Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích cơ sở pháp lý để Ngân hàngNhà nước quản lý, điều hành thị trường ngoại hối; thực trạng và đề xuất pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.93 KB, 20 trang )

Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

T VN
Th trng ngoi hi ni diễn ra các giao dịch ngoại hối có vai trị vô cùng quan trọng
đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Việc quản lý, điều hành thị trường
ngoại hối hiệu quả sẽ góp phần đáng kể trong cân bằng cán cân thanh toán, kiểm soát sức
mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, tận dụng nguồn vốn trong nước, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài tạo điều kiện ổn định và phát triển nền kinh tế.
Với tư cách là ngân hàng trung ương, là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ,
NHNN được pháp luật quy định cho quyền quản lý, điều hành thị trường ngoại hối, tuy
nhiên trên thực tế quyền năng này của NHNN được thể hiện như thế nào? Và quy định của
pháp luật điều chỉnh hoạt động này còn tồn tại những bất cập gì? Những vấn đề này sẽ
được lý giải thông qua việc giải quyết đề tài sau: “Phân tích cơ sở pháp lý để Ngân hàng
Nhà nước quản lý, điều hành thị trường ngoại hối; thực trạng và đề xuất pháp lý“.

NỘI DUNG
I. Lý luận chung về NHNN, thị trường ngoại hối và sự cần thiết phải quản lý, điều
hành thị trường ngoại hối.
1. Ngân hàng nhà nước.
1.1. Vị trí pháp lý.
Khoản 1 Điều 2 Luật NHNN Việt Nam năm 2010 quy định về địa vị pháp lý của
NHNN, theo đó NHNN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
NHNN có tư cách pháp nhân1, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước và có trụ sở
chính tại Hà Nội.
1.2. Chức năng của NHNN.
Thứ nhất, với tư cách là cơ quan ngang bộ, NHNN có các chức năng quản lý nhà nước
trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Thứ hai, với tư cách là ngân hàng trung ương, NHNN thực hiện chức năng phát hành


tiền (là cơ quan duy nhất), thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhằm mục đích ổn định giá
trị đồng tiền, là ngân hàng của các TCTD (cung ứng vốn và các phương tiện cho TCTD,
cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
1

NHNN có tư cách pháp nhân vì thỏa mãn các điều kiện nhất định: Được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ (có trụ sở chính tại Hà Nội, có văn phịng đại diện,…), vốn của ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, nhân danh mình chịu
trách nhiệm pháp lý trong mọi trường hợp.

1


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

2. Th trng ngoi hi.
2.1. Khỏi nim.
a. Ngoi hối và hoạt động ngoại hối.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật NHNN thì ngoại hối bao gồm:
- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác
được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh tốn, hối phiếu địi nợ, hối
phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu cơng ty, kỳ
phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
- Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú;
vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam;
- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển

vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế”
Cũng theo quy định tại Điều 6 nhưng ở khoản 3 thì Hoạt động ngoại hối được hiểu là
hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn,
sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các
giao dịch khác liên quan đến ngoại hối
b. Thị trường ngoại hối.
Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch
vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng
dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối2.
Thị trường ngoại hối (hay thị trường hối đoái) là nơi diễn ra các giao dịch ngoại hối 3.
Loại thị trường này được hình thành từ chính các hoạt động ngoại hối của các chủ thể là
người cư trú và người không cư trú. Sự tồn tại của hoạt động ngoại hối trong đời sống
kinh tế - xã hội chính là biểu hiện cụ thể của sự tồn tại thị trường ngoại hối. Hoạt động
ngoại hối diễn ra như thế nào thì thị trường ngoại hối tồn tại trong trạng thái như vậy. Chỉ
2

khoản 8 Điều 3 Nghị định của Chính phủ số 160/2006/NĐ – CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết thi hành pháp
lệnh ngoại hối của Chính phủ
3
Đây là một nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu, là một bộ phận của thị trường tài chính có trính độ phát triển
cao.

2


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

cú th nhn bit v ỏnh giỏ c hiện trạng của thị trường ngoại hối thông qua những biểu

hiện cụ thể của hoạt động ngoại hối.
2.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối.
Thị trường ngoại hối có các đặc điểm sau:
- Thị trường ngoại hối mang tính chất quốc tế.
Trên thực tế, do hoạt động ngoại hối thường diễn ra trong phạm vi quốc tế nên thị
trường ngoại hối cũng luôn luôn được xem là một trong số các loại hình thị trường mang
tính quốc tế sâu sắc nhất. Đặc điểm này của thị trường ngoại hối do bản chất kinh tế của
ngoại hối quyết định, vì ngoại hối vốn dĩ là phương tiện thanh toán quốc tế.
- Thị trường ngoại hối (điển hình là thị trường hối đoái 4) hoạt động liên tục suốt 24/24
giờ trên phạm vi toàn cầu với lưu lượng khổng lồ các ngoại tệ được luân chuyển qua thị
trường. Sở dĩ thị trường hối đối hoạt động liên tục như vậy là vì có sự khác nhau về múi
giờ giữa các quốc gia tùy theo vị trí địa lý. Chẳng hạn, khi thị trường hối đối ở một quốc
gia phương Đơng đóng cửa vào thời điểm cuối ngày giao dịch thì cũng là lúc thị trường hối
đoái ở một quốc gia phương Tây bắt đầu mở cửa cho ngày giao dịch mới.
- Đối tượng chủ yếu được mua bán trên thị trường ngoại hối là các khoản tiền gửi ghi
bằng ngoại tệ tại các ngân hàng, ngoại tệ hiện hữu và các loại tài sản khác (kim loại quý,
phương tiện thanh toán quốc tế,…) có thể chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh.
- Thị trường ngoại hối ở một quốc gia luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình kinh
tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế.
Những đặc điểm trên đây của thị trường ngoại hối cho thấy rằng sự lưu thơng của ngoại
hối trên thị trường tự thân nó đã chứa đựng những ảnh hưởng sâu sắc, lớn lao đối với nền
kinh tế - xã hội của quốc gia như hoạt động xuất nhập khẩu, việc điều hành tỷ giá hối đối
và sức mua của đồng tiền nội địa. Vì thế, chính phủ mỗi quốc gia đều phải tiến hành kiểm
sốt hay can thiệp đối với q trình lưu thơng ngoại hối, với mục tiêu bình ổn giá cả, kiềm
chế lạm phát và duy trì sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
2.3. Chức năng của thị trường ngoại hối.
- Cung cấp dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.
- Luân chuyển vốn, giao dịch tài chính quốc tế.

