Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận tình huống giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp đối với công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.73 KB, 20 trang )

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
ATTP luôn là vấn đề cấp bách và nóng, đang cần được quan tâm không
chỉ của các cơ quan chức năng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này mà còn là
trách nhiệm của toàn xã hội. Trên các trang mạng xã hội, trên truyền thanh,
truyền hình ở đâu cũng xuất hiện đề cấp đến thực phẩm kém chất lượng, hàng
giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không an toàn gây ảnh hưởng trực tiếp đến
người sử dụng.
Đến nay từ Quốc Hội, Chính Phủ, đến các Bộ, UBND các cấp đã ban
hành nhiều văn bản để quản lý về ATTP, cũng như không ngừng thanh tra ,
kiểm tra về công tác quản lý ATTP, dần đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh
thực phẩm là ngành nghề có điều kiện và đi vào khuân khổ, từng bước tạo được
bước chuyển biến trong ý thức của người dân về hoạt động sản xuất và tiêu dùng
thực phẩm An toàn, hạn chế các mối nguy, tạo bước chuyển mạnh mẽ về cung
ứng các sản phẩm thực phẩm An toàn, tiến tới hạn chế tối đa các vụ ngộ độc
thực phẩm, đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho người dân.
Để nâng cao ý thức người dân, các tổ chức doanh nghiệp, hạn chế các vụ
ngộ độc liên quan đến thực phẩm. Do đó Chi cục QLCL đã không ngừng phổ
biến công tác thông tin, giáo dục truyền thông được tăng cường và xác định là
nhiệm vụ và gải pháp chủ yếu như: Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, đài phát thanh truyền hình, các tạp
chí khác…Tổ chức tuyên truyền “ tháng hành động vì chất lượng ATTP ”. Tổ
chức các buổi tập huấn kiến thức cho các chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất,
kinh doanh sản phẩm Nông lâm thủy sản. Ngoài ra còn tập huấn kiến thức cho
người tiêu dùng về ATTP, hướng dẫn chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm an
toàn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATTP trong sản xuất và kinh doanh sản
phẩm nông lâm thủy sản …Cùng với đó là thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra
các quy định của pháp luật về ATTP và thực hiện truy xuất nguồn gốc, kiểm
nghiệm chất lượng, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo
ATTP.
1



Đặc biệt đã ban hành nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về
việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm. Kiên quyết xử
lý vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản.
Đến nay kết quả thu được đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực như nâng cao
nhận thức về ATTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh sản
phẩm nông lâm thủy sản , mang tính răn đe cho các cơ sở khác để thực hiện tốt
hơn trong lĩnh vực ATTP, số vụ ngộ độc thực phẩm đã giảm rõ rệt…vv.
Về chính sách pháp luật, đã có nhiều các văn bản quy định, hướng dẫn.
Tuy có rất nhiều văn bản, nhưng vẫn chồng chéo, giao thoa, không phân định rõ
ràng trách nhiệm quản lý giữa các Bộ, Ngành trong lĩnh vực ATTP. Chính vì
vậy công tác quản lý ATTP hiện nay đang còn tồn tại rất nhiều bất cập và hạn
chế như: Hệ thống các văn bản pháp luật chưa đồng bộ, các cơ quan chức năng
chưa chỉ đạo quyết liệt, quản lý còn chồng chéo, nhận thức của đội ngũ cán bộ,
công chức còn yếu và thiếu, thủ tục hành chính còn rườm rà. Do vậy, đến nay
công tác quản lý ATTP vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Xuất phát từ tình
hình thực tế trên tôi xin lựa chọn đề tài “ Giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của
doanh nghiệp đối với công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
” làm tiểu luận cuối khóa. Đây là tiểu luận nghiên cứu nhằm phân tích, so sánh
giữa các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, sự phân công, phân cấp với
thực tế công tác cấp giấy chứng nhận “ cơ sở đủ điều kiện ATTP ” ở các cơ
quan, đơn vị để rút ra những kinh nghiệm và đưa ra những phương án giải quyết
áp dụng trong thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là vận dụng các
văn bản quản lý ATTP đối với các bộ, ngành trong quá trình phân công, phân
cấp về ATTP vào trong thực tiễn của các đơn vị đang công tác, đồng thời giúp
cho bản thân tìm hiểu nguyên nhân và xử lý giải quyết.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận “ cơ sở đủ diều kiện ATTP ” và các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bố cục của tiểu luận gồm có 3 phần:
2


