Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận tình huống giải quyết tình huống mâu thuẫn trong việc thực hiện lễ an táng theo nghi thức đạo công giáo gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.66 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 2
GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ............................................................... 4
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG ........................................................................... 5
1.1 Mô tả tình huống: ...................................................................................... 5
1.2 Xác định mục tiêu và xử lý tình huống: ..................................................... 6
1.4 Xây dựng và phân tích các phƣơng án lựa chọn giải quyết: ....................... 9
1.4.1 Phương án thứ nhất: ........................................................................... 9
1.4.2 Phương án thứ hai: ........................................................................... 10
1.4.3 Phương án thứ ba:............................................................................. 10
1.5 Lựa chọn phƣơng án giải quyết. .............................................................. 11
1.6 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phƣơng án: ............................................ 11
II.KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 14
III. KẾT LUẬN ................................................................................................ 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 16


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trƣờng, Phòng Đào tạo, quý thầy cô
giáo của Trƣờng Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập tại trƣờng, đồng thời đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi thực hiện tiểu luận tình huống này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý Thầy, Cô
chủ nhiệm lớp, quý thầy cô giáo trong nhà trƣờng đã tận tình giúp đỡ, hƣớng
dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và động viên tôi thực
hiện và hoàn thành đề tài này.
Trong khoảng thời gian hạn hẹp, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót,
những hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc
những góp ý của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp đối với đề tài.


Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Người thực hiện đề tài

Đỗ Hải Hà

1


LỜI NÓI ĐẦU
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX khi đề cập đến
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân đã nhấn mạnh: “Thực hiện đại đoàn
kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi
lứa tuổi, mọi vùng của đất nƣớc, ngƣời trong Đảng và ngƣời ngoài Đảng, ngƣời
đang công tác và ngƣời đã về hƣu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc
Việt Nam dù sống trong nƣớc hay ở nƣớc ngoài”.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, tôn giáo, quản lý nhà nƣớc về
dân tộc và các hoạt động tôn giáo có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nƣớc
đối với các ngành và các lĩnh vực. Quan điểm, chính sách chỉ đạo về công tác
tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay là: Tín ngƣỡng, tôn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận ngƣời dân, đang và sẽ tồn tại cùng
dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta; Việc theo đạo,
truyền đạo cũng nhƣ mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ hiến pháp
và pháp luật. Không đƣợc lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động

mê tín, dị đoan, không đƣợc ép buộc ngƣời dân theo đạo.
Hiện nay, với xu thế nhiều tôn giáo nƣớc ngoài truyền giáo tại Việt Nam
gây khó khăn trong công tác quản lý tôn giáo tại địa phƣơng. Do nhiều tôn giáo
ngoại nhập có tín ngƣỡng khác với truyền thống văn hóa của dân tộc nên vẫn
thƣờng xảy ra mâu thuẫn trong cộng động dân cƣ giữa ngƣời theo đạo và không
theo đạo.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội vụ huyện tham mƣu,
giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về Tôn
giáo; tôi đã chọn giải quyết tình huống “ Giải quyết tình huống mâu thuẫn
trong việc thực hiện lễ an táng theo nghi thức đạo Công giáo gây mất đoàn
kết trong cộng đồng dân cư”.
Đây là một vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn xã thuộc huyện Thƣờng
Tín, liên quan đến vấn đề tôn giáo. Mâu thuẫn giữa ngƣời theo đạo Công giáo và
2


ngƣời không theo đạo này (hay còn gọi là Lƣơng và Giáo) xuất phát từ việc thực
hiện nghi lễ an táng ngƣời chết theo Nghi lễ Công giáo và vấp phải sự phản đối
của cộng động dân cƣ tại địa phƣơng, gây mất an ninh trật tự, mất đoàn kết trong
cộng đồng dân cƣ.
Mục đích của tiểu luận là phân tích, tìm hiểu, đánh giá tình huống từ đó
đề xuất các giải pháp cần thiết giải quyết góp phần đảm bảo tình hình an ninh
trật tự tại địa phƣơng.
Phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp
luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tôn giáo từ đó vận dụng vào tình huống
để tìm ra nguyên nhân và đề xuất hƣớng giải quyết.
Phạm vi nghiên cứu: phạm vi cấp cơ sở và cấp huyện.
Ngoài phần tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 4 phần:
Phần 1: Lời nói đầu.
Phần 2: Nội dung tình huống.