4


Thị trường hối đối là hình thái tồn tại cụ thể của thị trường ngoại hối.

3


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

- Lm cho sc mua i ngoi ca tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy
luật cung cầu.
- Thị trường ngoại hối cung cấp các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp
đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai.
- Là nơi để NHTW can thiệp lên tỷ giá.
3. Sự cần thiết phải quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của NHNN.
Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung là hành
động xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát để thực hiện, đạt được
mục tiêu chung5
Điều hành là việc chỉ đạo, điều khiển hoạt động của một tổ chức hay một hệ thống nào
đó.
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch ngoại hối nhằm đáp ứng nhu cầu mua
bán, trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho quá trình chu chuyển, thanh toán trong các lĩnh
vực thương mại và phi thương mại, là cơng cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện
chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu chính phủ,… Chính vì vậy
việc quản lý thị trường ngoại hối cũng chính là quản lý nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế trong nước và giao lưu rộng rãi với các nước trên thế giới thông qua ngoại hối.
Quyền quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của NHNN lần đầu tiên được pháp luật
quy định tại Pháp lệnh NHNN năm 1990. Cụ thể: Tại Điều 3 Pháp lệnh NHNN quy định về
nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN, theo đó NHNN được “quản lý Nhà nước về ngoại tệ và

vàng, lập cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, kinh doanh ngoại
hối trên thị trường quốc tế”. Pháp lệnh đã dành hẳn chương V để quy định cụ thể về hoạt
động quản lý ngoại hối của NHNN trong đó hoạt động quản lý thị trường ngoại hối của
NHNN cũng được đề cập tại khoản 5 Điều 50: “NHNN có quyền lập và theo dõi cán cân
thanh tốn quốc tế; theo dõi quan hệ tín dụng với nước ngồi và tổ chức quốc tế; tổ chức
và điều tiết thị trường hối đoái trong nước, giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường
quốc tế”.
Như vậy, pháp luật đã trao quyền quản lý thị trường ngoại hối cho NHNN ngay từ khi
văn bản đầu tiên quy định về tổ chức và hoạt động của NHNN được ban hành, điều này đã
khẳng định sự quan tâm của nhà nước đến việc phát triển thị trường ngoại hối ở nước ta.

5

http//: wi.wikipedia.org.

4


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

Sau khi phỏp lnh NHNN nm 1990 c thay thế bằng luật NHNN năm 1997 thì
quyền hạn của NHNN trong việc điều hành, quản lý thị trường ngoại hối vẫn không thay
đổi nghĩa là “quản lý thị trường ngoại hối” vẫn được coi là một trong những nhiệm vụ,
quyền hạn cơ bản của NHNN6, cụ thể tại khoản 3 Điều 37 Luật NHNN năm 1997 quy
định: “NHNN được tổ chức, điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường
ngoại hối trong nước”.
II. Cơ sở pháp lý để NHNN quản lý, điều hành thị trường ngoại hối.
1. Sự ghi nhận quyền quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của NHNN trong các

văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Mặc dù thị trường ngoại hối vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, nhưng hiện
nay, hoạt động quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của NHNN được pháp luật quy định
rất hạn chế ở các văn bản, từ luật cho đến các văn bản khác dưới luật, phần lớn các văn bản
quy định rất chung chung chỉ ghi nhận quyền quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của
NHNN nhưng lại không quy định NHNN phải quản lý như thế nào? Đây có thể coi là một
hạn chế trong hệ thống pháp luật hiện nay.
• Luật NHNN năm 2010.
Luật NHNN năm 2010 quy định hoạt động quản lý và điều hành thị trường ngoại hối
của NHNN trong phần chức năng của NHNN. Ngay trong các quy định về chức năng của
NHNN ở Điều 2, thì việc quản lý, điều hành thị trường ngoại hối cũng được đề cập như là
một trong các chức năng quan trọng nhất của NHNN, cụ thể tại khoản 3 Điều này có ghi
nhận: “NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước tiền tệ, hoạt động ngân hàng và
ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của ngân hàng trung
ương về phát hành tiền, NHNN của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”.
Đến Điều 31, chức năng này của NHNN đã được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ, quyền hạn
của NHNN về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối, theo đó NHNN có quyền “tổ chức
và phát triển thị trường ngoại tệ; tổ chức, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”.
Như vậy, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, NHNN đã được giao phó
nhiệm vụ quản lý và điều hành thị trường ngoại hối.
• Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban Thường vụ quốc hội số 28/2005/PL – UBTVQH11
ngày 13 tháng 12 năm 2005.
6

Điểm h khoản 1 Điều 5 Luật NHNN năm 1997 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN: “h) Quản lý hoạt động ngoại hối và
quản lý hoạt động kinh doanh vàng”.

5



Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

Qun lý nh nc v ngoi hi l hoạt động mang tính chức năng thuộc thẩm quyền của
các cơ quan hành pháp. Theo Điều 40 Pháp lệnh số 28/2005/PL – UBTVQH 11 ngày
13/12/2005 về ngoại hối, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động ngoại hối
bao gồm:
- Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối.
- NHNN Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
hoạt động ngoại hối, xây dựng và ban hành chính sách quản lý ngoại hối, hướng dẫn và
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo.
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm
vụ,quyền hạn của mình.
Như vậy, NHNN là một trong số các cơ quan nhà nước được pháp luật quy định cho
quyền trực tiếp quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối, tuy nhiên phạm vi quản lý phải
nằm trong vịng kiểm sốt của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Pháp lệnh này cịn dành hẳn chương V để quy định về quyền quản lý, điều
hành của NHNN trong thị trường hối đối, theo đó NHNN được quy định điều kiện của
thành viên tham gia thị trường ngoại tệ, quy định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam,..
Tóm lại, NHNN đã được pháp luật ghi nhận là một trong những cơ quan được nhà nước
giao phó nhiệm vụ quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối trên thị trường, tạo điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội.
• Nghị định của Chính phủ số 60/2006/NĐ – CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định
chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối: Việc quản lý thị trường ngoại hối của NHNN cũng
được Nghị định này quy định rất cụ thể tại Điều 49 về quản lý nhà nước về ngoại hối,
chương V về hoạt động của NHNN trên thị trường ngoại tệ,… Theo đó, NHNN được tham
gia quản lý, điều hành thị trường ngoại hối với tư cách là cơ quan quản lý của nhà nước và
đồng thời cũng là người tham gia trực tiếp các giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân

hàng.
Cũng theo Nghị định này cùng các văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý ngoại
hối, người dân có các quyền cơ bản sau đây đối với ngoại tệ: Quyền sở hữu và cất trữ
ngoại tệ; quyền gửi và rút ra bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh
ngoại tệ; quyền nhận tiền kiều hối bằng ngoại tệ; quyền bán ngoại tệ và quyền mua ngoại
tệ cho các nhu cầu hợp lý như: Ði công tác, đi du lịch, đi học tập, đi chữa bệnh ở nước
6


