Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.45 KB, 11 trang )

Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

Các nội dung cơ bản:
Phần I: Khái quát chung về bạo lực gia đình
1. Khái niệm nạn bạo lực gia đình
2. Các hình thức bạo lực gia đình
3. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới đời sống con người
Phần II: Thực trạng về vấn đề bạo lực gia đình hiện nay
1. Thực trạng xã hội về vấn đề bạo lực gia đình hiện nay tại Việt Nam
2. Các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh nạn bạo lực gia đình
Phần III: Kết luận
I. Khái quát chung về vấn đề bạo lực gia đình
1. Khái niệm bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về mặt thể chất tinh thần kinh tế đối với ia thành viên khác trong
gia đình
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Phòng, Chống Bạo lực gia đình 2007 thì các
hình thức bạo hành gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính
mạng.
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng.
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và
cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
- Cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ.
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản



riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia
đình.
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng
của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ
thuộc về tài chính.
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Các hình thúc bạo lực gia đình
Bạo hành gia đình có thể được phân loại dựa trên 2 tiêu chí:
- Phân chia theo kiểu bạo hành (4 loại):
• Bạo hành thể xác: có các hành vi gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe, thân thể của
người bị bạo hành như tát, đấm, đá, cào, cấu, cắn, bẻ quặt cánh tay, nắm tóc đập
đầu vào tường, quật ngã, bóp cổ, vv…Ném vật cứng hoặc các thứ bẩn thỉu, hôi thối
độc hại vào mặt, vào người nạn nhân, vv…Dùng roi, gậy, dây để đánh đập hoặc
trói xíc nạn nhân, vv…Bắt nạn nhân phải ăn đói, mặc rách, ở khổ và đau ốm không
được chữa trị.
• Bạo hành tinh thần: La hét, quát tháo, đe dọa.Chửi rủa và nói những lời xúc phạm
tới nhân phẩm, danh dự của nạn nhân.Đập phá, quăng vứt đồ đạc trong nhà.Bạo
hành đối với người mà nạn nhân yêu quý để làm cho nạn nhân đau đớn về mặt tinh
thần khi chứng kiến thấy người mình yêu quý bị bạo hành.
• Bạo hành tình dục: Đòi và cưỡng bức giao hợp khi người vợ không muốn, đang
mệt mỏi hoặc đang bệnh.Đòi và cưỡng bức giao hợp theo kiểu cách mà người vợ
không muốn.Thực hiện hành vi bạo dâm trong khi giao hợp với vợ (lột, xé áo
quần, cào cắn, đánh đập, vv…)Không chịu dùng bao cao su để giao hợp theo yêu
cầu của vợ, chống lại ý muốn của vợ là thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế
hoạch và chống lây truyền bệnh HIV.
• Bạo hành xã hội: Cấm nạn nhân không được ra khỏi nhà, cấm giao tiếp với người
ngoài và cấm liên hệ bằng điện thoại với người khác.Bóc thư riêng của nạn nhân
để xem, lục soát người, phòng riêng, tủ riêng của nạn nhân dù không được nạn
nhân đồng ý, hoặc theo dõi hay cho người theo dõi mọi hành vi của nạn
nhân.Không cho nạn nhân học thêm, đi làm hoặc hoạt dộng xã hội.Độc quyền quản

lý, chiếm hữu và sử dụng tiền, tài sản riêng của nạn nhân hoặc chung của gia đình


và sử dụng một cách tùy tiện theo ý riêng của mình.
- Phân chia theo đối tượng bị bạo hành (3 loại):
• Bạo hành với vợ/chồng.
• Bạo hành với trẻ em.
• Bạo hành với người già.