- Phần I: Lời Nói Đầu
- Phần II: Nội Dung
- Phần III: Kết Luận và Kiến Nghị
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng
do thời gian hạn hẹp, kiến thức và kinh nghiệm bản thân có hạn, nên bài viết
này chắc chắn còn những khiếm khuyết nhất định, rất mong Quý Thầy Cô và
các bạn lượng thứ.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường đào tạo cán bộ Lê Hồng
Phong đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức kinh nghiệm quý báu trong quá trình
học tập. Rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy, cô.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Mô tả tình huống
Ngày 20/10/2015. Bà Nguyễn Thị Minh – Giám đốc Công ty TNHH thực
phẩm Nhật Minh đã gửi đơn kiến nghị đến Chi cục QLCL để được giải đáp, làm
rõ những vướng mắc trong thủ tục cấp giấy chứng nhận “cơ sở đủ điều kiện
ATTP” cho công ty của bà. Lý do ngày 16/10/2015 nhân viên của công ty bà có
đến nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với sản
phẩm (chế biến cá hồi; kinh doanh rượu, sữa chế biến, dầu thực vật) mà công ty
bà đang sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên khi đến nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa
của chi cục QLCL thì nhân viên của bộ phận một cửa đã trả lời là sản phẩm
công ty bà đang kinh doanh có sản phẩm rượu, dầu thực vật, sữa thuộc thẩm
quyền quản lý của ngành công thương nên công ty phải sang ngành công thương

để được hướng dẫn làm thủ tục. Nhưng khi nhân viên của bà sang bên ngành
Công thương thì được trả lời là công ty của bà sơ chế, chế biến cá hồi thuộc
thẩm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp. Do vậy mà công ty TNHH thực
phẩm Nhật Minh không biết phải đi đến cơ quan nào để được hướng dẫn làm thủ
tục cấp giấy cơ sở đủ điều kiện ATTP. Mặt khác đã gây những bất bình về thủ
tục hành chính trong cấp giấy vệ sinh ATTP đối với công ty bà. Do vậy bà đã
viết đơn kiến nghị tới chi cục QLCL để được làm rõ và trả lời các thắc mắc của
bà.
2.2. .Xác định mục tiêu xử lý tình huống
* Đối với công ty TNHH Thực phẩm Nhật Minh
Việc giải quyết các thắc mắc, kiến nghị của công ty giúp cho công ty
nhanh chóng làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tạo
niềm tin cho các doanh nghiệp.
* Đối với các cơ quan chức năng quản lý về ATTP
- Với tình huống trên, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực
ATTP phải nhanh chóng có biện pháp tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong
quá trình quản lý về phân công, phân cấp của các bộ, ngành một cách chính xác,
4


nhanh chóng, vừa hợp tình hợp lý, đồng thời đỡ tốn kém thời gian cũng như
không gây phiền hà cho các doanh nghiệp.
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn
cần phải được trau dồi kiến thức chuyên môn để có thể trả lời chính xác, nhanh
chóng, dễ hiểu cho các doanh nghiệp. Tránh những hiểu nhầm không đáng có
cho các doanh nghiệp.
2.3. .Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
2.3.1. Phân tích nguyên nhân
* Đối với các quy đinh trong hệ thống các văn bản quản lý:
- Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đảm bảo ATTP, đó

không những để bảo vệ đến tính mạng và sức khỏe con người mà còn có ý nghĩa
phát triển kinh tế xã hội hết sức to lớn. Và còn nhiều các thông tư hướng dẫn của
các Bộ, Ngành, các văn bản chỉ đạo của UBND các cấp. Trong đó Luật ATTP là
một văn bản quy phạm pháp luật quy định rất rõ và chi tiết:
Điều 1 của Luật ATTP có nêu. “Bảo đảm ATTP là trách nhiệm của mọi tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.
Điều 2 của luật ATTP “Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có
điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách
nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh”.
Điều 5 của luật ATTP có nêu “Quản lý ATTP phải đảm bảo phân công,
phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành”.
- Thông tư liên tịch số 13 /2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9
tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Công Thương quy định chi tiết các sản phẩm của từng bộ quản lý như các phụ
lục chi tiết sau:

