Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.79 KB, 13 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
.....................................................................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................................................2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................3
KẾT THÚC VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................13


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với bản chất là một nhà nước xã hội chủ nghĩa gắn liền với quan điểm
“nhân dân là gốc của quyền lực nhà nước”, nước ta ghi nhận nguyên tắc “tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” trong mọi hoạt động. Riêng trong lĩnh vực
quản lí hành chính nhà nước thì nguyên tắc này được thể chế cụ thể thành “nhân
dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước”. Khẳng định
vai trò quan trọng của nhân dân lao động đối với công việc quản lí hành chính nhà
nước, thể hiện tính chất nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thông qua đó, việc tạo
điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước, nhằm
khẳng định nhân dân lao động giữ vai trò là người làm chủ đất nước là một điều hết
sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bởi đây là một trong những nguyên tắc rất
quan trọng, mang tính chủ đạo trong tổ chức và hoạt động quản lí hành chính nhà
nước. Nhận thấy tầm quan trong của vấn đề đó, em xin chọn đề bài: “Phân tích
nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà
nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà
nước ở nước ta hiện nay” cho bài tập lớn/học kỳ của mình. Do kiến thức còn
nhiều hạn chế, bài làm không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được những ý
kiến xác đáng của thầy/cô. Em xin cảm ơn!




3

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản lí
hành chính nhà nước
1.1.

Cơ sở của nguyên tắc
Bắt nguồn từ bản chất chế độ dân chủ sâu sắc. Sau thắng lợi của cuộc Cách

mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam từ địa vị nô lệ đã trở thành người
làm chủ và kiên định đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu là xây dựng
một xã hội dân chủ thực sự, nơi mọi quyền lực tối cao đều thuộc về nhân dân. Đặc
biệt từ khi công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, các cơ chế và chính sách mới
đã mở rộng quyền tự chủ nền dân chủ ở Việt Nam đã được phát huy và tạo ra động
lực to lớn cho xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII thông qua đã nêu
đặc trưng về thể chế chính trị của nước ta – xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
Nắm bắt tinh thần ấy, Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực
pháp lý cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng đã quán triệt
nguyên tắc này trong toàn bộ tổ chức và hoạt động trong đó có hoạt động quả lí
hành chính nhà nước. Tại Điều 2 HP 1992 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất
cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Điều 3 HP 1992 còn nhấn mạnh
đến việc đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động: “Nhà nước
bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân,
nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây

dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.


4

1.2.

Các hình thức tham gia
Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản lí hành

chính nhà nước được thể hiện dưới nhiều hình thức, cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
1.2.1. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà
nước. Việc nhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình thức
tham gia có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính nhà nước. Người lao động có
thể tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào công việc quản lý hành chính nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước
thông qua con đường bầu cử. Họ chính là những đại biểu được lựa chọn làm thành
viên của cơ quan quyền lực nhà nước. Với cương vị này, người lao động trực tiếp
xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương
trong đó có các vấn đề quản lý hành chính nhà nước.
Người lao động có thể tham gia vào các cơ quan nhà nước khác với vai trò là
cán bộ, viên chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước khác (như cơ quan hành
chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử). Với cương vị này, người lao
động sẽ sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp để thực hiện vai trò người
làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, có điều kiện biến những ý chí, nguyện vọng của
mình thành hiện thực nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh.
Người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ quan nhà

nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt
mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương. Ðây là hình
thức tham gia rộng rãi nhất của nhân dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà
nước. Tiếng nói chung của người lao động được đúc kết ở vị trí người đại biểu
nhân dân, vốn nhận được sự ủng hộ, tín nhiệm của đại đa số người lao động.


