Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Cơ sở pháp lý quy định quyền sở hữu nhà ở cho nvn định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trong pháp luật VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.07 KB, 13 trang )

Đề 14: Đánh giá những điểm bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành trong
giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người
nước ngoài tại Việt Nam.


A.

Mở đầu

Nhà ở luôn là một trong những nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người. ở Việt
Nam, nhà ở là tài sản gắn liền với loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân nên
vấn đề sở hữu nhà ở lại càng được pháp luật quan tâm quản lý chặt chẽ. Nhà nước
giới hạn ta giới han các đối tượng được sở hữu nhà ở, cũng như giới hạn quyền của
những đối tượng này, trong đó, phải kể đến là người nước ngoài và người VIệt Nam
định cư ở nước ngồi. Tuy nhiên, với chính sách thu hút đầu tư, pháp luật nước ta
hiện nay đã có nhiều quy định mở đối với NNN và NVN định cư ở nước ngoài về
việc sở hữu nhà ở ở Việt Nam. Những quy định đó được thực hiện như thế nào
trong thực tế và còn tồn tại những bất cập gì? Để làm sáng tỏ điều này, nội dung bài
viết tập trung đánh giá “những điểm bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành
trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và
người nước ngoài tại Việt Nam”
1.

B.
NỘI DUNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.
1.1. Khái niệm
Người nước ngoài
Theo điều 1, điều 5 luật quốc tịch 1998 và khoản 2 pháp lệnh nhấp cảnh và


xuất cản, cư trú đi lại của người nước ngoài tại việt nam 2000; khoản 2, điều 3 nghị
định số 138/2006/nđ-cp quy định chi tiết thi hành các quy định của bộ luật dna sự
vè quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi có thể hiểu người nước ngồi là người
khơng có quốc tịch việt nam. Từ các khái niệm và các văn bản luật nói trên cho
thấy: Người nước ngồi là người khơng cso quốc tịch việt nam. Họ có thể là người
có quốc tịch một hoặc nhiều nước khác, hoặc không mang quốc tịch nước nào; thêm
vào đó, người nước ngồi có thể cư trú trên lãnh thổ việt nam và cũng có thể cư trú
ngoài lãnh thổ việt nam


Người việt nam định cư ở nước ngoài: theo khoản 4 điều 2 luật quốc tịch 1998
và theo điều 2 nghị định 81/2001 quy ddnhj vè việc người việt nam định cư ở nước
ngoài mua nhà ở tại Việt Nam: “người việt nam định cư ở nước ngồi là cơng dân
việt nam và người gốc việt nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
Như vậy, đối tượng là người vn định cư ở nước ngoài bao gồm: những người
còn quốc tịch Việt Nam nhưng đang sinh sống ở nước ngoài và những người gốc
việt nam, hiện khơng cịn quốc tịch việt nam (người gốc việt nam).
-

Nhà ở: theo điều 1, luật nhà ở 2005: nhà ở là “cơng trình xây dựng với

mục đich để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đinh, cá nhân”/ theo
điều 1 Nghị quyết 19/2008/QH12, khái niệm nhà ở mà người nước ngoài được mua
và sở hữu cso phạm vi hẹp hơn rất nhiều, theo đó “nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước
ngoài được mu và sở hữu theo quy định của nghị quyết này là những căn hộ chung
cư trong dự án phát trienr nhà ở thương mại và không thuộc khu vực hạn chế hoặc
cấm người nước ngoài cư trú, đi lại. như vậy, nhà ở theo Nghị quyết 19/2008/QH12
có nội hàm hẹp hơn, chúng được tạo lập từ “chương trình phát triển nhà ở thương
mại” dưới dạng nhà chung cư và cũng chỉ nhằm mục đích duy nhất là để ở.
1.2. Cơ sở pháp lý quy định quyền sở hữu nhà ở cho nvn định cư ở nước

ngoài, người nước ngoài trong pháp luật VN
Trước năm 1991, người nước ngoài định cư ở Việt Nam khơng có quyền sở
hữu bất động sản nào kể cả nhà ở (Điều 7 Nghị quyết số 122/NQ-CP ngày
25/4/1977), phải đến năm 1991 với sự ra đời của Pháp lệnh nhà ở thì người nước
ngồi định cư ở việt Nam mới được sở hữu một loại bất động sản duy nhất là nhà ở.
Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đai
tại đô thị khẳng định rằng: “cá nhân nước ngoài dịnh cư ở Việt Nam được sở hữu
một nhà ở cho bản thân và các thành viên gia đình họ trên đất ở thuê của nhà nước
Việt Nam trong thời hạn định cư tại Việt Nam”.


