Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.23 KB, 31 trang )

Gia đình, chức năng của gia đình và vấn đề bạo lực gia đình – Nhóm 1 – K54A

Đại học quốc gia Hà Nội
KHOA LUẬT

Môn học: Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Nội dung bài làm:

Gia đình, chức năng của gia đình và
vấn đề bạo lực gia đình

Hà Nội, 2/2012

1


Gia đình, chức năng của gia đình và vấn đề bạo lực gia đình – Nhóm 1 – K54A

Danh sách nhóm 1

1. Âu Thu Hà
2. Đỗ Thị Thu Hà
3. Nguyễn Thái Thu Hà
4. Trần Thị Hà
5. Trần Thanh Hằng
6. Nguyễn Diệu Huyền
7. Trần Diệu Huyền
8. Hoàng Kỳ Khôi
9. Bùi Thị Linh
10. Trần Lê Diệu Linh


11. Nguyễn Lưu Ly

12. Phan Trà My
13. Nguyễn Thành Nam
14. Nguyễn Thị Kim Oanh
15. Hoàng Thị Thanh Phượng
16. Đinh Phương Thảo
17. Phạm Thị Phương Thảo
18. Ngô Vũ Thương Thương
19. Phan Thanh Thủy
20. Hoàng Minh Trang
21. Nguyễn Thị Trang
22. Trần Minh Trang

2


MỤC LỤC
1. GIA ĐÌNH..........................................................................................................3
1.1. Khái niệm...................................................................................................3
1.2. Đặc điểm.....................................................................................................4
1.2.1. Đặc điểm chung ................................................................................4
1.2.1.1. Đặc điểm về chức năng của gia đình...............................................4
1.2.1.2. Đặc điểm về thiết chế của gia đình truyền thống............................5
1.2.2. Đặc thù gia đình Việt Nam...............................................................6
1.2.2.1. Gia đình Việt Nam truyền thống.....................................................6
1.2.2.1.1. Cơ sở hình thành........................................................................6
1.2.2.1.2. Đặc thù.......................................................................................6
1.2.2.2. Gia đình Việt Nam hiện đại.............................................................7
1.3. Chức năng của gia đình.............................................................................8

1.3.1. Chức năng tái sản xuất con người....................................................8
1.3.2. Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình.............................9
1.3.3. Chức năng giáo dục...........................................................................10
1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm......................11
2. BẠO LỰC GIA ĐÌNH.......................................................................................11
2.1. Khái niệm...................................................................................................12
2.2. Vấn đề bạo hành trong mối quan hệ vợ - chồng......................................13
2.2.1. Bạo hành đối với phụ nữ...................................................................13
2.2.1.1. Hình thức..........................................................................................13
2.2.1.2. Thực trạng........................................................................................14
2.2.1.3. Nguyên nhân....................................................................................16
2.2.1.4. Hậu quả.........................................................................................17
2.2.2. Bạo hành đối với nam giới................................................................18
2.2.2.1. Thực trạng........................................................................................18
2.2.2.2. Hình thức và nguyên nhân...............................................................20
2.2.2.3. Hậu quả............................................................................................20
2.3. Bạo hành đối với trẻ em............................................................................21
2.3.1. Khái niệm...........................................................................................21
2.3.2. Hình thức, thực trạng và hậu quả....................................................21
2.3.2.1. Xâm hại thân thể..............................................................................22
2.3.2.2. Xâm hại tinh thần và xao nhãng......................................................24
2.3.2.3. Xâm hại tình dục..............................................................................24
2.3.3. Nguyên nhân......................................................................................26
2.4. Việc áp dụng pháp luật đối với bạo lực gia đình tại VN.........................28
2.5. Giải pháp....................................................................................................30
KẾT LUẬN.............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................33


1. GIA ĐÌNH

1.1 Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình được các nhà khoa học nghiên cứu
ở nhiều góc độ, có thể kể đến khái niệm gia đình như sau: “Gia đình là một nhóm xã
hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên
trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ
có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ”.
Từ khái niệm này, chúng ta có thể đi vào tìm hiểu đặc trưng cơ bản của gia đình để
xem xét gia đình dưới góc độ là một nhóm xã hội, nhóm tâm lý - tình cảm đặc thù, với
các mối quan hệ bên trong, với sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để
thỏa mãn những nhu cầu của mỗi người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng.
Gia đình là thành phần quan trọng không thể thiếu, gắn liền với cuộc đời của mỗi con
người. Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, đánh giá rất cao tầm quan trọng của
gia đình. Người từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới
tốt”. Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã hội, gia đình đóng vai
trò quan trọng trong việc đảm bảo cho một xã hội phồn vinh. Trân trọng tình cảm gia
đình, gìn giữ nếp nhà là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị
truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng. Hồ Chủ tịch đã nói: “Rất
quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt
thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”.
Cũng theo Bác Hồ, “một gia đình tốt” là một gia đình mà trong đó người phụ nữ,
bên cạnh những đóng góp cho xã hội thông qua các công việc chuyên môn của mình
còn là nhân tố tích cực, thậm chí khá quyết định. Tiêu chí về gia đình tốt trong thời đại
hiện nay không chỉ dừng lại ở việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Trong bối cảnh của
nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập đã khiến những giá trị văn hóa, đạo đức truyền
thống có nguy cơ bị xói mòn hoặc bị xâm thực. Bên cạnh những biện pháp chung của
Nhà nước, mỗi người phụ nữ Việt Nam cũng phải giữ vai trò là người gìn giữ, phát



huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một gia đình tốt là một gia đình
mà trong đó các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.
1.2 Đặc điểm
1.2.1 Đặc điểm chung
Gia đình là nền tảng của xã hội nói chung và là một xã hội thu nhỏ nói riêng. Vì
vậy, gia đình mang những đặc điểm chung từ chính chức năng của nó cũng như những
đặc điểm dựa trên nền tảng thiết chế xã hôi.
1.2.1.1 Đặc điểm về chức năng của gia đình.
• Đặc điểm chức năng kinh tế của gia đình truyền thống
-

Gia đình truyền thống là một đơn vị kinh tế độc lập, tự sản tự tiêu.
Người chồng, người cha trong gia đình đóng vai trò là trụ cột kinh tế, họ đồng

-

thời nắm toàn bộ quyền kiểm soát về kinh tế gia đình.
Sự trì trệ, máy móc và bảo thủ trong hoạt động kinh tế gia đình luôn biểu hiện

-

cùng cơ chế tổ chức và quản lý mang tính gia trưởng
Đặc điểm chức năng tái sản xuất xã hội của gia đình truyền thống.
Đặc điểm chức năng xã hội hoá - giáo dục của gia đình truyền thống
Nhắc đến nhiều nhất trong nội dung giáo dục của gia đình là đạo đức và cách

-

sống làm người.
Sự đánh giá của xã hội với gia đình luôn lấy tiêu chí nhìn vào con cái.