5

1.2.2. Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
Điều 9 HP 1992 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” nhằm để quy định vị trí, vai trò,
quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội trong quản lí nhà nước mà cụ thể là quản
lí hành chính nhà nước. Nói các tổ chức xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân là bởi tổ chức xã hội là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại
đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Người lao động tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội nhằm phát
huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân lao động. Tổ chức xã hội
tôn trọng và tạo mọi điều kiện để nhân dân lao động được trực tiếp hoặc thông qua
đoàn thể của mình tham gia quản lý nhà nước, quản lí hành chính nhà nước. Chăm
lo lợi ích chính đánh của nhân dân, vận động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh
phong trào tham gia quản lí hành chính nhà nước. Vai trò chủ động sáng tạo của
nhân dân lao động được phát huy. Nhà nước cũng giúp đỡ về vật chất và tinh thần
để tổ chức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong
việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước của mình. Tham gia vào các tổ
chức xã hội là một hình thức hoạt động rất có ý nghĩa đối với việc thúc đẩy và mở
rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nên trên thực tế, các tổ chức này đã thu hút được
một số lượng đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia.
1.2.3. Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở
Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở là một hình thức tham gia trực tiếp

vào quản lí hành chính nhà nước. Ðây là hoạt động do chính nhân dân lao động tự
thực hiện, các hoạt động này gần gủi và thiết thực đối với cuộc sống của người dân.
Hoạt động này xảy ra ở nơi cư trú, làm việc, sinh hoạt nên mang tính chất tự quản
của nhân dân.


6

Người lao động có thể tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở như là
bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,… Phong trào tham gia vào các hoạt
động tự quản ở cơ sở đã phát triển sâu rộng với nhiều mô hình mới, cách làm sáng
tạo, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp
nhân dân thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước.
Thông qua hoạt động của các mô hình đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước được chuyển tải kịp thời tới nhân dân, đồng thời giúp cho đội
ngũ cán bộ cơ sở nâng cao được kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác
vận động quần chúng, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào công
tác quản lí hành chính. Tiếp tục phát huy hiệu quả của các mô hình phong trào toàn
dân tham gia hoạt động tự quản ở cơ sở phù hợp hơn với đặc điểm, điều kiện tình
hình từng địa bàn, cơ sở qua đó nâng cao ý thức tự giác của nhân dân trong việc
quản lí hành chính nhà nước.Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản
này người lao động là những chủ thể tham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản
lý nhà nước, quản lý xã hội của họ được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
1.2.4. Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý
hành chính nhà nước
Ðiều 53 HP 1992 quy định công dân có quyền “tham gia quản lí nhà nước và
xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị
với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý
hành chính nhà nước là một hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động

phát huy vai trò làm chủ của mình. Có thể trực tiếp kiểm tra các cơ quan quản lý
nhà nước; tham gia trực tiếp với tư cách là thanh viên không chuyên trách trong
hoạt động cơ quan quản lý, các cơ quan xã hội; tham gia với tư cách là thành viên
của tập thể lao động trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng của cơ quan...


7

Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu
trong quản lý hành chính nhà nước. Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện khiếu nại tố cáo nếu cho
rằng cán bộ hành chính nhà nước vi phạm quyền lợi của họ hoặc thực hiện không
đúng đắn, mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, trực
tiếp thể hiện quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Ðiều này khẳng định vai trò
đặc biệt của nhân dân lao động trong quản lý hành chính nhà nước, đồng thời xác
định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều
kiện để nhân dân lao động được tham gia vào quản lý hành chính nhà nước.
2. Việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành
chính nhà nước
Việc nhân dân lao động tham gia quản lý hành chính nhà nước khẳng định vị
trí quan trọng của nhân dân lao động là người làm chủ đất nước.
2.1.

Thực trạng và đánh giá

2.1.1. Về việc tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
Đây là hình thức chủ yếu để nhân dân lao động có thể thực hiện quyền quản
lí của mình một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất. Nhân dân lao động thực hiện và
phát huy quyền làm chủ của mình thông qua hoạt động của người đại biểu nhân dân

hay cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước. Qua đó nhà nước phát huy tốt
hơn vai trò quản lý của mình, có chính sách đúng, động viên và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước. Việc tham gia của
nhân dân vào các cơ quan nhà nước ngày càng được đảm bảo. Việc bầu cử đại biểu
diễn ra khách quan, nâng hiệu suất quản lí của nhà nước.