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

ngoi... vi cỏc t chc tớn dng c phép kinh doanh ngoại tệ; quyền sử dụng ngoại tệ
thanh tốn cho người khơng cư trú để mua sắm hàng hóa và dịch vụ được pháp luật cho
phép... Pháp luật về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng, vàng miếng (vàng miếng
do các tổ chức kinh doanh vàng được Ngân hàng nhà nước cấp phép dập vàng miếng) của
ta công nhận những quyền cơ bản sau đây của người dân: quyền sở hữu và cất trữ vàng
miếng, quyền mua bán, trao đổi vàng miếng, quyền gửi vào và rút ra vàng miếng tại các tổ
chức tín dụng được phép kinh doanh vàng... NHNN sẽ là cơ quan trực tiếp giám sát việc
tuân theo pháp luật và ban hành các văn bản dưới luật quy định cụ thể về quyền của các
chủ thể trong việc sử dụng ngoại hối.
Ngoài các văn bản trên, việc quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của NHNN còn
được quy định rải rác ở nhiều văn bản khác khác, việc có nhiều văn bản điều chỉnh hoạt
động của NHNN nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc để NHNN thực hiện các quyền hạn và
chức năng của mình nhằm phát triển thị trường ngoại hối, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh
tế.
2. Chính sách quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của NHNN.
Quản lý và điều hành thị trường ngoại hối của NHNN chính là việc NHNN quản lý,
điều hành các giao dịch về ngoại hối trong thị trường (vì hoạt động ngoại hối diễn ra chính

là một hình thức biểu hiện cụ thể của thị trường ngoại hối). Quản lý, điều hành thị trường
ngoại hối cũng góp phần cho việc quản lý ngoại hối của NHNN. Để thực hiện quyền hạn
của mình, NHNN đã có những chính sách rất đa dạng, NHNN có thể thực hiện quản lý
thơng qua các quy định mang tính chất hành chính hoặc khi cần thiết, NHNN cịn đưa ra
các chính sách hoạt động cơng khai.
2.1. NHNN đưa ra quy chế ra nhập thành viên thị trường ngoại tệ.
Mục đích đưa ra quy chế ra nhập thành viên của NHNN là nhằm quản lý chặt chẽ các
chủ thể tham gia thị trường ngoại tệ, theo đó hoạt động trong thị trường cũng nằm trong sự
kiểm soát của ngân hàng.
Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Pháp lệnh số 28/2005/PL – UBTVQH11 và khoản
19 Điều 3 Nghị định số 160/2006/NĐ – CP, thị trường hối đoái bao gồm thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng.
- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi chỉ diễn ra các giao dịch ngoại tệ giữa
NHNN với các TCTD được phép 7 và giữa các TCTD được phép với nhau. Thành viên
7

Theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Pháp lệnh số 28/2005/ PL – UBTVQH11 thì TCTD được phép được hiểu là các ngân hàng
và các TCTD phi ngân hàng được hoạt động ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp lệnh này.

7


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

tham gia th trng ny ch bao gm NHNN Việt Nam và TCTD được phép (khoản 1 Điều
28 Pháp lệnh 28/2005/PL – UBTVQH11).
- Thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng là nơi diễn ra các giao dịch ngoại
hối tự do giữa các tổ chức và khách hàng. Thành viên tham gia thị trường này bao gồm

TCTD được phép, bàn đổi ngoại tệ và khách hàng là người cư trú, người khơng cư trú tại
Việt Nam8.
Ngồi các điều kiện nêu trên, các đối tượng tham gia vào thị trường ngoại tệ Việt Nam
chỉ được thực hiện các loại hình giao dịch theo thơng lệ quốc tế nếu đáp ứng thêm các điều
kiện do NHNN quy định (khoản 3 Điều 28 Pháp lệnh số 28/2005/PL – UBTVQH11).
Như vậy, pháp luật đã trao NHNN quyền đưa ra các điều kiện đối với các đối tượng
được phép tham gia thị trường hối đoái. Tùy từng trường hợp, giai đoạn cụ thể mà NHNN
có thể quy định các điều kiện tham gia thị trường khác nhau.
2.2. NHNN quy định quy chế hoạt động của thị trường ngoại hối.
Với tư cách là người tổ chức quản lý, điều hành thị trường ngoại hối, NHNN được quy
định điều kiện, phương thức, các loại hình nghiệp vụ giao dịch hối đối của các TCTD trên
thị trường (khoản 1 Điều 37 Nghị định số 60/2006/NĐ – CP).
- Thứ nhất, về các loại hình nghiệp vụ giao dịch hối đoái: Giao dịch hối đoái theo quy
định của NHNN bao gồm 5 loại hình nghiệp vụ chính: Giao dịch giao ngay; giao dịch kỳ
hạn; giao dịch quyền lựa chọn; các giao dịch hối đoái khác theo quy định của Thống đốc
NHNN trong thời kỳ:
+ Giao dịch hối đoái giao ngay (sau đây gọi là “giao dịch giao ngay”) là giao dịch hai
bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và
kết thúc thanh tốn trong vịng 2 (hai) ngày làm việc tiếp theo.
+ Giao dịch hối đoái kỳ hạn (sau đây gọi là “giao dịch kỳ hạn”) là giao dịch hai bên
cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc
thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.
+ Giao dịch hối đoái hoán đổi (sau đây gọi là “giao dịch hoán đổi”) là giao dịch đồng
thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao
dịch), trong đó kỳ hạn thanh tốn của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch
được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
8

Các đối tượng là người cư trú, người không cư trú được quy định cụ thể tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh số 28/2005/PL
– UBTVQH11 và khoản 2, khoản 3 Nghị định số 60/2006/NĐ – CP.


