
2. Hạn chế.
9
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
- Phán quyết của trọng tài thương mại có giá trị chung thẩm, đây vừa là ưu
điểm vừa là hạn chế của phương thức này so với tòa án bởi nếu quá trình giải
quyết tranh chấp của trọng tài không chính xác thì sẽ gây thiệt hại cho các bên.
Phán quyết của trọng tài, tuy là chung thẩm, nhưng bên bị đơn có thể yêu cầu toà
án xem xét lại. Như vậy, phán quyết của trọng tài nhiều lúc làm cho bên “thắng
kiện” không yên tâm.
- Cơ quan trọng tài kinh tế không có quyền ra lệnh kê biên khẩn cấp tạm
thời đối với tài sản là đối tượng tranh chấp. Việc kê biên chỉ được thực hiện
thông qua toà án trên cơ sở yêu cầu của trọng tài. Quá trình kê biên theo trình tự
này có thể kéo dài, không đảm bảo phong tỏa tài sản kịp thời để phòng ngừa việc
tẩu tán tài sản.
- Phán quyết của trọng tài không phải lúc nào cũng được thi hành thuận lợi
như việc thi hành bản án bởi trọng tài không phải là cơ quan nhà nước nên phán
quyết không có tính cưỡng chế thi hành cao và phải nhờ đến sự trợ giúp của cơ
quan thi hành án. Việc thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ
thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài,
uy tín của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu do đó việc họ tự giác thực hiện
các quyết định của trọng tài khá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước
hiện nay vẫn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên vẫn
chưa có ý thức tự giác.
- Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là quá
lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu lựa chọn
phương thức này. Theo Biểu phí trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC
thì mức phí trọng tài cho một vụ việc tranh chấp có giá trị 500 triệu đồng trở
xuống là 45 triệu đồng.
10
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
- Khi không được thỏa thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết
tranh chấp kinh doanh trong hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không
có thẩm quyền giải quyết ngay cả khi doanh nghiệp có ý định đó.
III. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng
tài thương mại.
Nếu so sánh giữa ưu và nhược điểm thì việc giải quyết tranh chấp kinh tế
qua trọng tài là con đường tốt hơn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay,
số lượng giải quyết tranh chấp qua trọng tài kinh tế hết sức nhỏ. Tại thành phố
Hà Nội, tranh chấp kinh tế bằng hình thức trọng tài năm 2005, chỉ có 13 vụ, năm
2004, khoảng 10 vụ. ở TP Hồ Chí Minh - nơi có nền kinh tế sôi động, số lượng
doanh nghiệp chiếm phần lớn so với cả nước, tuy nhiên, số vụ đưa ra giải quyết
bằng trọng tài chiếm một tỷ lệ nhỏ so với số lượng tranh chấp xảy ra trong đời
sống thương mại ở nước ta. Trong năm 2006 là năm hoạt động thành công nhất
trong hoạt động của trọng tài thương mại mấy chục năm trở lại đây với hơn 30
vụ tranh chấp được giải quyết, con số đó còn quá ít so với toà án. Chỉ riêng trong
3 tháng đầu năm 2007, toà án kinh tế Hà Nội đã thụ lý khoảng 80 vụ, còn ở
thành phố Hồ Chí Minh, con số này có khả năng gấp 5 lần. Nguyên nhân là do
khi các thương nhân ký kết hợp đồng kinh doanh với nhau hoặc nước ngoài, họ
thường chưa coi trọng vấn đề giải quyết tranh chấp, không nghĩ đến việc xảy ra
tranh chấp sau này nên không thoả thuận ngay về hình thức, cơ quan giải quyết
tranh chấp. Vì thế khi tranh chấp xảy ra, các thương nhân lại không thể lựa chọn
trọng tài thương mại giải quyết vì trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết khi các
bên đã thoả thuận từ đầu trong hợp đồng hoặc văn bản kèm theo hợp đồng.
Trong khi đó, toà án lại đương nhiên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp ít lựa chọn phương thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là bởi Nhiều doanh nghiệp, cá nhân
11
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
không am hiểu những vấn đề liên quan đến tố tụng thông qua con đường trọng
tài thương mại. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, ở nước ta có trọng tài kinh tế
nhà nước - cơ quan này quản lý hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể kinh tế nhà
nước. Nhưng việc đó đã bãi bỏ lâu. Từ đó, các doanh nghiệp và nhân dân chỉ
quen tranh chấp bằng con đường tố tụng tại toà kinh tế. Nghiên cứu cho thấy,
hầu hết các hợp đồng kinh tế chỉ có quy định hai biện pháp tranh chấp là tự
thương lượng giải quyết, nếu không giải quyết được thì đưa ra giải quyết tại toà
án có thẩm quyền. Trong một ngàn hợp đồng, chỉ có một vài hợp đồng chế định
việc tranh chấp tại trọng tài. Như vậy, phương pháp tự xử và xử lý tranh chấp tại
toà đã ăn sâu vào tiềm thức của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó mạng lưới trọng
tài của Việt Nam lại quá thưa thớt, hoạt động của các trung tâm trọng tài chỉ dựa
vào nguồn vốn tự có của những nhà sáng lập, nguồn thu từ các vụ tranh chấp
nhưng các vụ tranh chấp được giải quyết bằng phương thức trọng tài lại quá ít ỏi,
nguồn thu hạn hẹp, hạn chế khả năng phát triển của các trung tâm trọng tài.
C. KẾT LUẬN.
Qua việc phân tích những ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thương mại so với phương thức giải quyết tranh chấp
bằng tòa án có thể thấy phương thức trọng tài thương mại có ưu thế hơn so với
phương thức tòa án. Tuy nhiên trên thực tế ở nước phương thức trọng tài thương
mại lại rất ít khi được các doanh nghiệp. Trước tình trạng đó, Nhà nước đã có
những biện pháp để nâng cao vị thế của trọng tài thương mại, cụ thể đó là ban
hành Luật trọng tài thương mại. Việc ban hành Luật trọng tài thương mại đã
khắc phục được nhiều quy định không phù hợp của Pháp lệnh trọng tài thương
mại năm 2003. Hy vọng rằng với luật mới thì thời gian tới trọng tài sẽ đóng vai
trò quan trọng hơn đối với đời sống doanh nghiệp.
12
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
13
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
MỤC LỤC
Bài tập học kỳ - Môn Luật thương mại Việt Nam 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập 2 – Trường Đại học Luật Hà
2.
3.
4.
5.
Nội, NXB CAND – 2009.
Báo điện tử Pháp luật Việt Nam: www.phapluatvn.vn
Website Trung tâm tổ chức trọng tài quốc tế Việt Nam : www.viac.org.vn
Trang thông tin pháp luật công thương: www.legal.moit.gov.vn
Website www.vibonline.com.vn