5


Phụ lục 1
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM;
HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ
TT
Tên sản phẩm/ nhóm sản
Ghi chú
phẩm
1
Nước uống đóng chai
2


Nước khoáng thiên nhiên

3

Thực phẩm chức năng

4

Các vi chất bổ sung vào thực
phẩm và thực phẩm tăng
cường vi chất dinh dưỡng

5

Phụ gia thực phẩm

6

Hương liệu thực phẩm

7

Chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm

8

Dụng cụ, vật liệu bao gói,
chứa đựng thực phẩm


9

Đá thực phẩm (Nước đá
dùng liền và nước đá dùng
để chế biến thực phẩm)

10

Các sản phẩm khác không
được quy định tại danh mục
của Bộ Công Thương và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn

Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói
chứa đựng thực phẩm thuộc thẩm quyền
quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và Bộ Công Thương
được sản xuất trong cùng một cơ sở và
chỉ để dùng cho các sản phẩm thực
phẩm của cơ sở đó
Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế
biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn

6


Phụ lục 2

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM;
HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(
TT
I
1
2

II
III
IV
1
2

V
1
2

3

VI
VII
1
2

Tên sản phẩm/ nhóm sản phẩm
Ngũ cốc
Ngũ cốc
Ngũ cốc đã sơ chế, chế biến (xay xát,

cắt, tách vỏ, tách cám, dạng mảnh, nảy
mầm, xử lý nhiệt,…)
Thịt và các sản phẩm từ thịt
Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản (bao
gồm các loài lưỡng cư)
Rau, củ , quả và sản phẩm rau, củ,
quả
Rau, củ, quả tươi và sơ chế (cắt mảnh,
tách vỏ, tách hạt, tách múi, xay,…)
Rau, củ, quả chế biến (lên men, làm
khô, xử lý nhiệt, dạng bột, đóng hộp,
tẩm bột, ngâm dấm, ngâm dầu, ngâm
đường, bao bột, dịch chiết, nước ép,...)
Trứng và các sản phẩm từ trứng
Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư
Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư đã
sơ chế, chế biến (bóc vỏ, đóng bánh,
đông lạnh, nghiền bột, xử lý nhiệt,
muối, ngâm ướp thảo dược,…)
Các loại thực phẩm phối chế có chứa
trứng, bột trứng

Ghi chú

Trừ các sản phẩm dạng bột,
tinh bột và chế biến từ bột,
tinh bột.

Trừ các loại rau, củ, quả,
hạt làm giống

Trừ các sản phẩm dạng
bánh, mứt, kẹo, ô mai và
nước giải khát do Bộ Công
Thương quản lý.

Trừ bánh kẹo có thành phần
là trứng, bột trứng do Bộ
Công Thương quản lý.

Sữa tƣơi nguyên liệu
Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
Mật ong nguyên chất, cô đặc, pha
loãng
Sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa có lẫn
hoặc không có mật ong
7


TT
3

Tên sản phẩm/ nhóm sản phẩm
Ghi chú
Các sản phẩm có chứa mật ong, sáp Trừ bánh, mứt, kẹo, đồ
ong, phấn hoa, sữa ong chúa
uống có mật ong làm nước
giải khát do Bộ Công
Thương quản lý.
Trừ thực phẩm chức năng,
dược phẩm do Bộ Y tế

quản lý.

VIII
IX
X
XI
XII
1

2

XIII
XIV
XV
XVI
1
2

XVII
XVIII

XIX

Thực phẩm biến đổi gen
Muối
Gia vị
Đƣờng
Chè
Chè tươi, chế biến đã hoặc chưa pha Trừ sản phẩm đã pha dạng
hương liệu

nước giải khát; bánh, mứt,
kẹo có chứa chè do Bộ
Công Thương quản lý.
Các sản phẩm trà từ thực vật khác
Trừ sản phẩm đã pha dạng
nước giải khát, do Bộ Công
Thương quản lý.
Cà phê
Ca cao
Hạt tiêu
Điều
Hạt điều
Các sản phẩm chế biến từ hạt điều
Trừ bánh, mứt, kẹo có chứa
hạt điều do Bộ Công
Thương quản lý.
Nông sản thực phẩm khác
Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng
thực phẩm trong quá trình sản xuất,
chế biến, kinh doanh thực phẩm
thuộc lĩnh vực đƣợc phân công quản