8

Một bất cập lớn đó là quan hệ giữa người đại diện với nhân dân vẫn còn
khoảng cách khá xa và lỏng lẻo. Những người được bầu vẫn đại diện cho nhân dân
một cách chung chung, mà không phải là cho những cộng đồng lợi ích cụ thể, nên
chưa có sự gắn bó giữa người được bầu với cử tri. Hơn nữa, bản thân người dân, do
trình độ nhận thức, chưa thấy hết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với việc
tham gia quản lý nhà nước, chưa làm hết sức mình khi tham gia quản lý nhà nước ở
hình thức này. Người dân còn thờ ơ với việc bầu cử, cách thức bỏ phiếu theo phong
trào, lấy lệ, cho xong của vẫn còn tồn tại. Kết quả bầu cử chưa phản ánh đúng
nguyện vọng. Cơ chế làm việc trong các cơ quan nhà nước cứng nhắc, tình trạng
quan liêu, cửa quyền của một số bộ phận cán bộ, công chức nhà nước chưa được
khắc phục, kỷ cương, phép nước bị xem thường ở nhiều nơi. Trong việc tuyển dụng
cán bộ cũng

còn tồn tại hiện tượng “con ông cháu cha”, khiến cho việc tuyển

dụng chưa thực sự có hiệu quả, chưa tận dụng được nguồn nhân lực làm việc cho
nhà nước. Cũng vẫn còn tình trạng các cán bộ công chức làm việc chưa thực sự
hiệu quả, làm lãng phí thời gian và tiền bạc của nhà nước và nhân dân.
2.1.2. Về việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội
Nhân dân lao đông tham gia ngày càng đông đảo vào hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức xã hội giúp cho các tổ chức này ngày càng phát huy được

vai trò của mình. Các tổ chức chính trị - xã hội có những thay đổi trong tổ chức và
phương thức hoạt động, gắn chặt hơn với quần chúng, với các đoàn viên, hội viên;
những tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp cũng được phát triển mạnh. Tình hình
đó cho phép nhân dân có khả năng tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý của
nhà nước, từ việc phản biện các chính sách, pháp luật của nhà nước, giám sát sự
thực hiện của các cơ quan nhà nước và của công chức, cũng như đề đạt nguyện
vọng, ý kiến của mình cho các cơ quan nhà nước xem xét, thực hiện.


9

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập như là cán bộ đoàn thể chưa thật
gần với quần chúng, năng lực và trình độ còn thấp. Nhiều kế hoạch đề xuất chỉ
mang tính lí thuyết mà không thể áp dụng vào thực tiễn. Sự phân công phối hợp
giữa các tổ chức xã hội với nhà nước, với tổ chức xã hội khác cũng như trong chính
nội bộ của mình chưa cụ thể, chưa rõ ràng, hoạt động của các bộ phận còn chồng
chéo, “lấn sân”. Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận và các tổ
chức xã hội không ít nơi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính hóa nặng nề, xơ
cứng, chậm đổi mới.
2.1.3. Về việc tham gia vào hoạt động tự quản ở cấp cơ sở
Tính tự quản của nhân dân lao động ở địa phương không ngừng nâng cao.
Phong trào tham gia vào các hoạt động tự quản ở cơ sở đã phát triển sâu rộng với
nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo, huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân
dân lao động đối với quản lí hành chính nhà nước ở cấp cơ sở. Qua thực tiễn nhiều
năm thì hiệu quả của những hoạt động này ngày càng được nâng cao. An ninh trật
tự và vệ sinh nơi cơ sở được bảo đảm tốt, giảm gánh nặng cho chính quyền địa
phương, đồng thời cũng thể hiện vai trò của mỗi người dân trong việc quản lí hành
chính nhà nước. Nhiều phong trào được nhiều người dân tiếp thu, hưởng ứng, học
tập theo qua đó nhân rộng mô hình đến nhiều địa phương khác. Qua đây nhận thấy
được ý thức tự giác, quan tâm sâu sắc của mỗi người dân đến an ninh trật tự nói

riêng và sự quản lí nhà nước nói chung.
Tuy nhiên trong lĩnh vực tự quản này, còn tồn tại nhiều bất cập, như ở một số
nơi vẫn còn “bệnh thành tích”, tuy chưa đạt chuẩn nhưng vẫn được công nhận.
Nhiều cá nhân lợi dụng hình thức này để trá hình cho các hoạt động lạm quyền.
Dân chủ quá trớn, những hành vi trái với lợi ích của nhân dân, của Nhà nước chưa
bị nghiêm trị. Nhiều biểu hiện dựa vào dân chủ để phá hoại kỷ cương.


