MỤC LỤC
A.MỞ BÀI.......................................................................................................................
B.THÂN BÀI..................................................................................................................
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...................................
1.Khái niện chi ngân sách nhà nước..........................................................................
2.Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước....................................................................
3.Phương thức chi ngân sách nhà nước.....................................................................
4.Sự cần thiết phải có những quy định của pháp luật đối với hoạt động chi ngân
sách nhà nước..................................................................................................................
II.ĐIỀU KIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH.......................................................................................................
1.Các khoản chi ngân sách nhà nước phải có trong dự toán ngân sách được giao....
2.Chi ngân sách theo đúng chế độ tiêu chuẩn,định mức do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định....................................................................................................
3.Các khoản chi ngân sách nhà nước đã được các thủ trưởng các đơn vị sử dụng
ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi......................................................
4.Các điều kiện chi khác.............................................................................................
III.THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC ĐIỀU KIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC......
1.Những kết quả đạt được …......................................................................................
2.Những điểm bất cập................................................................................................
3.Nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các điều kiện chi ngân
sách nhà nước..................................................................................................................
C.KẾT LUẬN..................................................................................................................
A.MỞ BÀI
Thực tiễn cho chúng ta thấy ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng,nó được
xem như là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện các chức năng kinh tế và chức
năng xã hội của mình.Chính vì thế mà sự quản lí bằng pháp luật đối với ngân sách
nhà nước là vô cùng cần thiết.Ngân sách nhà nước với cơ cấu là các khoản thu và các
khoản chi nên sự điều chỉnh của pháp luật đối với ngân sách nhà nước chính là sự
điều chỉnh của pháp luật đối với thu và chi ngân sách.Đối với chi ngân sách nhà nước
thì điều chỉnh của pháp luật trên nhiều phương diện.Trong bài này em xin đi tìm hiểu
các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và thực tiễn
áp dụng.
B.THẦN BÀI
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.Khái niện chi ngân sách nhà nước
Theo quy định tại khoản 2 điều 2 luật ngân sách nhà nước năm 2002 thì :Chi
ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế-xã hội,bảo đảm quốc
phòng,an ninh,bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước;chi trả nợ của nhà nước;chi
viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.Khái niện này chỉ ra một
cách khá đầy đủ những nội dung chi cơ bản của ngân sách nhà nước.
Nhưng ta có thể hiểu một cách đầy đủ về chi ngân sách nhà nước như sau:Chi
ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm mục đích phân phối và sử dụng
quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm nhà
nước thực hiện được các chức năng của mình.
2.Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau:
•Chi ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế hoạch
chi ngân sách,phân bổ ngân sách.Nội dung chi ngân sách phải nằm trong bản dự toán
ngân sách hàng năm do quốc hội thông qua.
•Chi ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn nhu cầu tài chính cho sự vận hành bộ
máy nhà nước,bảo đảm cho nhà nước thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.
•Chi ngân sách nhà nước được thực hiện bởi hai nhóm chủ thể:
Nhóm chủ thể đại diện cho nhà nước thực hiện việc quản lí,cấp phát
thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước.
Nhóm chủ thể sử dụng ngân sách nhà nước.
3.Các phương thức cấp phát ngân sách nhà nước
Phương thức cấp phát kinh phí nhà nước là những cách thức,biện pháp nhà nước
sử dụng để chuyển giao nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các đối tượng sử
dụng ngân sách theo đúng yêu cầu định trước.Theo quy định của pháp luật(theo
khoản điều luật NS)thì có 2 phương thức:
• Phương thức cấp phát theo dự toán(cấp phát theo hạn mức kinh phí được thông
báo),đây là sự chuyển giao kinh phí từ ngân sách theo khả năng tối đa mà đơn vị thụ
hưởng có thể nhận từ ngân sách NN đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên.Sử dụng
phương thức này thì kho bạc quản lí ngân sách một cách hiệu quả nhưng lại không
linh hoạt,chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách.
•Phương thức cấp phát theo lệnh,đây là sự chuyển giao kinh phí từ ngân sách
cho đối tượng thụ hưởng theo nhu cầu thực tế phát sinh.Thực hiện chi ngân sách theo
phương thức này thì linh hoạt chủ động hơn nhưng khó quản lí cho kho bạc nhà
nước.
