Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Kết hôn đồng giới và những quy định của pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.3 KB, 14 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, như một quy luật tự nhiên, người ta đã cho rằngvợ chồng chỉ
có thể được hình thành từ hai người khác giới, một nam, một nữ. Nhưng đến thời
đại hiện nay, thời đại của văn minh nhân loại, hôn nhân lại xuất hiện một khái
niệm mới: Hôn nhân đồng giới . Việc kết hôn giữa những người có cùng giới
tính được coi như trái với quy luật, trái với những quan niệm, truyền thống mà
con người đã định ra và mặc định nó như một lẽ tự nhiên từ ngàn đời trước. Và
như một điều hiển nhiên, hiện tượng trái tự nhiên này sẽ trở thành vấn đề trung
tâm, được quan tâm, chú ý bàn luận và nghiên cứu trên khắp thế giới. Với khuôn
khổ của bài viết này, nhóm chúng tôi xin được tìm hiểu về thực trạng kết hôn
đồng giới trong xã hội hiện nay.
B. NỘI DUNG
I. Kết hôn đồng giới và những quy định của pháp luật về vấn đề này
1. Một số khái niệm
1.1 Kết hôn
Theo khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 thì “Kết hôn là
việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện
kết hôn và đăng kí kết hôn”.
1.2. Kết hôn đồng giới
Kết hôn đồng giới chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận và quy định.
Tuy nhiên kết hôn đồng giới có thể được hiểu là việc xác lập quan hệ vợ chồng
giữa hai người có cùng giới tính sinh học hoặc giới tính xã hội.
2. Hiện tượng kết hôn đồng giới
Đề cập đến vấn đề kết hôn giữa những người có cùng giới tính, trước
hết cần nhắc tới vấn đề “người đồng tính”, hay giới tính thứ ba.
Một người bị cho là đồng tính khi anh hoặc cô ta thích một người cùng
1


giới tính với mình. Tuy nhiên, không phải tất cả những người đồng tính đều
thích những người đồng giới giống như nam nữ bình thường thích nhau. Tình


yêu giữa những người cùng giới tính dẫn đến nhu cầu họ mong muốn được kết
hôn và chung sống với nhau.
Xét về khía mặt tình dục, xã hội chia thành hai nhóm người: dị tính ái và
đồng tính ái.
- Dị tính ái: gồm những người chỉ quan hệ được với người khác giới.
- Đồng tính ái: gồm những người chỉ quan hệ với người cùng phái. Đồng
tính ái gồm đồng tính nam (gay) và đồng tính nữ (lesbian) (theo quan điểm
chung nhất). Về mặt tâm lý học tâm thần, họ được xếp vào nhóm lệch lạc về đối
tượng tình dục.
Nhóm đồng tính là nhóm người thiểu số trong xã hội. Ở châu Âu, tỷ lệ
đồng tính có thể nhận biết được chỉ là 1-2% dân số. Ở châu Á, con số này còn ít
hơn. Tuy nhiên, đây chưa phải là những số liệu xác thực, bởi trên thực tế, có rất
ít người tự nhận tình trạng đồng tính của mình.
Đồng tính là người bình thường về mặt thể xác, cơ thể của họ cũng phát
triển hoàn toàn bình thường như mọi người và cũng có khả năng bị mắc các bệnh
thông thường, và cũng có khả năng có con nếu như quan hệ với người khác giới.
Cái khác biệt của họ chỉ là xu hướng tình dục mà thôi.
Nguyên nhân gây ra đồng tính hiện nay vẫn là một trong những câu hỏi
khó trả lời cho bất kỳ nhà nghiên cứu tình dục học nào. Có nhà nghiên cứu cho
rằng đó là do gen di truyền, có người lại cho rằng đó là do sự tác động của cá
nhân hoặc xã hội, hoặc là cả hai. Có quan điểm cho rằng những trục trặc trong
cuộc sống gia đình thường khiến người ta bị đồng tính. Tuy nhiên đây được xem
như một cách nhận thức lệch lạc và không có một nhà nghiên cứu nào đồng tình
với kết luận trên. Cần phải nhấn mạnh rằng đồng tính không phải là bệnh. Tất cả
các tổ chức y tế trong đó có cả APA, Hiệp hội tâm lý học nổi tiếng của Mỹ đều
2