Mục đích giáo dục trong gia đình truyền thống khác nhau theo loại hình gia

-

đình, những nhà nghèo khó vẫn cố gắng cho con học đến nơi đến chốn
Người cha thường giáo dục bằng sự nghiêm khắc, người mẹ thường giáo dục
bằng sự nhân từ, "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi","con hư tại
mẹ, cháu hư tại bà".
• Đặc điểm chức năng tình cảm, tâm lí của gia đình truyền thống

-

Đề cao vai trò của các giá trị đạo đức và các giá trị đó chi phối hầu hết các mối

-

quan hệ của gia đình
Sự thương yêu, chăm sóc con cái hết lòng của cha mẹ đối với con cái, sự hiếu
thảo của con cái với cha mẹ; sự gắn bó và yêu thương nhau giữa anh chị em, sự

-

thuỷ chung, hoà thuận trong tình nghĩa vợ chồng.
Những tình cảm đối với gia đình cũng là cội nguồn của tình làng xóm quê
hương và xa hơn là tình yêu đất nước.


1.2.1.2. Đặc điểm về thiết chế của gia đình truyền thống.
-


Gia đình là một thiết chế trung tâm của xã hội "Gia đình là một thiết chế xã hội
mang màu sắc dân tộc và đánh dấu tiến trình phát triển về văn hóa... Gia đình

-

điều chỉnh chức năng của các cộng đồng ấy" - Cố Giáo sư Trần Đình Hượu.
Gia đình không chỉ là đơn vị cuối cùng của xã hội mà còn là mẫu hình để tổ

-

chức xã hội và nhà nước.
Người gia trưởng - đứng đầu gia đình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hết

-

thảy mọi hành vi của những người trong nhà.
Pháp luật phạt nhẹ lỗi của người bố mà trừng trị nghiêm khắc lỗi của con trai.
Gia đình cũng là nơi quan trọng nhất để duy trì đạo đức trung hiếu, được coi là

-

giá trị nền tảng của xã hội truyền thống.
Gia đình là đơn vị kiểm soát cá nhân.
Từng cá nhân trong một gia đình bị ràng buộc và kiểm soát bằng luân lí, phong

-

tục, lễ nghi và pháp luật.
Người chồng phải giữ nghĩa với vợ, người vợ phải giữ tiết với chồng; tam tòng


-

tứ đức.
Nước xét xử theo pháp luật thì nhà - gia đình đã thực hiện nhiệm vụ của nó,
thực sự trở thành nơi sàng lọc và răn dạy các thành viên về đạo lí, quốc pháp.
1.2.2

Đặc thù gia đình Việt Nam

1.2.2.1 Gia đình VN truyền thống
1.2.2.1.1 Cơ sở hình thành tính đặc thù của gia đình Việt Nam
truyền thống
- Nền văn minh lúa nước: Việt Nam được nhìn nhận như một trong những cái
nôi đầu tiên của lịch sử văn minh loài người.Nền văn minh sông Hồng lấy
nông nghiệp trồng lúa nước_ phương thức sản xuất Châu Á và tổ chức xóm
làng làm cơ sở.Gia đình gắn bó chặt chẽ với làng nước trong tư duy và trong
hành dộng của người Việt cổ. Người Việt luôn có ý thức quý trọng ruộng đất,
bảo vệ ruộng đất và các gia đình thường nhắc nhở nhau là "tấc đất, tấc vàng".
ý thức về ruộng đất cũng là cơ sở tạo ra các giá trị tôn trọng của công, tôn
trọng các thành quả lao động, quá trình sản xuất nông nghiệp. Nó cũng là tiền
đề của lòng yêu làng xóm, quê hương và cao hơn là tình yêu đất nước.


- Tổ chức xã hội theo làng, xã: Trước khi có nhà nước, ở nước ta làng là đơn vị
tự trị hoàn toàn. Làng, xã được hình thành từ những con người sống trong
cùng một khu vực nhất đinh, có mối quan hệ huyết thống hoặc mối quan hệ
gần gũi với nhau. Họ tập hợp lại với nhau thành một tổ chức nhỏ để bảo vệ,
giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau sinh sống và làm ăn. Sự hình thành tổ chức làng
xã thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của mỗi con người VN, mong muốn bao
bọc, giúp đỡ nhau dù có chung huyết thống hay không.

1.2.2.1.2 Những đặc thù của gia đình VN truyền thống.
• Quy mô, cấu trúc của gia đình VN truyền thống:
-

Hình thức gia đình đông con và nhiều thế hệ, cùng chung sống trên mảnh đất
của tổ tiên để lại. Gia đình là đơn vị duy nhất được xã hội thừa nhận nhằm tạo
ra những công dân mới cho xã hội

-

Quan hệ hôn nhân trong xã hội truyền thống thường được xây dựng trên cơ sở
"Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống", và phải môn đăng hộ đối, có đẳng
cấp gần nhau, thậm chí vị trí trong dòng họ cũng phải tương xứng. Tình trạng
tảo hôn trước đây ở nước ta diễn ra khá phổ biến và với hầu hết người phụ nữ
trong các gia đình đều được gả sớm, thậm chí có sự chênh lệch khá rõ về tuổi
tác so với người chồng.

• Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:
-

Quan hệ vợ chồng: Mối quan hệ vợ chồng được gắn kết với nhau không nhiều
bằng tình yêu mà bằng tình thương và tình nghĩa, dựa trên sự đồng cảm, bao
bọc lẫn nhau. Người vợ phải phụ thuộc nhiều vào người chồng, giữ gìn đúng
tôn nghiêm và đạo làm vợ. Trong gia đình, người đàn ông, người chồng luôn là
người chủ động quyết định mọi việc.

-

Quan hệ cha con: Gia đình chỉ hi vọng vào con trai, nhất là con trưởng để giữ
gìn cơ nghiệp và duy trì gia thống. Sự giáo dục cho con gái trong gia đình

thường mang tính hướng nội. người VN từ xưa sống theo đạo nghĩa”kính trên
nhường dưới”, luôn kính trọng người trên.


-

Quan hệ anh em, ông bà với các cháu…: Mọi người luôn cố gắng đùm bọc và
bảo vệ lẫn nhau trong cuộc sống.
1.2.2.2. Gia đình VN hiện đại

Tuy vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đẹp đẽ của gia đình VN truyền thống nhưng
gia đình VN thời nay đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Kinh tế thị trường phát triển, xã
hội thay đổi không ngừng kéo theo cả sự thay đổi trong lối sống của mỗi con người,
mỗi gia đình Việt:
-

Tình trạng ly thân, ly hôn ngày càng tăng

-

Việc chú trọng phát triển kinh tế khiến cho con người xem nhẹ tình cảm, đôi
khi sẵn sàng làm hại lẫn nhau để giành được lợi ích vật chất.