4.Sự cần thiết phải có những quy định của pháp luật đối với hoạt động chi
ngân sách nhà nước
Việc kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước như thế nào có hiệu quả,tiết kiệm
không,có xảy ra lãng phí không là vấn đề mà mọi nhà nước đều quan tâm.Để kiểm
soát vấn đề này nhà nước sử dụng công cụ quản lý hữu hiệu của mình là pháp luật để
đảm bảo không vi phạm trong quá trình sử dụng ngân sách.Điều này là hoàn toàn phù
hợp bởi vì ngân sách nhà nước được hành thành chủ yếu từ sự đóng góp của nhân dân
thông qua thu thuế... nhà nước chỉ thay mặt nhân dân để sử dụng số tiền này.Vì vậy
nhà nước phải sử dụng làm sao cho có hiệu quả.Nên nhà nước phải quy định một
cách chặt chẽ điều kiện chi ngân sách để tránh tình trạng các cơ quan nhà nước tùy
tiện trong việc thực hiện chi.Hơn nữa từ trước đến nay khi nói đến ngân sách nhà
nước là ta nghĩ ngay đến tiền công quỹ nên một thực trạng việc sử dụng luôn rơi vào
tình trạng lãng phí.Từ những phân tích trên ta thấy việc quy định các điều kiện về chi
ngân sách nhà nước là hoàn toàn hợp lí.
II.ĐIỀU KIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH
Theo quy định tại khoản 2 điều 5 luật ngân sách nhà nước năm 2002 và điều 51
nghị định 60/2003/NĐ-CP các điều kiện chi ngân sách bao gồm:
1.Các khoản chi ngân sách nhà nước phải có trong dự toán ngân sách được
giao.
Như ta đã biết các lĩnh vực chi của ngân sách nhà nước rất đa dạng vì vậy kinh
phí dự định chi phải được nằm trong chỉ tiêu phân bổ tổng thể và phân bố từng nhóm
mục tiêu trong mục lục ngân sách nhà nước.
Đây là điều kiện đầu tiên để thực hiện chi ngân sách nhà nước.Điều này có nghĩa
các khoản chi đó phải có trong dự toán ngân sách – đạo luật ngân sách thường niên
mà chỉ có cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho toàn thể nhân dân là Quốc Hội
mới có quyền thông qua.Quy định này nhằm kiểm soát nguy cơ lạm quyền của các
cơ quan quản lí trong quá trình thực hiện chi ngân sách nhà nước.Đồng thời củng cố
và đề cao tính dân chủ,công khai minh bạch trong hoạt động tài chính nhà nước.Quy
định này là hoàn toàn hợp lí với nước ta hiện nay khi mà nền tài chính công chưa
được thực sự minh bạch.Bởi vì ngân sách nhà nước được thu từ nhiều nguồn khác
nhau nhưng chủ yếu là từ nhân dân.Nhưng hoạt động chi ngân sách chỉ thuộc về cơ
quan nhà nước mà không phải thuộc về người nộp chúng.Trong khi đó nhân dân
quản lí ngân sách nhà nước thông qua các cơ quan đại diện cho mình và cao nhất là
quốc hội,quốc hội sẽ thay mặt nhân dân kiểm soát ngân sách.Nhưng quốc hội với
tính chất của nó không thể kiểm soát hết các hoạt động của cơ quan quản lí ngân
sách cho nên phải quy định như trên để có thể kiểm soát một cách chặt chẽ hoạt động
này.Mặt khác quy định này xẽ đảm bảo các khoản dự định chi sẽ phù hợp với tổng
thể các khoản chi khác,phù hợp với kinh tế – xã hội mà nhà nước đề ra trong
năm.Tránh tình trạng chi không cân đối giữa các nhiệm vụ,chức năng của nhà nước.
Tuy nhiên để phù hợp với thực tiễn về chi ngân sách thì vẫn có trường hợp ngoại
lệ đó là các trường hợp sau:
Thứ nhất trong trường hợp vào đầu năm dự toán ngân sách và phương án phân bổ
ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định,cơ quan tài
chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu không thể trì hoãn được
cho tới khi dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách được quyết định
như:Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương;Chi nghiệp vụ phí và công vụ
phí;Một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy trừ các khoản
mua sắm trang thiết bị,sửa chữa;Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình
quốc gia;Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới.Đây có thể nói là quy định mền
dẻo linh hoạt của pháp luật.Trên thực tế không phải lúc nào cũng đợi được cơ quan
có thẩm quyết định dự toán ngân sách mà trong quá trình đó có những công việc phát
sinh không thể trì hoãn được.Quy định này nhằm ứng phó kịp thời những trường hợp
xảy ra ngoài dự kiến để đảm bảo cho đối tượng sử dụng ngân sách có thể hoàn thành
được chức năng nhiệm vụ được giao.Nhưng chi trong trường hợp này thì mức tạm
cấp phát hàng tháng tối đa không quá mức chi bình quân 1 tháng của năm trước chứ
không phải thích tạm ứng như thế nào cũng được.