Ngày 22/06/1994 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật khuyến khích đầu tư
trong nước cũng quy định tương tự về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của người
nước ngồi tại Việt Nam giống như cơng dân Việt Nam. Tuy nhiên, đối với đối
tượng là người nước ngồi khơng thuộc điện dầu tư hoặc đang đầu tư tại VN thì
khơng có quyền sở hữu đối với nhà ở. Đến khi BLDS 2005 được ban hành, thì Luật
nhà ở năm 2005, Luật đầu tư năm 2005 cũng ra đời. Luật nhà ở năm 2005 quy
định :“tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, để cho thuê tại
Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu đối với nhà ở đó”. Trên cơ sở đó để tạo mơi trường pháp lý bình đẳng cho các
nhà đầu tư nước ngồi thì Luật đầu tư 2005 cũng quy định “quyền sở hữu tài sản là
bất động sản trong đó có nhà ở dùng để đầu tư trong nước, nếu bị trưng mua, trưng
dụng thì vẫn được thanh tốn, bồi thường thảo đáng”. Đặc biệt với Nghị quyết
19/2008/NQ-QH12 ngày 3/6/2008 về thí điểm cho tổ chức, cá nhân người nước
ngoài mua và sỡ hữu nhà ở tại Việt Nam và Nghị định 51/2009/NĐ-CP ngày
3/6/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết 19 đã cho phép tổ chức, cá
nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam khơng nhằm mục đích kinh
doanh, đồng thời ban hành các định chế hết sức chặt chẽ để đảm bảo chính sách vừa
có thể đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người mua nhà. Với việc ban hành Nghị quyết
này đối tượng là người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được mở rộng

hơn.Cơ sở pháp lý trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài làm ăn,
sinh sống, định cư lâu dài tại VN.
2.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH TRONG GIẢI QUYẾT

VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VN ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ
NNN TẠI VN. KẾT QUẢ TRÊN THỰC TẾ
2.1. Đối với VN định cư tại nước ngoài
2.1.1. Đối tượng được sở hữu nhà ở
Luật đất đai 2003, Luật nhà ở 2005 quy định các nhóm đối tượng quyền sở
hữu nhà ở lần lượt ở các điều 121 và điều 126. Tiếp đó, Nghị dịnh 90/2006 quy địn


chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở 2005 quy định rõ các yếu tố, đặc điểm để
xácđịnh các nhóm đối tượng trên. Cụ thể
Một là, người VN định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại VN. Đây là
những người trực tiếp hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2005, được
cấp giấy chứng nhận đầu \tư
Hai là, người VN định cư ở nước ngồi có cơng đóng góp với đất nước,
Ba là nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường
xuyên tại VN nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.
Bốn là đối tượng là người vn định cư ở nước ngoài được phép về sống ổn định
tại VN.
Thứ năm, đối tượng khác do ủy ban thường vụ quốc hộ quy định
Sáu là, đối tượng là người vn định cư ở nước ngồi khơng thuộc một trong các
đối tượng trên nhưng đã về vn cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên.
Đặc biệt, ngày 18/6/2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều
126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai. Theo đó, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt

Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để
bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
- Người có quốc tịch Việt Nam (hộ chiếu VN cịn giá trị, nếu đã mang hộ chiếu
nước

ngồi

thì

cần

giấy

tờ

chứng

minh

cịn

quốc

tịch

VN);

