BÀI LÀM
MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội luôn luôn đi liền với vấn đề
phát triển các quyền cơ bản của con người. Vì đây là yếu tố cơ bản nhằm góp phần
giúp cho xã hội phát triển một cách bền vững. Từ nhìn nhận thực tế Nhà nước cũng
đã quy đinh khá cụ thể những quyền và nghĩa vụ mà một công dân được hưởng và
phải thực hiện những nghĩa vụ gì. BLDS quy đinh khá cụ thể về vấn đề này, trong
đó không thể không nhắc đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh, xã hội càng phát
triển thì quyền của cá nhân đối với hình ảnh càng được quan tâm và cũng có nhiều
khía cạnh để nói đến.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
1.
Khái niệm về quyền nhân thân
Điều 24 BLDS 2005 có quy định: “ Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật
này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
* Đặc điểm của quyền nhân thân:
-
Quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản
-
Thiệt hại trong quan hệ nhân thân là yếu tố không định lượng được
một cách trực tiếp.
2. Khái niệm quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Trên thực tế hiện nay, khi tìm kiếm định nghĩa về hình ảnh, chúng ta có thể dễ
dàng nhận thấy rằng chưa có một định nghĩa nào thật sự ngắn gọn để hiểu đối với khái
niệm này. Và có thể hiểu hình ảnh của cá nhân là sự tái hiện lại vẻ bề ngoài của một
người bằng cách thức nào đó có thể ghi lại và gây ấn tượng thị giác cho những người
khác. Khi được mọi người nhìn vào hình ảnh tái hiện đó có thể nhận diện được rằng
đó là ai đó. Do đó, pháp luật đã bắt đầu đặt ra những quy định cụ thể về quyền nhân
thân đối với hình ảnh.
1
Điều 31 BLDS 2005 quy đinh:
1.
Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong
trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì
phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó
đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có
quy định khác.
3.
Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Qua điều 31 BLDS nhận thấy rằng khung pháp lý chưa đưa ra khái niệm quyền của
cá nhân đối với hình ảnh. BLDS chỉ đưa ra một khía cạnh của quyền của cá nhân đối
với hình ảnh, quy định cá nhân có quyền với hình ảnh của mình mà không quy định rõ
quyền với hình ảnh là như thế nào?. Nhưng từ thực tế và căn cứ vào quy định của
BLDS 2005 có thể đưa ra một khái niệm chung nhất: “ là quyền nhân thân gắn với cá
nhân liên quan đến việc tạo dựng, sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh theo ý chí
của chính cá nhân đó”.
3. Đặc điểm pháp lý của quyền nhân thân đối với hình ảnh
Quyền đối với hình ảnh thuộc một trong những quyền nhân thân của cá nhân.
Ngoài việc mang những đặc điểm của quyền nhân thân nói chung, quyền nhân thân
đối với hình ảnh cũng có những đặc điểm riêng biệt.Quyền nhân thân đối với hình ảnh
có những đặc điểm sau:
* Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân không gắn với tài sản
Đặc tính không gắn với tài sản là một trong những đặc tính cơ bản để phân biệt
quyền nhân thân không gắn với tài sản với quyền nhân thân gắn với tài sản ( quyền
đứng tên tác giả, quyền đặt tên cho tác phẩm). Vì quyền nhân thân gắn với hình ảnh
bản thân của người đó và mỗi một chủ thể có một hình ảnh riêng biệt. Mỗi chủ thể
2
được công nhận một cách vô điều kiện với quyền nhân thân gắn với hình ảnh. Hình
ảnh bên ngoài của cá nhân là yếu tố nhận dạng cá nhân đó, không phải là một tài sản
để đem ra giao dịch. Điều này hoàn toàn khác với quyền tài sản đối với hình ảnh.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình
đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài
sản của người đó.
* Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân
Đặc tính quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân. Đặc
điểm này nhằm phân biệt giữa quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh và quyền
đối với hình ảnh của pháp nhân, hộ gia định và tổ hợp tác. Vì hình ảnh của pháp nhân,
hộ gia đình và tổ hợp tác được pháp luật thừa nhận thông qua cơ chế bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ hay nói cách khác là nhãn hiệu được bảo hộ. Còn quyền nhân thân đối với
hình ảnh của cá nhân thì chỉ thuộc duy nhất cá nhân đó.
* Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá biệt hoá chủ thể
Cùng với quyền của cá nhân đối với họ tên, dân tộc, quyền nhân thân đối với hình
ảnh thuộc quyền nhân thân cá biệt hoá cá nhân. Đây là quyền nhân thân tuyệt đối,
gắn với bản thân cá nhân đó. Quyền nhân thân cá biệt hoá cá nhân là quyền nhân thân
ghi nhận những đặc điểm của mỗi cá nhân, là cơ sở để xác định những dấu hiệu cơ
bản của quyền cá biệt hoá cá nhân trong quan hệ xã hôi nói chung và trong quan hệ
dân sự nói riêng.
* Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân được bảo hộ về thời hạn.
Hình ảnh được hiểu là sự tái hiện lại vẻ bề ngoài của một người bằng cách thức
nào đó có thể ghi lại và gây ấn tượng thị giác cho người khác. Khi mọi người nhìn vào
hình ảnh tái hiện đó có thể nhận diện được rằng đó là ai. Cùng với các đặc điểm riêng
biệt của quyền nhân thân như không thể chuyển giao được cho các chủ thể khác, là
một bộ phận của quyền chủ thể của cá nhân,..Có thể thấy rằng hình ảnh cá nhân không
3
những gắn liền với cá nhân đó khi người đó còn sống mà gắn với bản thân người đó cả
khi mất.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh liên quan đến những dấu ấn về hình ảnh gắn liền
với người đó và không thể thay thế được. Quyền nhân thân đối với hình ảnh liên quan
đến những dấu ấn về hình ảnh gắn liền với người đó và không thể thay thế được.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh được bảo hộ vô thời hạn nghĩa là thời hạn được
pháp luật bảo hộ vĩnh viễn.
*Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền được bảo vệ khi có yêu cầu
Khi quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm cá nhân có hình
ảnh bị xâm phạm phải là người đánh giá xem quyền nhân thân đối với hình ảnh của
mình có bị xâm hại hay không, tự quyết định có yêu cầu chấm dứt hành vi có xâm
phạm hay không Nhà nước sẽ chỉ can thiệp và bảo vệ khi có yêu cầu.
*Quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm các hành vi xâm phạm tác
động vào vật phẩm liên quan đến quyền
Nếu dựa vào đặc điểm của hành vi xâm phạm có thể phân loại quyền nhân thân
thành ba nhóm:1) Nhóm các hành vi xâm phạm tác động vào chính chủ thể;2) Nhóm
các hành vi xâm phạm tác động vào chủ thể khác( không phải là chủ thể quyền);3)
Nhóm các hành vi xâm phạm tác động vào vật thể liên quan đến quyền. Đối với
nhóm thứ nhất đó là hành vi xâm phạm tác động trực tiếp vào chủ thể quyền gây ra
những hậu quả là những tổn thất liên quan đến tính mang, sức khoẻ, thân thể…cho
chính chủ thể quyền. Nhóm thứ hai thì hành vi xâm phạm tác động vào các chủ thể
khác làm ảnh hưởng đến sự đánh giá, nhìn nhận của các chủ thể khác đối với chính
chủ thể quyền. Nhóm thứ ba được hiểu là hành vi xâm phạm tác động vào vật phẩm
liên quan tới chính chủ thể có quyền như thư yins, chỗ ở…
3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
4
-
Đối với chính chủ có hình ảnh, có thể thấy “ hình ảnh” là yếu tô tinh thần gắn
liền với bản thân chủ thể, nó có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của họ, mỗi
hành vi xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân trên thực tế thường ảnh hưởng sâu sắc tới
đời sống tinh thần của cá nhân đó, vì không chỉ xâm phạm hình ảnh thôi mà còn xâm
phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, bởi vậy việc bảo vệ quyền đối với
hình ảnh của cá nhân có ý nghĩa lớn trong việc chặn kịp thời hành vi xâm phạm đến
hình ảnh của cá nhân, giúp khắc phục được một phần hậu quả về vật chất cũng như
tinh thần cho chủ thể bị xâm hạm, tạo điều kiện cho cá nhân yên tâm lao động và sáng
tạo.