3. Ảnh hưởng của Bạo hành gia đình đối với đời sống con người và xã hội
Ảnh hưởng của bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạn
nhân. Nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời thậm chí tử
vong. Bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm cảm và rối loạn thần
kinh, stress,đặc biệt là ở trẻ em - đối tượng nhạy cảm hơn cả. Những đứa trẻ phải
sống trong môi trường bạo lực từ bé, thường xuyên phải chứng kiến cảnh bạo hành
trong gia đình hoặc là nạn nhân của việc bạo hành sẽ luôn mang tâm lý lo sợ,
hoảng loạn, rơi vào trạng thái mất cân bằng, không thể tham gia các sinh hoạt bình
thường, dẫn tới tình trạng sức khỏe bị giảm sút, học tập bị gián đoạn, ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển nhân cách ở trẻ em.Nếu tình trạng này kéo dài rất có thể sẽ
gây ra các rối loạn tâm lí. Không chỉ nạn nhân mới phải chịu ảnh hưởng từ việc
bạo hành mà cả người gây ra bạo hành, những người xung quanh cũng chịu sự tác
động không nhỏ từ vấn đề này:
Đối với người bị bạo hành:
• Tác hại về tâm lý: Bị Stress, sợ hãi, tức giận, căm thù, lo lắng, hoảng hốt, nhục
nhã, đau khổ, tuyệt vọng, chán nản, muốn xa lánh, muốn tự tử. Mắc các bệnh tâm
thần nhẹ như: trầm cảm, phân liệt, vv…
• Tác hại về thể chất: đau đớn, bị thương, bị tàn phế, bị xấu xí dị dạng, bị bệnh,
vv…
• Tác hại về xã hội: uy tín và danh dự bị tổn thương, bị giảm sút, không thực hiện
được vai trò, vị trí của mình trong xã hội.

Đối với chính người bạo hành:
• Quan hệ của người bạo hành và người bị bạo hành bị tổn thương, tan vỡ.
• Nhân phẩm bị suy thoái, uy tín, danh dự bị giảm sút hoặc sụp đổ trong gia đình
và ngoài xã hội vì bị dư luận lên án và phê phán.


• Lương tâm bị cắn rứt dày vò vì hối tiếc, ân hận và xấu hổ.
• Bị pháp luật can thiệp và trừng trị
Đối với gia đình:
• Làm tổn thương đến tâm lý tình cảm của gia đình.
• Làm tổn thương các quan hệ gia đình.
• Làm mất uy tín và danh dự của gia đình.
• Gây đau khổ, xấu hổ và nhục nhã cho các thành viên trong gia đình. Con cái
thường mặc cảm, tự ti, không thích giao tiếp, không tự tin trong cuộc sống, bỏ học,
không dám kết thân với người khác và trở nên ương bướng, khó bảo, thích gây gổ
với người khác, học hành sa sút và trở nên hư hỏng.
Như vậy, hậu quả bạo lực gia đình mang lại là vô cùng to lớn, tác động mạnh mẽ
tới chất lượng cuộc sống, mối quan hệ gia đình, thậm chí xâm phạm tới sức khỏe,
tính mạng, tâm lí, danh dự nhân phẩm của những nạn nhân bạo lực gia đình, ảnh
hưởng sâu sắc tới sự bền vững của gia đình. Bên cạnh đó, bạo lực gia đình cũng là
một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế cho gia đình và xã hội, ảnh
hưởng tới các thế hệ tương lai, đặc biệt là những đứa trẻ sinh ra và lớn lên khi
chứng kiến sự rạn nứt trong cuộc sống gia đình, một nghiên cứu cho thấy rằng khi
trẻ chứng kiến bạo lực trong gia đình mình thường học những gì chúng thấy.
Chúng cho rằng bạo lực là cách hành xử giữa các cặp vợ chồng. Đây là một điều
đáng lo ngại trong việc xây dựng, nuôi dưỡng thế hệ trẻ cho tương lai đất nước.
II. Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng xã hội về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay
Kết quả khảo sát chọn mẫu ở 8 tỉnh, thành phố (năm 2008) của Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam cho thấy:


Con số này chắc chắn chưa phản ánh đúng thực tế, bởi quan niệm về bạo hành gia
đình ở mỗi người một khác, có rất nhiều trường hợp nạn nhân bị bạo hành mà
không biết, chưa kể có rất nhiều người không dám nói lên sự thật vì e ngại, sợ bị
xấu hổ.
Có đến hàng trăm kiểu bạo hành, nhưng phổ biến nhất vẫn là vợ (hoặc chồng) bị
bạn đời bạo hành về thể xác (đánh đập), bạo hành tinh thần (gây tổn thương nặng
nề về tâm lý), bạo hành tình dục (ép buộc khi bạn đời không muốn).
Ngoài ra, một số số liệu khác còn cho thấy :


