Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề quan trọng hiện nay, Cùng với sự ra đời của Công ước
Đa dạng sinh học (ĐDSH) năm 1993, thế giới đã có những chuyển biến tích cực trong quá
trình bảo tồn nguồn gen, loài và hệ sinh thái. Nhận thấy tầm quan trọng đó, nước ta cũng
đa ban hành các văn bản pháp luật nhằm quy định một cách cụ thể về tiếp cận nguồn gen
và chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen. Vậy trên thực tế, việc ban hành và thực hiện
các quy định về vấn đề này như thế nào, có những thành tựu và bất cập nào?. Đó là lý do
em chọn đề tài: “ Đánh giá các quy định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc
tiếp cận nguồn gen”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích tên tiếng Anh là: “Access to genetic resources and
Benefit Sharing”, viết tắt là ABS. Thuật ngữ này xuất hiện trong Công ước ĐDSH và được
sử dụng phổ biến trên thế giới. Tiếp cận nguồn gen bao gồm các hoạt động tìm kiếm, thu
thập, nghiên cứu, bảo tồn và sử dụng nguồn gen cho các mục đích khác nhau. Những lợi
ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen phải được chia sẻ giữa chủ sỡ hữu là Nhà nước,
người được trao quyền quản lý nguồn gen và người thực hiện việc tiếp cận nguồn gen.
I Khái quát chung pháp luật về Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ nguồn gen nói riêng đã được VN
quan tâm và được thể hiện trong các văn bản pháp quy khá sớm: Chiến lược bảo tồn quốc
gia 1991, Kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 19912000, Luật BVMT (1993, hiện tại là 2005), Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học
1995 (hiện nay đã có Kế hoạch đến năm 2010, định hướng đến 2020). Bảo tồn nguồn gen
cũng được đề cập đến trong nhiều văn bản khác như: Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thuỷ sản 1989, Pháp lệnh thú y 1993 kèm theo các văn bản hướng dẫn thi hành, và mới
1
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
đây nhất là Pháp lệnh giống cây trồng và Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004. Tuy nhiên,
việc bảo vệ nguồn gen vẫn chủ yếu là các quy định chung, nguyên tắc, chưa được cụ thể
hoá ở mức cần thiết nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong thi hành. Cụ thể về
tiếp cận và chia sẻ hợp lý lợi ích nguồn gen thì hầu như chưa được đề cập đến trong các
văn bản này. Chương IV “Bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên” của
Luật BVMT năm 2005 trong các điều 28, 29, 31 và đặc biệt là điều 30 “Bảo vệ ĐDSH”
cũng chưa quy định cụ thể về tiếp cận nguồn gen và đặc biệt về chia sẻ lợi ích và có ý ngay
từ đầu giành việc này cho pháp luật về đa dạng sinh học (khoản 4 điều 30). Chúng ta vẫn
chưa có pháp luật chung về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, ở phương diện tổng quát,
cũng còn thiếu các quy định pháp luật và tổ chức tương xứng. Việc phân công trách nhiệm
giữa các ngành ở Trung ương với nhau và giữa Trung ương với địa phương đương nhiên
chưa thể giải quyết thoả đáng. Các phân công công việc hiện nay chỉ liên quan đến từng sự
việc riêng lẻ, do vậy rất phân tán, kém hiệu quả và đặc biệt thiếu hẳn một cơ quan thẩm
quyền quốc gia để giải quyết thống nhất, tập trung việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích, điều mà nhiều nước đã làm được. Qui chế quản lý và bảo tồn nguồn gen của Bộ Khoa
học công nghệ và Môi trường ban hành theo quyết định số 2117/1997/QĐ-BKHCNMT
ngày 30/12/1997 khẳng định: “Nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật là tài nguyên
quốc gia” và “trao đổi thông tin tư liệu và nguồn gen cần được tiến hành thường xuyên
giữa các cơ quan tham gia trong hệ thống bảo tồn, lưư giữ…Trong trường hợp cần thiết
có thể trao đổi với nước ngoài nhưng phải được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận”.
