Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Ý nghĩa nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.15 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là nguyên tắc
Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trên thực tế,
không phải lúc nào nguyên tắc này cũng được hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện triệt
để. Với mong muốn hiểu rõ hơn về nguyên tắc này, nhóm chúng em đã chọn đề tài
“ Ý nghĩa nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này”.
Trong bài viết, nhóm em sẽ phân tích những vấn đề cơ bản của nguyên tắc, trình
bày ý nghĩa và những giải pháp bảo đảm để nguyên tắc được thực thi có hiệu quả.

NỘI DUNG
I.

Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo

pháp luật.
1. Khái niệm nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật.
Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm
vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà
án. Hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm
vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án.(*)
Điều 130 Hiến pháp 1992 (sửa đổi và bổ sung năm 2001) đã quy định: “Khi
xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và Bộ luật Tố
tụng hình sự ghi lại nguyên tắc này như một trong những nguyên tắc quan trọng
nhất của tổ tụng hình sự. Về cơ bản, ta có thể hiểu: Nguyên tắc khi xét xử Thẩm
phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo có
tính bắt buộc thể hiện thông qua những quy định của nhà nước trong hoạt động xét
xử. Theo đó, chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền đưa ra những phán
quyết trên cơ sở quy định của pháp luật để giải quyết vụ án một cách khách quan,
chính xác.


2. Nội dung nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân

theo pháp luật.
1


2.1

Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập.
Tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân được thể hiện thông qua

mối quan hệ độc lập với các chủ thể khác nhau, cụ thể là:


Độc lập giữa các thành viên hội đồng xét xử
Thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau ngay từ khi chuẩn bị xét xử đến khi
xét xử tại phiên tòa. Các thành viên của Hội đồng xét xử (gồm Thẩm phán và Hội
thẩm) độc lập với nhau từ việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét đánh giá chứng cứ đến
việc đưa ra các kết luận sự việc phạm tội, người phạm tội, mức hình phạt mà
không bị phụ thuộc vào quan điểm của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử.
Tính độc lập còn được thể hiện rõ nhất trong quá trình nghị án. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 222 Bộ Luật TTHS thì Kiểm sát viên, người bào chữa, thư ký
phiên tòa hay bất cứ người nào khác cũng không được tham gia nghị án cùng
Thẩm phán và Hội thẩm. Từng vấn đề của vụ án sẽ được Thẩm phán và Hội thẩm
trao đổi, khi thảo luận thì Thẩm phán phát biểu ý kiến sau các Hội thẩm để tránh ý
kiến của Thẩm phán có ảnh hưởng đến Hội thẩm. Các vấn đề của vụ án phải được
giải quyết bằng biểu quyết và quyết định theo đa số. Người có ý kiến thiểu số có
quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án.




Độc lập xét xử với các tổ chức và cơ quan nhà nước khác.
Là một cơ quan trong bộ máy nhà nước nhưng tòa án lại là cơ quan có chức
năng và nhiệm vụ đặc thù là cơ quan xét xử. Đây là cơ quan xét xử duy nhất của
nước ta, do đó tính chất độc lập được thể hiện cụ thể:



Với quyền tư pháp, tòa án đứng độc lập với các cơ quan khác, không cơ quan nào
có quyền can thiệp vào công việc xét xử của tòa án. Không có bất cứ cá nhân hoặc
cơ quan nào, vì bất cứ lý do gì, can thiệp vào việt xét xử để buộc Hội đồng xét xử
phải xử theo ý muốn chủ quan của mình.



Tòa án không lệ thuộc ý kiến của cơ quan điều tra, viện kiểm sát.
2


Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải trực tiếp xem xét các chứng cứ của vụ án
chứ không được phụ thuộc vào các căn cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã có sẵn
hay các chứng cứ mà viện kiểm sát đã đưa ra trong bản cáo trạng.


Trong mối quan hệ giữa Hội đồng xét xử với Tòa án trực tiếp quản lý: Theo quy
định của pháp luật thì cả Thẩm phán và Hội thẩm đều phải chịu quản lý về măt
nhân sự. Đây là sự phụ thuộc về mặt hành chính, tuy nhiên khi có quyết định đưa
vụ án ra xét xử thì Thẩm phán và Hội thẩm được phân công xét xử có toàn quyền
quyết định việc giải quyết vụ án và hoạt động theo đúng pháp luật, không phụ
thuộc vào tòa án trực tiếp quản lý mình.