cho rằng đồng tính không phải là bệnh.
Từ nhu cầu cảm xúc, nhu cầu được yêu thương, được chung sống và

gây dựng hạnh phúc của những người mang giới tính thứ ba, mà chúng ta
mới thấy một hiện tượng trên thế giới và Việt Nam nói riêng, đó là hôn nhân
của những người đồng tính.
Hôn nhân của những người đồng tính, như đã nói ở trên, cũng mang
những tính chất như một cuộc hôn nhân bình thường giữa hai người nam và nữ,
đó là họ đều mong muốn được chung sống, được gây dựng hạnh phúc gia đình
bên nhau.
3. Quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới vấn đề hôn nhân
đồng tính.
Hiện tại có 11 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới. Hà Lan là nước
đầu tiên làm điều này sau đó đên Canada, Bỉ Tây Ban Nha, Na Uy, Thụy
Điển…. Ở nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, nhiều bang của Mỹ đã xây dựng
quy phạm pháp luật cho phép kết hôn giữa những người đồng giới, thậm chí điều
này còn được ghi nhận hẳn trong Hiến pháp.
Hà Lan đã công nhận kết hôn đồng giới từ năm 2001 và trở thành quốc gia
đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc kết hôn giữa những người cùng giới
tính. Sự công nhận sớm này là nhờ một nhóm hoạt động vì quyền lợi của những
người đồng tính đã đề nghị Chính phủ hợp pháp hóa việc kết hôn của họ vào
khoảng năm 1997.
Ở Mỹ, chỉ có vài bang công nhận hôn nhân đồng tính. Từ năm 2004, có 9
bang của Mỹ đã thông qua luật cho phép kết hôn giữa những người cùng giới
tính là : Maryland, Maine, Massachussets, Connecticut, Iowa, Vermont, New
Hampshire, NewYork và thủ đô Washington D.C, tuy vậy, chính quyền liên
bang Mỹ vẫn chưa thông qua quy định này do vướng phải sự ngăn cản của
3


DOMA 1996 ( Defense of Marriage Act – tạm dịch là Biện pháp bảo vệ chế độ
Hôn nhân), trong đó đưa ra định nghĩa về Kết hôn là : hôn nhân giữa một người
nam và một người nữ. Tuy nhiên, cho đến nay thì Mỹ đang có xu hướng thay đổi

khái niệm này, một phần vì nhân dân Mỹ ngày càng có thái độ ủng hộ giới tính
thứ ba cũng như hôn nhân đồng giới, phần khác vì tổng thống đương nhiệm
Obama đã và đang tiếp tục những chính sách ủng hộ cho việc hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới.
Ngược lại, tại khoảng 80 quốc gia khác, điển hình như những nước mà tôn
giáo chính là đạo Hồi, thì hôn nhân đồng giới, quan hệ đồng giới là điều cấm kị,
việc hợp pháp hóa hôn nhân giữa những người cùng giới tính hầu như là điều
không thể, do Luật đạo Hồi yêu cầu trừng phạt nặng những người có quan hệ
đồng giới và những người đồng tính. Những hình phạt này cực kỳ hà khắc, trước
đây, nếu bị phát hiện có quan hệ đồng tính, nạn nhân có thể bị treo cổ, chém đầu,
ném đá đến chết, bị tra tấn, bị xa lánh và không cho phép gia đình mai táng đúng
cách khi chết– không được chôn cất trong nghĩa trang, không được tổ chức tang
lễ,... bị tù chung thân hoặc bị tước hết quyền con người.
Các nước sau: Afghanistan, Iran, Mauritania, Pakistan, Somalia (tại các
khu vực theo Luật Sharia), Arab Saudi , Sudan, Các quốc gia Ả Rập thống nhất,
Yemen, Nigeria (12 khu vực theo Luật Sharia) đưa ra hình phạt tử hình nếu phát
hiện bất kỳ cá nhân nào bị chứng minh là người đồng tính, có quan hệ đồng giới
hay hôn nhân đồng giới.
Tại Nhật Bản, pháp luật nước này tuy vẫn xem hôn nhân là giữa hai giới
nhưng từ năm 2009 đã cho phép công dân kết hôn đồng giới bên ngoài lãnh thổ.
Đây được xem là động thái tiến tới công nhân kết hôn đồng giới trong nước.
Tại một số nước Đông Nam Á như ở Thái Lan, khách du lịch có thể bắt
gặp cộng đồng những người đồng tính nam, đồng tính nữ và người chuyển giới.
Tuy nhiên, đa phần họ hoạt động trong nền công nghiệp giải trí, tình dục để thu
4