Thứ hai,chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao và từ nguồn dự phòng
ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền.Nguồn tăng thu là nguồn thu phát
sinh thêm nằm ngoài dự toán ngân sách nên khoản chi này cũng không thể nằm trong
đự toán ngân sách được.Theo quy định thì nguồn tăng thu ở cấp ngân sách nào sẽ do
cơ quan có thẩm quyền cấp ngân sách đó quyết định.Số tăng thu này sẽ được sử dụng
để giảm bội chi,tăng chi trả nợ,tăng chi đầu tư phát triển,bổ sung quỹ dự trữ tài
chính,quỹ dự phòng ngân sách.Quy định này đã khuyến khích các cấp ngân sách
thực hiên có hiệu quả hơn trong việc thu ngân sách nhà nước ở cấp mình.Đối với
việc chi từ nguồn dự phòng ngân sách thì việc chi chỉ áp dụng trong trường hợp chi
để phòng chống,khắc phục hậu quả thiên tai,hỏa hoạn,nhiệm vụ quan trọng về quốc
phòng,an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán.Như vậy với tính
chất là dự phòng việc chi cũng mang tính chất bất ngờ không tính trước được.Như
không thể biết được khi nào có thiện tai lũ lụt hay dịch bệnh...Chi trong trường hợp
này hoàn toàn hợp lý.Việc chi trong trường hợp này nếu ở trung ương do chính phủ
quyết định và phải định kì báo cáo ủy ban thường vụ quốc hội,báo cáo với quốc hội
tại kì họp gần nhất.Ơ địa phương do ủy ban nhân dân quyết định định kì báo với
thường trực hội đồng nhân dân,báo cáo hội đồng nhân dân trong kì họp gần nhất.Đối
với cấp xã thì do ủy ban nhân dân quyết định và định kì báo cáo với chủ tịch,phó chủ
tịch hội đồng nhân dân,báo cáo với hội đồng nhân dân trong kì họp gần nhất.Như
vậy pháp luật quy định rất rõ thẩm quyền chi trong trường hợp này nhằm tránh tình
trạng chi tùy tiện gây lãng phí.
2.Khoản chi phải được thực hiện theo đúng chế độ,tiêu chuẩn,định mức do cấp có
thẩm quyền quyết định.
Đây là điều kiện thứ hai mà khi thực hiện chi ngân sách phải đáp ứng.Các khoản
chi ngân sách không chỉ phải nằm trong dự toán ngân sách được gia mà nó còn phải
nằm trong phạm vi chế độ,tiêu chuẩn,định mức do cấp có thẩm quyền quyết
định.Theo quy định tại điều 20 khoản 7 luật ngân sách nhà nước năm 2002 và điều
10 nghị định 60/2003/NĐ-CP thì:Chính phủ quyết định những chế độ chi ngân sách
quan trọng,phạm vi ảnh hưởng rộng,liên quan đến việc thực hiện kinh tế xã hội của
cả nước như:Chế độ tiền lương,trợ cấp xã hội,chế độ đối với người có công với cách
mạng,tỉ trọng chi ngân sách thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo,khoa học công
nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước.Thủ tướng chính phủ quyết định các chế
độ,tiêu chuẩn định mức chi tiêu thống nhất trong cả nước.Bộ trưởng bộ tài chính
quyết định chế độ,tiêu chuẩn,định mức chi ngân sách đối với các ngành,lĩnh vực.Hội
đồng nhân dân tỉnh quy định chế độ chi ngân sách mang tính đặc thù phù hợp với
điều kiện địa phương.Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu quyết định các mức chi
quản lí,chi nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị
theo quy định của chính phủ về chế độ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu
sau khi lấy ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên.
Như vậy pháp luật quy định rất rõ sự phân cấp quyết định định mức,tiêu
chuẩn,chế độ chi ngân sách.Để thực hiện chức năng của mình nhà nước phải thực
hiện chi rất nhiều lĩnh vực:Lĩnh vực giáo dục,lĩnh vực quốc phòng an ninh,chi phát
triển,chi cho y tế...Mà mỗi một lĩnh vực có đặc điểm,nhiện vụ đặc thù vì vậy mà chi
cho các lĩnh vực là khác nhau nên không thể áp dụng một chế độ,định mức,tiêu
chuẩn chung cho tất cả các lĩnh vực.Vì vậy với mỗi một lĩnh thì phải có một chế
độ,tiêu chuẩn,định mức riêng phù hợp.Chẳng hạn như năm 2010 ngân sách trung
ương chi cho quốc phòng là 42700 chiếm 11,53% tổng chi;Chi cho lĩnh vực giáo
dục là 19000 chiếm 5,13%;Chi cho lĩnh vực khoa học,công nghệ là 3853 chiếm
1,04%.Quy định chi ngân sách nhà nước đúng chế độ,tiêu chuẩn,định mức nhằm
mục đích kiểm soát việc chi ngân sách để đảm bảo việc sử dụng ngân sách có hiệu
quả.Theo quy định này thì việc chi cho các lĩnh vực cụ thể bị khống chế trong một
giới hạn,một mức nhất định và việc chi chỉ được thực hiện trong giới hạn đó.Điều
này một mặt đặt ra cho các chủ thể có thẩm quyền khi lập dự toán ngân sách nhà
nước phải xem xét cẩn thận,kĩ lưỡng các khoản chi cho phù hợp với các điều kiện
đặc thù của mỗi lĩnh vực và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội.Mặt
khác nó đặt ra yêu cầu khi thực hiện chi ngân sách nhà nước các chủ thể phải thực sự
tiết kiện và sử dụng có hiệu quả các khoản chi bởi vì các khoản chi này chỉ có trong
một giới hạn nhất định.Điều này sẽ tránh được tình trạng chi ngân sách không có
hiệu quả.Đồng thời nó tạo điều kiện cho các chủ thể có thể dễ dàng kiểm soát việc
chi ngân sách nhà nước.