Trong mối quan hệ với tòa án cấp trên: Tính độc lập thể hiện ở việc tòa án cấp trên
hướng dẫn tòa án cấp dưới về áp dụng thống nhất pháp luật, đường lối xét xử
nhưng không được đưa ra quyết định trước về chủ trương xét xử cụ thể một vụ án
buộc tòa án cấp dưới phải tuân theo.



Độc lập với yêu cầu của người tham gia tố tụng, cơ quan báo chí và dư luận.
Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm không chỉ độc lập với các cơ quan nhà
nước như đã nêu mà còn phải độc lập với yêu cầu của bị cáo và những người tố
tụng khác. Thẩm phán và hội thẩm phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân,
lắng nghe dư luận báo chí, tuy nhiên, không được vì sức ép từ báo chí và nhân dân
thì Thẩm phán và Hội thẩm mà xét xử thiên vị, xét xử oan sai.
2.2 Thẩm phán và Hội thẩm xét xử chỉ tuân theo pháp luật
Xixêrôn – một luật sư thời La Mã cổ đại từng nói: “Quan toà, đó là một đạo
luật biết nói, còn đạo luật là một vị quan toà câm”. Pháp luật chứa đựng trong nó ý
chí của nhà nước. Nhưng một đạo luật được ban hành ra thì chỉ là những dòng chữ
được in trên giấy trắng và được đóng thành quyển và hiển nhiên nó không thể tự áp
dụng được nó trong thực tế. Chỉ khi những Thẩm phán, Hội thẩm vận dụng nó để

3


giải quyết những vấn đề trong các vụ án thì nó mới trở thành một công cụ hữu
hiệu: Người có tội sẽ bị trừng trị theo quy định của pháp luật, những tranh chấp
dân sự cũng từ đó được giải quyết …
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo các quy định của pháp luật.

Pháp luật là căn cứ duy nhất để quyết định các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ
án. Để làm được điều này, Thẩm phán và Hội thẩm cần có những hiểu biết về pháp
luật như hiến pháp, pháp luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật dân sự, luật tố tụng
dân sự, các pháp luật chuyên ngành khác. Tại phiên toà, nếu thấy cần thiết Thẩm
phán, Hội thẩm có thể xử lý khác với các ý kiến của các cơ quan trên, nhưng sự
khác biệt đó phải dựa trên và có căn cứ pháp luật rõ ràng. Hoạt động của Thẩm
phán, Hội thẩm và pháp luật luôn có mối quan hệ thống nhất với nhau và không thể
tách rời.
2.3

Mối quan hệ giữa “độc lập” và “chỉ tuân theo pháp luật”

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa “độc lập”
và“chỉ tuân theo pháp luật”. Đây là mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, thể hiện qua:
-

Độc lập là điều kiện cần thiết để thẩm phán và hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo
pháp luật. Trong quá trình xét xử, có nhiều mối quan hệ ảnh hưởng đến quyết định
của Thẩm phán và Hội thẩm như mối quan hệ với Viện kiểm sát, cơ quan điều tra,
cơ quan Tòa án cấp trên… Do đó, những phán quyết của họ có thể sẽ không được
khách quan. Muốn Thẩm phán, Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật thì trước tiên phải
hạn chế được những sự ảnh hưởng này, bên cạnh đó họ cũng phải rất am hiểu quy
định của pháp luật. Có nghĩa là họ phải được “độc lập” với các chủ thể khác, từ đó
mới có thể chỉ tuân theo pháp luật được.

-

Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để thẩm phán và hội thẩm độc lập khi
xét xử. Một Thẩm phán, một Hội thẩm có kiến thức pháp luật vững vàng sẽ đáp
ứng được yêu cầu của công việc. Những nhận xét, ý kiến của họ về một vụ án sẽ

dựa trên quy định của pháp luật mà không chịu ảnh hưởng của những ý kiến khác,
4


những kết luận trước đó của cơ quan điều tra, viện kiểm sát cũng không phải là căn
cứ để họ giải quyết vụ án, …
II.