66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình.
Trong 5 năm từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi
đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn.
Năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo hành trong tổng
số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%, và cũng theo
nghiên cứu đó thì:
25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần.
30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục.
5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập.
82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực
9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là
người vợ.
Có thể dễ dàng nhận thấy, nạn nhân chủ yếu của bạo hành gia đình là phụ nữ. Hiện
nay, nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình có tới 97% là nữ giới. Phần còn lại
hầu hết là trẻ em. Tình trạng bạo hành đối với người già, vợ đối với chồng cũng có
nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Một con số được công bố là có tới 30% phụ nữ bị đánh
đập, lạm dụng cưỡng bức theo nhiều hình thức. Trong số đó, 15% số người vợ bị
đánh, gần 80% bị mắng chửi, hơn 70% bị bỏ mặc, gần 10% bị chống cấm đoán
tham gia hoạt động xã hội và gần 20% bị chồng cưỡng bức quan hệ tình dục.

Cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết
họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục.
Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức
bạo hành này chiếm 9%. Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ
ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố ngày 25/11 cho
hay.
Một khảo sát khác trong năm 2010 đã cho thấy những vụ án liên quan tới bạo lực
gia đình đều gây những hậu quả thương tâm, mất mát đau thương cho gia đình và
xã hội, đó là những hồi chuông cảnh báo cấp thiết, cụ thể những vụ án kinh hoàng
năm 2010 về bạo lực gia đình:
1.Sát hại vợ vì nghi ngoại tình
Do nghi vợ ngoại tình và cho rằng con thứ ba không phải là của mình, Nguyễn Văn
Tình (SN 1967) trú tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội đã dùng dao đâm chết
vợ là chị Hoàng Thị Tâm (SN 1970). Tại cơ quan Công an, Tình thừa nhận đã nghi
ngờ chị Hoàng Thị Tâm đang ngoại tình và đứa con trai thứ ba không phải là con


của hắn.
2. Hắt lọ axít vào vùng “kín” của vợ
Ngày 1/12 (tại TP HCM), Nguyễn Văn Lục (29 tuổi, trú tại Mỹ Đức, Hà Nội) đã
hắt axít vào “chỗ kín” của vợ là chị Đỗ Thị T (27 tuổi). Hai vợ chồng này đã vào
TP HCM sinh sống bằng nghề bán hàng rong từ năm 2010.
Vào trưa qua 1/12, khi chị T. đang đi bán bắp dạo thì Lục gọi điện thoại hẹn gặp tại
đường Đặng Nguyên Cẩn (phường 13, quận 6). Vừa gặp nhau, Lục khóa tay vợ rồi
vồ can axít tưới thẳng vào “chỗ kín” của chị T. Toàn bộ phần thân dưới của chị bị
tổn thương nghiêm trọng. Do nghĩ vợ ngoại tình nên Lục đã đi mua hai lọ axít thực
hiện hành vi dã man trên.
3. Quật con nhỏ xuống đường cãi nhau với vợ
Ngày 1/11, Nguyễn Văn Phương (SN 1975, trú tại Tân Hưng, Long An) trong lúc
cãi nhau với vợ đã bất ngờ túm chân con ruột (cháu Nguyễn Văn Lâm) rồi quật

xuống mặt đường khiến nạn nhân bị chấn thương sọ não nặng.
Nguyên nhân xuất phát từ việc vợ chồng Phương cãi nhau từ đêm 30/10 nên chị
Thúy (vợ Phương) để con lại nhà và bỏ đi. Lúc này, Phương cầm cục đá xanh
khoảng 3-4kg chạy theo yêu cầu vợ phải ở lại nhà.
Chị Thúy không chịu về mà đứng giữa đường chửi chồng. Phương lao vào đấm đá
túi bụi nhưng chị Thúy vẫn lớn tiếng la hét. Phương liền dùng tay chộp lấy hai
chân bé Lâm nâng bổng bé lên rồi quật mạnh xuống đường.
Công an Long An đã bắt giữ Phương để phục vụ điều tra. Với cháu Lâm, sau khi
đến bệnh viện các bác sỹ đã chuẩn đoán, cháu bị trấn thương sọ não với vết nứt dài
tới 7cm.
4. Vợ nhập viện, con chết thảm từ mâu thuẫn gia đình
Ngày 21/10, Khoa Cấp cứu của BVĐK tỉnh Lai Châu tiếp nhận 3 bệnh nhân là anh
Bùi Văn Hà (SN 1981) và hai cháu Bùi Thị Ngọc Ánh (9 tuổi) và Bùi Thị Lan (3
tuổi) cùng trú tại tổ 5 phường Quyết Thắng (thị xã Lai Châu) trong tình trạng
ngưng thở. Mặc dù được các bác sỹ hết lòng cứu chữa nhưng sau đó cả ba bố con