Qui chế chưa nêu rõ “cơ quan có thẩm quyền” là ai nhưng có đề cập là “hệ thống các cơ
quan tham gia bảo tồn, lưu giữ nguồn gen của các Bộ, ngành, địa phương được liên kết
thành một mạng lưới và đặt dưới sự quản lý thống nhất của Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường”. Qua tìm hiểu nội dung của các văn bản pháp luật nêu trên, chúng ta rút ra
được một số nhận xét như sau:
2
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
- Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các nguồn gien nói riêng đã được
Nhà nước Việt Nam quan tâm và cũng đã được thể hiện khá sớm trong các văn bản pháp
luật với nội dung ngày càng bao quát hơn, đầy đủ hơn, cụ thể hơn. Tuy nhiên vấn đề bảo
vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các nguồn gien nói riêng được quy định tản mạn
ở rất nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung
trong các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, quản lý, bảo hộ giống cây trồng và bảo vệ môi
trường. Các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ các nguồn gien trong từng lĩnh vực
vẫn chủ yếu là các quy định có tính chất chung, tính nguyên tắc, chưa được cụ thể hóa ở
mức cần thiết để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong thi hành.
- Nguồn gien di truyền cây thuốc có giá trị rất lớn tuy nhiên chỉ có một vài quy định có tính
chất chủ trương, nguyên tắc, chưa có văn bản nào của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội hay Quốc hội điều chỉnh riêng, toàn diện và chi tiết vấn đề khai thác, sử dụng, bảo tồn
cho phù hợp với đặc thù của lĩnh vực này, đặc biệt phải phù hợp với yêu cầu bảo vệ và
khai thác tri thức y học cổ truyền của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Vấn đề bảo hộ quyền tác giả của các tổ chức, cá nhân tạo giống mới chưa được quy định
đầy đủ để khuyến khích và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tác giả, chỉ dừng ở quy
định chung.
- Trong một số lĩnh vực, pháp luật đã có quy định gắn lợi ích của cộng đồng, của tổ chức,
cá nhân với việc bảo vệ đa dạng sinh học như bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và kiểm dịch thực vật v.v…. Có thể nói rằng, việc chia sẻ
lợi ích cho cộng đồng địa phương, cho các tổ chức, cá nhân liên quan chưa thỏa đáng do
pháp luật không quy định rõ.
3
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
II Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo quy định của pháp luật hiện hành
Toàn bộ nội dung về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được quy định tại mục 1,
Chương V của Luật Đa dạng sinh học, từ Điều 55 đến điều 61, và một số điều khoản liên
quan được quy định tại mục 2, cùng chương V. Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo
Luật ĐDSH 2008 và nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
ĐDSH đã thể hiện tương đối đầy đủ các nội dung nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
1 Quy định về quản lý nguồn gen
Theo quy định tại điều 55 luật ĐDSH năm 2008 thì Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ
nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này khẳng định Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất
toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam. Chế độ sở hữu nguồn gen là chế độ sở hữu toàn
dân. Chế độ này tương tự như chế độ sở hữu đất đai hiện nay. Điều này cũng phù hợp với
nội dung của Điều 17, Hiến pháp 1992[1].
Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại diện đứng ra quản lý, Nhà nước giao
lại cho 4 nhóm tổ chức, cá nhân quản lý nguồn gen theo Khoản 2 của Điều 55, Luật
ĐDSH. Đó là: 1- Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý
nguồn gen trong khu bảo tồn; 2- Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen quản lý nguồn gen
thuộc cơ sở của mình; 3- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất,
rừng, mặt nước quản lý nguồn gen thuộc phạm vi được giao quản lý, sử dụng; 4 - Ủy ban
nhân dân cấp xã quản lý nguồn gen trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại các điểm trên.
Từ quy định trên có thể thấy vấn đề sở hữu nguồn gen ở Việt Nam khác so với các nước
trên thế giới, bởi lẽ do đặc thù của nước, ví dụ quy định rừng là sở hữu toàn dân. Do đó, cá
nhân tổ chức có quyền sở hữu nguồn gen nhưng nhà nước vẫn có quyền can thiệp bằng
4
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
cách ra các quyết định để bảo vệ môi trường ví dụ như quy định các loại rừng phòng hộ,
quy định các loài động thực vật quý hiếm…buộc các nhân tổ chức phải tuân theo.
Các tổ chức cá nhân được giao quản lý nguồn gen trên có các quyền và nghĩa vụ cụ thể
theo Điều 56 của Luật ĐDSH. Trong đó có quyền hưởng lợi ích do tổ chức, cá nhân tiếp
cận nguồn gen chia sẻ theo quy định tại Điều 58 và Điều 61, Luật ĐDSH 2008.