lợi nhuận, tách biệt hẳn với chính trị và xã hội Thái bảo thủ.
Ở những quốc gia Hồi giáo như Indonesia ban hành luật cấm nghiêm khắc
chống lại người đồng tính. Quan hệ tình dục đồng tính có thể bị phạt 20 năm tù

và bị đánh ở Malaysia. Nhưng điều đó không thể ngăn những hoạt động đấu
tranh cho quyền lợi và sự hiện diện của người đồng tính.
Ở Singapore, một quốc gia hiện đại nhưng quan hệ tình dục đồng tính vẫn
bị coi là bất hợp pháp. Đã có hơn 15 nghìn người cầm que sáng màu hồng vào
buổi tối trong công viên để bày tỏ sự ủng hộ với người đồng tính.
4. Những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (HN&GĐ) nước ta quy định “cấm
kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Theo đó, pháp luật hiện hành không
công nhận, không bảo vệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Quy định
này cũng chủ yếu xuất phát từ quan niệm truyền thống đã được luật hóa trong
định nghĩa “kết hôn” : là sự xác lập hôn nhân của một người nam và một người
nữ, chứ không thể giữa 2 người có cùng giới tính. Luật Hôn nhân và Gia đình
Việt Nam năm 2000 đã khẳng định “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ
vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”
(Khoản 2 Điều 8 luật hôn nhân gia đình 2000).
Pháp luật Việt Nam đã có quy định cấm người cùng giới kết hôn với
nhau nhưng thực tế ngày càng nhiều người đồng tính muốn lập gia đình và làm
đám cưới công khai. Xét thấy Luật Hôn nhân và Gia đình hiện còn nhiều bất cập
nên mới đây Bộ Tư pháp đã trưng cầu ý kiến để sửa đổi. Cụ thể, trong công văn
số 3460/BTP-PLDSLT gửi các ban, ngành, đoàn thể xã hội, Bộ Tư pháp cho
biết: Mặc dù trên thế giới đã có một số nước và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa hôn
nhân đồng tính nhưng ở Việt Nam đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm và còn nhiều
quan điểm trái ngược. Hiện, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 vẫn nghiêm
cấm những người cùng giới tính kết hôn với nhau (khoản 5, Điều 10).
5


II. Thực trạng về vấn đề hôn nhân đồng giới ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế
Tình yêu đồng giới được nhắc đến nhiều tại Việt Nam khoảng một thập kỷ