-

Người Việt không còn dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình mà thay vào
đó là tập trung vào kiếm sống, mở rộng các mối quan hệ ngoài gia đình.

-


Thành phần gia đình cũng có nhiều thay đổi, người trẻ đổ xô ra thành thị để
kiếm sống, học hành, dần hình thành các gia đình trẻ, chủ yếu là 2 thế hệ. Ở
làng quê giờ chủ yếu còn những người già, những người không đủ khả năng
bon chen ở những nơi phức tạp như chốn đô thị.

• Quy mô của gia đình Việt Nam hiện đại:
Xã hội ngày một phát triển, gia đình giờ đây không còn đơn giản chỉ là đơn vị sản
xuất tự chủ nữa mà còn xuất hiện thêm người làm thuê, các nhà quản lý, kinh doanh,
các viên chức làm công ăn lương,… hôn nhân trở thành sự tự do lựa chọn của nam nữ,
không còn là sự áp đặt của cha mẹ, họ hàng. Vì vậy, lợi ích cá nhân, hạnh phúc cá
nhân ngày càng được chú trọng. Quy mô gia đình nhỏ đi rất nhiều, cơ cấu gia đình hai
thế hệ là phổ biến.
Có thể phân chia gia đình thành nhiều kiểu khác nhau, tùy theo từng tiêu chí phân
loại:
-

Căn cứ vào các thế hệ cùng chung sống:

 Gia đình 2 thế hệ: Còn gọi là gia đình kiểu hạt nhân. Loại gia đình còn gọi là
gia đình 2 thế hệ gồm có cha mẹ, con cái.


 Gia đình nhiều thế hệ: Đó là gia đình có 3 thế hệ trở lên cùng chung sống.
-

Căn cứ vào số con trong gia đình: có thể phân chia gia đình có quy mô nhỏ
có từ 1 đến 2 con; gia đình có quy mô lớn có từ ba, bốn con trở lên.

-


Căn cứ vào sự thiếu đủ cha hoặc mẹ:

 Gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ
 Gia đình không đầy đủ chỉ còn cha hoặc mẹ (do góa bụa, ly hôn,…).
Từ những phần trên, có thể thấy gia đình Việt Nam hiện nay đã và đang biến đổi
dưới tác động của những chuyển biến xã hội. Tuy nhiên, sự biến đổi này không hẳn sẽ
tách rời những đặc trưng truyền thống của gia đình Việt Nam mà vẫn tiếp tục kế thừa
trên cơ sở thích nghi với những điều kiện hoàn cảnh mới.
1.3 Chức năng
1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người
Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi hành vi
sinh sản vẫn còn được duy trì. Chức năng này được coi là một giá trị của gia đình mà
từ cổ chí kim loài người phải thừa nhận. Bản thân F. Engel, một nhà duy vật vĩ đại
cũng cho rằng theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử suy cho cùng
là... sự tái sản xuất ra bản thân con người, hay sự truyền nòi giống. Tái sản xuất ra
chính bản thân con người là một chức năng cơ bản và riêng có của gia đình. Chức
năng này bao gồm các nội dung cơ bản: tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng
nâng cao thể lực, trí lực bảo đảm tái sản xuất nguồn lao động và sức lao động cho xã
hội.
Hoạt động sinh con đẻ cái của con người trước hết xuất phát từ nhu cầu tồn tại của
chính con người, sau đó là của xã hội. Chức năng này đáp ứng nhu cầu rất tự nhiên,
chính đáng đó của con người. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, vấn đề về gia tăng
dân số, mật độ dân cư,… lại đang trở thành những vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh
hưởng đến sự phát triền kinh tế, văn hóa, xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Vì vậy
sinh đẻ của mỗi gia đình không chỉ là việc riêng của gia đình mà còn là một nội dung
quan trọng của mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Chiến lược về dân số hợp lý sẽ trực
tiếp tạo ra một cách có kế hoạch nguồn nhân lực mới phù hợp với yêu cầu phát triển


kinh tế - xã hội, là mục tiêu, động lực quan trọng nhất của phát triển kinh tế, văn hoá,

xã hội.
1.3.2 Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình
Hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống vật chất là một chức năng cơ bản của gia
đình. Hoạt động kinh tế, hiểu theo nghĩa đầy đủ gồm có hoạt động sản xuất kinh
doanh và hoạt động tiêu dùng để thoả mãn các yêu cầu ăn mặc, ở, đi lại của mỗi thành
viên và của gia đình.
Cho đến nay gia đình vẫn còn là một đơn vị sản xuất quan trọng, sản xuất ra của
cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm
do nền kinh tế sản xuất ra. Do vậy, có thể coi gia đình là tác nhân quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của kinh tế. Nhiều gia đình có điều kiện (có sở hữu hoặc tham gia sở hữu
tư liệu sản xuất) còn có thể trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh
doanh.
Thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ tạo ra tiền đề và cơ sở vật chất vững chắc cho
tổ chức đời sống của gia đình. Đương nhiên, ngoài cơ sở kinh tế, thì còn nhiều yếu tố
khác mới đảm bảo cho một gia đình trở nên văn minh, hạnh phúc.
1.3.3 Chức năng giáo dục của gia đình
Gia đình là “tế bào của xã hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”.
Gia đình là nơi đại bộ phận trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục, như ông
cha ta đã nói “Dạy con từ thưở còn thơ”. Trong môi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình
thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan. Các bậc phụ huynh, nhất là
các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ: “Con hư tại mẹ, cháu hư
tại bà”.
Nội dung của giáo dục gia đình tương đối toàn diện, cả giáo dục tri thức và kinh
nghiệm, giáo dục đạo đức và lối sống, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, ý thức cộng
đồng. Phương pháp giáo dục của gia đình cũng rất đa dạng, song chủ yếu là phương
pháp nêu gương, thuyết phục, chịu ảnh hưởng không ít của tư tưởng, lối sống, tâm lý,
gia phong của gia đình truyền thống. Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan
trọng, có ý nghĩa quyết định, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia



đình mang lại hiệu quả lớn và không thể thay thế. Giáo dục gia đình còn bao hàm cả
tự giáo dục. Chủ thể giáo dục gia đình cơ bản và chủ yếu là thế hệ cha mẹ, ông bà đối
với con cháu; bên cạnh đó, mỗi thành viên trong gia đình tự học hỏi để rèn luyện bản
thân theo gương những bậc cha chú của mình, hay rút ra những bài học từ cuộc sống
gia đình hang ngày.
Giáo dục gia đình là một bộ phận và có quan hệ hỗ trợ, bổ sung hoàn thiện thêm
cho giáo dục nhà trường và xã hội. Do đó, dù giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội
có phát triển lên trình độ nào, giáo dục gia đình vẫn được coi là một thành tố của nền
giáo dục xã hội nói chung. Giáo dục gia đình luôn trở thành bộ phận quan trọng, hợp
thành giáo dục nói chung phục vụ các lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị trong bất cứ
thời đại nào, khi xã hội còn giai cấp và phân chia giai cấp.
1.3.4 Chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm của gia
đình.
Nếu như trình độ sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống gia
đình là điều kiện và tiền đề vật chất của xây dựng gia đình, thì thoả mãn các nhu cầu
tâm sinh lý được coi là một chức năng có tính văn hoá - xã hội của gia đình. Chức
năng này có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với các chức năng khác tạo ra khả năng
thực tế cho xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới
tính và giới, tâm lý lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng mệt mỏi về thể xác và tâm
hồn trong lao động và công tác... nhiều khi có thể được giải quyết trong một môi
trường gia đình hoà thuận. Sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và đáp ứng các nhu cầu
tâm sinh lý giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái... làm cho mỗi thành viên có điều kiện
sống lạc quan, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần, cũng như tạo tiền đề cho những
thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Gia đình là một thiết chế đa chức năng. Mọi thành viên gia đình, tuỳ thuộc vào vị
thế, lứa tuổi... đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện các chức năng nói trên. Gia đình,
thông qua thực hiện các chức năng khách quan vốn có của mình, có vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển xã hội, nhưng chỉ với tư cách là của cái bộ phận đối với cái
toàn thể. Mọi quan điểm tuyệt đối hoá, đề cao quá mức hay phủ nhận, hạ thấp vai trò
của gia đình đều là sai lầm.



2. BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Ngày nay, dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, gia đình nói chung và gia
đình Việt Nam nói riêng đang đứng trước những thách thức to lớn: những giá trị của
gia đình truyền thống đang dần mất đi, nền tảng để xây dựng gia đình trở nên không
bề vững, các thành viên trong gia đình sống với nhau theo phong cách “kinh tế thị
trường”…. Những điều này dẫn đến những hệ quả vô cùng nhức nhối mà cả xã hội
đang phải đối mặt, nhiều tổ chức đã phải vào cuộc để can thiệp. Một trong những hệ
quả đang trở thành vấn nạn nghiêm trọng là hiện tượng bạo lực gia đình – một điều
tưởng chừng không thể xảy ra trong một “xã hội thu nhỏ” được cho là xây dựng trên
nền tảng tình yêu và quan hệ huyết thống – nuôi dưỡng.
Bạo lực gia đình là một vấn đề lớn với đầy đủ các khía cạnh về giáo dục, kinh tế,
pháp lý và sức khỏe. Nó cũng là một vấn đề liên quan tới quyền con người – xuyên
suốt giữa các nền văn hóa, tôn giáo, ranh giới địa lý và mức độ phát triển kinh tế xã
hội khác nhau. Vấn nạn về bạo lực gia đình đang là một thực tế nhức nhối tại Việt
Nam cũng như nhiều quốc gia khác. Tầm quan trọng của việc xử lý bạo lực gia đình
đã được Chính phủ Việt Nam nhìn nhận qua việc cho ra đời Luật phòng chống bạo lực
gia đình năm 2007 và nhiều văn bản pháp luật, chính sách khác.
Do tính thời sự của vấn đề này, trong phạm vi bài làm của nhóm, chúng tôi sẽ chỉ
đi sâu trình bày về vấn đề bạo lực trong gia đình hiện nay.
2.1 Khái niệm:
Theo TS Hoàng Bá Thịnh (ĐH KHXH và NV Hà Nội), cách hiểu chung nhất về
bạo lực gia đình là những hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sự xâm
phạm và ngược đãi về thân thể, tinh thần, tình cảm, tình dục, kinh tế hay xã hội giữa
các thành viên trong gia đình. Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành
động sử dụng vũ lực nhằm hăm dọa hoặc đánh đập một người thân trong gia đình
nhằm điều khiển hay kiểm soát người đó.
Theo Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, các hành vi sau được coi là
hành vi bạo lực gia đình:



-

Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khoẻ, tính mạng;

-

Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

-

Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;

-

Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với
nhau;

-

Cưỡng ép quan hệ tình dục;

-

Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;


-

Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài
sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các
thành viên gia đình;

-

Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả
năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính;

-

Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Như vậy, bất kể thành viên nào trong gia đình cũng có thể trở thành nạn nhân hoặc
thủ phạm của bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình có nhiều hình thưc khác nhau và có
thể phân chia theo đối tượng bị bạo hành và kiểu bạo hành.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin đi vào tìm hiểu một số vấn đề thuộc phạm
trù bạo hành gia đình hiện nay đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, đó là: nạn bạo
hành trong mối quan hệ vợ - chồng, bạo hành đối với trẻ em.
2.2 Vấn đề bạo hành trong mối quan hệ vợ - chồng
2.2.1 Bạo hành đối với người phụ nữ
2.2.1.1 Hình thức


Từ trước đến nay khi nhắc đến “bạo hành gia đình” thì nhiều người chỉ đơn giản
nghĩ đến đó là sự hành hạ, đánh đập về thể xác, tuy nhiên đó là một cái nhìn chưa đầy

đủ. Bạo hành gia đình nói chung, và bạo hành đối với phụ nữ nói riêng, được thể hiện
dưới nhiều hình thức và nhiều cấp độ khác nhau, gây tổn thương không chỉ về thể xác
mà còn có cả những tổn thương về tinh thần đối với những nạn nhân của nó. Có thể
phân chia thành những hình thức bạo hành như sau:
- Bạo hành tinh thần: Là những hành động hoặc đe dọa hành đông như: chửi
mắng, hăm dọa, làm nhục, đe dọa nạn nhân
- Bạo hành về thể xác: Là một hoặc nhiều hành động tấn công có chủ ý đối với
người phụ nữ dẫn đến đau đớn thể xác, thương tích hoặc tử vong
- Bạo hành tình dục: Là việc sử dụng sức mạnh, cưỡng bức hoặc đe dọa về tâm
lý để ép buộc người phụ nữ tham gia quan hệ tình dục ngoài ý muốn của họ,
cho dù hành vi đó có thực hiện được hay không
- Bạo hành về xã hội: bao gồm hành vi kiểm soát và bạo hành về kinh tế:
 Hành vi kiểm soát: là việc người chồng thường cố tình hạn chế người phụ nữ
liên lạc với bạn bè, gia đình; luôn đòi hỏi phải được biết người vợ đang ở đâu,
đối xử thờ ơ, ngăn cản vợ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…
 Bạo hành về kinh tế: là những hành vi của người chồng nhằm kiểm soát một
cách vô lý những vấn đề liên quan đến kinh tế của người vợ, như: chiếm đoạt
các khoản thu nhập của vợ, không đưa tiền cho vợ để lo liệu các khoản chi tiêu
chung mặc dù anh ta hoàn toàn có khả năng tài chính, không tin tưởng một
cách vô lý ở các khoản chi tiêu của vợ,…
2.2.1.2 Thực trạng.
Xã hội ngày càng phát triển, vị trí mỗi người trong gia đình cũng thay đổi hướng
tới sự bình đẳng: bình đẳng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Xu hướng phát
triển này đang được cả xã hội khuyến khích. Song, bên cạnh những gia đình được xem
là những tổ ấm thực sự thì tình trạng bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn xảy ra ở khắp
nơi, khắp chỗ và có chiều hướng gia tăng đến mức báo động. Điều này gây ảnh hưởng
lớn tới nền tảng gia đình và xã hội.