Phần 3: Kiến nghị.
Phần 4: Kết luận.

3


GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ
1. Tín ngƣỡng: (Tiếng Pháp – Croyance; tiếng Anh – Belief) đồng nghĩa
với niềm tin, sự tin tƣởng. Có điều chúng ta cần khẳng định rằng: Tín ngƣỡng
không phải là niềm tin nói chung, mà nó là niềm tin đặc biệt. Tín ngƣỡng là gốc
của tôn giáo. Mọi tín ngƣỡng, tôn giáo đều có một cái chung là “thế giới bên
kia” khác với thế giới hiện thực mà con ngƣời đang sống.
2. Tôn giáo: (Tiếng Latinh – Religio) đồng nghĩa với sự sùng đạo, mộ
đạo, đối tƣợng đƣợc sùng bái. Trong các từ điển thông dụng, thƣờng định nghĩa
tôn giáo là sự sùng bái và sự thờ phụng của con ngƣời đối với thần linh hoặc các
mối quan hệ của con ngƣời đối với thần linh.
3. Đạo Công giáo: Công giáo (Thiên Chúa giáo) là tôn giáo thuộc Kitô
giáo. Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo có số lƣợng tín đồ, giáo sĩ lớn
nhất thế giới. Công giáo là một trong những số những tôn giáo lớn ở nƣớc ta.
Nếu tính từ năm 1553, năm có giáo sĩ đầu tiên đến truyền đạo tại Việt Nam, đến
nay lịch sử truyền giáo và phát triển Công giáo ở Việt Nam đã trải qua hơn 4 thế
kỷ.
4. An táng ngƣời chết trong đạo Công giáo: Việc làm lễ phép xác là 01
trong 07 phép bí tích của đạo Công giáo khi ngƣời theo đạo công giáo qua đời.
Với Thánh Lễ an táng, mục đích đầu tiên của các nghi thức an táng là để "thờ
phượng, chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa vì món quà sự sống mà nay
đã trở về với Thiên Chúa, Ngài là tác giả sự sống và niềm hy vọng của người
công chính." Trong mọi biến cố của đời sống, lúc sinh hay lúc tử, ngƣời tín hữu
phải nhớ đến Thiên Chúa trƣớc hết và trên hết để chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ
Thiên Chúa.

5. Lƣơng và Giáo: Thuật ngữ dùng để chỉ những ngƣời không theo đạo
Thiên chúa nói chung và những ngƣời theo đạo Thiên chúa.

4


I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1 Mô tả tình huống:
Ngày 08/12/2013, cụ Nguyễn Thị Hoa 78 tuổi (cụ Hoa) là ngƣời Công
giáo ở xóm Phạm Hồng Thái, xã Hà Hồi, huyện Thƣờng Tín qua đời vào lúc 20
giờ ngày 08/12/2013. Gia đình cụ Hoa đã có đơn gửi UBND xã Hà Hồi xin làm
thủ tục mai táng theo nghi lễ của đạo Công giáo.
Theo cáo phó của gia đình, ngày 10/12/2013 làm lễ truy điệu cho cụ
Nguyễn Thị Hoa vào 7h30 phút, sau đó đến 08h sẽ đƣa linh cữu vào làm phép
xác và lễ an táng tại Đền đức mẹ.
Trong khi chờ UBND xã chấp thuận thì 02 giờ ngày 10/12/2013 gia đình
đã tự ý đƣa quan tài của cụ Hoa vào trong Đền thờ Đức Mẹ Maria ở xóm Phạm
Hồng Thái, xã Hà Hồi, huyện Thƣờng Tín.
Đến sáng ngày 10/12/2013, chính quyền Xóm đến làm lễ tang và đƣa ma
thì thấy gia đình đã tự ý di chuyển linh cữu ngƣời quá cố vào đền thờ đức mẹ từ
lúc nào không rõ. Điều này đã làm cho đồng bào nhân dân địa phƣơng bức xúc,
phẫn nộ, dẫn đến việc nhân dân không theo đạo của Xóm Phạm Hồng Thái đã
kéo đến tụ tập đông ngƣời xung quanh đền thờ Đức mẹ (từ khoảng 300 – 500
ngƣời). Đồng thời, tỏ thái độ ngăn cản linh mục đến làm phép xác tại đền thờ
này.
Dù đã đƣợc các cơ quan chức năng huyện, Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND,
UBND, Ủy ban MTTQ và các ban ngành đoàn thể xã tập trung vận động, thuyết
phục gia đình tang quyến cũng nhƣ nhân dân địa phƣơng giải tán nhƣng không
đƣợc và mời gia đình ngƣời quá cố ra làm việc để bàn, thống nhất phƣơng án
giải quyết nhƣng gia đình vẫn không ra. Do vậy, tính đến 14h00 chiều ngày