nay. Dù không được chính thức công nhận, nhưng khái niệm ‘giới tính thứ ba’
đã trở thành một bộ phận nhỏ trong xã hội. Nhưng để tiến đến việc hợp thức hóa
mối quan hệ, được pháp luật bảo hộ lại là một bước tiến mới, đang gây ra nhiều
hướng dư luận trái chiều.
+ Đồng tính và hôn nhân đồng giới tại Việt Nam là hiện tượng khá phổ
biến nhưng vẫn chưa được toàn bộ xã hội chấp nhận
Việt Nam là đất nước Á Đông, có truyền thống văn hóa lâu đời, người dân
Việt Nam luôn coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của quê hương đất nước. Từ
xưa đến nay theo truyền thống của cha ông, chưa bao giò có lịch sử thừa nhận
việc dựng vợ gả chồng với những người đồng giới.
Ở Việt Nam, từ xưa đến nay chắc chắn có những người bẩm sinh là đồng
tính. Nhưng trong quá khứ, do nền văn hoá cổ truyền phương Đông mà nước ta
không chấp nhận hôn nhân đồng tính và cũng không mấy ai dám vượt qua phong
tục tập quán, dư luận xã hội để sống đời sống hôn nhân với người đồng giới tính.
Định kiến và kỳ thị người đồng tính ở Việt Nam còn rất phổ biến. Gia đình bạo
hành, bạn bè xa lánh, hàng xóm khinh ghét. Có đến 25% người đồng tính mất
bạn, 6,5% bị mất việc khi họ công khai. Nhiều người coi đồng tính luyến ái là
không bình thường thậm chí là bệnh hoạn. Do đó hành vi âu yếm của hai người
cùng giới có thể làm cho nhiều người cảm thấy ghê tởm. Nhiều bậc cha mẹ cảm
thấy bị tổn thương, giận dữ, xấu hổ hoặc hoang mang khi biết con mình đồng
tính. Một số người tìm cách thay đổi con mình, một số khác thì bỏ mặc con,
thậm chí từ con.
Tuy nhiên hiện nay, bằng sự du nhập văn hóa phương tây, số người công
khai giới tính thật tại Việt Nam ngày một nhiều. Và cũng vì thế mà những đám
6


cưới đồng tính được diễn ra một cách long trọng, đình đám. Đó là cách mà
những người đồng tính muốn khẳng định quyền được sống thật của mình dù cho
pháp luật không công nhận. Cuối năm 2010, cư dân mạng được dịp xôn xao với

clip đám cưới của cặp đồng tính nữ Hà Nội. Đây có thể coi là cặp đôi đồng tính
đầu tiên tổ chức đám cưới công khai tại Việt Nam. Tiếp đó, đầu tháng 6/2011,
cặp đôi đồng tính nam Phi và Pin mới vừa tổ chức đám cưới tại Sài Gòn. Đến
năm 2012, những đám cưới của các cặp đôi đồng tính ngày càng được tổ chức ở
Việt Nam một cách phổ biến hơn: Đầu năm 2012 một đám cưới đồng tính diễn
ra tại thị trấn Đầm Dơi (Cà Mau), sau đó là đám cưới của một cặp đôi đồng tính
nam ở Kiên Giang, đám cưới của một cặp đồng tính nữ tại Bình Dương,… Thậm
chí, ngày 5/8/2012 còn diễn ra một cuộc diễu hành của người đồng tính lần đầu
tiên ở Hà Nội.
Trong bối cảnh vấn đề nhân quyền đang thực sự nóng hơn bao giờ hết, thì
ngày càng có nhiều nhóm đối tượng muốn lên tiếng để mong nhận được sự bình
đẳng trong xã hội, chí ít là những quyền liên quan đến hạnh phúc cá nhân, vì thế
các đám cưới đồng tính nêu trên của các cặp đồng tính thực sự trở thành hiện
tượng và nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận xã hội, dù có không ít ý kiến
phản đối, coi đó là sự bệnh hoạn hay đi ngược lại truyền thống.
Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận không nhỏ người đồng tính có lối sống
không lành mạnh, gây ra nhiều bức xúc cho các tầng lớp khác trong xã hội, làm
cho cái nhìn không thiện cảm ngày càng tăng lên.
+ Lý do vì sao những người đồng tính và kết hôn đồng giới vẫn còn bị
kỳ thị, phân biệt tại Việt Nam:
- Do ảnh hưởng từ tryền thống, phong tục tập quán lâu đời của dân tộc
khiến cho chúng ta khó chấp nhận trong việc nhìn nhận những người đồng tính
và kết hôn đồng giới.
- Do kiến thức của chúng ta về giới tính thứ 3 còn nhiều hạn chế nên
7