• Theo nghiên cứu của văn phòng tổng thư ký LHQ thì hiện nay tình trạng bạo

hành đối với phụ nữ diễn ra nghiêm trọng và phổ biến hơn trên toàn thế giới.
Các nghiên cứu về bạo lực đối với phụ nữ được tiến hành ở ít nhất 71 nước cho
thấy một tỉ lệ đáng kể phụ nữ bị bạo lực về thân thể, tình dục hoặc tâm lý:
-

Ở Mỹ có khoảng 67% bạo hành xảy ra trong các cuộc hôn nhân.

-

Ở Chile, khoảng 80% phụ nữ bị hành hung trong gia đình.

-

Ở Trung Phi có 22% phụ nữ cho biết kinh nghiệm đầu tiên của họ về tình
dục là qua các vụ hiếp dâm.

Bạo lực về tâm lý hay tình cảm do người bạn tình gây ra cũng là hình thức phổ
biến. Tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực về tâm lý dao động từ 10% ở Ai Cập đến 51% ở Chile.
Nhìn vào những con số trên có thể thấy rằng đây là tình trạng xảy ra không chỉ ở
các nước đang phát triển mà còn diễn ra ở cả những quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Hơn nữa, tỷ lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình trên thực tế có thể lớn hơn
những dữ liệu trên, bởi chúng ta khó có thể biết rằng còn có bao nhiêu người phụ nữ
với nhiều lý do nên họ đã không công khai tình trạng bị bạo hành của mình.
• Tại Việt Nam:
Theo Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam (thực
hiện năm 2010), tỷ lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình đang ở mức rất cao.
-

Tỷ lệ bạo lực về thể xác do người chồng gây ra cho phụ nữ Việt Nam từng
kết hôn là: 32% bị bạo lực về thể xác trong cuộc đời, 6% bị bạo lực về thể

xác trong vòng 12 tháng trước điều tra.

-

Tỷ lệ bạo lực về tinh thần: trong số những phụ nữ đã từng kết hôn là 54%,
25% bị bạo lực về tinh thần trong vòng 12 tháng trước khi điều tra.

-

Tỷ lệ bạo lực về tình dục: trong số những phụ nữ đã từng kết hôn, tỷ lệ đã
từng bị bạo lực trong cuộc đời lad 54% và trong vòng 12 tháng trước điều
tra là 25%

-

Tỷ lệ bạo lực kinh tế: theo khảo sát thì có 9% phụ nữ Việt Nam đã kết hôn
bị bạo hành về kinh tế, tỷ lệ này ở nông thôn cao hơn ở thành thị.


-

Tỷ lệ bị kiểm soát: tỷ lệ phụ nữ cho biết đã bị một hoặc nhiều hơn các hành
vi kiểm soát của chồng là 33,3%.

Phụ nữ có thai cũng là đối tượng có nguy cơ bị bạo hành. Theo báo cáo nghiên
cứu, khoảng 5% phụ nữ từng có thai cho biết họ đã bị đánh đập trong thời gian mang
thai. Trong hầu hết các trường hợp này, họ đã bị chính người cha của đứa trẻ mình
đang mang trong bụng bạo hành.
Việc phụ nữ bị đồng thời cả bạo lực tình dục và bạo lực thể xác là phổ biến, hầu
hết những người phụ nữ bị bạo lực về tình dục cũng bị bạo lực về thể xác; những

người bị cả bạo lực tình dục và bạo lực thể xác thì thường bị bạo lực thể xác nghiêm
trọng hơn.
Các hành vi bạo lực thường không phải là mới mà là những hành vi lặp đi lặp lại.
Bạo lực tình dục và bạo lực thể xác có xu hướng tiếp diễn nhiều năm trong suốt mối
quan hệ.
2.2.1.3 Nguyên nhân
- Do nhận thức về giới và sự bình đẳng giới còn hạn chế.
- Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu
sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong
tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh
nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn
hạnh phúc gia đình - “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã
khiến cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có quyền định
đoạt mọi việc, họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có thể mắng
chửi vợ một vài câu là điều bình thường.
- Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận, đấu
tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn
cam chịu, họ mang tư tưởng “xấu chàng hổ ai”, họ sợ “vạch áo cho người xem lưng”,
sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…
- Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp


- Tình hình kinh tế gia đình khó khăn,năng lực tự chủ tài chính của người đàn
ông trong gia đình bị hạn chế, hình thành ở họ tư tưởng tự ty, hẹp hòi
- Tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy, của thói trăng
hoa…
Như vậy có thể thấy dẫn đến thực trạng bạo hành gia đình đối với người phụ nữ
như hiện nay là do rất nhiều nguyên nhân nhưng có thể khẳng định nguyên nhân sau
xa nhất vẫn là xuất phát từ vấn đề nhận thức của chính những người trong gia đình.
2.2.1.4 Hậu quả

Bạo lực gia đình đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất
và tinh thần của người phụ nữ. So với những phụ nữ chưa từng bị bạo hành thì những
người đã từng bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật và sức khỏe kém hơn
gần hai lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp ba lần.
• Về mặt thể chất:
-

Người bị bạo hành thường ốm yếu, sức khỏe kém vì ăn uống kém, bị đánh
đập thường xuyên. Tệ hại hơn, tình trạng sức khỏe kém rất khó điều trị vì
nó diễn tiến trong thời gian dài, do vậy để lại những hậu quả không thể
chữa khỏi về mặt tâm lý.

-

Bạo lực gây cho phụ nữ nguy cơ cao phải gánh chịu hậu quả về sự giảm sút
thể lực và sức khỏe sinh sản. Phụ nữ bị lạm dụng cũng cho thấy sức khỏe
tinh thần và chức năng xã hội kém hơn. Bạo lực trước và sau khi mang thai
gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả người mẹ và đứa con
như có nguy cơ cao về sảy thai, sinh thiếu tháng và trẻ sinh ra nhẹ cân.