10/12/2013 dân chúng vẫn tụ tập xung quanh đền đức mẹ (khoảng 300 ngƣời) và
không có dấu hiệu giải tán.

5


Sự việc này đã làm ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa ngƣời theo đạo Công
giáo với ngƣời theo đạo Phật giáo và nhân dân địa phƣơng; gây mất an ninh trật
tự, ảnh hƣởng đến hoạt động bình thƣờng của chính quyền cơ sở và sinh hoạt
của nhân dân. Trƣớc đó cũng đã có 02 cụ là bà Đỗ Thị Ý và cụ Nguyễn Văn
Đáng khi qua đời gia đình các cụ đã nghe theo lời linh mục Nguyễn Văn Hữu và
Ban Hành giáo tổ chức đƣa các cụ vào đền thờ Đức Bà ở xóm Phạm Hồng Thái
để mời linh mục Nguyễn Văn Hữu đến làm phép xác và lễ an táng. Sự việc này
chính là đỉnh điểm sau lễ an táng của 02 cụ trên.
1.2 Xác định mục tiêu và xử lý tình huống:
Đây là tình huống tình phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến vấn đề tôn giáo
của cả cộng đồng dân cƣ, đồng thời là quyền và lợi ích của công dân. Do vậy
việc giải quyết phải đảm bảo:
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo và tự do không
tín ngƣỡng tôn giáo của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và
quyền lợi trƣớc pháp luật, không phân biệt ngƣời theo đạo và không theo đạo,
cũng nhƣ giữa các tôn giáo khác nhau.
- Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngƣỡng tôn giáo phải tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam
XHCN; gìn giữ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
- Chống mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội,
phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống,
văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ

công dân đều bị xử lý theo pháp luật. Hoạt động mê tín phải bị phê phán và loại
bỏ.

6


1.3 Phân tích tình huống:
1.3.1 Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan:
Tình huống trên có nguyên nhân xuất phát từ việc mâu thuẫn trong nội bộ
cộng đồng dân cƣ xã Hà Hồi trong việc thực hiện việc an táng ngƣời chết. Việc
thực hiện nghi lễ an táng theo nghi lễ Tôn giáo có sự khác biệt với việc thực
hiện nghi lễ an táng theo truyền thống. Tại xã Hà Hồi một bộ phận ngƣời dân
theo đạo Công giáo và bộ phận còn lại theo đạo Phật và không theo đạo. Đặc
điểm này khiến mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân tại địa phƣơng rất dễ xảy ra.
a) Xét về nguyên nhân chủ quan:
Xã Hà Hồi, huyện Thƣờng Tín, TP.Hà Nội có 04 thôn, trong đó có thôn
Hà Hồi là thôn lớn nhất diện tích đƣợc chia làm 05 xóm, có 4/5 xóm có đồng
bào theo đạo Thiên Chúa với số dân là 420 hộ = 1650 khẩu, chiếm khoảng 17%
dân số. Toàn xã Hà Hồi có 01 nhà thờ, 02 đền thờ. Nét đặc thù riêng của địa
phƣơng là trong cùng một gia tộc hay một gia đình có cả ngƣời theo bên lƣơng
ngƣời theo bên giáo sống đan xen từ xƣa đến nay đều chung sống hòa thuận, tôn
trọng thuần phong mỹ tục và tập quán truyền thống của nhân dân địa phƣơng,
không xảy ra vấn đề gì phức tạp.
Vẫn biết rằng nghi lễ đƣa ngƣời chết vào nhà thờ làm phép xác và lễ an
táng là một lễ nghi tôn giáo đƣợc pháp luật bảo hộ nhƣng do đặc thù riêng của
địa phƣơng nên trong hàng trăm năm nay kể từ khi có nhà thờ, lúc có linh mục
chính xứ cũng nhƣ không có linh mục chính xứ thì đồng bào Công giáo khi có
ngƣời quá cố đều tổ chức nghi lễ theo phong tục tập quán truyền thống của địa
phƣơng, gia đình có ngƣời quá cố chỉ mời linh mục hoặc ngƣời có trách nhiệm
trong giáo hội đến làm phép xác tại nhà hoặc tại nhà nguyện, không thực hiện