Nhưng việc thực hiện chi theo đúng chế độ,tiêu chuẩn định mức đã làm giảm đi
tính năng động,chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.Bởi vì việc chi
cho từng lĩnh vực bị giới hạn trong một chừng mực nhất định theo từng năm ngân
sách nhưng trên thực tế việc chi cho các lĩnh vự có thể phát sinh những tình huống
mà cần sử dụng thêm nguồn kinh phí hoặc có những dự án cần thực hiện qua nhiều
giai đoạn với thời gian dài mà việc chi chỉ trong định mức tiêu chuẩn,chế độ không
đáp ứng đủ.Mặt khác nó cũng tạo ra tình trạng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước cố
gắng chi hết số ngân sách mà mình đã được phân bổ dẫn đến tình trạng lãng phí ngân
sách.Hơn nữa việc quy định tiêu chuẩn,chế độ,định mức cho tùng lĩnh vực không
phải là một chuyện dễ dàng nhiều khi không phù hợp với điều kiện của từng lĩnh
vực,của điều kiện kinh tế xã hội.
3.Khoản chi đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy
quyền quyết định chi.
Đây là điều kiện đủ để một khoản chi có thể được thực hiện.Một khoản chi bất kì
mặc dù nó đã có trong dự toán ngân sách được giao và đúng chế độ tiêu chuẩn,định
mức do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng chưa được thủ trưởng đơn vị sử dụng
ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi thì khoản chi đó vẫn chưa được
thực hiện.Chẳng hạn như đối với việc trả lương cho cán bộ công chức trường đại học
luật hà nội,mặc dù khoản chi trả lương này đã có trong dự toán ngân sách nhà nước
được giao và đúng chế độ tiêu chuẩn định mức nhưng nếu chưa được hiệu trưởng kí
quyết định chi thì khoản chi tiền lương này vẫn không thực hiện được.Theo quy định
của pháp luật thì chỉ thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền
thì mới có quyền quyết định chi hay nói cách khác chỉ người đại diện theo pháp luật
và người đại diện theo ủy quyền mới được phép quyết định chi.Đối với chế độ ủy
quyền khi quyết định chi ngân sách pháp luật quy định rất cụ thể,theo đó việc ủy
quyền quyết định chi gắn với chế độ mở,sử dụng tài khoản của đơn vị sử dụng ngân
sách tại kho bạc nhà nước.
Đối với phương thức cấp phát theo dự toán kinh phí thì quyết định chi của đơn vị
sử dụng ngân sách có hình thức thể hiện là”Giấy rút dự toán ngân sách”Trong trường
hợp này,khi có nhu cầu thực tế đại diện hợp pháp của đơn vị sử dụng ngân sách phát
hành giấy rút dự toán ngân sách nhà nước,cùng các chứng từ hợp pháp yêu cầu kho
bac quản lý tài khoản thanh toán.Đối với phương thức cấp phát bằng lệnh chi tiền thì
quyết định chi của đơn vị sử dụng ngân sách có hình thức thể hiện là “giấy đề nghị
rút kinh phí”Khi có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện chi thì đơn vị sử dụng ngân
sách lập giấy đề nghị rút kinh phí cùng các chứng từ phù hợp với khoản chi gửi cơ
quan kho bạc đề nghị thanh toán.