8


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

+ Giao dch quyn la chn tin t (sau đây gọi là “giao dịch quyền lựa chọn”) là một
giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng
khơng có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định
trong một khoảng thời gian thoả thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện
quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng
theo tỷ giá đã thoả thuận trước.
Tại Quyết định này, giao dịch quyền lựa chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ
(không liên quan đến Đồng Việt Nam).
+ Giao dịch hối đoái khác là những giao dịch hối đoái được Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước cho phép thực hiện trong từng thời kỳ phù hợp với sự phát triển của thị trường ngoại
hối.9
- Thứ hai, về điều kiện tham gia giao dịch hối đoái: NHNN đã giới hạn các chủ thể
được tham gia giao dịch hối đoái tại Điều 4 Quyết định của Thống đốc NHNN số
1452/2004/QĐ – NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2004 về giao dịch hối đoái của các TCTD
được phép hoạt động ngoại hối, theo đó các đối tượng được tham gia giao dịch hối đoái
bao gồm: TCTD được phép, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân, NHNN Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải các đối tượng này được tham gia bất kỳ giao dịch hối đoái nào mà
mỗi đối tượng chỉ được tham gia những giao dịch hối đoái nhất định do NHNN quy định.
Cụ thể, các TCTD được phép thực hiện tất cả các giao dịch hối đoái với các tổ chức kinh tế
nhưng chỉ được thực hiện một số giao dịch (giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao
dịch quyền lựa chọn) với các tổ chức, cá nhân khác. Quy định này đặt ra là hoàn toàn hợp
lý bởi nếu cho các chủ thể được thực hiện các giao dịch tự do, NHNN sẽ rất khó kiểm sốt

thị trường, bên cạnh đó mỗi chủ thể khác nhau có có khả năng tham gia các giao dịch
không giống nhau.
- Thứ ba, về phương thức giao dịch hối đoái: Theo quy định tại Điều 8 Quyết định của
Thống đốc NHNN số 1452/2004/QĐ – NHNN, các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể
thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc các hình thức khác theo quy định của
TCTD được phép phù hợp với thông lệ của thị trường ngoại hối và các quy định có liên
quan của pháp luật hiện hành. Quy định này đưa ra tạo điều kiện cho các bên có thể dễ
dang tham gia các giao dịch nếu có đủ điều kiện, tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí
giao dịch.
9

Điều 2 Quyết định số 1452/2004/QĐ – NHNN.

9


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

Ngoi vic quy nh cỏc vn trờn, NHNN cịn có những quy định rất cụ thể khác về
kỳ hạn của từng loại giao dịch, phí giao dịch,…
Việc NHNN quy định quy chế hoạt động của thị trường hối đoái nhằm đảm bảo cho các
giao dịch trên thị trường nằm trong sự kiểm sốt của NHNN, từ đó bình ổn được thị trường
ngoại hối, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế.
2.3. Khi cần thiết, NHNN sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua các chính
sách hoạt động cơng khai.
Sự can thiệp của NHNN nhằm cân bằng giữa cung và cầu nguồn ngoại tệ, hoạt động
này của NHNN được ví như bộ xóc của một cỗ xe nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái tránh được
những biến động lớn. Các chính sách của NHNN có thể là mua hoặc bán ngoại tệ, quy

định tăng giảm lãi suất ngoại tệ hay dự trữ bắt buộc.
Theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh số 28/2005/PL – UBTVQH11 và Điều 38 Nghị
định số 60/2006/NDD – CP, căn cứ vào biến động tỷ giá trên thị trường ngoại tệ và mục
tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, NHNN Việt Nam xây dựng và thực hiện phương
án can thiệp mua hoặc bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước.
NHNN tham gia vào hoạt động mua bán ngoại tệ với tư cách là người can thiệp, giám
sát, điều tiết nhưng đồng thời cũng là người mua, bán cuối cùng. Thông qua việc mua, bán
NHNN thực hiện việc giám sát và điều tiết thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ,
đồng thời theo dõi diễn biến của tỷ giá đồng bản tệ nhằm cân bằng giữa cung và cầu ngoại
tệ.
NHNN thực hiện các chính sách một cách linh hoạt, tùy thuộc vào tình hình thị trường
từng thời điểm. Cụ thể:
- Khi lượng cung ngoại tệ trên thị trường quá lớn, NHNN có thể thực hiện chính sách
thu gom ngoại tệ để đảm bảo cân bằng lượng ngoại hối trên thị trường, còn khi nhu cầu
ngoại tệ lớn mà lượng ngoại tệ trên thị trường không đủ để đáp ứng thì NHNN sẽ dùng đưa
một lượng dự trữ ngoại hối ra thị trường để ổn định lại thị trường ngoại hối. Muốn thực
hiện chính sách này, NHNN phải dự trữ được một lượng lớn ngoại hối 10 và khi tham gia
vào thị trường, NHNN sẽ đóng vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường. Tuy
nhiên, cần phải lưu ý là NHNN chỉ tham gia các giao dịch ngoại hối trên thị trường liên
ngân hàng, thơng qua các tổ chức tín dụng sẽ tác động ra thị trường tự do.
10

pháp luật trao cho NHNN quyền được quản lý dự trữ ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng
thanh tốn quốc tế và bảo tồn dự trữ ngoại hối nhà nước (khoản 2 Điều 32 Luật NHNN), tuy nhiên hiện nay.