việc đƣa ngƣời quá cố vào nhà thờ làm phép xác và lễ an táng.
Trƣớc thời điểm xảy ra vụ việc, tại xóm Phạm Hồng Thái, xã Hà Hồi có
02 cụ là bà Đỗ Thị Ý và cụ Nguyễn Văn Đáng khi qua đời gia đình các cụ đã tổ
7


chức đƣa các cụ vào đền thờ Đức Bà mời linh mục Nguyễn Văn Hữu đến làm
phép xác và lễ an táng. Việc làm trên đã gây mâu thuẫn, chia rẽ sâu sắc trong nội
bộ nhân dân cả Lƣơng và Giáo vì nghi lễ đó trái với phong tục tập quán truyền
thống của nhân dân địa phƣơng. Nhân dân bên Lƣơng và Giáo đều có đơn gửi
đến chính quyền các cấp đề nghị giải quyết.
Vì vậy, ngày 19/9/2013, chính quyền xã Hà Hồi đã ra thông báo yêu cầu
linh mục và Ban Hành giáo chỉ đạo đồng bào Công giáo tạm dừng nghi lễ đƣa
ngƣời chết vào các cơ sở thờ tự tại Giáo xứ Hà Hồi để làm phép xác và lễ an
táng để đảm bảo an ninh trật tự và tinh thần đoàn kết trong nội bộ quần chúng
nhân dân trong quá trình chính quyền xem xét giải quyết nội dung đơn của hai
bên Lƣơng và Giáo.
Sau khi nhận đƣợc thông báo của UBND xã Hà Hồi thì Linh mục Nguyễn
Văn Hữu và Ban Hành giáo đã có thái độ không đồng tình, không chấp hành.
Đồng thời, tăng cƣờng tuyên truyền kích động một số bà con giáo dân nhất là số
thanh niên công giáo đã có những lời nói, hành động gây mâu thuẫn, chia rẽ
giữa cộng đồng bà con bên giáo với bà con bên lƣơng làm cho tình hình ở địa
phƣơng bất ổn.
b) Xét về nguyên nhân khách quan.
Đây không phải vụ việc đầu tiên tại xã Hà Hồi. Vào năm 1997 cũng đã
xảy ra một vụ việc tƣơng tự đó là: cụ Uông Đình Giáp ở xóm Thƣợng Hiền qua
đời, gia đình tổ chức đƣa cụ Uông Đình Giáp vào nhà thờ để làm phép xác do
trái với phong tục tập quán truyền thống của nhân dân địa phƣơng nên đã xảy ra
xô xát, giằng co giữa một bộ phận quần chúng bên Lƣơng và một bộ phận quần
chúng bên Giáo. Cuối cùng gia đình phải tổ chức đƣa ma cụ Giáp theo phong

tục tập quán truyền thống của nhân dân địa phƣơng.
Từ đó đến nay đã 16 năm, mặc dù Giáo xứ Hà Hồi luôn có linh mục chính
xứ nhƣng đồng bào Công giáo khi có ngƣời quá cố đều tổ chức theo phong tục
tập quán truyền thống của nhân dân địa phƣơng, bên Giáo và bên Lƣơng hòa
8