anh Hà đều đã tử vong.
Nguyên nhân của sự việc trên xuất phát từ vụ cãi vã giữa anh Hà và vợ là chị Đỗ
Thị Lý. Anh Hà đã dùng dao chém một nhát vào đầu chị Lý khiến chị này bị
thương phải đưa cấp cứu tại BVĐK tỉnh Lai Châu.
Ngày 21/10, anh Vũ Danh Minh (bạn của anh Hà) sang nhà anh Hà, khi nhìn qua
cửa sổ thấy ba 3 người đã bị treo cổ bằng dây điện. Nhiều người chứng kiến sự
việc cho biết sau khi chị Lý vào Bệnh viện cấp cứu thì anh Hà có nói nếu chị Lý
không về sẽ giết các con. Vụ án đang được các cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu
tiến hành làm rõ.
5. “Phê” thuốc giết vợ
Lê Văn Thẩm mặc dù mới 23 tuổi (trú tại Tương Dương, Nghệ An) nhưng lại có
thâm niên nghiện ma túy một thời gian dài. Nhiều lần vợ Thẩm là chị Lê Thị Lý
(27 tuổi) trách mắng nhưng Thẩm đều bỏ ngoài tai. Vào chiều 22/7, trong lúc

Thẩm đang chích heroin thì bị chị Lê Thị Lý phát hiện, mắng mỏ. Bực mình vì
đang “phê” lại bị mắng nên Thẩm lôi chị Lý vào phòng ngủ, đánh chị Lý đến chết
rồi bỏ đi. Khoảng 7 giờ tối cùng ngày, hàng xóm phát hiện chị Lý nằm chết trên
giường. Trong khi đó, Thẩm chơi ở nhà một người hàng xóm gần đó. Khi chạy về
nhà, Thẩm vờ khóc than và báo cơ quan công an là vợ bị kẻ xấu giết.

Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ra Bạo lực gia đình?
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nguyên nhân trực tiếp gây ra bạo lực gia đình rất
phức tạp, có thể từ rượu và mượn rượu 60%, kinh tế 60%, cờ bạc 20%, ngoại tìnhghen tuông 16%, học vấn thấp 13%, ma tuý 10%, thiếu hiểu biết pháp luật 5%,
nguyên nhân khác 17%.
Nguyên nhân về kinh tế
Thực tế cho thấy có sự tương quan giữa bạo hành trong gia đình với sự nghèo khổ.
Cuộc sống khó khăn chật vật sẽ gây sự căng thẳng và lo nghĩ về mặt tinh thần, từ
đó xảy ra những cuộc cãi vã, đánh đập nhau trong gia đình.


Nguyên nhân về học vấn
Các vợ chồng có học vấn thấp thường có những cuộc bạo hành trong gia đình. Do
sự nhận thức của họ không cao nên họ sẵn sàng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”
đối với vợ và con, tuy nhiên đối với những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao
cũng vẫn xảy ra những cuộc bạo hành, nhưng thường là những cuộc bạo hành về
mặt tinh thần theo kiểu “chiến tranh lạnh”, “bạo hành câm”.
Nguyên nhân về nhận thức
Nhiều kẻ bạo hành có những hành động, cử chỉ lời nói xúc phạm và gây tổn
thương tới người khác nhưng họ không cho đó là bạo hành. Họ chưa hiểu rõ bạo
hành là như thế nào mà thường nghĩ bạo hành đơn giản là đánh đập, hành hạ nhưng
thực ra bạo hành không chỉ làm tổn thương về mặt thể chất mà còn cả về mặt tinh
thần như: lạnh nhạt, hững hờ, thiếu quan tâm, vv… Chính vì thiếu kiến thức về bạo
hành nên nhiều kẻ bạo hành đã thực hiện hành vi bạo hành với người khác mà
không hề hay biết.