10


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng


Sinh viên: Phạm Thị Thơm

- Ngoi vic tham gia hot ng mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để quản lý,
điều hành thị trường này, NHNN cịn sử dụng cơng cụ lãi suất và quy định dự trữ bắt buộc
bằng ngoại tệ của các TCTD11 để tác động lên thị trường. Cụ thể, trong trường hợp NHNN
muốn hạn chế sự xâm nhập của đồng đô la vào thị trường ngoại hối Việt Nam, NHNN có
thể thực hiện chính sách giảm lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng ngoại tệ, còn lãi suất cho vay cao hơn, đồng thời siết chặt các danh mục cho vay
bằng ngoại tệ, từ đó các doanh nghiệp sẽ chuyển sang vay bằng VND nhiều hơn, người dân
không thích gửi USD mà chuyển sang VND sẽ khiến nguồn cung cho thị trường hối đoái
ổn định.
- NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với TCTD được phép, và tỷ này sẽ được
NHNN điều chỉnh khi có xuất hiện biến động của thị trường. Ví dụ như nếu thị trường
ngoại hối Việt Nam có nguy cơ bị đơ la hóa (đồng đơ la chiếm số lượng lớn trong thị
trường) thì NHNN có thể ra chính sách buộc các TCTD được phép tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc để hạn chế sự hoạt động của đô la trên thị trường.
2.4. NHNN quy định tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường12.
NHNN thực hiện chính sách này nhằm bình ổn thị trường ngoại hối, điều chỉnh các hoạt
động ngoại hối diễn ra bình thường, tránh tình trạng tăng, giảm ngoại tệ đột ngột.
Quyền hạn này được Nghị quyết của Chính phủ số 11/NQ – CP về những giải pháp chủ
yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội quy định
cụ thể tại điểm c khoản 1: “NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan, địa phương điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với
diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để
các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước bán ngoại tệ
cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản
ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng
dự trữ ngoại hối”.
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung – cầu ngoại tệ trên
thị trường có sự điều tiết của nhà nước. NHNN Việt Nam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đối

thơng qua việc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ và thực hiện mua bán trên thị
trường ngoại tệ.
11

Hiện nay, NHNN đã quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với các TCTD trong quyết định số 1209/QĐ – NHNN của Thống đốc
NHNN về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD (xem tỷ lệ dự trữ cụ thể tại Phụ lục)
12
Tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường hay chính là tỷ giá hối đoái được hiểu là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngồi tính
bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam (khoản 10 Điều 3 Nghị định số 60/2006/NDD – CP).

11


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

C ch t giỏ hi oỏi ca ng Việt Nam là cơ chế “thả nổi có quản lý” do NHNN
Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, trả nợ, đầu tư
với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ 13. Điều đó có nghĩa là
tỷ giá hối đối khơng được NHNN quy định một mức cụ thể mà NHNN đưa ra giới hạn để
các TCTD điều chỉnh căn cứ vào tình hình thị trường. Để quản lý về tỷ giá hối đoái nhằm
ổn định thị trường ngoại hối, NHNN Việt Nam đã đưa ra các quy định giới hạn tỷ giá giao
dịch của các TCTD trong thị trường, cụ thể là tại Điều 1 Quyết định số 2666/QĐ – NHNN
về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được
phép hoạt động ngoại hối, NHNN quy định “Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín
dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (Spot) của
Đồng Việt Nam với các ngoại tệ theo nguyên tắc sau:
1. Đối với Đô la Mỹ: Không được vượt quá biên độ ±3% (Ba phần trăm) so với tỷ giá
bình quân trên thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do Ngân

hàng Nhà nước thông báo.
2. Đối với các ngoại tệ khác: Do Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được
phép hoạt động ngoại hối ấn định.
3. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán: Do Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức
tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.”
NHNN điều chỉnh tỷ giá hối đoái dựa trên:
- Kết quả giao dịch trong ngày trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng Việt Nam
- Mức cung và cầu trên thị trường của chính nó và các loại tiền tệ khác nữa; tình hình
kinh tế của các quốc gia mà cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu. Khi NX > 0 thì tỷ giá giảm
và ngược lại
- Ngồi ra, các yếu tố như lãi suất, lạm phát tác động đến tỷ giá hối đoái theo hai hướng
ngược nhau. Khi lãi suất tăng thì cầu về nội tệ sẽ tăng làm cho đồng nội tệ tăng giá nên tỷ
giá sẽ giảm và ngược lại. Đối với lạm phát khi lạm phát tăng, thì giá cả hàng hóa trong
nước sẽ tăng làm cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, lượng cung tiền trong nuớc tăng lên
làm cho giá trị nội tệ sẽ giảm hay tỷ giá sẽ tăng.
- Mức dự trữ ngoại hối của NHNN cũng có tác động đến tỷ giá hối đối. Khi dự trữ
ngoại hối tăng thì cung ngoại tệ trên thị trường giảm và tỷ giá sẽ tăng do ngoại tệ tăng giá.
13

Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 60/2006/NDD – CP.

12


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

- Chi tiờu ngõn sỏch ca chớnh ph cũng tác động rất lớn đến tỷ giá hối đoái. Khi ngân

sách thâm hụt do chính phủ chi tiêu nhiều thì giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ tăng làm cho xuất
khẩu giảm nên tỷ giá sẽ tăng.
- Các quy định về giao dịch mua bán trên thị trường ngoại hối cũng tác động đến mức
cung cầu tiền tệ các nước. Nếu quy định thơng thống tự do thì sẽ có nhiều người giao dịch
mua bán và thị trường sẽ hoạt động hiệu quả khơng nghiêng về phía cung như thị trường
ngoại hối Việt Nam.
- Cuối cùng, các loại công cụ, dịch vụ trên thị trường càng đa dạng phong phú thì thị
trường ngoại hối càng phát triển.
III. Thực trạng quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của NHNN và một số đề
xuất pháp lý.
1. Thực trạng quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của NHNN.
1.1. Những thành công đạt được trong việc quản lý, điều hành thị trường ngoại hối
của NHNN.
Trong thời gian qua, NHNN đã rất chủ động và tích cực trong việc quản lý, điều hành
thị trường ngoại hối bằng những cơng cụ và chính sách của mình, hoạt động của NHNN đã
đạt được những thành công nhất định, làm cho diễn biến thị trường ngoại hối có nhiều
động thái tích cực, cụ thể: Hiện nay, về cơ bản NHNN đã bình ổn được thị trường ngoại
hối sau nhiều biến động.
Đầu năm 2011, trước tình hình thị trường ngoại hối Việt Nam có nhiều bất ổn và đang
dần bị đơ la hóa, NHNN đã ra Quyết định số 1209/QĐ-NHNN về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ
bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng và ban hành Thơng tư số 14/2011/TTNHNN quy định lãi suất vốn huy động tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ
chức tín dụng. Trước đó, NHNN cũng ban hành Thơng tư 13/2011/TT-NHNN quy định về
việc mua, bán ngoại tệ của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước. Thơng qua việc ban hành
văn bản, NHNN đã đưa ra quyết định tăng thêm 1% tỷ lệ DTBB và giảm trần lãi suất huy
động USD của NHNN đã thể hiện quan điểm rõ ràng của cơ quan này là tiếp tục đưa ra các
giải pháp để bình ổn thị trường ngoại hối, ổn định tỷ giá. Loạt động thái này của NHNN
khơng có gì mới nhưng đó đều là các động thái tăng cường của các biện pháp điều hành thị
trường tiền tệ đã được đưa ra trước đó và thời điểm tăng cường vào lúc này được cho là
hợp lý. Mục tiêu của NHNN qua động thái này là tiếp tục làm cho thị trường cảm nhận
rằng đồng ngoại tệ đang dần bị loại bỏ ra khỏi hệ thống ngân hàng để người đang gửi tiền