• Về mặt tinh thần:
-

Người bị bạo hành thường có những hành vi phản ứng tiêu cực. Trong lúc
cùng quẫn, họ có thể có những hành vi gây hại cho bản thân và những
người xung quanh, như chúng ta đã thấy có nhiều người vợ không chịu nổi
hoàn cảnh đã bức tử con cái và bản thân họ. Con cái của những phụ nữ bị
bạo hành thường bị đánh đập cùng lúc với họ. Đôi khi chúng bị hành hạ do



chính người mẹ bị bạo hành không biết trút giận lên ai nên trút hết lên
những đứa trẻ.
-

Tình trạng suy sụp là một trong những hậu quả thường gặp đối với những
phụ nữ bị bạo lực về tình dục và thân thể. Phụ nữ là đối tượng bị bạo lực
thường lạm dụng rượu, ma túy và có hành vi tình dục không bình thường,
muốn tự tử, bị căng thẳng (stress) sau chấn thương hoặc rối loạn hệ thống
thần kinh trung ương.

Ngoài ra, những phụ nữ bị bạo lực có nguy cơ bị nhiễm HIV cao. Nỗi lo sợ về bạo
lực cũng cản trở phụ nữ tiếp cận các thông tin về HIV/AIDS cũng như được điều trị
và tư vấn.
Chứng kiến hành vi bạo lực gia đình thường xuyên có thể dẫn đến bạo lực suốt đời
trong mối quan hệ cá nhân.
Bạo lực đối với phụ nữ có thể cản trở phụ nữ tham gia một cách đầy đủ vào phát
triển kinh tế và hạn chế các cơ hội việc làm của phụ nữ.
2.2.2 Bạo hành gia đình đối nam giới.
Thực tiễn cho thấy, các cuộc nghiên cứu về bạo lực gia đình chủ yếu nhắm đến
nạn nhân là phụ nữ và trẻ em và nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng nam giới chỉ có
thể là “thủ phạm” của bạo lực gia đình, thì bây giờ, người đàn ông đang dần được
nhìn nhận với với một “vai trò” mới – nạn nhân!
Tuy nhiên cũng chưa có một định nghĩa chính thức nào về bạo lực gia đình đối với
người chồng. Chúng tôi cho rằng, có thể sử dụng khái niệm của Tuyên ngôn về loại
trừ bạo lực chống lại phụ nữ mà chúng tôi trích dẫn ở trên để đưa ra một khái niệm
tương đồng về bạo lực gia đình đối với nam giới.
2.2.2.1 Thực trạng.
Tại Mỹ, theo một cuộc thăm dò đối với 8000 cặp vợ chồng từ năm 1975 – 1985,
người ta thấy rằng có tới 12,4% những cuộc xô xát xảy ra do người vợ đối với chồng,
và có 12,2% những cuộc xô xát do người chồng gây ra. Một cuộc nghiên cứu khác

được tiến hành trong 10 năm tiếp theo, từ 1985 đến 1994, theo đó, tỷ lệ phụ nữ sử
dụng bạo lực tăng lên 90%, trong khi đó tỷ lệ này ở đàn ông tăng 43%. Cũng tại Mỹ,


theo một cuộc khảo sát khác trên tờ Livescience đối với 400 người đàn ông, người ta
tìm ra rằng có 5% trong số những người này đã bị bạo hành trong năm qua, và 29% số
họ đã từng một lần bị bạo hành trong đời.
Cũng theo một cuộc nghiên cứu đã được công bố tại Anh cho thấy, bốn trong mười
nạn nhân của bạo hành gia đình là đàn ông. Như vậy, con số trung bình nạn nhân là
đàn ông mà nghiên cứu này đưa ra là khoảng 40%. Cũng cùng một đề tài về bạo lực
gia đình, một nghiên cứu được tiến hành tại Canada cho thấy một tỷ lệ gần như tương
đương giữa phụ nữ và đàn ông khi họ ở cùng trong vị trí là nạn nhân: có 8% phụ nữ
tại đây bị chồng bạo hành, nhưng cũng có đến 7% nạn nhân là đàn ông.
Tại Việt Nam, các cuộc nghiên cứu trước đây về chủ đề này chủ yếu tập trung vào
nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Sở dĩ như vậy là vì quan niệm cũ cho rằng bạo hành gia
đình chỉ có thể xảy đến từ người đàn ông. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, hiện tượng
nam giới bị bạo hành ngày càng có chiều hướng gia tăng về số lượng cũng như về
mức độ nghiêm trọng. Hiện chưa có một công bố chính thức của bất kỳ cuộc nghiên
cứu nào về bạo lực gia đình tại Việt Nam mà nạn nhân là nam giới. Tuy nhiên, các bài
viết trên các trang báo – báo giấy cũng như mạng - có đưa ra kết quả của một số khảo
sát nhỏ về vấn đề này. Trong một bài viết của mình nhân ngày chống bạo lực gia đình
thế giới 25/11, TS. Hoàng Bá Thịnh (trường ĐH KHXH & NV) đã đưa ra những con
số trong công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình mà ông tham gia, theo đó, có
khoảng 9 – 10% số nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới. Một thống kê khác của
Bộ Công an cho biết, trong năm 2005 có 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực
gia đình (151/1113 vụ, trong đó 39 vụ chồng giết vợ, 16 vụ vợ giết chồng)… Những
con số trên tại Việt Nam tuy chỉ là kết quả của những cuộc khảo sát hay những nghiên
cứu nhỏ, nhưng lại mở ra một cái nhìn và cách tiếp cận mới về bạo lực gia đình.
2.2.2.2 Nguyên nhân và các hình thức bạo lực gia đình đối với nam giới.
Cũng giống như bạo lực gia đình đối với phụ nữ, bạo lực gia đình đối với nam giới

cũng có nhiều hình thức và từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những hình thức bạo lực chủ yếu mà nam giới phải chịu từ người phụ nữ nói
chung cũng không khác gì như đối với phụ nữ. Như bị tát, bị đánh, đá, hay bị buộc
phải qua hệ tình dục, bên cạnh những kiểu hành hạ vô hình như đe dọa, khống chế, hạ