-
Về phía nhà nước việc bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh góp phần
hiện thực hóa nôi dung các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ
quyền nhân thân của cá nhân, từ đó tăng cường lòng tin của nhân dân vào Nhà nước,
vào quy định của pháp luật, để mọi người sống và thực hiện theo hiến pháp và pháp
luật.
-
Việc bảo vệ hình ảnh của cá nhán còn có ý nghĩa to lớn đối với xã hội đó là
bảo đảm trật tự xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng
quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
II. Nội dung quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về quyền
nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
1. Nội dung quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình.
Ngay tại khoản 1 điều 31 BLDS năm 2005 quy định “ Cá nhân có quyền đối với
hình ảnh của mình”. Đây là sự khẳng định của nhà nước về quyền của cá nhân đối với
hình ảnh của bản thân mình. Thông qua quy định tại điều 31 BDS năm 2005 cho thấy
nội dung của quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân gồm: (i) Quyền được phép
sử dụng hình ảnh của mình; (ii) quyền cho người khác sử dụng hình ảnh của mình;
(iii) Quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước hành vi sử dụng hình ảnh
trái phép.
-
Thứ nhất: cá nhân có quyền sử dụng hình ảnh của mình.
5
Hình ảnh là yếu tố nhân thân gắn liền với cá nhân nên trước tiên chính bản
thân cá nhân đó được quyền sử dụng. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân thông qua
việc tự khai thác giá trị thương mại hình ảnh của bản thân bằng việc bán hình ảnh của
mình cho người khác sử dụng và nhận tiền. Ví dụ: Nguời mẫu ký hợp đồng với các
nhiếp ảnh gia, theo đó các nhiếp ảnh gia phải trả tiền để được chụp ảnh họ. Như vậy,
quyền đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân nên cá nhân có
quyền được phép sử dụng hình ảnh của mình.
-
Thứ hai: Cá nhân có quyền cho người khác sử dụng hình ảnh của mình.
Tại khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2005 quy định: “ Việc sử dụng hình ảnh của cá
nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực
hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con dã thành niên
hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi
ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.” Như vậy quyền định đoạt cho chủ
thể khác sử dụng hình ảnh của cá nhân được thể hiện ở việc chủ sở hữu ảnh “ đồng ý”
cho sử dụng ảnh. Xét về khía cạnh bản quyền thì bức ảnh tấm hình, pho tượng… đều
là tác phẩm nghệ thuật và được bảo hộ quyền tác giả. Người sử dụng tác phẩm trước
hết phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả và trả cho họ một khoản lợi ích vật chất.
Nhưng dừng lại về mặt quan hệ dân sự, ai muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân đều
phải được sự đồng ý của người có hình ảnh đó.
Thứ ba: Quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước hành vi sử dụng
trái phép. Ta thấy quyền nhân thân nói chung trong đó có quyền của cá nhân đối với
hình ảnh thuộc thẩm quyền tuyệt đối, thể hiện sự ghi nhận của nhà nước đối với các
giá trị tinh thần của cá nhân, bất kỳ hành vi xâm phạm quyền nhân thân nào cũng sẽ
phải chịu một trách nhiệm pháp.
2. Mối quan hệ giữa quyền nhân thân đối với hình ảnh với nhóm quyền nhân
thân khác.
Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến nhóm các quyền nhân thân khác bao
gồm: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm uy tín, quyền bí mật đời tư, quyền bất
khả xâm phạm về chỗ ở, quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo, quyền đi lại, tự do cư trú,
6
quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo những
quyền đó thì có hai quyền liên quan mật thiết với quyền đối với hình ảnh của cá nhân
là : Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền bí mật đời tư. Việc xác
định rõ mối liên hệ giữa các quyền này có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo thực hiện
quyền của cá nhân đối với các quyền nhân thân của mình được pháp luật thừa nhận.