13


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

bng ngoi t khụng thớch gi tin ngoi tệ nữa mà chuyển sang gửi tiền đồng. Các NHTM
không thích nhận tiền gửi ngoại tệ, cũng như khơng thích cho vay ngoại tệ. Cịn các doanh
nghiệp cũng sẽ khơng thích vay bằng ngoại tệ.
Sau khi NHNN có các động thái trên, có thể nhận thấy thị trường ngoại hối đã có những
thay đổi tích cực. Nhìn lại quyết định tăng dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất huy động đồng
đơ la gần đây của Chính phủ, tỷ giá USD trên thị trường tự do đã có dấu hiệu giảm giá,
thậm chí cịn có thời điểm giá USD trên thị trường tự do còn thấp hơn giá USD trong hệ
thống ngân hàng. Đây đúng là một động thái tích cực nên được tiếp tục thực hiện.14
2.2 Những bất cập còn tồn tại trong viêc quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của
NHNN.
Mặc dù đạt được những thành công nhất định nhưng về cơ bản, hoạt động quản lý, điều
hành thị trường ngoại hối của NHNN hiện nay vẫn cịn tồn tại khá nhiều bất cập:
a. Cơng tác quản lý còn nhiều yếu kém dẫn đến việc xuất hiện thị trường ngoại tệ tự
do nằm ngồi vịng kiểm sốt của nhà nước.
Mặc dù từ trước đến nay, pháp luật quản lý ngoại hối nước ta luôn nghiêm cấm việc
mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do; việc thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt
Nam; việc niêm yết giá cả hàng hóa và dịch vụ bằng ngoại tệ...
Thế nhưng do công tác quản lý chưa tốt nên trong thời gian qua thị trường ngoại tệ tự
do ngày càng trở nên phổ biến, hoạt động bất chấp pháp luật. Ở những thành phố lớn như
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có những đường phố, tụ điểm mà ai cũng biết, ngang nhiên mua,
bán, thanh toán ngoại tệ trái quy định của pháp luật. Ðã hình thành giới chuyên kinh doanh,
mua bán vận chuyển ngoại tệ trái phép, có đội ngũ đông đảo, quy mô hoạt động giao dịch
lớn từ vài triệu đến hàng chục triệu USD tiền mặt, có mạng lưới trong cả nước thậm chí

cịn liên thơng ra nước ngoài làm dịch vụ chuyển tiền trái phép. Chính các đối tượng này
đã tổ chức làm giá, tung tin thất thiệt, tạo ra những cơn sốt giả làm náo loạn thị trường tự
do để kiếm lời, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bên cạnh thị trường ngoại tệ tự do, hoạt
động thanh toán và niêm yết giá cả hàng hóa và dịch vụ bằng ngoại tệ trái pháp luật cũng
diễn ra ngày càng phổ biến.
Tình hình trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan chính như sau:
Nguyên nhân khách quan: Trong thời gian qua tình hình kinh tế vĩ mơ của ta phát triển
nhưng chưa vững chắc, lạm phát luôn ở mức cao, VND mất giá liên tục... làm cho niềm tin
14

Trích từ bài viết: Tăng cường độ trong quản lý thị trường ngoại hối (03/06/2011). Nguồn: .

14


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

ca ngi dõn vo giỏ tr VND b giảm sút, tâm lý tiết kiệm và nắm giữ ngoại tệ, vàng gia
tăng. Giá vàng quốc tế tăng mạnh và biến động thất thường vượt quá khả năng dự báo.
Nguyên nhân chủ quan: Công tác quản lý thị trường chúng ta làm chưa tốt. Sự phối
hợp giữa các cơ quan chức năng như công an, quản lý thị trường, thanh tra NHNN chưa
chặt chẽ và thường xuyên; các chế tài xử lý cịn bất cập, khơng cịn phù hợp tình hình mới,
tính răn đe khơng cao; chưa có chế độ đãi ngộ và khen thưởng hợp lý để kịp thời động viên
và tạo điều kiện làm việc cho các lực lượng quản lý thị trường.
b. NHNN chưa kiểm soát tốt hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng và còn lúng
túng trong việc điều tiết thị trường vàng.
- Thứ nhất, về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng: Hiện nay trong cả nước có hàng
nghìn doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng, riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có

gần bốn nghìn doanh nghiệp. Bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, một số doanh
nghiệp lợi dụng chức năng môi giới kinh doanh vàng; trong giấy phép tổ chức các sàn giao
dịch vàng mi-ni làm chân rết cho các sàn vàng lớn trước khi Chính phủ có quyết định đóng
cửa các sàn vàng; tổ chức các hoạt động huy động và cho vay nặng lãi bất chấp pháp luật
để kinh doanh vàng, liên kết với nhau làm giá, đầu cơ trên thị trường, hoạt động mua bán
ngoại tệ trái phép, tung tin thất thiệt ảnh hưởng tâm lý của người dân về giá vàng và ngoại
tệ để kiếm lời. Hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới ngày càng tăng với quy mô ngày
càng lớn, riêng nhập khẩu vàng lậu trung bình một năm cũng từ 20 đến 40 tấn. Lợi dụng
việc chưa có các quy định cụ thể giữa vàng nguyên liệu và vàng trang sức, tình trạng xuất
khẩu vàng nguyên liệu trá hình dưới dạng vàng trang sức trong những năm vừa qua cũng
khá phổ biến, có năm lên đến hàng chục tấn.
Thực trạng này còn tồn tại do nhiều nguyên nhân nhưng về cơ bản vẫn là do hạn chế
trong pháp luật:
+ Theo quy định tại Luật NHNN, NHNN có chức năng quản lý hoạt động kinh doanh
vàng, nhưng theo các quy định hiện hành, NHNN chỉ có chức năng quản lý về vàng đối với
các loại hình hoạt động sau đây: Hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng
khối, thỏi, hạt, miếng; hoạt động sản xuất vàng miếng; hoạt động huy động và cho vay
bằng vàng của các tổ chức tín dụng; quản lý vàng trong dự trữ ngoại hối nhà nước. Tất cả
các hoạt động khác như: mua bán, sản xuất, gia công vàng trang sức; xuất nhập khẩu vàng
trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường đều không do
NHNN quản lý mà được cấp phép từ Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh, thành phố; quản lý thị
15