Ý nghĩa nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật
Nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp

luật" cùng với các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự góp phần vào việc
bảo đảm cho quá trình tiến hành tố tụng được thực hiện một cách tốt nhất, giúp cho
quá trình tố tụng hình sự trong thực tế được vận hành một cách thống nhất đồng
bộ, đạt hiệu quả cao.
Đồng thời, ta có thể thấy nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật” có ý nghĩa định hướng xây dựng pháp luật tố tụng.
Việc ban hành các văn bản pháp luật để hướng dẫn thi hành các quy định của pháp
luật nói chung và luật tố tụng hình sự nói riêng là điều một yêu cầu tất yếu. Và do
đó, việc tuân theo nguyên tắc này là một trong những căn cứ, cơ sở để thực hiện
đúng đắn tính chất của các quy định của pháp luật.
Bên cạnh những ý nghĩa chung, nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật" có một vị trí, vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối
với lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, cụ thể là:


Thứ nhất, độc lập xét xử là một trong những nguyên tắc đặc thù, mang

những nét riêng trong tố tụng hình sự.

Tuy nguyên tắc này là nguyên tắc Hiến định cho mọi thủ tục tố tụng ở nước ta,
nhưng ở mỗi thủ tục tố tụng của mỗi ngành luật khác nhau thì nguyên tắc này
mang tính chất khác nhau. Trong tố tụng dân sự, nguyên tắc này mang tính chất
tương đối mềm dẻo. Khi hai đương sự có lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền
khởi kiện hoặc không khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình. Khi
đương sự khởi kiện thì mọi hành vi tố tụng tiếp theo do đương sự quyết định. Tòa
án chỉ giải quyết những vấn đề đương sự yêu cầu còn vấn đề đương sự không yêu
cầu Tòa án không giải quyết. Mặc dù Tòa án vẫn giữ vai trò chủ động, độc lập xét
xử song việc giải quyết vụ án dân sự trước tiên vẫn luôn phụ thuộc vào sự định
5


đoạt, thỏa thuận giữa các bên đương sự. Do vậy, nguyên tắc “độc lập xét xử”
không được triệt để áp dụng.
Trong khi đó, ở tố tụng hình sự, nguyên tắc “độc lập xét xử” mang tính chất tuyệt
đối. Xét xử - hoạt động tố tụng của Tòa án – được coi là hoạt động trung tâm của
toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự nên các nguyên tắc về xét xử được các nhà làm
luật quan tâm hơn cả, trong đó, trước tiên và quan trọng nhất là nguyên tắc “độc
lập xét xử”. Khi xét xử, chỉ có Tòa án mới có quyền quyết định một người nào đó
có tội hay không có tội mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kì ai.


Thứ hai, về ý nghĩa chính trị xã hội
Nguyên tắc này đảm bảo được vị trí, vai trò của Tòa án trong hệ thống các cơ

quan nhà nước nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng. Chỉ có Tòa án
mới có quyền xét xử và khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật. Không một cá nhân, cơ quan tổ chức nào được can thiệp vào hoạt
động xét xử của Tòa án và hoạt động xétt xử của Tòa án phải đảm bảo xét xử độc
lập trên cơ sở chỉ tuân theo pháp luật, không tuân theo bất cứ sự chỉ đạo khác ngoài

pháp luật, trái pháp luật. Nguyên tắc đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật. “Quan chức” cũng như “thường dân” khi phạm tội đều bị đưa ra
xét xử trên cơ sở những quy định của pháp luật mà không có một đặc ân nào. Tư
pháp độc lập là một trong những yếu tố để thể hiện công bằng xã hội, xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật, pháp luật sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh.
Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập không có nghĩa là tách rời đường lối chính
sách của Đảng. Đảng không chỉ đạo xét xử từng vụ án cụ thể mà Đảng chỉ ra
đường lối xét xử trong từng giai đoạn cách mạng và đối với từng loại án. Như vậy ,
nguyên tắc này mang ý nghĩa thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng, nâng cao
vị thế lãnh đạo của Đảng, nhằm hướng đến một xã hội tốt đẹp.


Thứ ba, về ý nghĩa pháp lý
Nguyên tắc là cơ sở pháp lý để Thẩm phán và Hội thẩm tiến hành hoạt động

xét xử được khách quan, đúng pháp luật. Đây cũng là cơ sở đảm bảo Hiến pháp và
6


pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc bởi những người thi hành pháp luật
và những người xét xử hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, pháp luật chỉ có
ý nghĩa và có tác dụng khi nguyên tắc “độc lập xét xử” được tuân thủ một cách
triệt để. Độc lập khi xét xử và chỉ tuân theo pháp luật vừa là quyền , đồng thời đó
cũng là nghĩa vụ của Thẩm phán và Hội thẩm.