không phân biệt được, gay, lesbian hay là transgender. Cũng do hiểu biết chưa
nhiều nên chưa phân biệt được đó là bệnh hay không hoặc có nguy hiểm hay
không cho cộng đồng. Chúng ta chưa có cái nhìn thoáng và đúng đắn hơn về

người đồng tính như ở nước ngoài, họ hiểu và có cái nhìn đúng đắn hơn nên mọi
người nhìn những người đồng tính với một con mắt khác.
- Vì phải đối mặt với dư luận vì cái lỗi không phải do họ gây ra này mà họ
đã phải thường xuyên chịu áp lực từ cộng đồng, điều đó làm họ dễ bị sa ngã vào
những tệ nạn xã hội, mặc dù đó chỉ là một số thành phần cực đoan trong bộ phận
người đồng giới, nhưng cũng khiến xã hội có cái nhìn méo mó về cộng đồng
này.
- Nhiều người đồng tính không dám lộ diện vì họ hoặc e sợ, hoặc bị rào
cản bởi dư luận, gia đình, ...vì thế mà xã hội càng ít thấu hiểu về cộng đồng
những người đồng tính.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là Việt Nam chưa có
được những thông tin, những định hướng đúng đắn cho vấn đề cộng đồng người
đồng tính. Các hoạt động liên quan đến cộng đồng nhằm tìm kiếm bình đẳng cho
cộng đồng khá manh mún, nhỏ lẻ thông qua các nhóm, câu lạc bộ, diễn đàn và
gần đây nhất là những hoạt động của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi
trường (ISEE, Hà Nội).
III. Một số kiến nghị
Qua những tìm hiểu trên, theo quan điểm của nhóm, cần phải có những sự
thay đổi nhất định trong quy định pháp luật để phù hợp với thực tiễn như sau:
Thứ nhất, đối với quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính,
pháp luật cần giải thích rõ ràng các thuật ngữ "giới tính" là gì; "những người
cùng giới tính" là những người như thế nào, hay trong trường hợp của những
người xác định lại giới tính thì xác định giới tính của họ ra sao.
Thứ hai, cần điều chỉnh các quy định của pháp luật cho phù hợp với sự
8


phát triển của xã hội, cũng như sự thay đổi của các hệ giá trị trong bối cảnh toàn
cầu hóa như hiện nay. Các tuyên ngôn nhân quyền của tổ chức Liên hợp quốc
(UNESCO), đặc biệt là Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

(tháng 6/2011) đã khẳng định “mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên
hướng tình dục như thế nào”. Với xu hướng đó, Việt Nam không thể không thể
hiện quan điểm của mình. Luật hôn nhân gia đình chuẩn bị được sửa đổi, có nên
chăng, những nhà làm luật cần có quan điểm thông thoáng hơn về đồng tính và
hôn nhân đồng giới, trả lại cho những người đồng tính quyền lợi đáng phải thuộc
về họ. Cụ thể, theo quan điểm của chúng tôi nên chăng các nhà làm luật có
những quy định cụ thể về việc chung sống giữa những người đồng tính với nhau
( nếu giữ nguyên định về việc cấm kết hôn giữa những người đồng tính để dung
hòa giữa quan điểm truyền thống với quan điểm về quyền con người). Bởi lẽ,
mặc dù hiện nay pháp luật cấm những người đồng tính kết hôn nhưng không cấm
họ chung sống với nhau. Mặt khác, nếu chúng ta giữ nguyên quy định cấm kết
hôn giữa những người đồng tính với nhau như hiện nay thì đứng dưới góc độ
quyền con người, có thể thấy quy định này đã vi phạm các quyền cơ bản của con
người; ngược lại, nếu chúng ta xóa bỏ quy định, nghĩa là cho những người đồng
tính được kết hôn với nhau thì có vẻ đã đi ngược lại với truyền thống đạo đức
của dân tộc. Chính vì vậy, theo chúng tôi để dung hòa những điều trên thiết nghĩ
cần có những quy định cụ thể liên quan đến việc chung sống với nhau giữa
những người đồng tính, trong đó bao gồm cả các vấn đề về quyền nhân thân của
họ, quyền tài sản trong hôn nhân và cả vấn đề con chung.
Thứ ba, theo chúng tôi, bên cạnh việc thay đổi, bổ sung các quy định của
pháp luật cho phù hợp với sự phát triển của xã hội thì cần có những biện pháp,
tuyên truyền, giáo dục để những người trong xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về
những người đồng tính. Bởi lẽ, thực tế khoa học đã chứng minh rằng hiện tượng
đồn tính là kết quả của những thay đổi sinh học bẩm sinh, không phụ thuộc vào ý
9