nhục. Tuy nhiên do đặc thù giới tính, nên thường nam giới chịu bạo lực về tinh thần
nhiều hơn.
Các cuộc nghiên cứu gần đây ở Việt Nam và trên thế giới đều cho thấy rằng vấn đề
bạo lực gia đình dù nạn nhân là nam giới hay phụ nữ thì đều gần như tương đồng nhau
về nguyên nhân và các hình thức bạo lực (xem phần nguyên nhân và hình thức trong
phần trình bày về bạo lực gia đình mà nạn nhân là nữ giới), chỉ có điều, “vai trò” của
họ được đổi lại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một điều rằng, nam giới có
vẻ “yếu thế” hơn phụ nữ trong vấn đề được bảo vệ trước bạo hành gia đình. Điều này
phần nào có thể hiểu được khi xem xét về mặt tâm lý của giới, cũng như xét về góc độ
quan niệm và hoạt động xã hội của các tổ chức tham gia vào “cuộc chiến” chống lại
bạo lực gia đình. Chúng tôi cũng mong muốn nêu thực trạng này như một nguyên
nhân làm cho nam giới cảm thấy cô độc, không được bảo vệ, không dám lên tiếng và
hệ quả là tình trạng bạo hành ngày càng gia tăng.
2.2.2.3 Hậu quả
Khi nói đến bạo hành, nạn nhân, dù là ai, đều sẽ phải chịu những ảnh hưởng nhất
định về sức khỏe, tâm lý, tình cảm. Tuy nhiên, do những đặc thù về giới tính hay độ
tuổi mà mức độ ảnh hưởng về các mặt đó của họ có phần khác nhau.
Như đã trình bày, nam giới thường chịu bạo hành về tinh thần nhiều hơn là về thể
chất khi là nạn nhân của bạo hành gia đình. Chúng ta cũng biết rằng, những tổn
thương về thể chất có thể được chữa lành hoàn toàn, trong khi đó những tổn hại về
tinh thần lại rất dễ trở thành những ám ảnh đi theo nạn nhân suốt đời. Do vậy, những
nam giới là trượng hợp bị bạo hành gia đình thường có thể dẫn đến những suy nghĩ
tiêu cực, lệch lạc về vị trí của mình trong gia đình. Điều này, một lần nữa, tác động
ngược trở lại làm cho tình trạng bạo lực tăng lên.

Cũng không ít những trường hợp sức khỏe của nam giới bị tổn hại (ở các mức độ
khác nhau), nhiều trường hợp có thể dẫn đến thương tật suốt đời, thậm chí tử vong.
2.3 Bạo hành đối với trẻ em
Gần đây, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh các vụ bạo
hành, ngược đãi trẻ em đã gây bất bình trong dư luận xã hội. Thậm chí, những hành vi


bạo lực, ngược đãi trẻ xuất phát từ ngay chính cha mẹ các em, khiến cho xã hội phải
giật mình. Điều đáng quan tâm ở đây đó là những đứa trẻ bị bạo hành không chỉ đau
đớn về thể xác mà còn bị tổn thương về tinh thần, nó sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của
đứa trẻ sau này. Bạo hành và bạo hành trẻ em là gì? Xã hội sẽ phải làm để ngăn chặn
vấn nạn nhức nhối này?

2.3.1 Khái niệm
Về bạo lực gia đình đối với trẻ em, TS Hoàng Bá Thịnh cho rằng, đó là những
hành vi bạo lực thể chất, tinh thần, tình cảm, tình dục do một hay nhiều thành viên
lớn tuổi trong gia đình thực hiện mà nạn nhân là trẻ em trai hoặc trẻ em gái. ( Hiện
nay, tất cả các nước và các tổ chức quốc tế đều thống nhất coi trẻ em là người dưới
18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi sớm hơn, tại điều 1 Công ước về
quyền trẻ em. Trong luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam quy định, trẻ
em trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi).
2.3.2 Hình thức, thực trạng và hậu quả của nạn bạo hành trẻ em
Năm 1999, Hội nghị tham vấn của WHO về Phòng chống xâm hại trẻ em đưa ra
định nghĩa sau: “Xâm hại hoặc ngược đãi trẻ em bao gồm tất cả các hình thức ngược
đãi về thân thể và/hoặc tinh thần, xâm hại tình dục, sao nhãng hoặc đối xử một cách
sao nhãng hoặc bóc lột vì mục đích thương mại hay mục đích khác, dẫn đến sự tổn
hại hoặc nguy cơ tổn hại đến sức khoẻ, sự sống còn, phát triển hoặc nhân phẩm của
trẻ diễn ra trong bối cảnh giữa trẻ em và người xâm hại có một mối quan hệ trách
nhiệm, niềm tin hoặc quyền hành”. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tất cả các hình
thức xâm hại trẻ em, tuy nhiên chưa đưa ra một định nghĩa chung về xâm hại trẻ em

hoặc bạo hành với trẻ em như tại điều 19 của CRC hay một số công ước quốc tế khác.
Hiện tại, Việt Nam mới có thuật ngữ “xâm phạm trẻ em” với ý nghĩa là “mọi hành vi
gây ảnh hưởng tiêu cực hoặc gây tổn hại đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần
và xã hội của trẻ”.
2.3.2.1 Xâm hại thân thể


Việc sử dụng vũ lực như một hình phạt hoặc biện pháp kỷ luật đối với trẻ em còn
là một thực tế ở Việt Nam, thường là dưới dạng đánh bằng tay, gậy, roi, hoặc các công
cụ khác. Các biện pháp khác thường được sử dụng là cốc đầu, phát vào mông, đùi,
hoặc bắt nhịn ăn. Hình thức trừng phạt thân thể này diễn ra rất phổ biến ở các gia
đình. Hình phạt này đang dần bị thay thế do nhiều phương pháp mới trong giáo dục và
kỷ luật trẻ em được giới chuyên môn giới thiệu và thúc đẩy.
Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể về xâm hại thân thể trẻ em
và giới chuyên môn thường sử dụng khái niệm gây thương tích được quy định tại điều
104 Bộ luật Hình sự để định nghĩa hành vi này. Theo luật pháp hiện hành, cảnh sát
cũng như những người khác đều không có quyền tách trẻ em khỏi gia đình mà không
có sự đồng ý của cha mẹ. Chỉ duy nhất toà án có quyền thực hiện việc này và cảnh sát
có thể bắt và tạm giữ người có hành vi gây thương tích cho trẻ. Ngoài ra, việc cấm đối
tượng xâm hại trẻ được tiếp xúc với nạn nhân là một biện pháp can thiệp mới được
đưa ra trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Biện pháp này có thể được áp dụng
để bảo vệ trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Một nghiên cứu ở Việt Nam (Dự án đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em) cho thấy
bạo lực trẻ em tồn tại ở những dạng hình thức khác nhau. Lạm dụng thân thể là hình
thức phạt đánh bằng công cụ (roi, gậy…) khi trẻ mắc lỗi hoặc khi người lớn trừng
phạt muốn trẻ học tập tiến bộ hơn.
Về ngược đãi tâm lý trẻ em, phổ biến là hình thức lạm dụng ngôn từ. Ngược đãi,
bạo hành về tinh thần hay thể xác đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này của
trẻ. Có những di chứng không bộc lộ ra ngay mà dần hình thành trong cách ứng xử
sau này của trẻ.