Thứ nhất: trong một số trường hợp quyền nhân đối với hình ảnh có quan hệ chặt
chẽ với quyền bí mật đời tư.
Giống như quyền nhân thân đới với hình ảnh, hiện nay chưa có quy định như thế
nào là quyền bí mật đời tư trong BLDS 2005. Trong khoản 2 Điều 38 BLDS quy
định : “Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được
người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự,
chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại
diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập công bố thông tin, tư liệu theo quy
định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.” Vì vậy, trong một số trường hợp nhất định
quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân có liên quan đến bí mật đời tư như
trường hợp hình ảnh của cá nhân là hình ảnh riêng tư, cá nhân không muốn tiết lộ thì
việc công bố hình ảnh của cá nhân đó là xâm phạm tới bí mật đời tư, hoặc là hình ảnh
mà cá nhân giữ kín và việc giữ kín được pháp luật tôn trọng và bảo vệ hoặc cũng có
thể là hình ảnh được thể hiện chung với người khác mà cá nhân không muốn tiết lộ,
công khai và hơn thế nữa những hình ảnh đó bị tiết lộ có thể gây hậu quả về vật chất,
tinh thần cho chủ thể của hình ảnh thì đây cũng được coi là “ bí mật đời tư của cá
nhân”.
Thứ hai : Mối quan hệ giữa quyền đối với hình ảnh của cá nhân với quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Hình ảnh của cá nhân cũng là một yếu tố gắn liền với danh dự, nhân phẩm, uy tín,
nó là một trong những yếu tố để nhận diện, xác định danh dự, uy tín, vì vậy quyền đối
với hình ảh của cá nhân có liên hệ mật thiết đối với quyền được bảo vệ dah dự, nhân
phảm, uy tín. Sự liên hệ đó thể hiện ở chỗ hình ảnh của cá nhân có thể làm tăng giá trị
của cá nhân hoặc có thể làm giảm sút, ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phảm, uy tín.
3. Giới hạn quyền nhân thân đối với hình ảnh.
7
-
Giới hạn quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân trong mối quan hệ với
quyền được thông tin . Quyền được thông tin có phạm vi rộng, liên quan mật thiết với
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
-
Giới hạn quyền nhân thân đối với hình ảnh trong trường hợp xung đột với
quyền lợi ích chung, quyền của bên thứ ba hoặc trong trường hợp cá nhân từ bỏ quyền
đối với hình ảnh của mình.
4. Bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
a. Hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
-
Sử dụng hình ảnh cá nhân mà chưa được sự đồng ý của người đó hoặc người có
quyền liên quan ( cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thnàh niên hoặc người đại diện của
người đó ). Theo quy định tại khoản 2 điều 31 của BLDS năm 2005 “ Việc sử dụng
hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết,
mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuỏi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con
đã thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của ngưòi đó đồng ý, trừ trường hợp vì
lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quy định khác”. Như vậy, theo điều luật
nói trên, về nguyên tắc cá nhân tổ chức bất kỳ sử dụng hình ảnh của người khác cho
mục đích bất kỳ ( không phân biệt thương mại hay phi thương mại) mà chưa được
phép của người đó thì được xem là hành vi vi phamj pháp luật.
-
Sử dụng hình ảnh cá nhân mà xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người đó. Tại khoản 3 điều 31 BLDS năm 2005 đã quy định “ Nghiêm cấm việc sử
dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của
ngưòi có hình ảnh”. Theo như quy định này thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân,
mặc dù hợp pháp là có sự đồng ý của người đó, nhưng việc sử dụng hình ảnh này lại
xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. (Điều 37 BLDS năm 2005 )
b. Các biện pháp bảo vệ
-
Biện pháp tự bảo vệ: Biện pháp tự bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân
được thực hiện bởi chính chủ thể hưởng quyền, đây là điểm riêng biệt khác với các
biện pháp pháp lý bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
- Biện pháp kiện dân sự.
- Bảo vệ quyền đối với hình ảnh theo quy định của các nghành luật khác.