Nƣớc đá sử dụng để bảo quản, chế
biến sản phẩm thuộc phạm vi quản
lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
8


Phụ lục 3

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM;
HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ
CỦA BỘ CÔNG THƢƠNG
Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

TT

I

Bia

1

Bia hơi

2

Bia chai

3

Bia lon

II

Rƣợu, Cồn và đồ uống có cồn

III

Nƣớc giải khát


IV

Sữa chế biến

V

Dầu thực vật

VI

Bột, tinh bột

VII

Bánh, mứt, kẹo

VIII

Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm thuộc lĩnh vực đƣợc phân công quản lý.

Ghi chú

9


Các quy định của pháp luật ở trên là rất cụ thể và rõ ràng, tuy nhiên công tác
đảm bảo ATTP vẫn còn nhiều bất cập và vướng mắc như:

- Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật của các bộ, ngành còn
chưa cụ thể, chưa chặt chẽ, nhiều khi không thực tế:
+ Quy định thịt để quá 8 giờ thì không được bán, trứng gia cầm phải
được khử qua đèn cực tím mới được bán
+ Ngoài ra theo khoản 1, điều 3 trong thông tư liên tịch 13/2014/TTLTBYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 quy định đối với “ một sản phẩm, một
cơ sở sản xuất, kinh doanh chị chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà
nước ” …vv. Quy định này phù hợp cho những cơ sở chỉ sản xuất hoặc chỉ kinh
doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên có những bất cập khi cơ sở
vừa sản xuất vừa kinh doanh từ hai sản phẩm trở lên mà sản phẩm thuộc cả bên
nông nghiệp và bên công thương thì sẽ do cơ quan nào quản lý.
* Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
- Công tác quản lý giữa các bộ, ngành còn chồng chéo, ở địa phương còn
mang tính hình thức và lỏng lẻo nhất là ở cấp xã, phường, ngay cả ở cấp huyện
cấp tỉnh công tác quản lý cũng chỉ tập trung trong “ tháng hành động ATTP”.
- Sự phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý còn chưa tốt, còn thiếu
trách nhiệm , công tác thanh, kiểm tra và xử phạt hành chính còn chưa đủ mạnh,
chưa có tính răn đe.
* Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
- Sự thiếu trách nhiệm và sa sút về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ,
công chức, sự yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số lượng còn quá ít
của cán bộ, công chức làm công tác đảm bảo ATTP nhất là ở tuyến cơ sở.
* Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Do các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hầu như đều ở quy mô nhỏ,
sản xuất, kinh doanh còn manh mún. Đại đa số chủ cơ sở và người sản xuất,
kinh doanh chưa nắm vững các văn bản quy định pháp luật liên quan đến ATTP,
trình độ chuyên môn chưa cao. Đôi lúc còn chạy theo cái lợi trước mắt, lợi cho
cá nhân mà quên đi lợi ích của cộng đồng. Chính vì những lẽ đó đã đặt ra cho
10