Việc pháp luật quy định điều kiện chi ngân sách là đã được thủ trưởng đơn vị sử
dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi một mặt tọa điều kiện
thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách có thể linh hoạt trong việc sử dụng ngân sách
nhà nước.Bởi vì mặc dù là khoản chi đó đúng có trong dự toán ngân sách và đúng
theo chế độ,tiêu chuẩn,định mức nhưng chi vào thời điểm nào là hợp lí phụ thuộc
vào nhu cầu thực tế của đơn vị sử dụng ngân sách.Theo đó thì chỉ có chính bản thân
đơn vị sử dụng ngân sách mới nắm rõ nhu cầu chi của mình từ đó có kế hoạch sử
dụng hợp lí.Mặt khác việc quy định như trên còn nhằm mục đích nâng cao trách
nhiệm của thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách để viêc sử dụng ngân sách đạt
hiệu quả cao.Theo đó thì thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách là người có trách
nhiệm quyết định chi theo đúng chế độ tiêu chuẩn,định mức trong dự toán ngân sách
được giao và đảm bảo sao cho việc sử dụng ngân sách tiết kiệm có hiệu quả.Nếu
thực hiện không đúng phải chiêu trách nhiệm trước nhà nước vì vậy mà thủ trưởng
các đơn vị sử dụng ngân sách sẽ quan tâm đến việc chi ngân sách nhà nước tránh
được tình trạng tùy tiện trong việc chi ngân sách.Nhưng đồng thời việc quy định như
trên thì tạo ra tình trạng trong quá trình chi ngân sách nhà nước thì vai trò của thủ
trưởng đơn vị sử dụng ngân sách là rất quan trọng nếu không có quyết định chi của
họ thì các khoản chi đó không thực hiện được.Nếu không may vì một lí do nào đó
mà thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách không thể quyết định chi và cũng không thể
ủy quyền thì các khoản chi không được thực hiện sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu
nhất là khoản chi liên quan đến tiền lương.Vì vậy nên cũng cần quan tâm hoàn thiện
về vấn đề này.
Trên đây là ba điều kiện chi cơ bản ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật.Một khoản chi bất kì để thực hiện được thì nhất thiết phải đáp ứng đủ các điều
kiện trên.Việc pháp luật quy định các điều kiện trên là khá chặt chẽ vì với điều kiện
thứ nhất là điều kiện ở tầm vĩ mô “khoản chi phải nằm trong dự toán ngân sách nhà
nước”,điều kiện chi thứ hai đáp ứng yêu cầu của từng,từng lĩnh vực”đúng chế độ,tiêu
chuẩn,định mức” thì đã cụ thể hơn và điều kiện thứ ba là”được thủ trưởng đơn vị sử
dụng ngân sách hoặc người ủy quyền quyết định chi” đã bám sát với điều kiện thực
tế của chính đơn vị sử dụng ngân sách.Nếu đáp ứng đầy đủ và đúng các điều kiện chi
này thì các khoản chi đã phù hợp với cả tầm vĩ mô và vi mô của đất nước.Mặt khác
việc quy đinh các điều kiện chi ngân sách như trên tránh được tình trạng thực hiện
chi ngân sách nhà nước chồng chéo bởi vì đã có sự phân cấp quyết định chi một cách
rõ ràng theo từng mức độ.Cơ quan cấp trên quyết định những vấn đề ở tầm vĩ mô,cơ
quan cấp dưới quyết định cụ thể vừa tạo ra được sự thống nhất vừa tạo ra được sự
linh hoạt trong việc sử dụng ngân sách nhà nước.
4.Các điều kiện khác
a.Khoản chi dự định thực hiện phải có đầy đủ hồ sơ chứng từ thanh toán
Theo quy định tại mục 1.4 khoản 1 mục II thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13
tháng 8 năm 2003 thì”kho bạc nhà nước chỉ thực hiện chi trả...”.Như vậy để được
kho bạc nhà nước chi trả thì ngoài các điều kiện trên thì khoản chi phải có đủ hồ sơ
chứng từ thanh toán.Tùy theo tính chất của từng khoản chi mà hồ sơ chứng từ khác
nhau.Chẳng hạn như đối với chi thanh toán cá nhân về các khoản tiền lương gồm:bản
đăng kí biên chế,quỹ lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt(gửi
lần đầu);danh sách những người được hưởng lương và phụ cấp lương(gửi lần
đầu);bản tăng,giảm biên chế và quỹ tiền lương được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt(nếu có).
Quy định này không phải là điều kiện chính trong việc chi ngân sách nhà nước
nhưng là một điều kiện cần thiết.Bởi vì khi thực hiện đúng điều kiện này thì các
khoản chi ngân sách sẽ được minh bạch và chắc chắn,cụ thể,hợp lí hơn vì nó có đủ
hồ sơ chứng từ có liên quan và tạo điều kiện dễ dàng để kiểm soát việc chi ngân sách
nhà nước tránh tình trạng chi bừa bãi,không đúng.Nếu thực hiện tốt điều kiện này sẽ
góp phần làm minh bạch hóa chi tiêu ngân sách nhà nước lĩnh vực rất nhạy cảm hiện
nay.Hơn nữa việc thực hiện điều kiện này tạo ra cơ sở để các chủ thể có thể bảo vệ
quyền lợi của mình vì nếu có đáp ứng đầy đủ điều kiện và có hồ sơ,chứng từ đầy đủ
thì họ sẽ được chi.