8
Bên cạnh các biện pháp bảo vệ quyền đối với hình ảnh theo quy định của pháp luật
dân sự, pháp luật còn quy định nhiều biện pháp khác nhau trong việc bảo vệ quyền đối
với hình ảnh của cá nhân. Đó là các biện pháp xử lý kỷ luật người vi phạm, biện pháp
hành chính và biện pháp hình sự.
III. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quyền của cá nhân đối
với hình ảnh
1.Thực trạng
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh tuy đã được pháp luật bảo hộ và quy định khá
cụ thể trong BLDS năm 2005. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau trong
những năm gần đay các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá
nhân đối với hình ảnh vẫn xảy ra nhiều, khá đa dạng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống
bình thường của chủ thẻ bị xâm phạmhình ảnh nói riêng cũng như trật tự xã hội nói
chung.
Các dạng hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân điển hình:
-
Sử dụng hình ảnh với mục đích thương mại không được sự đồng ý
của chủ thể có hình ảnh để kinh doanh thương mại, thường dưới hình thức sử dụng
hình ảnh của những người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm hàng hóa của họ, tuy
nhiên việc sử dụng hình ảnh của họ lại không xin phép người có ảnh.
.
- Phán tán hình ảnh của cá nhân nhàm xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy
tín của người đó.
- Hoạt động báo chí đã xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của
cá nhân. Sử dụng hình ảnh xâm phạm bí mật đời tư.
- Hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân từ vi phạm
pháp luật dân sự sang vi phạm pháp luạt hình sự.
2. Giải pháp
- Cần sữa đổi bổ sung các điều luật cho phù hợp hơn với thực tiễn
9
- Vấn đề bồi thường thiệt hại, cần quy định mức phạt hợp lý để nhằm ngăn chặn,
răn đe không tái phạm hành vi xâm phạm của những người có dụng ý xấu.
- Bên cạnh chế tài bồi thường thiệt hại chế tài, nên đăng báo đính chính các cơ
quan báo chí có hành vi xâm phạm quyền nhân thân nói cung cần được quy định chặt
chẽ hơn
- Cần sữa đổi,bổ sung một số nội dung không còn phù hợp với tình hình báo chí
hiện hành
- Vấn đề nhiếp ảnh gia cần quy định giới hạn quyền của người nhiếp ảnh gia, quy
định về biện pháp bảo vệ quyền nhiếp ảnh gia, trình tự, thục tục bảo vệ
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy vấn đề quyền của cá nhân đối với hình
ảnh được xem là quyền cơ bản và quan trọng của mối cá nhân cũng đã được pháp luật
quy đinh khá cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn còn là nước đang phát triển,
trình độ dân trí của nước ta còn thấp, pháp luật cũng đang từng bước hoàn thiện. Cho
nên quy định của pháp luật về quyền đối với hình ảnh của cá nhân còn những tồn
tại,bất cập, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn.Chính vì vậy đòi hỏi
những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng điều chỉnh, ban hành văn
bản pháp luật để loại bổ những tồn tại, bất cập đó để bảo vệ tốt hơn quyền của cá nhân
đối với hình ảnh.
MỤC LỤC
10
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I.
Khái quát chung về quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Khái niệm quyền nhân thân................................................
2. Khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh.
3. Đặc điểm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
4. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân.
II.
Nội dung quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về
quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
1. Nội dung quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình.
2. Mối quan hệ giữa quyền nhân thân đối với hình ảnh với
nhóm quyền nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của con
người.
3. Giới hạn quyền nhân thân đối với hình ảnh.
4. Bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân.
III.
Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của
cá nhân
KẾT LUẬN
11
Danh mục tài liệu tham khảo
1) Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB
công an nhân dân – Hà Nội 2010.
2) Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
3) Đặng Thị Dạ Lan – Khóa luận tốt nghiệp Quyền nhân thân đối với hình
ảnh của cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Hà Nội- 2011
4) Phùng Bích Ngọc - Luận văn thạc sĩ luật Học, Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật
dân sự Việt Nam, Hà Nội – 2011.
12