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

trng ca B Cụng thng; xut nhp khu qua hải quan của Bộ Tài chính; quản lý chất
lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Các quy định cụ thể để điều tiết mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán vàng,
xuất nhập khẩu vàng của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cịn rất thiếu. Theo
quy định tại Ðiều 8 Nghị định 174/1999/NÐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số
64/2003/NÐ-CP) tổ chức, cá nhân muốn mua bán, kinh doanh vàng phải đáp ứng đủ điều
kiện. Tuy nhiên trên thực tế không có các quy định cụ thể nào đối với hoạt động này. Theo
quy định tại mục 2 phụ lục III Nghị định số 59/2006/NÐ-CP ngày 12-6-2006 của Chính
phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện, thì hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán vàng là
ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh. Do vậy, tổ chức, cá nhân muốn tham gia chỉ cần đăng ký kinh doanh tại Sở kế
hoạch và Ðầu tư trên địa bàn và hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
vàng. Ngay cả hoạt động xuất nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ cũng khơng có các quy
định để điều phối, kiểm sốt. Khơng có các quy định để phân biệt vàng trang sức, mỹ nghệ
với các loại vàng khác.
+ Các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng miếng cũng cịn
nhiều bất cập. Hiện nay, có tám doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được NHNN cấp phép
sản xuất vàng miếng. Riêng vàng miếng của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC chiếm
hơn 80% thị phần vàng miếng cả nước và được một số thị trường vàng quốc tế có uy tín
chấp nhận. Như vậy, vàng miếng SJC hầu như có đầy đủ các chức năng của một đồng tiền
thứ hai trên lãnh thổ Việt Nam: Thước đo giá trị, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh
toán, tự do lưu thông, chuyển đổi, mua bán. Ðã là tiền tệ thì phải là hàng hóa đặc biệt do
Ngân hàng trung ương quản lý từ khâu phát hành đến lưu thông. Hơn nữa, nước ta không
phải là một nước sản xuất vàng, số vàng dự trữ, lưu thông trong nước đều có nguồn gốc
nhập khẩu từ nước ngồi và có tính chuyển đổi ra ngoại tệ rất cao. Như vậy, vàng miếng
cịn là ngoại tệ mà chúng ta có cả chế độ quản lý ngoại hối trong khi đó pháp luật hiện
hành ở nước ta coi vàng miếng là hàng hóa thơng thường, lưu hành như mọi hàng hóa
khác.
- Thứ hai, về sự kiểm soát của NHNN đối với giá vàng: Có thể khẳng định NHNN cịn
lúng túng trong việc điều tiết thị trường vàng đặc biệt là giá vàng, thực tế từ đầu năm 2011
đến nay, giá vàng trong nước biến động không ngừng, NHNN không thể kiểm sốt nổi giá

vàng, chỉ trong vịng 6 tháng (từ tháng 2 năm 2011 đến nay), giá vàng đã vượt mức kỷ lục
16


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

tng gn 20 triu ng/lng. Mc dự trc tình hình này, NHNN đã đưa ra một số biện
pháp như: Trong 1 thời gian, NHNN đã đưa ra quyết định cấm mọi hình thức kinh doanh
vàng miếng, khơng cho các TCTD được giao dịch vàng với khách hàng; xuất khẩu thêm
vàng để hạ nhiệt giá vàng trong nước, … Tuy nhiên các chính sách này chỉ mang lại hiệu
quả tam thời, sau đó giá vàng vẫn tiếp tục tăng nhanh và hiện nay, giá vàng đã vượt mức
47 triệu đồng/lượng
BIỂU

ĐỒ

GIÁ

VÀNG

TRONG

6

THÁNG

VỪA


QUA 15

Thị trường vàng biến động do nhiều nguyên nhân: Do ảnh hưởng của thị trường vàng
quốc tế, do tiền Việt Nam ngày càng mất giá, … nhưng dù sao thì cũng phải đề cập đến sự
hạn chế trong quản lý của nhà nước nói chung và NHNN nói riêng (dự trữ ngoại hối của
NHNN quá mỏng để điều tiết tốt thị trường ngoại hối).
Qua phân tích tình hình nêu trên, cũng như đánh giá các nguyên nhân khách quan và
chủ quan, để xóa bỏ thị trường tự do về ngoại tệ, lập lại kỷ cương quản lý ngoại hối, cũng
như tạo dựng môi trường pháp lý phù hợp, lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
vàng nói chung, vàng miếng nói riêng theo hướng từng bước thu hẹp và tiến tới xóa bỏ
kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, chúng ta phải giải quyết triệt để các nguyên
nhân khách quan, chủ quan như đã nêu trên.
15

Nguồn:http//:giavangngayhomnay.com.

17


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

c. Cỏc chớnh sỏch ca NHNN ang lm hoạt động kinh doanh tiền tệ gượng ép, giả
tạo.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của
Chính phủ để điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà
nước được thiết lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ
giá kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại không được lớn hơn +/- 0,25% so
với tỷ giá chính thức. Với cách tính này, Ngân hàng Nhà nước khống chế được sự biến