2 Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen
Trình tự thủ tục chung về tiếp cận nguồn gen được quy định tại điều 57 luật ĐDSH 2008
và cụ thể tại Khoản 2, Điều 18, Nghị định 65/2010/NĐ-CP. Bao gồm các bước sau: Thứ
1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải đăng
ký bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nguồn gen; Thứ 2. Hợp đồng phải
bằng văn bản: Sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp nhận việc đăng ký tiếp cận
nguồn gen, tổ chức, cá nhân tiến hành ký văn bản thỏa thuận về việc tiếp cận nguồn gen và
chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen. Văn bản
thỏa thuận về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen;Thứ 3: Đề nghị cấp giấy phép tiếp cận
nguồn gen: Gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.
3 Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
Luật ĐDSH đã xác định được các nội dung chính của Hợp đồng tiếp cận nguồn
gen và chia sẻ lợi ích. Sau khi đăng ký, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen
phải hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen
về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen.
Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a)
5
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
Mục đích tiếp cận nguồn gen; b) Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập; c) Địa
điểm tiếp cận nguồn gen; d) Kế hoạch tiếp cận nguồn gen; đ) Việc chuyển giao cho bên
thứ ba kết quả điều tra, thu thập nguồn gen; e) Hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất
sản phẩm thương mại từ nguồn gen; g) Các bên tham gia nghiên cứu phát triển và sản xuất
sản phẩm thương mại từ nguồn gen; h) Địa điểm tiến hành nghiên cứu phát triển và sản
xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen; i) Chia sẻ lợi ích thu được với Nhà nước và các
bên có liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo
trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.
Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp
cận nguồn gen.
Tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được giải
quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.
Từ việc quy định trên của luật về nội dung hợp đồng nguồn gen và chia sẻ lợi ích ta thấy
pháp luật còn quy định một cách chung chung, quy định khung. Như về vấn đề chủ thể
cho phép ( pháp luật chưa quy định rõ). Trong khi nguồn sở hữu riêng do cá nhân tổ chức
được giao quản lý thì nguồn tự nhiên sẽ là của ai? Do nhà nước ta là chế độ sở hữu toàn
dân do nhà nước đại diện sở hữu giao cho cá nhân tổ chức dưới hình thức giao hoặc cho
thuê. Tuy nhiên điều này dẫn đến một vấn đề mà pháp luật cũng chưa quy định rõ đó là
trong trường hợp này cơ quan nhà nước hay tổ chức cá nhân là chủ thể của hợp đồng tiếp
cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
Ngoài ra các quy định về nội dung hợp đồng về vấn đề chi trả như thế nào cũng chưa có
quy định cụ thể mà hiện nay trên thực tế chủ yếu thực hiện bằng con đường bất hợp pháp
( ví dụ như theo phương thức du lịch hoặc phương thức tri thức bản địa). Hiện nay theo
6
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
quy định tại nghị định 99/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã quy định
mô hình chi trả: chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp ( quy định rõ tại mục 1,2 chương 2 của
nghị định)
4 Giấy phép tiếp cận nguồn gen
Giấy phép tiếp cận nguồn gen được quy định như sau: “ Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với loài được ưu tiên bảo vệ; b) Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp khác không thuộc quy định
tại điểm a khoản này”.
Theo đó, thời hạn được xác định là 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy
định tại trên có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen. Trường hợp không
cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đã đề nghị cấp phép tiếp cận
nguồn gen và nêu rõ lý do.
5 Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen
Trên cơ sở quyền tiếp cận nguồn gen có thể được điều chỉnh bằng luật quốc gia, điều kiện
thoả thuận chung giữa các bên, các kết quả nghiên cứu và lợi ích thu được từ việc sử dụng
nguồn gen vì mục đích thương mại hay mục đích khác phải được chia sẻ một cách công
bằng, hợp lý. Điều này cũng áp dụng đối với các kết quả và lợi ích thu được từ các kỹ thuật
sinh học có được dựa trên cơ sở các nguồn gen. Thông thường các yêu cầu trên sẽ được
đưa vào thoả thuận tiếp cận nguồn gen như là điều kiện cho phép tiếp cận nguồn gen. Nội
dung chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích từ gen cũng là một trong những mục tiêu mà
Công ước ĐDSH hướng tới và là nội dung của Hướng dẫn Bonn về tiếp cận nguồn gen và
chia sẻ công bằng, hợp lý nguồn gen.