b.Điều kiện quy định tại khoản 4 điều 51 nghị định 60/2003/NĐ-CP
Theo quy định này thì nếu là trường hợp sư dụng vốn,kinh phí ngân sách nhà
nước để đầu tư xây dựng cơ bản,mua sắm trang thiết bị,phương tiện làm việc và các
công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì còn phải tổ chức đấu thầu
hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.Việc pháp luật quy định như vậy là
hoàn toàn hợp lí vì đây là các công việc công của các đơn vị sử dụng ngân sách hoặc
đây là các khoản chi lớn(chi cho đầu tư xây dựng cơ bản) thường thì các đơn vị này
không có chuyên môn về lĩnh vực này nên dễ dẫn đến tình trạng gây lãng phí hoặc sử
dụng không hiệu quả.Nhưng nếu thực hiện thông qua đấu thầu thì chắc chắn sẽ lựa
chon được nhà đầu tư tiềm năng có đủ khả năng thực hiện tốt(trong đầu tư xây dựng
cơ bản) hoặc thông qua việc thẩm định giá thì tránh được tình trạng lãnh phí,thất
thoát ngân sách và việc sử dụng ngân sách nhà nước sẽ hiệu quả hơn.Chẳng hạn như
việc xây dựng các công trình lớn như trường học,bênh viện...thì luôn được thực hiện
thông qua hình thức đấu thầu.
c.Điều kiện quy định tại khoản 5 điều 51 nghị định 60/2003/NĐ-CP
Theo quy định này thì đối với các khoản chi có tính chất thường xuyên thì được
chia đều trong năm để chi;các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào
một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản,mua sắm sửa chữa lớn và các khoản
chi có tính chất không thường xuyên khác phải được thực hiện theo dự toán quý
được đơn vị dự toán cấp I giao cùng với giao dự toán năm.Việc quy định như trên
nhằm mục đích sử dụng khoản ngân sách nhà nước hiệu quả hơn bởi vì nếu là khoản
chi thường xuyên thì nếu cấp 1 lần có thể dẫn đến việc đơn vị sử dụng ngân sách sử
dụng lúc thì nhiều lúc thì ít và khoản chưa dùng đến chỉ để không sử dụng gây lãng
phí còn nếu chia đều trong năm để chi thì số tiền chưa sử dụng thì dùng việc khác thì
hiệu quả sẽ tốt hơn...
Hai điều kiện quy định tại khoản 4 và 5 điều 51 nghị định 60/2003/NĐ-CP chỉ áp
dụng đối với một số khoản chi có tính chất đặc thù của nó.Bởi vì các khoản chi này
có nét đặc biệt so với các khoản chi khác nên cần có những điều kiện khác để đảm
bảo việc chi là hợp lí và có hiệu quả.
Trên đây là các điều kiện để thực hiện chi ngân sách nhà nước.Khi thực hiện chi
ngân sách nhà nước các chủ thể phải tuân thủ theo đúng các điều kiên trên.
III.THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC ĐIỀU KIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.Những kết quả đạt được.
Nhìn chung các đơn vị sử dụng ngân sách đã tuân thủ các điều kiện chi ngân sách
nhà nước về khoản chi phải có trong dự toán ngân sách được giao,chi đúng tiêu
chuẩn,chỉ tiêu,định mức,có quyết định của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc
người được ủy quyền quyết định... nên việc sử dụng ngân sách nhà nước đã đạt được
nhiều kết quả tốt,sử dụng ngân sách một cách có hiệu quả.Chính vì vậy mà mặc dù
trước tình hình chỉ số giá tiêu dùng,lạm phát tăng ở mức cao,thị trường vàng,ngoại
tệ,thị trường tài chính diễn biến phức tạp,làm tăng nguy cơ làm bất ổn nền kinh tế vĩ
mô đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân
nhưng với việc thực hiện có hiệu quả ngân sách nhà nước đã phần nào ổn định lại đời
sống nhân dân.Trong năm qua nhà nước ta đã thự hiện có hiệu quả ngân sách,thắt
chặt chi tiêu để kiềm chế lạm phát tập trung nguồn lực để phòng chống,khắc phục
thiên tai,thực hiện xóa đói giảm nghèo,trợ cấp xã hội,thực hiện bình ổn giá,tăng
lương cơ bản...
Các cơ quan,đơn vị đã tích cực thắt chặt chi tiêu công,kiểm soát chặt chẽ đầu tư
công,rà soát sắp xếp giảm chi các dự án không có trong quy hoạch,không cần thiết
,chưa đủ thủ tục theo quy định...Tập trung vốn cho các dự án cần thiết cấp bách,đủ
khả năng...nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của quốc hội về việc triển khai các biện pháp
kiềm chế lạm phát,ổn định phát triển kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hôi.Thực
hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo,người có thu nhập thấp,đồng bào dân
tộc,vùng đặc biệt khó khăn...