10

2.1.4. Về việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong
quản lí hành chính nhà nước
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong đó quy định cụ thể
các điều kiện, hình thức, phương thức để nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý
của Nhà nước như việc các đại biểu, các cơ quan nhà nước phải tiếp nhận và giải
quyết các đề xuất, kiến nghị, khiếu nại của người dân, tiếp thu các ý kiến đóng góp
vào các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội... Cùng với những quy định chung, trong sự phát huy dân
chủ, Chính phủ đã có Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện
Dân chủ cơ sở, trong đó quy định các việc chính quyền cơ sở phải công khai xin ý
kiến của nhân dân và quy định cụ thể các công việc mà người dân có quyền quyết
định tại địa phương. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tự giác, chủ động tham
gia đóng góp ý kiến và sau đó cần tiếp thu một cách kỹ lưỡng ý kiến của nhân dân
bởi nhân dân là chủ thể sáng tạo pháp luật, từ đó phải tạo ra năng lực chủ thể sáng
tạo pháp luật cho nhân dân, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho nhân dân.
Tuy nhiên, đến nay vấn đề trưng cầu dân ý vẫn chưa được triển khai thực
hiện. Việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về dự án luật được thực hiện một cách
chưa đồng bộ, chưa có hệ thống, chưa đi vào thực chất, còn phô trương hình thức
theo góc độ tuyên truyền. Trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân khách quan
về mặt kinh tế cũng như chính trị, nước ta chưa có điều kiện để thực hiện những

quyền này. Điển hình là, nước ta vẫn chưa có luật nào cụ thể hóa quyền được kiến
nghị biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, chưa có luật nào quy định
chi tiết việc biểu tình đúng pháp luật. Năm 2006, Quốc hội cũng từng đưa ra dự
thảo Luật trưng cầu ý dân nhưng chưa được thông qua vì còn nhiều vấn đề chưa
thống nhất.


11

2.2.

Giải pháp
Để đẩy mạnh sự tham gia của nhân dân lao động vào quá trình quản lý hành

chính nhà nước, trong thời gian tới, cần phải làm tốt các công việc chủ yếu sau:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, có cơ chế huy động người dân tham gia
vào quá trình quản lý hành chính nhà nước. Cần sửa đổi cơ chế bầu cử đại biểu
Quốc hội và HĐND sao cho những người được bầu phải gắn bó với người dân,
phản ánh được ý chí nguyện vọng của người dân, không còn đại diện chung chung,
hình thức. Đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của các cơ quan nhà
nước, mở rộng sự công khai, minh bạch, tạo cơ hội để người dân nắm được các
công việc của Nhà nước để tham gia một cách chủ động, thiết thực, có hiệu quả.
Tiếp tục mở rộng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mở rộng sự
hình thành và tham gia của các hội, tổ chức phi chính phủ trong việc giải quyết các
nhu cầu của nhân dân và tích cực tham gia vào công tác quản lý hành chính nhà
nước. Có các cơ chế và phương thức để phát huy và tiếp nhận được các ý kiến phản
biện của nhân dân và của các tổ chức quần chúng.
Tiếp tục có biện pháp giáo dục nâng cao kiến thức, trình độ, nhất là ý thức
chính trị, tinh thần pháp luật của người dân, làm cho người dân tự giác và có ý thức
hơn nữa trong việc tham gia vào các công việc xã hội và các hoạt động quản lý

hành chính nhà nước.
Nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc tuyên truyền, giáo
dục và tổ chức tham gia của người dân đối với việc xây dựng chính sách, pháp luật.
Mở rộng việc sử dụng các báo điện tử trong việc tuyên truyền các chính sách, pháp
luật của nhà nước, thu thập, phản ánh các ý kiến đóng góp, tham gia của nhân dân.
Qua đó phát huy quyền, nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước.


12

KẾT THÚC VẤN ĐỀ


13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×