thuận đoàn kết chung tay xây dựng đời sống văn hóa mới. Điều này cho thấy
mâu thuẫn đã tồn tại từ lâu và việc diễn ra một loạt lễ an táng của các cụ theo
nghi lễ Công giáo đã làm bùng phát lại mâu thuẫn từ lâu trong cộng đồng dân cƣ
địa phƣơng.
Bên cạnh đó, việc Linh mục giáo xứ và Ban hành giáo xã Hà Hồi cƣơng
quyết thực hiện nhƣng lại không tôn trọng tới truyền thống văn hóa từ xƣa đến
nay của cộng đồng dân cƣ tại nơi này cũng làm tình hình trở nên phức tạp.
1.3.2 Hậu quả tình huống:
Đây là vụ việc phức tạp liên quan đến vấn đề tôn giáo của nhân dân, nếu
không đƣợc giải quyết dứt điểm, kịp thời thì mâu thuẫn rất có khả năng trở
thành bạo lực gây ảnh hƣởng tới tính mạng, sức khỏe con ngƣời, làm ảnh hƣởng
tới an ninh chính trị tại địa phƣơng.
1.4 Xây dựng và phân tích các phương án lựa chọn giải quyết:
Phân tích tình huống ta thấy: Căn cứ vào các quy định hiện hành không có
quy định về việc giải quyết các tình huống cụ thể về an táng ngƣời chết liên
quan đến tôn giáo mà chỉ có những nguyên tắc chung áp dụng cho mọi tình
huống. Do vậy, việc giải quyết tình huống là khá khó khăn.
Xét tình huống trên, ta có những phƣơng án giải quyết sau:
1.4.1 Phương án thứ nhất:
Đồng ý cho phép Giáo xứ Hà Hồi thực hiện các nghi lễ làm phép xác tại
đền thờ Đức mẹ theo nghi thức của đạo Công giáo.
Ƣu điểm: Đáp ứng nguyện vọng của Linh mục giáo xứ Hà Hồi, Ban hành
giáo xã Hà Hồi về việc thực hiện nghi lễ tôn giáo.

Đƣợc sự ủng hộ của cộng đồng giáo dân Công giáo và chức sắc chức việc
trong giáo xứ.

9


Nhƣợc điểm: Việc đồng ý cho phép thực hiện lễ an táng trong nhà thờ sẽ
đƣợc ủng hộ của giáo dân theo đạo nhƣng sẽ vấp phải sự phản đối của những
ngƣời không theo đạo. Số ngƣời không theo đạo chiếm đa số trong xã, do vậy sẽ
làm ảnh hƣởng đến an ninh trật tự, dễ xảy ra bạo lực và gây mất đoàn kết nhân
dân.
1.4.2 Phương án thứ hai:
Không đồng ý cho phép làm lễ an táng theo nghi lễ của đạo Công giáo với
lý do có ý kiến phản đối trong cộng đồng dân cƣ và dẫn đến gây mất đoàn kết
trong cộng đồng.
Ƣu điểm: đáp ứng mong muốn của đa số nhân dân, giữ gìn đƣợc truyền
thống của dân tộc trong việc an táng ngƣời chết.
Nhƣợc điểm: Gây bất bình trong bộ phận giáo dân theo đạo. Không giải
quyết đƣợc dứt điểm mâu thuẫn mà vẫn có khả năng gây mất trật tự an ninh
chính trị tại địa phƣơng. Ngoài ra, pháp luật cũng không cấm việc thực hiện các
nghi lễ tôn giáo do đó điều này là không phù hợp, dễ dẫn tới tình trạng đơn thƣ
kéo dài.
1.4.3 Phương án thứ ba:
Trƣớc mắt tạm dừng việc thực hiện nghi lễ an táng tại nhà thờ theo nghi
thức tôn giáo của giáo xứ Hà Hồi. Sau đó, giải tán quần chúng nhân dân tránh
đụng độ bạo lực. Tiến hành đối thoại giữa hai bên để hòa giải mâu thuẫn tránh
xảy ra các vụ việc tƣơng tự.
Ƣu điểm: Thuận theo quan điểm của đa số nhân dân, nhƣ vậy có thể giải
tán đƣợc đám đông tụ tập trƣớc đền thờ, kiểm soát đƣợc tình hình an ninh trật
tự.

Phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc là giải quyết
vấn đề tôn giáo chủ yếu thông qua tuyên truyền, thuyết phục.
Nhƣợc điểm: Chƣa giải quyết đƣợc tận gốc đƣợc mâu thuẫn.
10


Chỉ có hiệu quả trong thời gian rất ngắn.
Việc đối thoại chƣa chắc chắn sẽ đạt đƣợc giải pháp.
1.5 Lựa chọn phương án giải quyết.
Thông qua các ƣu điểm và nhƣợc điểm của các phƣơng án trên thì tôi lựa
chọn phƣơng án thứ 3 bởi vì:
Thứ nhất, trong tình huống này ta xác định trƣớc khi giải quyết vấn đề
chính là đồng ý hay không đồng ý việc thực hiện nghi lễ an táng ngƣời chết theo
nghi lễ tôn giáo tại nhà thờ thì ta phải xác định mục tiêu quan trọng là phải giải
tán đƣợc đám đông đang trong trạng thái kích động, tránh gây mất kiểm soát an
ninh trật tự.
Thứ hai, Việc không đồng ý cho phép thực hiện nghi lễ tôn giáo sẽ gây ra
bất bình trong cộng đồng giáo dân, bởi vì nghi lễ này tại một số địa phƣơng trên
cả nƣớc đều có thực hiện. Việc đồng ý cho phép thực hiện nghi lễ thì lại gây ra
sự phản đối của đa số nhân dân không theo đạo, không phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phƣơng. Do đó, việc chỉ ra thông báo tạm dừng chờ thỏa thuận
giữa các bên là hợp lý và đã có tiền lệ nên dễ thuyết phục ngƣời dân.
1.6 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án:
Bƣớc 1: Tìm hiểu tình hình thực tế tại Đền thờ Đức mẹ.
Xác minh các thành phần tham gia tụ tập tại đây. Đặc biệt chú ý tới các
thành phần quá khích, kích động ngƣời dân.
- UBND xã phối hợp cùng Công an xã theo dõi báo cáo.
- Công an huyện và công an xã theo dõi nắm tình hình, tổ chức huy động
nhân lực bảo vệ an ninh đề phòng có chuyển biến xấu.
Bƣớc 2: Thông báo tạm dừng việc thực hiện nghi lễ an táng.

- UBND xã phối hợp cùng Công an xã, đại diện Hội ngƣời cao tuổi tại địa
phƣơng và những ngƣời có uy tín trong xóm thuyết phục ngƣời dân giải tán.
11


Bƣớc 3: Tổ chức hội nghị thỏa thuận phƣơng án giải quyết thành phần
gồm:
- Các ban, ngành, cơ quan chức năng huyện.
- Thƣờng trực Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã.
- Bí thƣ Chi bộ xóm, Trƣởng xóm, đại diện Hội ngƣời cao tuổi của xóm.
- Linh mục Nguyễn Văn Hữu và Ban Hành giáo xã.
Nội dung: thông báo việc tạm dừng nghi lễ an táng để tìm phƣơng án giải
quyết. Đề xuất việc cử hành nghi lễ tại một địa điểm khác theo nghi lễ của đạo
Công giáo.
Bƣớc 4: Thực hiện phƣơng án giải quyết đã đƣợc thống nhất.
Trƣờng hợp 1: Nếu không đạt đƣợc sự nhất trí thì vẫn sẽ tạm dừng thực
hiện nghi lễ an táng để đảm bảo an ninh trật tự. Đồng thời, mời những ngƣời có
chức sắc Công giáo có uy tín trên thành phố về giúp đỡ thuyết phục. Giao Phòng
Nội vụ huyện tham mƣu báo cáo và xin ý kiến của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ
thành phố Hà Nội. Giao Công an huyện theo dõi nắm chắc tình hình.
Trƣờng hợp 2: Nếu đạt đƣợc thỏa thuận thì thực hiện theo phƣơng án thỏa
thuận. UBND xã và Công an xã tiến hành theo dõi báo cáo việc thực hiện.
Phòng Y tế huyện thực hiện việc kiểm soát dịch bệnh đối với việc an táng linh
cữu bà Hoa.
Căn cứ vào trình tự thực hiện phƣơng án có thể tóm tắt vào bảng kế hoạch
thực hiện cụ thể nhƣ sau:

12



NÔI DUNG CÔNG VIỆC

STT
1

NGƢỜI THỰC HIỆN

Tìm hiểu tình hình thực tế tại Đền thờ Đức Công an huyện, UBND xã,
mẹ. Xác minh các thành phần tham gia tụ công an xã.
tập

2

Thông báo tạm dừng việc thực hiện nghi lễ; UBND xã, Công an xã.
Giải tán đám đông tụ tập.