Theo tổng cục thống kê thì tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày
15/10/2011 ước tính đạt 529,9 nghìn tỉ đồng bằng 89,1% dự toán năm.Trong khi đó
tổng chi ngân sách nhà nước ước tính đạt 574,5 nghìn tỉ đồng bằng 79,2% dự toán
năm.Trong đó chi đầu tư phát triển 118,9 nghìn tỉ đồng bằng 78,2%(riêng chi đầu tư
xây dựng cơ bản 113,5 nghìn tỉ đồng,bằng 78,1%),chi phát triển kinh tế xã hội,quốc
phòng an ninh,quan lí nhà nước,đảng,đoàn thể 377,5 nghìn tỉ đồng bằng 80,5%,chi
trả nợ viện trợ 78,1 nghìn tỉ đồng bằng 90,8%.Mức bội chi ngân sách là ước khoảng
48420 tỷ đồng.Như vậy chi ngân sách nhà nước trong thời kì đã đảm bảo thanh toán
nghĩa vụ nợ của ngân sách,đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hoạt động của
bộ máy nhà nước,tập trung xử lí các nhu cầu phát sinh,góp phần thực hiện tốt các
chính sách an sinh xã hội(Báo cáo của bộ kế hoạch và đầu tư).
2.Những hạn chế
Mặc dù các chủ thể đã cố gắng nỗ lực trong việc chấp hành các quy định của pháp
luật về chi ngân sách nhà nước nhưng trong quá trình thực hiện chi ngân sách nhà
nước vẫn còn những tồn tại,vướng mắc bât cập.
Nổi cộm trong vấn đề đó là tình trạng bội chi,thâm hụt ngân sách nhà nước vẫn
đang ở mức cao.Theo báo cáo tổng kết tài chính năm 2010 thì bội chi ngân sách nhà
nước năm 2010 là 5,8% GDP mặc dù mức bội chi này giảm 0.4% so với mục tiêu
của nghị quyết của quốc hội nhưng nó vẫn ở mức cao.
Việc thực hiện chi ngân sách nhà nước vẫn còn tùy tiện.Mặc dù nghị quyết 11 của
chính phủ tập trung vào việc cắt giảm chi tiêu công,tiết kiệm thêm 10% chi thường
xuyên,nhưng tổng số chi ngân sách vẫn vượt dự toán 9,7% đây là mức tăng khá lớn
không thể kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô.Chi đầu tư phát triển vẫn vượt dự
toán và tăng 15,1% là mức tăng khá cao,nếu đặt trong bối cảnh nước ta đang thực
hiện chính sách tài khóa thắt chặt,giảm đầu tư công thì việc tăng chi nói trên là chưa
hợp lí.Ngoài ra việc rà soát,cắt giảm đình hoãn các dự án khởi công mới chưa được
thực hiện nghiêm túc,chưa khắc phục được tình trạng phân bổ tràn lan.Các công trình
trọng điểm,dự án chuyển tiếp chưa thực sự được ưu tiên bố trí vốn để sớm hoàn
thành,chưa đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả,trong khi nhiều dự án mới chưa
thực sự cấp bách vẫn được khởi công thể hiên sự thực hiện chưa tốt việc chi ngân
sách nhà nước có hiệu quả.Đối với việc thực hiện chi thường xuyên thì cơ cấu chưa
thay đổi tích cực,vẫn tồn tại bất cập.Nói chung khái quát về chi ngân sách nhà nước
năm 2011 chưa thay đổi tích cực về cơ cấu,chưa phục vụ cho tái cơ cấu nền kinh
tế,tình trạng bình quân,dàn trải,chia cắt và thiếu tập trung vẫn chưa được cải
thiện,công tác xã hội đang còn hạn chế gắng nặng ngân sách ngày một gia tăng.
Tình trạng sử dụng không hiệu quả và lãng phí ngân sách nhà nước còn phổ biến
điểm hình là vụ tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin.Tập đoàn này kinh doanh thua
lỗ,thất thoát lớn,tình hình tài chính không lành mạnh làm thất thoát lớn ngân
sách.Tình trạng các khoản chi chưa thực sự tiết kiện như chi mua sắm hội nghị,khánh
tiết hỗ trợ ...Dẫn đến tình trạng lãng phí.Dưới góc nhìn của các cơ quan thẩm tra thì
còn nhiều lãng phí,khá nhiều nghành bộ,địa phương phân bổ và giao dự toán định
mức,chi tiêu vượt dự toán,sử dụng sai nguồn kinh phí,vượt tiêu chuẩn,chế độ quy
định.Cụ thể 9 tháng đầu năm 2010 kho bạc nhà nước đã từ chối thanh toán trên 160
tỷ đồng chưa đủ điều kiện chi.Nghành tài chính đã xử lí vi phạm tài chính trên 1626
tỷ đồng,thanh tra chính phủ đã phát hiện sai phạm 4796 tỷ đồng.Tình trạng sử dụng
số vượt thu,nguồn dự phòng,chi tạm ứng,cho vay sai chế độ,chi vượt dự toán,vượt
chế độ định mức,nhất là số chi chuyển nguồn ngân sách lớn,tiếp tục diễn ra trong
nhiều năm vẫn chậm được khắc phục,là sự lãng phí lớn ngân sách nhà nước...Cũng
theo cơ quan thẩm tra tình trạng lãng phí thất thoát,tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ
bản bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ vốn doanh nghiệp nhà
nước.Nhiều công trình dự án chủ trương đầu tư không đúng,thời gian thực hiện kéo
dài.Năm 2009 đã chuyển sang 2010 là 5021 dự án chậm tiến độ,cơ quan thẩm tra dẫn
chứng...