- Người gốc Việt Nam (phải có hộ chiếu nước ngồi kèm theo giấy tờ xác nhận là
người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh
có gốc Việt Nam) thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật

về đầu tư; người có cơng đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hố, người
có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc


tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là cơng dân Việt Nam sinh sống ở trong
nước.
- Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng nêu trên được cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam
từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung
cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt
Nam.
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ
Quyền và nghãi vụ của chủ sở hữu nhà ở là người VN định cư ở nước ngoài
về cơ bản going với quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân khác trong nước
được quy định tài Đều 21, luạt nhà ở 2005 như các quyền Chuyển quyền sử dụng
đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tở chức, cá nhân trong nước,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng
dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa.
Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở
tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của Nhà ở gắn liền với quyền
sử dụng đất ở.
Thế chấp đất ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được
phép hoạt động ở Việt Nam.
Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng
Được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật Việt
Nam,...tuy nhiên, đối với quyền thế chấp nhà ở của ng VN định cư ở nước ngoài,
Điều 129 Luật nhà ở 2005 quy định đối tượng này chỉ được “thế chấp nhà ở tại các
tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại vn”. Đây là quy định có phần hạn chế hơn



so với tổ chức, các nhân trong nước, vì các đố tượng này không bi quy định giới
hạn như trên.
2.2. Đối với người nước ngoài ở VIệt Nam
2.2.1. Đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
Điều 2 Nghị quyết 19/2008/QH12 qui định 5 nhóm đối tượng là tổ chức, cá
nhân nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam. Bao gồm:
Thứ nhất, cá nhân nước ngồi có cơng đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng huân chương, huy chương,
cá nhân nước ngồi có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ
qui định
;Thứ hai, cá nhân nước ngồi có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo qui định
của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo
qui định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh pháp lý trong doanh
nghiệp đó;
Thứ ba, cá nhân nước ngồi kết hơn với cơng dân Việt Nam;
Thứ tư, cá nhân nước ngồi đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có
trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt
mà Việt Nam có yêu cầu;
Thứ năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đang hoạt động tại Việt
Nam có một số lượng đông đảo người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp đó.
Các đối tượng trên muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần có đủ các điều kiện
được quy định tại Điều 3 Nghị quyết 19/2008/QH12.
Như vậy, so với quy định tại điều 126 Luật Nhà ở 2005 quyền sở hữu nhà ở
tại Việt Nam chỉ là người Việt Nam định cư ở nước ngồi thì quy định tại Nghị
quyết số 19/2008/NQ-QH đã mở rộng hơn về đối tượng sở hữu(gồm cả người nước
ngoài làm ăn sinh sống tại Việt Nam), về quyền sở hữu.
2.2.2. Thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam:
Theo Điều 4 Nghị quyết 19/2008/QH 12 thì thời hạn sở hữu nhà ở của tổ

chức, cá nhân nước ngoài tại VN được qui định như sau:
Một là, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trong thời hạn tối đa là 50 năm
kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Thời hạn này được ghi


trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày
hết hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì phải bán, tặng cho nhà ở đó.
Hai là, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tương ứng
với thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho doanh nghiệp đó, bao gồm
cả thời hạn được gia hạn thêm. Thời hạn sở hữu được tính từ ngày doanh nghiệp
được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trường hợp hết hạn đầu tư hoặc bị
giải thể, phá sản thì nhà ở của doanh nghiệp được xử lý theo qui định cảu pháp luật
về đầu tư pháp luật về phá sản và các qui định khác của pháp luật Việt Nam.
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại
Việt Nam:
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài như
tại Việt Nam được quy định rất rõ ràng và cụ thể tại Điều 5, Điều 6 Nghị quyết
19/2008/QH12. Theo đó thì:
Sau thời hạn 12 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngồi có quyền sở hữu
tương tự như các chủ thể khác sở hữu nhà ở như: Chuyển quyền sử dụng đất ở khi
bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tở chức, cá nhân trong nước, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Tặng cho nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà
tình nghĩa; Thế chấp đất ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng
được phép hoạt động ở Việt Nam; Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian
không sử dụng; Được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp
luật Việt Nam,...
Bên cạnh việc quy định những quy định cho chủ sở hữu, pháp luật Việt Nam
cũng quy định những nghĩa vụ của chủ sỡ hữu nước ngoài khi thực hiện quyền sở

hữu nhà ở tại Việt Nam, cụ thể:
Chỉ được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam với mục đích để ở, bất kì mục
đích sử dụng nhà ở để làm văn phịng, cho thuê hay muchj đích sử dụng khác đề