công tác quản lý ATTP những nhiệm vụ hết sức nặng nề và cấp bách, đòi hỏi sự
đồng thuận của cả hệ thống chính trị, ý thức chấp hành pháp luật tốt của doanh
nghiệp và của mọi tầng lớp nhân dân.
2.3.2.Phân tích hậu quả
Công tác quản lý ATTP nếu không được nhìn nhận và quan tâm đúng
mức sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho xã hội. Nếu như các cơ quan quản lý
nhà nước kiểm tra còn lỏng lẻo, cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP không đúng,
cấp không đủ căn cứ pháp lý thì ảnh hưởng như sau:
- Thứ nhất: là ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe của người dân, tổn hại
đến chất lượng của giống nòi sau này(theo số liệu thống kê của Cục vệ sinh
ATTP-Bộ y tế trong năm 2014 (tính đến 15/12/2014), toàn quốc ghi nhận có 189
vụ ngộ độc thực phẩm, với 5156 người mắc, 4119 người đi viện và 43 trường
hợp tử vong. ).
- Thứ hai là thiệt hại về kinh tế cho gia đình, xã hội và Nhà nước, nhiều
vụ ngộ độc thực phẩm có quy mô tập thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí
điều trị của người dân và bệnh viện(theo Cục vệ sinh ATTP hàng năm chi phí có
liên quan đến các vụ ngộ độc thực phẩm lên tới hàng trăm tỷ đồng).
- Tiếp đó là sự mất uy tín của cơ quan đơn vị, của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, hơn nữa còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước, gây bất bình trong nhân dân và xã hội, tạo điều kiện cho những kẻ
cơ hội và đội ngũ cán bộ, công chức thoái hóa biến chất phát triển, dẫn đến sự
yếu kém trong dịch vụ công.
2.4. Xây Dựng, Phân Tích Và Lựa Chọn Phƣơng Án
Để giải quyết các thắc mắc, kiến nghị của công ty tôi xin được đưa ra các
phương án với nội dung như sau:
2.4.1.Phƣơng án 1.
Cán bộ của chi cục QLCL nếu vẫn còn băn khoăn, lúng túng không đưa ra
được câu trả lời cho doanh nghiệp thì cần làm đơn kiến nghị lên các cơ quan
chuyên môn cấp trên về đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Minh – Công ty
TNHH thực phẩm Nhật Minh. Sau đó các cơ quan cấp trên sẽ làm công văn chỉ

11


đạo đến hai cơ quan là ngành Nông nghiệp và ngành Công thương yêu cầu hai
cơ quan trên rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, trình tự và thủ tục căn cứ vào sự
phân công, phân cấp của các văn bản quy phạm pháp luật để dựa vào đó đưa ra
sự phân công và phối hợp cụ thể nhằm đưa ra phương án giải quyết cho danh
nghiệp được hợp tình, hợp lý.
- Ưu điểm: Doanh nghiệp sẽ nhận được phương án giải quyết thấu tình,
đạt lý, doanh nghiệp được hướng dẫn đúng nhất, đúng trình tự và thủ tục đảm
bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để có thể trả lời được những kiến nghị
của doanh nghiệp.
2.4.2.Phƣơng án 2.
Cán bộ của Chi cục QLCL có thể đưa ra những hướng dẫn tháo gỡ cho
doanh nghiệp bằng cách phân tích cho doanh nghiệp hiểu về các văn bản quy
định phân công, phân cấp của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm còn một số bất
cập, giao thoa khi công ty xin cấp giấy chứng nhận mà sản phẩm của công ty
quản lý lại thuộc thẩm quyền của hai bộ. Nếu muốn cấp thì doanh nghiệp chỉ sản
xuất, kinh doanh sản phẩm thuộc thẩm quyển quản lý của một ngành thôi.
- Ưu điểm: Doanh nghiệp sẽ có phương án tiến hành làm các thủ tục
hành chính nhanh chóng, dễ dàng và thuận lợi.
- Nhược điểm: Doanh nghiệp cảm thấy bất bình vì cơ sở của mình phải
cắt giảm đi một số sản phẩm mà mình đang muốn sản xuất, kinh doanh. Trong
khi doanh nghiệp lại muốn cơ sở của mình càng ngày càng mở rộng thêm các
sản phẩm để sản xuất, kinh doanh. Phương án này chỉ là một phương án tạm
thời.
2.4.3. Phƣơng án 3.
Cán bộ của Chi cục QLCL có thể tư vấn cho công ty thuê chuyên gia tư
vấn lĩnh vực cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, vì các chuyên gia là

những người am hiểu về pháp luật cũng như chuyên môn nghiệp vụ về một lĩnh
vực cụ thể, họ có thể đưa ra được phương án tốt nhất cho doanh nghiệp lựa chọn
12


từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiến hành hoàn thiện thủ tục hành chính liên
quan.
- Ưu điểm: Doanh nghiệp được tư vấn một cách tốt nhất và chính xác nhất
để hoàn thiện các thủ tục hành chính có liên quan, giảm được thời gian và công
sức
- Nhược điểm: Việc doanh nghiệp đi thuê chuyên gia tư vấn là rất khó, chi
phí đắt.
2.4.4. Kết luận.
Trong 3 phương án liệt kê ở trên tôi xin chọn phương án 1, vì tuy rằng
mất thời gian dài mới có thể có câu trả lời. Nhưng khi đã có câu trả lời thì sẽ
đúng và cụ thể giúp các doanh nghiệp làm thủ tục một cách thuận lợi nhất, tránh
chồng chéo, giao thoa và gây khó khăn, phiền hà cho các doanh nghiệp. Mặt
khác công ty thực phẩm Nhật Minh sẽ biết được sản phẩm công ty mình sản
xuất, kinh doanh sẽ thuộc thẩm quyền quản lý của một cơ quan nào. Từ đó công
ty sẽ biết đến đâu để xin cấp giấy chứng nhận.
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phƣơng án đã lựa chọn.
Khi viết đơn kiến nghị lên các cơ quan cấp trên về tình huống như đã nêu
cần được lập kế hoạch và tổ chức thực hiện rất cụ thể, đẩu tiên khi gửi đơn kiến
nghị đến cơ quan của ngành Nông nghiệp, UBND thành phố cần phải ghi lại hết
những vấn đề vướng mắc, khó tháo gỡ nhất là ở khâu nào? vì sao?. Cơ quan nào
có thẩm quyền giải quyết? và căn cứ vào văn bản và quy định nào của pháp luật?
đồng thời cán bộ một cửa của chi cục QLCL cần phải tập trung nghiên cứu các
quy định của pháp luật để xem sản phẩm Cá hồi, kinh doanh rượu, sữa chế biến,
dầu thực vật của doanh nghiệp là sản phẩm đã sơ chế, chế biến hay chưa? Đã
tham gia vào quá trình lưu thông hay chưa? Trong quá trình sơ chế, chế biến có

sử dụng phụ gia và chất hỗ trợ chế biến hay không?. Sản phẩm sản xuất ra đã
bao gói hay chưa? quá trình vận chuyển được tiến hành như thế nào? Cách thức
bảo quản được tiến hành ra sao? Sản phẩm của công ty đã được công bố chất
lượng với cơ quan quản lý có thẩm quyền hay chưa?. Từ đó rà soát lại các quy
định của pháp luật xem sản phẩm của công ty trên thuộc nhóm sản phẩm nào, và
13


thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào. Tương tự khi doanh nghiệp đến cơ
quan của ngành Công thương cũng tiến hành tương tự như vậy.
Trên cơ sở đó cán bộ của bộ phận một cửa cảu chi cục cần phải tìm hiểu,
nghiên cứu lại các văn bản sau: Luật ATTP số: 55/2010/QH12, Nghị định
số:38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, Nghị
định số:178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP,
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra đánh giá cơ sở sản
xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản , thông tư
liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 về việc phân
công, phối hợp về quản lý nhà nước về ATTP, các quyết định của UBND cấp
tỉnh, thành phố quy định trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết thủ tục hành chính
và quy định về việc phân công, phân cấp đối với các cơ quan chuyên môn
Biểu kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Stt

Nội dung công việc

1

Nghiên cứu lại hồ sơ, đơn kiến nghị Bộ phận Phòng
của công ty
một cửa

HCTH

2

3

6

7

8

Tổ chức Địa
điểm Thời gian
cá nhân thực hiện
hoàn thành
tham gia

Xác định địa chỉ sẽ gửi văn bản kiến Nhân viên Phòng
nghị tới cơ quan chuyên môn
phòng
QLCL
QLCL
Soạn thảo văn bản kiến nghị tới cơ Nhân viên
quan cấp trên
phòng
QLCL
Trình ký văn bản kiến nghị lên cơ Trưởng
quan cấp trên
Phòng

QLCL
Gửi công văn kiến nghị của chi cục Nhân viên
QLCL đến cơ quan chuyên môn cấp phòng
trên
QLCL

Phòng
QLCL

2 giờ

1 giờ

1 giờ

Phòng
30 phút
Chi
cục
trưởng
Cơ quan
1 ngày
chuyên môn
cấp trên

Khi có văn bản trả lời của cơ quan Bộ phận Phòng
cấp trên thì phải nhanh chóng trả lời một cửa
HCTH
bằng văn bản hoặc gọi điện trực tiếp
cho công ty thực phẩm Nhật Minh