Nguyên nhân do tàn dư về xã hội:
Trước hết là do tư tưởng độc quyền, gia trưởng của người chồng, coi khinh vợ, tự
cho mình có quyền được đối xử tàn bạo với vợ nhưng vợ thì không được làm
những điều đó với chồng.
Do mềm yếu và tính cam chịu của phụ nữ Á Đông nên người vợ thường không
dám có những hành vi biểu hiện chống trả, từ đó khiến cho người chồng càng ngày
càng lấn át người vợ.
Do người phụ nữ luôn cho rằng bị bạo hành là một chuyện xấu, chuyện riêng trong
gia đình, nếu có ai biết được thì không những “xấu chàng” mà còn “hổ thiếp” nên
luôn dấu kín và không cho ai biết, chuyện chỉ được nói ra khi nó đã trở nên nghiêm
trọng.
Nguyên nhân bất bình đẳng giới
Hiện nay trên thực tế mặc dù đã có nhiều phụ nữ đã vươn lên những địa vị cao và
quan trọng trong xã hội, song tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá
mạnh mẽ, đặc biệt là ở một nước Châu Á như Việt Nam. Trước hết là trong gia
đình, họ hàng, gia tộc, họ dễ dàng đồng tình, bênh vực cho những hành động đối
xử bất bình đẳng của nam giới đối với nữ giới và cho rằng người vợ phải có gì đó
thì người chồng mới đối xử như vậy.
Nguyên nhân do cờ bạc, rượu chè
Trong bối cảnh chung của Việt Nam là: vui nhậu, buồn nhậu, hội ngộ, chia ly, chúc
mừng cũng nhậu. Có khi người ta mượn rượu để giải quyết một vấn đề gì đó về


tâm lý như: áp lực căng thẳng, xung đột nội tâm, những buồn chán, thất bại, vv…
Khi đã có hơi men trong người thì thông thường họ không còn đủ lý trí và sự tỉnh
táo để kiểm soát hành vi của mình, và đôi khi họ cũng mượn cớ có hơi men để cho
mình cái quyền làm tổn thương người khác.
Với những gia đình có vợ hoặc chồng đam mê cờ bạc đỏ đen cũng là nguyên nhân
chính dẫn đến những cuộc bạo hành.
Nguyên nhân từ tình dục

Sinh hoạt tình dục là một yếu tốt quan trọng trong đời sống vợ chồng, nhưng có
những ông chồng có những hành động bạo hành với vợ như: cưỡng ép giao hợp,
đòi làm những kiểu mà người vợ không thích hoặc là bạo dâm đối với vợ gây đau
đớn và tổn thương về mặt tâm lý cho người vợ.
Có thể là do người vợ không muốn quan hệ, hoặc chiều chồng mà cho quan hệ
nhưng lại tỏ ra miễn cưỡng và không mặn mà khiến cho chồng ngờ vực, ghen
tuông rồi chì chiết, hành hạ vợ.
Nguyên nhân do ngoại tình
Đây là nguyên nhân trực tiếp của những trận bạo hành trong gia đình. Người vợ
hoặc chồng đi ngoại tình về nhà rồi kiếm cớ đay nghiến, dằn hắt vợ hoặc chồng
con nhưng phổ biến hơn vẫn là người chồng. Chồng có thể đánh đập, chửi bới,
lăng nhục thậm chí là chê bai vợ để biện minh cho hành động ngoại tình của mình.
Có những trường hợp vợ chồng nghi ngờ nhau ngoại tình rồi tìm cách xỉa xói, ghen
tuông, gây gổ và thậm chí còn đánh đập vợ.
Nguyên nhân do xung đột gia đình
Vấn đề nuôi dạy con cái để xảy ra những tranh cãi, bất đồng. Vấn đề chi tiêu mua
sắm không thống nhất, vấn đề trách nhiệm của mỗi người trong gia đình và thiết
lập các mối quan hệ với những người bên ngoài, vv… cũng là một nguyên nhân
gây ra bạo hành.
Những nguyên nhân khác
Sự cuồng tín tôn giáo, chênh lệch học vấn, suy thoái lối sống, đạo đức, lấy nhau
không xuất phát từ tình yêu, vv….
2. Những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề bạo lực gia đình
Trong việc xử phạt hành chính, theo nghị định 87 ngày 21-11-2001 của Chính phủ
(về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình), hành vi
ngược đãi, hành hạ thành viên trong gia đình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm
trọng có thể bị phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng...
Trong việc xử lý hình sự, người ngược đãi hoặc hành hạ vợ, chồng, con... gây hậu



quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm có thể bị xử tội
“ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu” theo điều 151 Bộ
luật hình sự với hình thức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỉ lệ
thương tật từ 11-30%... có thể bị xử tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác” theo khoản 1, điều 104 Bộ luật hình sự với hình thức phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nhưng
cần lưu ý, hành vi rơi vào khoản 1, điều 104 nói trên chỉ được khởi tố khi có yêu
cầu của người bị hại.
Năm 2007, Luật phòng, chống bạo lực gia đình cũng có đưa ra những biện pháp xử
lý người có hành vi bạo lực gia đình. Như người từ đủ 16 tuổi trở lên dù đã được tổ
hòa giải ở cơ sở hòa giải nhưng vẫn tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình có thể bị
đưa ra góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.
Kế tiếp, người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình
trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp
này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Tiếp nữa, người đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp
tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách
nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với
người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Ngoài ra, nếu có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người vi phạm có thể
bị chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc với nạn nhân trong thời hạn
ba ngày.
Cụ thể, người vi phạm không được phép đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới
30m (trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự
ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn
cho nạn nhân); không được sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương
tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.

III. Kết luận
Tại sao Bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối?
Khi một cuộc hôn nhân không thành đa số nguời ta tìm đế giải pháp ly hôn, tuy
nhiên, ly hôn không phải là giải pháp phổ biến mà phụ nữ bị bạo hành lựa chọn ở
Việt Nam. Điều gì khiến phần lớn phụ nữ bị bạo hành vẫn phải sống chung với mối


quan hệ bạo lực?
Phụ nữ sống vì gia đình và vì chồng con. Vì vậy nhiều phụ nữ sẵn lòng cam chịu
để giữ gìn được điều mà họ cho là quan trọng này. Nhiều phụ nữ sống triền miên
trong bạo hành vẫn nghĩ rằng chẳng tốt đẹp gì nếu ly hôn.
“Họ cho rằng ly hôn chỉ mang đến sự hổ thẹn, thậm chí là bản thân phụ nữ cũng
cảm thấy xấu hổ và bị kỳ thị khi chia tay,” ThS. Song Hà cho hay.
Theo các chuyên gia về bạo hành gia đình, phụ nữ bị bạo hành gặp khá nhiều khó
khăn khi ly hôn. Họ vẫn lo sợ không được quyền nuôi con sau ly hôn hoặc sự ngăn
cản từ phía gia đình. Trong khi đó, không ít phụ nữ vẫn còn vướng các thủ tục giải
quyết ly hôn khiến cho cuộc ly hôn không thành...
Đó là chưa kể, việc thiếu hiểu biết của một số cán bộ địa phương về nạn bạo lực
gia đình đã khiến các chị em phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình mất lòng tin vào
chính quyền khi giải quyết vấn đề này. Chị Thu, nạn nhân của bạo lực gia đình tại
Hà Nội cho biết:
“Tôi nhờ hội phụ nữa nhưng người ta chỉ hòa giải cho có thủ tục mà thôi chứ ngoài
ra không áp dụng biện pháp nào khác”
Nếu xem xã hội là một cơ thể thì mỗi gia đình được xem như là một tế bào của cơ
thể đó. Bạo hành gia đình chính là mầm mống của những căn bệnh ung thư. Sự can
thiệp của pháp luật chính là phương thuốc điều trị hữu hiệu căn bệnh ung thư này.
Thuốc thì đã có, vấn đề còn lại là các thầy thuốc có thấy được mức độ trầm trọng
của căn bệnh để kê toa dùng thuốc hay không. Hiện nay chúng ta chỉ mới có thể
hạn chế căn bệnh này dần dần chứ không thể loại bỏ triệt để mầm mống của nó.
Tuy nhiên, nhà nước, chính quyền địa phương phải thấy rõ tính cấp thiết của thực

trạng để có sự quan tâm đúng đắn, điều chỉnh kịp thời để thực trạng này không còn
là căn bệnh trầm kha của xã hội.



×