không được phép cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gắn liền quyền sử dụng
đất ở.
Cá nhân nước ngoài khi mua nhà ở tại Việt Nam chỉ được sở hữu một căn hộ
chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại. Nếu như đã sở hữu một căn nhà
tại Việt Nam sẽ không được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà cho các nhà khác trên
phạm vi toàn quốc. Song quy định chỉ được sở hữu một căn nhà trên lãnh thổ Việt
Nam gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước. Việc các chủ sỡ hữu nhà ở chỉ có
thể xác định trong phạm vi việt nam tỉnh, vùng nhất định, đưa nó lên phạm vi việt
nam cả nước quả thực là rất nan giải.
Phải thực hiện đầy đử các nghĩa vụ về thuế, và nghĩa vụ tài chính khác theo
quy định của pháp luật Việt Nam với cơ quan nhà nước Việt Nam.
3. ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.
3.1. Ưu điểm:
Pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng đề cập ở phần
trên tham gia đầu tư, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý giỏi có điều
kiện sinh sống ổn định, yên tâm làm việc lâu dài tại Việt Nam. Tạo điều kiện để các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đang hoạt động tại nước ta có điều kiện chỗ
ở ổn định cho người lao động đang làm việc trong daonh nghiệp đó góp phần thực
hiện chính sách an sinh xã hội.
Bên cạnh đó cịn góp phần thúc đẩy thị trường nhà ở trên nguyên tắc bảo đảm
ổn định, minh bạch và lành mạnh. Chính sách này của Việt Nam phù hợp với các
nguyên tắc của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập.
Thông qua những quy định trên đã phần nào làm sáng rõ về chính sách ưu đãi của
nhà nước Việt Nam đối với người nước ngồi khi họ có nhu cầu sở hữu nhà ở tại

Việt Nam, đồng thời, khẳng định chính sách tạo điều kiện cho người việt nam định
cư ở nước ngoài góp phần xây dựng đất nước.


Mặt khác, các quy định trên cũng góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật về
sở hữu nhà ở của người nước ngồi tại Việt Nam cịn nhiều thiếu sót trước đây.Pháp
luật ngày càng được hoàn thiện hơn nữa. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về vấn đề sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam cũng giúp cho các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
này có thể hiểu đúng và tuân thủ đúng pháp luật. Góp phần đơn giản hố các quy
định cũng như thủ tục khi các cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại
Việt Nam. Đồng thời, tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai,
nhằm tránh những sai sót khơng đáng có.
3.2. Hạn chế:
Đầu tiên, phải kể đến đối tượng được hưởng quyền sở hữu nhà ở tại Việt
Nam vẫn còn nhiều bất cập. đối với người việt nam định cư ở nước ngồi, việc quy
định nhóm 6 đối tượng như vậy, Luật nhà ở 2005 đã bỏ sót một số đối tượng “người
vn ở nước ngoài”, khiến cho quyền lợi của họ bị ảnh hưởng. một số đối trượng là
công dân vn, họ vẫn mang quốc tịch vn hiện đang cơng tác, học tập, lao động ở
nước ngồi có thời han. Tuy nhiên, theo luật hiện hành thì họ sẽ không đực phép
mua nhà ở tịa Bn. Điều này có phần vơ lý, vì trong khi có những người vn định cư ở
nước ngồi khơng cịn là cơng dân vn thì đươc phép mua và sở hữu nhà ở, trong khi
những công dân vn hiên đang thường trú ở nước ngồi lại khơng dc mua nhà ở ở
nước mà họ mang quốc tịch.
đối với người nước ngoài ở việt nam Việc không cho trưởng đại diện cơ quan
ngoại giao nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam là khơng hợp lý vì đây là
những người có cơng đóng góp cho đất nước Việt Nam nhưng khi họ hết nhiệm kì
thì họ lại khơng ở lại Việt Nam như nguyện vọng của họ do khơng có nơi sinh sống,
ổn định, lâu dài… Bên cạnh đó,cơng dân danh dự cũng không được sở hưu nhà ở tại
Việt Nam nên chăng là đưa họ vào đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bởi

họ cũng có cơng đóng góp cho Việt Nam nhưng không được tặng huân huy chương.
Nếu quy định như pháp luật hiện hành thì quá khắt khe với đối tượng này do đó
trong thời gian tới Quốc hội cần quy định mở rong hơn đối tượng đượ sở hữu nhà ở
tại Việt Nam.