Thứ tư, về ý nghĩa đối với hoạt động xét xử thực tiễn
Việc nghiên cứu và tìm hiểu nội dung của nguyên tắc này cho thấy nó không


chỉ xác định được nhiệm vụ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của Hội đồng xét
xử, buộc Thẩm phán và Hội thẩm phải khách quan, vô tư, xét xử đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật, mà còn tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện hàng loạt các
nguyên tắc khác.
Tóm lại, “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là
một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Nó đòi hỏi trong hoạt động xét xử,
Thẩm phán và Hội thẩm phải tự mình đưa ra các quyết định để giải quyết vụ án,
không lệ thuộc vào bất cứ yếu tố nào khác. Hoạt động xét xử phải đảm bảo đúng
pháp luật về trình tự thủ tục cũng như các quyết định đưa ra phải chính xác, có căn
cứ pháp lý. Không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được phép can thiệp vào hoạt
động xét xử của Tòa án. Độc lập xét xử được quy định ở Hiến pháp và pháp luật
của đa phần các nước trên thế giới. Điều đó một lần nữa khẳng định giá trị của
nguyên tắc trong hoạt động xét xử. Dù là nhà nước tư sản hay nhà nước xã hội chủ
nghĩa thì vấn đề độc lập xét xử của Tòa án cũng đều được thừa nhận như một
nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp và pháp luật. Đây thực sự là một sản phẩm của
hoạt động lập pháp có nhiều giá trị, tiến bộ hơn hẳn các kiểu nhà nước trước đó
III.

Giải pháp nâng cao hiệu quả nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét

xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật:
1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử còn có rất nhiều các yếu tố tác động làm ảnh
7


hưởng đến các phán quyết của Toà án, bao gồm những yếu tố tác động tích cực và
những yếu tố tác động không tích cực. Trước hết đề cập đến những yếu tố tích cực

bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành khá đầy đủ, tương
đối phù hợp với thực tiễn làm cơ sở cho các cơ quan áp dụng pháp luật xét xử các
vụ án hình sự, dân sự và hôn nhân gia đình. Sau khi các văn bản luật được ban
hành, cơ quan có thẩm quyền đã có những hướng dẫn chi tiết và tập huấn cho các
cán bộ tư pháp nắm bắt kịp thời và áp dụng thống nhất pháp luật.
Thứ hai, trình độ của các cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử ngày
càng được chuẩn hoá. Việc bổ nhiệm và các chức danh Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán ít nhất phải có bằng cử nhân luật, có kinh nghiệm công tác và có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Học viện Tư pháp. Trong quá trình bổ nhiệm,
đạo đức nghề nghiệp cũng được quan tâm đúng mức đảm bảo những người làm
công tác pháp luật vừa có chuyên môn, vừa có phẩm chất đạo đức.
Bên cạnh những yếu tố tích cực còn có những yếu tố không tích cực
tác động đến hoạt động xét xử như sau:
Thứ nhất, vì tổ chức Toà án ở nước ta hiện nay theo đơn vị hành chính lãnh
thổ nên còn những hiện tượng can thiệp của chính quyền địa phương, của tổ chức
Đảng vào hoạt động xét xử. Khắc phục tình trạng này quan điểm chỉ đạo trong cải
cách tư pháp là Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp
về chính trị, tổ chức và cán bộ; khắc phục tình trạng buông lỏng lãnh đạo hoặc can
thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp.
Thứ hai, pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp
chưa đầy đủ, kịp thời. Trong thời gian dài các quy định pháp luật làm cơ sở, nền
tảng cho các cơ quan bổ trợ tư pháp hoạt động chưa được quan tâm đúng mức. Cơ
quan bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay do thiếu về số lượng,
8


còn kém về chất lượng. Đội ngũ Luật sư, Giám định viên trong một thời gian dài
chưa mang tính chất chuyên nghiệp hoá, chưa được đào tạo bài bản về chuyên
môn. Sự thiếu khách quan, thiếu chính xác của các hoạt động bổ trợ tư pháp đã làm

ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Toà án.
Thứ ba, tình trạng tham nhũng trong xã hội đã làm cho môi trường xét
xử chưa được trong sạch thực sự. Vẫn còn hiện tượng một số cán bộ tư pháp sử
dụng quyền của Nhà nước giao để làm công cụ kiếm tiền bất chính, các đương sự
vẫn còn tư tưởng trực tiếp hay thông qua người khác để nhờ vả nhằm được giải
quyết nhanh, có lợi cho mình nhất. Từ đó dẫn đến hiện tượng “chạy án”, “cò mồi”
vẫn còn xảy ra khi xét xử các vụ án khiến cho cán cân công lý bị thiên lệch hoặc
chỉ vì một vài những vụ tiêu cực cụ thể mà lòng tin của các chủ thể vào công lý nói
chung, vào Toà án nói riêng bị suy giảm.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động xét xử của
Toà án như: thói quen trong xét xử, thói quen của đương sự; chính sách
và chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác xét xử chưa hợp lý; quy định nhiệm
kỳ của Thẩm phán chưa phù hợp; do quá lâu về mặt thời gian giải quyết vụ việc do
ngại đưa vấn đề ra công khai; do Tòa án không có khả năng chuyên môn để giải
quyết vấn đề rõ ràng, sát đúng.
2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội

thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Từ quá trình thực tiễn và có tham khảo một số bài viết, nhóm em xin đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguyên tắc này như sau:
Thứ nhất, các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Các Thẩm phán
phải được đào tạo chuẩn (có trình độ tốt nghiệp đại học và trên đại học chuyên
ngành luật) và thường xuyên được cập nhật những kiến thức mới về tin học, ngoại
ngữ, pháp luật quốc tế. Đồng thời, có tinh thần dũng cảm, dám đấu tranh cho sự
9


công bằng, bảo vệ lẽ phải. Cùng với Thẩm phán, các Hội thẩm nhân dân cũng phải
được bồi dưỡng tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử để đủ năng

lực khi xét xử.
Đổi mới quy trình bổ nhiệm Thẩm phán theo hướng rút ngắn thủ tục, giảm
sự can thiệp của các cơ quan chính quyền địa phương. Để thực hiện bổ nhiệm
Thẩm phán có chất lượng, phải thực hiện thường xuyên quy trình luân chuyển cán
bộ, nguồn bổ nhiệm Thẩm phán cấp trên nên là Thẩm phán cấp dưới trong một thời
hạn nhất định, nguồn bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án Tòa án cấp trên nên chú
trọng lấy từ các Chánh án, Phó Chánh án Tòa án cấp dưới đã làm tốt công tác quản
lý, xét xử.
Thứ hai, xây dựng và củng cố các cơ quan, tổ chức, bổ trợ tư pháp vững
mạnh. Thực tiễn xét xử cho thấy, hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp như
luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch… tuy không trực tiếp quyết định các bản
án, nhưng sự khách quan, kịp thời, chính xác của các hoạt động bổ trợ tư pháp sẽ
góp phần bảo đảm chất lượng xét xử của Tòa án.
Thứ ba, tăng cường cơ sở vật chất, chế độ chính sách đối với Thẩm phán,
cán bộ Tòa án. Nhà nước cần ưu tiên đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị, phương
tiện làm việc cho các Tòa án; cần có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ thỏa
đáng đối với Thẩm phán, cán bộ Tòa án để họ yên tâm công tác và tăng khả năng
tự vệ phòng, chống tiêu cực trong hoạt động xét xử. Mặt khác, Nhà nước cần quy
định chế độ bảo đảm an ninh đối cơ quan Tòa án, Thẩm phán và gia đình họ trong
trường hợp thi hành công vụ.
Thứ tư, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, không chồng chéo, mâu
thuẫn với nhau; các văn bản hướng dẫn thi hành và giải thích luật phải kịp thời. Có
như vậy mới tạo điều kiện cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử có cơ
sở pháp lý vững chắc và chỉ tuân theo pháp luật.
10


Thứ năm, để nguyên tắc này thực hiện tốt thì nhà nước phải có pháp luật
hoàn chỉnh, vì nó là điều kiện để đảm bảo cho Toà án có chỗ dựa vững chắc trong
công tác xét xử. Ngoài ra, Thẩm phán và Hội thẩm phải là những người có trình độ

chuyên môn, chính trị và tinh thần đấu tranh bảo vệ pháp luật.

KẾT LUẬN
Như vậy, với những phân tích như trên, ta có thể thấy nguyên tắc Thẩm phán
và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong những nguyên
tắc đảm bảo cho Tòa án thực hiện tốt chức năng xét xử của mình theo pháp luật,
đồng thời cũng là để nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm trong quá
trình xét xử.
Trên đây là bài viết của nhóm em về bài tập nhóm tháng. Bài viết của chúng
em có thể còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Mong các thầy, cô góp ý và bổ sung để bài
viết có thể hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

11



×