động thất thường của tỷ giá. Tuy nhiên, hạn chế của nó là tỷ giá khơng phản ảnh đúng cung
- cầu tiền tệ trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng gượng
ép, giả tạo. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải giảm dần, tiến đến loại bỏ các biện pháp điều tiết
tỷ giá mang tính hành chính như khống chế tỷ giá kỳ hạn, giới hạn phí hốn đổi tiền tệ, hạn
chế biên độ trong xác định tỷ giá kinh doanh... để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương
mại kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và quen dần với các công cụ phịng chống rủi
ro tỷ giá. Nói cách khác, tỷ giá phải được thả nổi và hoàn toàn được xác định dựa trên cung
cầu tiền tệ, NHNN không nên áp đặt trực tiếp lên tỷ giá mà chỉ được quyền tác động gián
tiếp đến tỷ giá thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần có sự phối hợp hài hồ giữa chính sách tỷ giá với
chính sách lãi suất. Tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các
công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Tỷ giá và lãi suất ln có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Sự khấp
khểnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như bản tệ mất
giá gây nguy cơ lạm phát, ""chảy máu"" ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư
nước ngoài... Vì vậy, trong quản lý vĩ mơ, chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một
cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
2. Một số đề xuất pháp lý.
Với vai trò là NHTW, NHNN tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với tư cách
vừa là thành viên vừa là người tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của thị trường này. Do
thị trường ngoại hối Việt Nam cịn sơ khai, có độ thanh khoản thấp, tỷ giá kém linh hoạt
và chưa thực sự là công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ, cho nên sự can thiệp của NHNN
trên thị trường ngoại hối đóng vai trị quan trọng trong điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm
bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối được hoạt động thơng suốt. Ngồi chức năng tổ
chức và quản lý hoạt động thị trường, NHNN còn thực hiện chức năng là người mua bán
18


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng


Sinh viên: Phạm Thị Thơm

cui cựng trờn th trng ngoi t liờn ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, do dự trữ ngoại
tệ của NHNN mỏng, không ổn định, lại qua nhiều tầng nấc quản lý,do đó, NHNN chưa thể
làm tốt vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nên tình
trạng căng thẳng về ngoại tệ thường xảy ra. Một thực tế là các NHTM cổ phần thường
trông chờ vào NHTM nhà nước, đến lượt mình các NHTM nhà nước lại trơng chờ vào
NHNN tung ngoại tệ ra để can thiệp thị trường. Nhưng không phải mọi sự trông đợi đều
trở thành hiện thực! Bên cạnh cơ chế tỷ giá cứng nhắc cùng với sự can thiệp của NHNN
trên thị trường còn hạn chế, cho nên chưa khuyến khích được các NHTM đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển ngoại tệ, tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ với các NHTM cũng như với các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu.
Để NHNN thực hiện tốt vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, em xin đưa ra
một số đề xuất pháp lý sau:
- Thứ nhất, cần bổ sung, hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về hoạt động
quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của NHNN, từ đó NHNN có thể thực hiên được
việc quản lý một cách hiệu quả nhất. NHNN được pháp luật quy định cho quyền được quản
lý, điều hành thị trường ngoại hối và hiện nay, đã có khá nhiều các văn bản pháp luật điều
chỉnh hoạt động này của NHNN, tuy nhiên các quy định này chưa thực sự cụ thể, pháp luật
mới chỉ dừng lại ở việc quy định hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN còn việc điều
hành thị trường như thế nào, các cơng cụ, chính sách được áp dụng trong trường hợp nào
thì lại bị bỏ ngỏ. Vì vậy, NHNN cịn khá lúng túng trong việc quản lý, điều này có thể dẫn
đến những biến động trong thị trường ngoại hối.
- Thứ hai, cần thiết phải có sự sửa đổi một số quy định của pháp luật. Cụ thể:
+ Khoản Điều 30 Pháp lệnh số 28/2005/PL – UBTVQH11 và Điều 39 Nghị định số
60/2006/NĐ – CP quy định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được được hình thành trên
cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường và có sự điều tiết của nhà nước, NHNN sẽ là cơ
quan xác định cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam, như vậy NHNN đang áp dụng cơ
chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Chính phủ để điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, tỷ
giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước được thiết lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị

trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại
không được lớn hơn +/- 0,25% so với tỷ giá chính thức. Quy định này tỷ giá không phản
ảnh đúng cung - cầu tiền tệ trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các
ngân hàng gượng ép, giả tạo. Vì vậy, thiết nghĩ tỷ giá hối đoái cần thiết phải được thả nổi
và hoàn toàn được xác định dựa trên cung cầu tiền tệ, NHNN không nên áp đặt trực tiếp
19


Bài tập lớn học kỳ Môn: Luật Ngân hàng

Sinh viên: Phạm Thị Thơm

lờn t giỏ m ch c quyn tỏc động gián tiếp đến tỷ giá thông qua hoạt động mua bán
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
+ Điều 31 Pháp lệnh số 28/2005/PL – UBTVQH11 quy định NHNN được quản lý hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các TCTD được phép
kinh doanh vàng. Như vậy Tất cả các hoạt động khác như: mua bán, sản xuất, gia công
vàng trang sức; xuất nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh vàng
miếng trên thị trường đều không do NHNN quản lý. Quy định này chưa thật sự hợp lý bởi
hình thức mua bán, tích trữ vàng dưới dạng trang sức cũng tồn tại, vì vậy, pháp luật cần
quy định các hoạt động trên cũng phải nằm trong kiểm soát của NHNN.
- Thứ ba, cần thiết phải thay thế một số văn bản pháp luật khơng cịn phù hợp để điều
chỉnh các quan hệ xã hội mới hiện nay và phù hợp với luật NHNN năm 2010, ví dụ như
Pháp lệnh số 28/2005/PL – UBTVQH11 về quản lý ngoại hối đã có hiệu lực được 6 năm,
trong thời gian này, các quan hệ xã hội có quá nhiều thay đổi và một số quy định trong
pháp lệnh khơng cịn phù hợp nữa, vì vậy cần phải ban hành văn bản mới thay thế pháp
lệnh này để quản lý thị trường ngoại hối được tốt hơn.

KẾT LUẬN.
Như vậy, công tác quản lý thị trường ngoại hối của NHNN trong thời gian qua đã đạt

được những thành tựu đáng khích lệ góp phần làm cho thị trường ngoại hối nước ta ngày
càng ổn định và hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt
được, thực tế hiện nay cho thấy hoạt động quản lý, điều hành thị trường ngoại hối của
NHNN còn tồn tại nhiều yếu kém, nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống pháp luật quy định
về ngoại hối chưa thực sự hồn thiện. Chính vì vậy, trong thời gian tới, mong rằng pháp
luật Việt Nam nói chung và pháp luật về ngoại hối nói riêng ngày hoàn thiện và điều chỉnh
kịp thời các quan hệ xã hội trong tình hình mới của đất nước.

20



×