Nhiều trường hợp trẻ em bị cha mẹ đánh đập do tuổi thơ chính cha mẹ các em
cũng bị ngược đãi nên họ lại theo lối mòn ấy mà dạy con.
Trong số những trẻ em bỏ nhà ra đi, nhiều em vì lý do chạy trốn tình trạng bạo lực
gia đình. Kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy mặc dù bạo lực gia
đình với trẻ em có thể do cả người bố, mẹ gây ra nhưng người bố thường là người gây
ra hành vi bạo lực có mức độ nghiêm trọng hơn. Khảo sát này cũng chỉ ra tình trạng


bạo lực gia đình diễn ra phổ biến hơn trong các gia đình có thu nhập và trình độ giáo
dục thấp.
Theo báo cáo tình trạng trẻ em thế giới của Unicef năm 2009, hiện có khoảng 500
triệu trẻ em bị ảnh hưởng của bạo lực chiếm khoảng ¼ tổng số trẻ em trên thế giới.
Đối với nước ta, tình trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đâydiễn biến phức tạp
và có xu hướng gia tăng. Trong hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ (bình
quân gần 3.000 vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ
em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụ gây bức xúc lớn trong dư luận xã
hội. Trong đó tỷ lệ trẻ em bị chính cha mẹ, người thân và những người có trách nhiệm
nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em chiếm tỷ lệ rất cao (Báo cáo của Liên hiệp quốc về quyền
trẻ em ở Việt Nam, 2010)
Ví dụ: vụ bé Nguyễn Thị Như Ý (tỉnh Đồng Tháp) mới 9 tháng tuổi bị đánh
đập dã man, gương mặt xanh xao, hai má sưng vù, bầm tím và còn in rõ vết hàm răng
cắn. Trên ngực, tay, chân lở loét. Công an tỉnh Đồng Tháp còn cho hay, bé Như Ý bị
đánh “hội đồng” bởi mẹ đẻ, ông bà ngoại và “người tình” của mẹ là Lê Thành Tám
(dùng điện thoại ghi hình). Vì mê tín dị đoan, họ cho rằng,“nếu để bé sống tới 12 tuổi
sẽ đem đến tai họa cho cả gia đình”!?
2.3.2.2 Xâm hại tinh thần và sao nhãng
Hình thức xâm hại này diễn ra thông qua nhiều hành,ví dụ như quát tháo, sỉ nhục
và công khai trách mắng trẻ. Bạo lực gia đình ngày càng trở thành một vấn đề xã hội
nghiêm trọng tạo áp lực lớn lên trẻ em.Sự sao nhãng của cha mẹ cũng là một hình
thức xâm hại trẻ em. Theo kết quả Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, do thiếu hệ

thống trường mầm non, mẫu giáo, nhiều bậc cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc
chăm sóc con, đặc biệt là với trẻ em dưới hai tuổi. Các bà mẹ sống ở khu vực nông
thôn dành ít thời gian chăm sóc con cái hơn so với các bà mẹ ở khu vực thành thị, ví
dụ tỉ lệ các bà mẹ ở thành thị dành hơn 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày để chăm sóc con là
38% trong khi tỉ lệ này ở nông thôn chỉ là 25%. Đây có thể là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng sao nhãng đối với trẻ em và cần được nghiên cứu sâu
hơn.
2.3.2.3 Xâm hại tình dục


Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em như sau:“Xâm hại tình
dục trẻ em là việc lôi kéo trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục mà trẻ em đó không
hiểu một cách đầy đủ, không có khả năng quyết định ưng thuận một cách có hiểu biết,
hoặc hành động đó là trái luật pháp hoặc trái quy tắc xã hội. Xâm hại tình dục trẻ
em là hành động diễn ra giữa một trẻ em với một người trưởng thành hoặc với một trẻ
em khác mà do độ tuổi và mức độ phát triển, người này có mối quan hệ trách nhiệm,
tin tưởng hoặc quyền hành với trẻ,và hành động gây ra nhằm thoả mãn nhu cầu của
người đó”.
Trong trường hợp thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em là một thành viên trong gia
đình hoặc có họ hàng với trẻ, thì việc xâm hại tình dục được coi là loạn luân. Xâm hại
tình dục khiêu dâm hoặc hoạt động mại dâm.Điều 56 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo
dục Trẻ em năm 2004 quy định trẻ em bị xâm hại tình dục cần phải được gia đình,
cộng đồng và Nhà nước hỗ trợ thông qua các dịch vụ tham vấn, phục hồi sức khoẻ và
tâm lý, và tạo điều kiện phù hợp để trẻ tái hoà nhập gia đình và cộng đồng.
Việc thu thập số liệu chính xác về mức độ phổ biến của hành vi xâm hại tình dục
trẻ em ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Có thể có những vụ xâm hại tình dục
không bị tố cáo và số vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trong thực tế nhiều hơn số vụ
được báo cáo. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ở trong nước cũng như trên thế giới
cho biết, thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em thường là những người có quan hệ gần gũi
với trẻ như thành viên trong gia đình hay hàng xóm. Độ tuổi của nạn nhân bị xâm hại

tình dục thường nằm trong khoảng từ 2-16 tuổi, độ tuổi bị xâm hại nhiều nhất là
khoảng 12 tuổi.
Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam được dùng để chỉ các trường hợp
khi một người, dựa trên sự vượt trội về độ tuổi, kinh nghiệm, sức mạnh thể chất hoặc
địa vị xã hội của mình, sử dụng quyền lực của mình để khiến trẻ tham gia vào hoạt
động tình dục.
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 1999 (Điều 122), mọi trường hợp giao cấu với
trẻ em dưới 13 tuổi đều bị coi là hiếp dâm trẻ em. Thực tế là luật pháp Việt Nam chưa
định nghĩa khái niệm “xâm hại tình dục trẻ em” và khái niệm này do đó được sử dụng
không thống nhất trong các luật và quy định khác nhau.


Số vụ xâm hại tình dục trẻ em được báo cáo từ năm 2005 đến 2007

900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
2005

2006

2007


(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH (2008) Báo cáo về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho Ủy Ban Văn
Hóa, Giáo Dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội).

Số lượng vụ việc được trình báo tăng lên không đồng nghĩa với việc số vụ xâm hại
tình dục trẻ em tăng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy cùng với việc nhận thức được
nâng cao và hệ thống báo cáo được cải thiện, số vụ việc ban đầu sẽ tăng, tuy nhiên sau
đó ổn định dần hoặc sẽ giảm. Vì vậy qua biểu đồ này cho thấy hệ thống báo cáo năm
2007 đã được cải thiện so với năm 2005. Tuy nhiên như đã đề cập trước đây, số liệu
này không phải ánh đúng thực tế số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam vì tỷ lệ
trình báo còn thấp.
2.3.3 Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực nêu trên, trước hết phải kể đến
nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần
nào đó còn bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chưa
được các cấp, các ngành quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh con là việc ”bình


×