1/2 ngày

14


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết Luận
Quản lý nhà nước nói chung và Quản lý công tác đảm bảo ATTP
nói riêng đang trở thành những vấn đề được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội
quan tâm, đó không những mang tính thời sự, mà nó còn phản ánh được tình
hình kinh tế-xã hội của đất nước. Quản lý ATTP là nhiệm vụ quan trọng đồng
thời có tính chiến lược lâu dài vừa đảm bảo được tính mạng và sức khỏe cho
người dân, vừa có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội to lớn. Làm tăng tính cạnh
tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế, đem lại thu nhập cho người dân,
tăng thu ngoại tệ của quốc gia, tiến tới một nền sản xuất hiện đại, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và yêu cầu phát triển của xã hội, phù hợp
với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa. Để làm được những điều đó, đòi hỏi sự
đồng thuận của toàn đảng, toàn dân, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các
cấp chính quyền, cụ thể là sự hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách.
Công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần được
đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, sự phân công, phân cấp và phối hợp trong hoạt động
quản lý cần phải quy định rõ ràng, rành mạch và cụ thể. Hoạt động thanh tra,
kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, chế tài xử phạt phải đủ
mạnh đảm bảo tính răn đe của pháp luật, dần đưa các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh thực phẩm đi vào khuân khổ. Tăng cường công tác tuyên truyền và
giáo dục pháp luật, tạo chuyển biến và ý thức tốt cho người dân và doanh
nghiệp.
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng, kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác ATTP. Xác định mục
tiêu, chỉ tiêu cơ bản như “nâng cao nhận thức, thực hành đúng về ATTP của

người quản lý, người sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu
dùng, khống chế ngộ độc thực phẩm dưới 6 ca/100 nghìn dân, hạn chế các bệnh
truyền qua thực phẩm, nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chất lượng ATTP,
nâng cao năng lực hệ thống kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng ATTP, phát triển
các vùng trồng rau an toàn, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản sạch.
15


Xây dựng, duy trì và phát triển các mô hình chuỗi an toàn thực phẩm tạo
ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng ATTP các mặt
hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường”. Đồng thời tăng cường thanh tra
kiểm tra và xử lý kịp thời những vi phạm về ATTP trong suốt quá trình sản xuất,
sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh thực phẩm ăn uống,thức ăn
đường phố. Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng công tác quản lý ATTP
ngày một tốt lên, tạo tiền đề để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, hoạt động có hiệu quả trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
3.2.Kiến Nghị
3.2.1. Kiến nghị cơ quan Trung ƣơng
Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, hiệu lực, hiệu quả, các bộ quản lý
chuyên ngành được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP là Bộ y tế, Bộ
công thương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải ngồi lại với nhau
để ban hành một thông tư liên tịch trong đó phân công quản lý phải rất rõ ràng,
cụ thể của từng sản phẩm cho từng Bộ, ngành quản lý, tránh chồng chéo.
Công tác phối hợp quản lý cũng phải rõ ràng và rành mạch đối với từng
bộ ngành. Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải
được sự đóng góp ý kiến xây dựng thực tế của các chuyên gia, các doanh nghiệp
và người dân tránh hình thức và quan liêu để rồi văn bản ban hành ra không phù
hợp với thực tế rồi lại thu hồi lại.
3.2.2. Kiến nghị với cấp chính quyền của Tỉnh,Thành phố
Cần tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác đảm bảo ATTP. Phân

công, phân cấp rành mạch gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng
sở ngành. Công bố công khai các thủ tục hành chính trên các phương tiện thông
tin đại chúng, quy định niêm yết trình tự, thủ tục giải quyết thủ tục hành chính rõ
ràng tại bộ phận một cửa của mỗi cơ quan, đơn vị. Tăng cường các biện pháp
thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới người dân, doanh nghiệp và cán
bộ làm công tác quản lý ATTP.Bổ sung biên chế cho các cơ quan, đơn vị.Tiếp
tục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
16


đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tăng tần suất các buổi tiếp công dân của
lãnh đạo Tỉnh,Thành phố.
3. 2.3. Kiến nghị với Sở ngành
Thực hiện nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của Chính phủ, các quy định của Bộ
ngành và quyết định, kế hoạch của Tỉnh, Thành phố. Tăng cường các biện pháp
tuyên truyền và giáo dục pháp luật đến tận người dân, doanh nghiệp và người
tiêu dùng. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện theo sự phân công, phân cấp
của cấp trên. Niêm yết công khai, rõ ràng các thủ tục hành chính tại bộ phận một
cửa ở các cơ quan, đơn vị. Mỗi cơ quan, đơn vị bố trí một cán bộ tiếp công dân
có năng lực chuyên môn nghiệp vụ để hướng dẫn và giải quyết mọi vướng mắc
liên quan đến thủ tục hành chính. Tại bộ phận một cửa cần niêm yết quy trình
thực hiện thủ tục hành chính và khi người dân đến làm thủ tục thì cứ theo quy
trình đó để thực hiện. Đồng thời trước khi doanh nghiệp làm thủ tục hành chính
cần liên hệ với cơ quan quản lý được phân công quản lý sản phẩm của doanh
nghiệp cần được hướng dẫn và phổ biến pháp luật một cách đầy đủ và thiết thực,
cũng như cơ quan quản lý cần phải hướng dẫn người dân rất cụ thể và chi tiết, và
nếu doanh nghiệp có thắc mắc về một vấn đề gì đó cũng sẽ được cán bộ tiếp
nhận hồ sơ giải đáp một cách tỷ mỷ và thấu đáo. Hơn nữa trước khi ban hành
các quy định, các đề án, dự án…vv.Thì cơ quan quản lý cần lấy ý kiến của đông
đảo người dân, doanh nghiệp, và các chuyên gia, để sau khi văn bản được hành

tạo được sự đồng thuận của xã hội, góp phần làm tăng tính khả thi của các văn
bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quản lý nhà nước nói riêng.

17


IV. Tài liệu tham khảo
1. Một số thông tin của Cục vệ sinh ATTP-Bộ y tế
2. Luật ATTP số 55/2012/QH12
3. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày
09/4/2014 Hướng dẫn việc phân công, phối hợp về quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm.
4. Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ban hành ngày 03/12/ 2014 Quy định
việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra,
chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện
ATTP.
5. Kế hoạch số 216/KH-UBND ban hành ngày 22/12/2014 của UBND Thành
phố Hà Nội về công tác đảm bảo An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm
2015
6. Quyết định số 2582/QĐ-UBND ngày 05/6/2015 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý vật tư nông nghiệp và an
toàn thực phẩm Nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Thành phố
Hà Nội.
7. Quyết định 4381/QĐ – UBND ngày 01/9/2015 về việc công bố thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thành phố Hà Nội.
8. Quyết định số 2726/QĐ-SNN ngày 04/11/2013 về việc Thành lập ban chỉ
đạo và tổ giúp việc Ban chỉ đạo vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm
Nông lâm thủy sản Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội
9. Nghị định số:38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật ATTP
10.Nghị định số:178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về
ATTP

18


MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................1
PHẦN II. NỘI DUNG.........................................................................................4
2.1. Mô tả tình huống..........................................................................................4
2.2. .Xác định mục tiêu xử lý tình huống...........................................................4
2.3. .Phân tích nguyên nhân và hậu quả............................................................5
2.3.1. Phân tích nguyên nhân.................................................................................5
2.3.2.Phân tích hậu quả........................................................................................11
2.4. Xây Dựng, Phân Tích Và Lựa Chọn Phƣơng Án....................................11
2.4.1.Phương án 1................................................................................................11
2.4.2.Phương án 2................................................................................................12
2.4.3. Phương án 3...............................................................................................12
2.4.4. Kết luận.....................................................................................................13
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phƣơng án đã lựa chọn........................13
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................15
3.1. Kết Luận......................................................................................................15
3.2.Kiến Nghị......................................................................................................16
3.2.1. Kiến nghị cơ quan Trung ương.................................................................16
3.2.2. Kiến nghị với cấp chính quyền của Tỉnh,Thành phố............................... 16
3. 2.3. Kiến nghị với Sở ngành............................................................................17
IV. Tài liệu tham khảo......................................................................................18

19



TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI
Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K3A – Năm 2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: Xử lý tình huống về. “Giải đáp thắc mắc, kiến nghị

của doanh nghiệp đối với công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện An toàn thực phẩm”

Họ và tên học viên: Ngô Thị Phƣợng
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Chi cục quản lý chất lƣợng nông lâm sản và
thủy sản Hà Nội - Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015
20



×