Việc xây dựng chế độ,tiêu chuẩn định mức chi ngân sách nhà nước còn chưa phù
hợp,chưa tương xứng với tình hình thực tế,tình hình kinh tế xã hội đã gây khó khăn
lớn trong việc cấp phát,kiểm tra,kiểm soát chi ngân sách nhà nước.Mặt khác việc chi
ngân sách nhà nước vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho.
Chính những bất cập tồn tại trên trong quá trình thực hiện chi ngân sách nhà nước
đã và đang đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chi ngân sách nhà nước để việc chi
ngân sách nhà nước ngày càng có hiệu quả hơn.
3.Nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chi ngân sách nhà nước.
Thứ nhất về việc lập dự toán ngân sách nhà nước vẫn chưa hợp lí,không tạo ra
được tính linh hoạt trong việc sử dụng ngân sách nhà nước của các đơn vị sử dụng
ngân sách.Nhiều khi việc lập dự toán ngân sách nhà nước vẫn không phù hợp với
điều kiện kinh tế xa hội và định hướng phát triển kinh tê xã hội của đất nước.Chính
vì vậy mà cần phải hoàn thiện quy đinh pháp luật về lập,chấp hành và quyết toán
ngân sách nhà nước theo hướng:Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ngân sách
để tránh tình trạng chồng chéo;cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước cho phù
hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước;Xác định được đúng tiêu chuẩn định
mức chế độ phù hợp cho từng nghành lĩnh vực trên cơ sở điều kiện,yêu cầu thực tế
để tránh tình trạng lãng phí thất thoát và sử dụng không có hiệu quả ngân sách nhà
nước.Mặt khác các cơ quan lập dự toán ngân sách phải nghiên cứu một cách tỉ mỉ để
xác đinh đúng các dự án nào chi là thực sự cần thiết tránh chi vào những dự án
không cần thiết hay không có khả năng.
Thứ hai cần có phải tiến hành minh bạch hệ thống chi tiêu ngân sách để các
cấp,các nghành và toàn thể nhân dân tham gia vào việc kiểm soát chi tiêu ngân
sách.Hiện nay tình trạng chi ngân sách lãng phí không có hiệu quả là do quá trình
kiểm soát hoạt động chi vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của nó.Vì vậy mà
cần thiết phải tiến hành minh bạch hóa nền tài chính công.
Thứ ba là phải nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho các chủ thể lập dự
toán, chấp hành ngân sách.Trên thực tế nhiều trường hợp các chủ thể lập dự
toán,chấp hành ngân sách do trình độ yếu kém đã gây ra những lãng phí,thất thoát
lớn cho ngân sách nhà nước.
Thứ tư là phải hoàn thiện các biện pháp xử lí những hành vi vi phạm trong lĩnh
vực ngân sách nhà nước.Trên thực tế nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ngân sách
nhà nước không hiệu quả chính là do cơ chế xử lí vi phạm còn nhiều bất cập,quá
nhẹ,chưa dủ sức răn đe.Nhiều khi khi xảy ra lãng phí thì các cơ quan đùn đẩy trách
nhiệm cho nhau.chẳng hạn như vụ doanh nghiệp nhà nước vinashin khi vụ việc vỡ lở
thì không có một cơ quan nào nhận trách nhiệm.Chính vì vậy cần quy đinh một cách
rõ ràng hơn trách nhiệm của các cơ quan,cá nhân trong việc thực hiện chi ngân sách
nhà nước cũng như những biện pháp xử lí khi có hành vi vi phạm.
C.KẾT BÀI
Như vậy theo quy định của pháp luật thì để một khoản chi ngân sách nhà nước có
thể được thực hiện thì nó phải đáp ứng được các điều kiện chi.Việc quy định cụ thể
các điều kiện chi là vô cùng cần thiết để cho việc chi ngân sách nhà nước được thực
hiện một cách có hiệu quả tránh tình trạng lãng phí,thất thoát.Nhưng trên thực tế thì
việc chi ngân sách nhà nước vẫn tồn tại một số bất cập vì vậy mà cần có sự quan tâm
hơn nữa của các cấp các nghành để sớm hoàn thiện vấn đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình luật ngân sách nhà nước -Trường đại học luật hà nội- Nhà xuất bản tư
pháp,2005.
2.Luận văn thạc sĩ/Khương Thị Quỳnh Hương -Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt
động kiểm soát ngân sách nhà nước ở Việt Nam,Hà nôi 2006.
3.
4.
5.
6.