3

Tổ chức hội nghị thỏa thuận phƣơng án giải Các ban, ngành, cơ quan
chức năng huyện; Thƣờng

quyết

trực Đảng ủy, Ủy ban
nhân dân xã; Bí thƣ Chi bộ
xóm, Trƣởng xóm, đại
diện Hội ngƣời cao tuổi
của

xóm;


Linh

mục

Nguyễn Văn Hữu và Ban
Hành giáo xã.
4

Thực hiện phƣơng án giải quyết đã đƣợc UBND huyện, UBND xã.
thống nhất.

13


II.KIẾN NGHỊ
Qua tình huống cũng nhƣ thực tiễn mâu thuẫn tại địa phƣơng tôi xin đƣa
ra một vài ý kiến nhƣ sau:
Về hệ thống các văn bản pháp luật về tôn giáo là chƣa rõ ràng. Nguyên
nhân là vì quan điểm của nhà nƣớc ta là giải quyết thông qua tuyên truyền,
thuyết phục là chủ yếu. Do vậy, việc xử lý các tình huống phức tạp phát sinh tại
cơ sở khá lúng túng. Đề nghị các cơ quan cấp trên cần tổ chức các lớp tập huấn
hàng năm về công tác tôn giáo cho các công chức tham mƣu tại cơ sở.
Cần phải quy định các chế tài áp dụng đối với các trƣờng hợp vi phạm
pháp luật liên quan đến tôn giáo. Hiện nay pháp luật vẫn còn thiếu các chế tài
liên quan đến tôn giáo do đó việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức tôn giáo vẫn
bị chƣa đƣợc nghiêm chỉnh.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đƣợc yêu cầu công vụ.

14



III. KẾT LUẬN
Lĩnh vực Tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm có ảnh hƣởng tới an ninh
chính trị nói chung. Trong khi đó, các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo
thƣờng xuyên xảy ra chỉ có sự khác biệt về quy mô. Do đó, khi giải quyết các vụ
việc cần chú ý tới các nguyên tắc chung của pháp luật trong xử lý các tình
huống.
Bên cạnh việc tôn trọng, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam thì cũng cần quan tâm phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc. Tiếp nhận những tôn giáo mới nhƣng cũng không thể để mất đi
truyền thống văn hóa từ xƣa đến nay của dân tộc.
Với tình huống thực tế xảy ra ở trên, ta thấy không thể chỉ dựa trên pháp
luật mà có thể giải quyết đƣợc mà cần phải có những cách giải quyết mềm
mỏng, sao cho vừa đƣợc lòng dân, vừa không vi phạm quy định của pháp luật.
Qua thời gian học tập tại lớp Bồi dƣỡng ngạch chuyên viên, trƣờng Đào
tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thêm vào đó là những kinh nghiệm, sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô giáo mà em đã hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên, với
thời gian nghiên cứu có hạn, bài tiều luận này không tránh đƣợc những sai sót,
em rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy cô giáo đã giảng dạy, hƣớng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt khóa học vừa qua.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pháp lệnh Tín ngƣỡng, Tôn giáo ngày 18/6/2004.
2. Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp
lệnh Tín ngƣỡng, Tôn giáo.

3. Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về
nhà, đất liên quan đến tôn giáo.
4. Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về
Một số công tác đối với đạo Tin lành.
5. Thông tƣ liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30/05/2014
hƣớng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngƣỡng,
tôn giáo.
6. Bộ Giáo Luật của đạo Công giáo – The Code of Canon Law.
7. Giáo trình Quản lý nhà nƣớc về tôn giáo và dân tộc – Học viện hành chính
quốc gia, 2007.

16



×