7
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
Theo Điều 61 về Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen, Lợi ích thu được từ việc tiếp
cận nguồn gen phải được chia sẻ cho cả ba bên: 1 - Nhà nước; 2- Tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân được giao quản lý nguồn gen; 3 - Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận
nguồn gen và các bên có liên quan khác được quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen.
Căn cứ để chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen là hợp đồng tiếp cận nguồn
gen và chia sẻ lợi ích theo quy định của pháp luật. Một số nội dung về hợp đồng tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích được quy định tại Điều 58 của Luật ĐDSH.
Nghị định 65/2010/NĐ-CP có quy định cụ thể hơn về Quản lý và chia sẻ lợi ích thu được từ
việc tiếp cận nguồn gen, theo đó các lợi ích liệt kê bao gồm cả bằng tiền và phi tiền tệ. Hơn
nữa, Nghị định 65/2010/NĐ-CP đã lượng hóa được tỷ lệ phân chia đó là tổng lợi ích thu được
từ việc tiếp cận nguồn gen chia sẻ cho các bên có liên quan được xác định thông qua quá
trình cấp giấy phép, thoả thuận giữa các bên nhưng không thấp hơn 30% tổng lợi ích thu
được quy đổi thành tiền. (Khoản 2, Điều 19).
Nghị định quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản lý
sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý. Vấn đề
đặt ra là nếu căn cứ vào Điều 55, Điều 56, Điều 61 của Luật ĐDSH 2008 thì khó có căn
cứ để chia sẻ lợi ích cho cộng đồng ở các vùng đệm của các khu bảo tồn, trong khi cộng
đồng là đối tượng cần được ưu tiên chia sẻ lợi ích để khuyến khích họ tham gia bảo tồn
theo cách tiếp cận bảo tồn dựa trên cộng đồng. Rõ ràng, căn cứ vào khoản 2, Điều 55, Ban
quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn quản lý nguồn gen trong khu
bảo tồn sẽ được chia sẻ lợi ích từ nguồn gen của khu bảo tồn theo Khoản 2, Điều 61. Cộng
đồng sinh sống ở khu bảo tồn không là đối tượng được giao quản lý nguồn gen ở khu bảo
tồn thì không được chia sẻ lợi ích từ nguồn gen đó. Hơn nữa, theo quy định pháp luật hiện
hành thì diện tích vùng đệm lại không tính vào diện tích khu bảo tồn, nên càng không có
căn cứ để chia sẻ lợi ích từ nguồn gen của khu bảo tồn.
8
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
Nhận xét chung
Các quy định của pháp luật hiện nay về chia sẻ và tiếp cận nguồn gen tuy còn quy định
khung, nhiều vấn đề chưa quy định rõ tuy nhiên với sự ra đời của Luật ĐDSH 2008 và
Nghị định 65/2010/NĐ-CP đã nêu được các nội dung chủ yếu quan trọng về vấn đề mới có
tính thời sự như tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Đây có thể được xem như là một sự
nỗ lực lớn và bước tiến quan trọng trong công tác ban hành pháp luật trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, do đây không chỉ là vấn đề của quốc gia mà còn là vấn đề quốc tế vẫn đang
trong quá trình thương lượng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh. Việc xây dựng các văn
bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật ĐDSH cần được đẩy mạnh, theo đúng kế hoạch, lộ
trình được duyệt, bao gồm các nội dung: Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen, Thẩm
quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen, Việc quản lý, chia sẻ lợi ích thu
được từ việc tiếp cận nguồn gen, Việc cung cấp thông tin về nguồn gen là 4 trong 19 nội
dung của Luật ĐDSH thuộc thẩm quyền ban hành hướng dẫn của Chính phủ. Dù Nghị định
65/2010/NĐ-CP cũng đã đề cập một số quy định liên quan đến tiếp cận nguồn gen và chia
sẻ lợi ích, thì đối chiếu với các nội dung quy định của Nghị định thư ABS vẫn còn rất
nhiều quy định cần được cụ thể hóa bằng một văn bản pháp luật quốc gia để có thể quy
định về ABS đi vào cuộc sống. Với yêu cầu trên, việc ban hành một Nghị định của Chính
phủ hướng dẫn về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích là phù hợp và cần thiết.
III Đề xuất cơ chế quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
Luật Đa dạng sinh học được ban hành đã quy định các vấn đề có tính nguyên tắc về ABS.
Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Đa dạng sinh học” hướng dẫn cụ thể hơn về các vấn đề ABS. Một số
nội dung liên quan đến ABS cũng được Nghị định của Chính phủ số 69/2010/NĐ-CP ngày
21/6/2010 “Về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản
phẩm của sinh vật biến đổi gen” đề cập tới.
9
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
Đặc biệt gần đây, tại phiên họp lần thứ 14 năm 2010 của Tổ công tác ASEAN về bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học (AWGNCE) đã thông qua Hiệp định khung về tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích có được từ việc sử dụng nguồn gen và đa
dạng sinh học giữa các nước ASEAN. Đồng thời, liên quan đến thực thi Công ước về Đa
dạng sinh học, sau gần 20 năm nỗ lực, các quốc gia thành viên Công ước đã nhất trí với dự
thảo Hiệp định quốc tế về tiếp cận nguồn gen của Trái đất. Sự kiện quan trọng này diễn ra
ngày 1/4/2010 tại TP Cali, Colombia trong phiên họp của Liên hợp quốc. Hiệp định có thể
chính thức được thông qua tại phiên họp các nước thành viên Công ước về Đa dạng sinh
học lần thứ 10 (COP10), diễn ra tại Nagoya, Nhật Bản vào tháng 10/2010.
Các sự kiện trên cho thấy tính cấp thiết phải xây dựng các đề xuất về cơ chế, chính sách
quản lý hoạt động về ABS phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng cũng phải thích ứng với
các quy định của quốc tế. Cơ chế về ABS được đề xuất với mục tiêu nhằm: Tạo khung
pháp lý cần thiết để tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn gen phù hợp với pháp luật Việt Nam
và các cam kết quốc tế; Bảo đảm từng bước chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích thu được từ
việc tiếp cận nguồn gen cho các bên tham gia; Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và
các quy định liên quan. Cơ chế về ABS được đề xuất theo các nguyên tắc: Tuân thủ các
quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với luật pháp quốc tế và thông lệ chung; Bảo
đảm tính thống nhất quản lý; Tôn trọng lợi ích các bên tham gia; Bảo đảm tính khả thi;
Linh hoạt với các điều kiện đa dạng trong phạm vi cho phép.
Cơ chế về ABS được đề xuất với 8 nội dung chính bao gồm [2]: 1. Quyền sở hữu và quản lý
nguồn gen. 2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen . 3.
Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen . 4. Thỏa thuận về ABS. 5. Giấy phép tiếp cận nguồn
gen. 6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép tiếp cận nguồn gen. 7. Chia
sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen. 8. Đăng ký bản quyền tri thức truyền thống
về nguồn gen
10
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có ý nghĩa hết sức to lớn trong quá trình thúc đẩy
kinh tế phát triển, hỗ trợ công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của cộng đồng,
người dân được giao hoặc có liên quan đến quản lý nguồn gen, góp phần quan trọng vào
bảo tồn ĐDSH nói chung và nguồn tài nguyên di truyền nói riêng.
PHỤ LỤC
[1] "Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng
biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp,
công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại
giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước,
đều thuộc sở hữu toàn dân"
[2] Cơ chế về ABS được đề xuất với 8 nội dung chính sau:
1. Quyền sở hữu và quản lý nguồn gen
Nguồn gen là tài sản quốc gia. Nhà nước là người thay mặt toàn dân sở hữu và quản lý
nguồn gen. Nhà nước có toàn quyền tổ chức hoạt động ABS thu được từ nguồn gen, phục
vụ quyền lợi quốc gia. Đề tài đề xuất một số quyền sở hữu và quản lý nguồn gen liên quan
đến lĩnh vực tiếp cận nguồn gen: Khuyến khích và hạn chế tiếp cận nguồn gen; Cấp phép
hoặc hủy bỏ giấp phép tiếp cận nguồn gen; Hướng dẫn ABS; Giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp liên quan.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen
Nguồn gen thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thay mặt toàn dân giao quyền quản lý nguồn
gen cho tổ chức, cá nhân cụ thể theo các quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân được
giao quản lý nguồn gen có thể là chính quyền cơ sở, ban quản lý các khu bảo tồn, vườn
11
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
quốc gia, hộ gia đình hoặc cá nhân có quyền và nghĩa vụ sử dụng, trao đổi, chuyển giao,
cung cấp, giám sát, kiểm tra nguồn gen do mình quản lý cho các đối tượng được cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy.
3. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen
Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen và việc cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có thể chia
thành 7 bước chính: Nộp đơn đăng ký; Xem xét chấp nhận đơn đăng ký; Thỏa thuận với tổ
chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen; Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tiếp cận nguồn
gen; Duyệt cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen; Tổ chức thực hiện theo giấy phép được cấp;
Giám sát, kiểm tra việc tiếp cận nguồn gen theo giấy phép.
4. Thỏa thuận về ABS
Thỏa thuận về tiếp cận nguồn gen là một trong những văn bản quan trọng nhất để cơ quan
có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen. Đồng thời, thỏa thuận là tài liệu
có tính pháp lý, tính lịch sử để các bên thực hiện việc tiếp cận nguồn gen, đặc biệt là việc
chia sẻ lợi ích thu được từ nguồn gen được tiếp cận. Các lợi ích này bao gồm lợi ích tiền tệ,
lợi ích phi tiền tệ, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Việc thỏa thuận có thể dẫn tới các văn bản thỏa thuận không hoàn toàn giống nhau, mà có
thể bao gồm các loại thỏa thuận song phương (giữa 2 bên) hoặc thỏa thuận đa phương (từ 3
bên trở lên).
5. Giấy phép tiếp cận nguồn gen
Giấy phép tiếp cận nguồn gen là văn bản quan trọng nhất của Nhà nước cho phép tổ chức,
cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen thực hiện các hoạt động liên quan. Giấy phép là cơ
sở pháp lý quy định các nội dung liên quan mà tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép phải
tuân thủ.
12
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen cần mô tả chi tiết các hoạt động tiếp cận,
nêu rõ các công việc cần làm, số lượng mẫu vật cần điều tra, thu thập, nội dung các việc
thử nghiệm, các hoạt động liên quan đến công nghệ và thương mại, dự kiến các sản phẩm
thương mại nếu có.
6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép tiếp cận nguồn gen
Tổ chức, cá nhân được cấp phép tiếp cận nguồn gen có các quyền lợi thực hiện việc tiếp
cận nguồn gen với tất cả các loại hình hoạt động đã được phép; sử dụng kết quả và hưởng
lợi từ việc tiếp cận nguồn gen. Tổ chức, cá nhân được cấp phép tiếp cận nguồn gen phải có
các nghĩa vụ giữ gìn bí mật thông tin; sử dụng và chuyển giao thông tin; chia sẻ lợi ích thu
được từ việc tiếp cận nguồn gen theo đúng thỏa thuận cho các bên liên quan.
7. Chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen
Lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen được chia sẻ cho các bên có liên quan thông
qua các hình thức: Chia sẻ kết quả nghiên cứu; Hợp tác nghiên cứu và phát triển; Chuyển
giao công nghệ; Đào tạo, nâng cao năng lực; Đóng góp phát triển kinh tế; Các hình thức
chia sẻ trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật; Quyền sở hữu trí tuệ.
Tổng lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen chia sẻ cho các bên có liên quan được xác
định thông qua quá trình cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen và văn bản thỏa thuận giữa các
bên, nhưng không thấp hơn 30% tổng lợi ích thu được quy đổi thành tiền.
8. Đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen
Thủ tục, cơ chế đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen cần phải phù hợp
với thủ tục, cơ chế đăng ký bản quyền đối với giống cây trồng quy định tại Luật Sở hữu trí
tuệ.
13
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Chương X, Giáo trình Luật Môi trường ĐH Luật Hà Nội, NXB.CAND năm 2006.
2.
Chương IV, Dự thảo Luật Đa dạng sinh học lần 5, 2007.
3.
Công ước Đa dạng sinh học 1993
4.
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, NXB.Chính Trị Quốc Gia năm 2006.
5.
Nghị định số 65/2010NĐ/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của luật đa dạng sinh học
6.
Nghị định 99/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
7.
Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004.
8.
Pháp lệnh giống vật nuôi 2004.
9.
Qui chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật ban hành
ngày 30/12/1997.
10.
Website của Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ TNMT và Biển (vea.gov.vn).
/>
11.
Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo pháp luật đa dạng sinh học 2008- Quy
định mới của pháp luật Việt Nam- Thạc sỹ. Hoàng Thị Thanh Nhàn
14
Bài tập học kỳ
Môn Luật môi trường
15