muốn của bản thân người bị đồng tính. Chính vì vậy, để thay đổi nhận thức của
những người xung quanh về người đồng tính là bước đầu tiên để hôn nhân đồng
giới được công nhận tại Việt Nam.

C. LỜI KẾT
Có thể khẳng định rằng đồng tính và kết hôn đồng giới hiện nay tại Việt
Nam vẫn chưa được đại bộ phận xã hội chấp nhận. Song, cùng với thời gian, xã
hội ngày càng có cái nhìn thoáng hơn đối với vấn đề này, nhất là những cách
nhìn nhận tích cực từ giới trẻ qua những đám cưới đồng tính gần đây. Vì vậy,
cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật Việt Nam cần bổ sung những quy
định phù hợp hơn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người thuộc thế giới
thứ ba cũng như mong muốn được kết hôn hay chung sống cùng nhau của họ,
nêu cao quyền con người, sự bình đẳng giữa người với người trong pháp luật
Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Luật Hôn nhân và gia đình 2000.
+ Mục Gay wedding and honeymoon trên trang passportmagazine.com
+ Bài viết “Arrest at Saudi Gay’s wedding” trên trang guardian.co.uk
(Tạm dịch : Bắt giữ tại đám cưới đồng tính ở Saudi)
+ Bài viết “7 worst capital Punishment for being (illegal) gay” trên trang
ranker.com
(Tạm dịch : 7 hình phạt hà khắc nhất cho “tội đồng tính” )
10


+ và thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên internet
+suckhoesinhsan.org
+phapluatvn.vn

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG

I. Kết hôn đồng giới và những quy định của pháp luật về vấn đề này
1. Một số khái niệm
11


2. Hiện tượng kết hôn đồng giới
3. Quy định của pháp luật các quốc gia trên thế giới vấn đề hôn nhân
đồng tính.
4. Những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này
II. Thực trạng về vấn đề hôn nhân đồng giới ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế
III. Một số kiến nghị
C. LỜI KẾT

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA BÀI TẬP NHÓM
Ngày 14/11/2012

Địa điểm : Trường đại học Luật Hà Nội

Nhóm ……….

Lớp ………….

Tổng số sinh viên của nhóm : 29
+ Có mặt : 29
+ Vắng mặt : 0
Tên bài tập : Quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính
12



trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế
Môn học : Luật hôn nhân và gia đình
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong
việc thực hiện bài tập nhóm số 1. Kết quả như sau :

S



HỌ

Đánh giá

SV

Đánh giá của

T

SINH



Ký tên

T

VIÊN


TÊN

SV
A B C

Giáo viên
Điểm Điểm
GV
(số)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
0
11
12
13
14
15
16
17
1
8

19
2
0
13

(chữ) Ký tên


21
22
23
24
25
26
27
2
8
29

- Kết quá điểm bài viết :

Hà Nội, ngày 14/11/2012

+ Giáo viên chấm thứ nhất ………….
+ Giáo viên chấm thứ hai ……………
- Kết quả điểm thuyết trình……………
- Giáo viên cho thuyết trình……………
- Điểm kết luận cuối cùng
- Giáo viên đánh giá cuối cùng………


14

Trưởng nhóm



×