Thêm nữa, việc xác định giá trị của nhà ở chưa được hướng dẫn cụ thể và bản
thân việc xác định giá trị của một căn hộ là rất khó khăn giá cả lên xuống thất
thường trong khi đó hiện nay chưa có văn bản nào quy định chi tiết về vấn đề đó.
Trong khi đó, đa số những ng vn định cư ở nước ngoài và người nước ngoài ở vn
thường không nắm rõ giá trị nhà ở, đất đai, cũng như biến động của thị trường bất
động sản. điều này gây khó khăn cho các đối tượng này khi thực hiện quyền của
mình.
Ngồi ra, một số quy định tại điều 72 nghị định 71/2010/NĐ-CP có sự khơng
thống nhất với Luật đất đai 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009 gây khó khăn cho việc
áp dụng luật trong thực tế.
Hạn chế của pháp luật Việt Nam còn thể hiện ở chỗ thiếu quy định cụ thể về
gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người vn định cư ở nước ngoài.
3.3.

Một số kiến nghị hoàn thiện:

Một là, Nhà nước cần soạn thảo và sớm ban hành cơ chế về sở hữu nhà ở cho
người nước ngoài, cần cụ thể, minh bạch và ưu tiên những đối tượng là người nước
ngồi có cơng đóng góp cho đất nước Việt Nam để họ có nơi sinh sống, ổn định lâu
dài, có những quy định về điều kiện rộng mở hơn đối với người được sở hữu nhà.
Việc quy định như vậy khiến cho các cơ quan đăng ký quyền sở hữu nhà ở cho đối
tượng này sẽ áp dụng triệt để, có hiệu quả việc giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở cho
người nước ngoài mà không gặp phải những trở ngại về những mâu thuẫn, mập mờ
trong nội dung các văn bản pháp luật;

Ba là, cần sớm xây dựng và ban hành các quy chế về tổ chức và hoạt động
của các cơ quan có thẩm quyền để giám sát các hoạt động mua bán nhà, tổ chức tư
vấn, tổ chức định giá, tổ chức quản lý sàn giao dịch nhà ở, v.v;
Bốn là, Nhà nước cần tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định mâu
thuẫn, chồng chéo trong đăng ký giữa Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Đất đai,
Luật Bảo vệ và phát triển rừng… đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống
pháp luật về nhà ở;


Năm là, sớm sửa đổi, bổ sung quy định về giải quyết mâu thuẫn giữa Luật
Nhà ở và Luật KDBĐS về điều kiện cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở
tại Việt Nam;
Sáu là, cần có một văn bản pháp luật quy định chung giá nhà chung cư để tạo
điều kiện cho người nước ngồi có thể mua nhà tại Việt Nam một cách dễ dàng.
Đồng thời có các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhà ở bởi hiện nay
khơng ít các nhà quản lý nhà ở lợi dụng để trục lợi. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ
liệu, thông tin về nhà ở để cho những người nước ngoài sinh sống và làm việc tại
Việt Nam dễ dàng tra cứu, tìm hiểu thông tin trước khi đi đến quyết định mua nhà;
Bảy là, tham gia kí kết những điều ước quốc tế để có những quy chế rõ ràng
về quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người nước ngoài với những nước họ là cơng dân,
tránh tình trạng xung đột pháp luật.


A. MỞ ĐẦU
B.
NỘI DUNG
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH
CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.
1.1. Khái niệm
1.2. Cơ sở pháp lý quy định quyền sở hữu nhà ở cho nvn định cư ở nước

ngoài, người nước ngoài trong pháp luật VN
2.
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH TRONG GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VN ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VÀ
NNN TẠI VN. KẾT QUẢ TRÊN THỰC TẾ
2.1. Đối với VN định cư tại nước ngoài
2.1.1. Đối tượng được sở hữu nhà ở
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ
2.2. Đối với người nước ngoài ở VIệt Nam
2.2.1. Đối tượng được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
2.2.2. Thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam:
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại
Việt Nam:
3. ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.
3.1. Ưu điểm:
3.2. Hạn chế:
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện:



×