PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1.1- Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, trong tiến trình xây dựng nền hành chính nhà nước, cải
cách hành chính nói chung và cái cách thủ tục hành chính nói riêng có
nhiều nội dung được đề cập trong Chương trình tổng thể cải cách hành
chính giai đoạn 2011-2020, trong đã có vấn đề đáng quan tâm là làm sao
để cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, trách nhiệm khi ban hành
quyết định hành chính giảm thiểu sai, trái pháp luật và quyết định hành
chính có hiệu lực pháp luật phải được tổ chức thực hiện đúng pháp luật.
Quyết định hành chính là sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương
của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, nhất là đối với các nhà quản lý,
cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước - những
người được nhà nước giao trọng trách thừa hành pháp luật, "cầm cân nảy
mực", được ban hành các quyết định hành chính trên cơ sở các quy định
của pháp luật.
Để ban hành các quyết định hành chính thì thông tin vừa là đối
tượng, vừa là công cụ để nhà nước quản lý. Để bảo đảm quản lý tốt thì
việc xử lý thông tin và hiểu biết về pháp luật là điều hết sức cần thiết cho
việc ban hành quyết định hành chính, nếu không sẽ dẫn đến việc ban hành
những quyết định sai lầm, dẫn đến hậu quả đáng tiếc như: ra những văn
bản quản lý, những quyết định sai trái, gây oan ức cho mọi người, làm
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây tốn
kém về thời gian và công sức và nghiêm trọng hơn nó làm sai lệch mục
đích quản lý, làm mất lòng tin ở quần chúng đối với Đảng và Nhà nước,
từ đã dẫn tới hiện tượng coi thường kỷ cương phép nước.
Thực tế hiện nay cho thấy, không ít cơ quan hành chính nhà nước,
những cán bộ, công chức được nhà nước trao thẩm quyền đã lạm dụng
quyền hạn mà nhà nước giao cho để ban hành những quyết định hành
chính vượt quá thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
Từ những kiến thức lý luận và thực tiễn trong quá trình công tác và
những nhận thức qua khoá học Bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên
tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Em mạnh dạn vận dụng những
kiến thức đã học vào việc nghiên cứu và phân tích tiểu luận với tình huống:
"Xử lý Quyết định hành chính ban hành trái quy định trên địa bàn
huyện Quốc Oai ". Hy vọng rằng với những ý kiến đề xuất của mình sẽ
góp phần vào việc nâng cao chất lượng đối với việc ban hành và thực hiện
quyết định hành chính cũng như nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm
của các nhà lãnh đạo quản lý, các cấp, các ngành trong việc điều hành,
thực thi quyền lực nhà nước. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, với
những kiến thức đã được tiếp thu qua lớp bồi dưỡng tiêu chẩn chuyên
viên chính đã tiếp thu được những vấn đề cơ bản trong quản lý nhà nước,
đặc biệt là việc ban hành các văn bản, vận dụng vào thực tiễn công việc,
cụ thể là giải quyết các tình huống, các vụ việc xảy ra trong quá t rình
công tác. Cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của việc ban hành
quyết định hành chính và xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, với
mong muốn là mình có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, từ đó góp
một phần công sức nhỏ bé vào việc xây dựng nền hành chính nhà nước,
cải cách một bước nền hành chính nhà nước - một nhiệm vụ quan trọng và
hết sức phức tạp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà yêu cầu về cải
cách hành chính đang được đặt ra mạnh mẽ.
1.2- Mục tiêu của đề tài:
Đề tài đặt mục tiêu cao nhất vào việc nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc ban hành
quyết định hành chính.
2
Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức Nhà nước, của mọi công dân. Giải
quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
1.3- Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận tình huống sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu thích
hợp, trong đó coi trọng phương pháp đánh giá, phân tích, tổng hợp các vấn đề
liên quan tới nội dung nghiên cứu.
1.4- Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận tình huống tập trung nghiên cứu giải quyết xử lý Quyết định
hành chính ban hành trái quy định trên địa bàn huyện Quốc Oai .
1.5- Bố cục của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của tiểu luận tình huống
được trình bày trong 5 phần:
Phần 2.1- Mô tả tình huống
Phần 2.2- Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Phần 2.3- Phân tích tình huống
Phần 2.4- Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Phần 2.5- Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn
Tuy nhiên, với khoảng thời gian có hạn, nhận thức và kinh nghiệm
thực tế về xử lý tình huống còn hạn chế vì vậy bài tiều luận không tránh
khỏi thiếu sót, hạn chế về nội dung cũng như cách mô tả, trình bày. Vì
vậy, rất mong được sự quan tâm, đóng góp của các thầy, cô để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.
3
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1- MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ngày 20/6/2013 Bà Nguyễn Thị Hoa tốt nghiệp trường Đại học Tài
chính Kế toán. Cũng vào thời gian này, được biết UBND huyện Quốc Oai
-Hà Nội có thông báo tuyển dụng công chức kế toán, làm việc tại Tổ kế
toán tài của Phòng K. Vị trí này đúng với chuyên ngành mà mình đã được
đào tạo nên bà Hoa đã nộp hồ sơ thi tuyển. Sau khi tham gia kỳ thi tuyển,
bà nhận được thông báo là đã trúng tuyển và có quyết định tuyển dụng
của Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội.
Mọi việc bắt đầu từ đây. khi vào cơ quan làm việc, bà Hoa đã viết
một bản cam kết trước công đoàn của cơ quan Phòng K với nội dung
"Chấp hành mọi nội quy, quy chế của cơ quan, và nghiêm túc thực hiện
mọi sự phân công của tổ chức và yêu cầu công tác của cơ quan trong bất
kỳ hoàn cảnh nào, thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động".
Trong quá trình công tác, cùng với việc luôn luôn có ý thức học hỏi
kinh nghiệm từ các đồng nghiệp thì đồng thời bà Hoa luôn có trách nhiệm
cao với công việc được giao, cộng với sự thông minh nhanh nhẹn vốn có
nên bà Hoa luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được Thủ trưởng cơ
quan và đồng nghiệp đánh giá cao và tín nhiệm.
Sau khi vào cơ quan được khoảng 5 tháng thì bà Hoa xây dựng gia
đình và sinh con vào ngày 18/12/2014. Trong thời gian làm việc tại Phòng
K huyện Quốc Oai - Hà Nội bà đã thực hiện đúng quy định của pháp luật
về chế độ bảo hiểm xã hội đã đãng bảo hiểm xã hội đầy đủ, vì vậy khi
sinh con và làm thủ tục xuất viện thì bệnh viện đã cấp đầy đủ cho bà các
loại giấy tờ: Giấy chứng sinh, giấy ra viện, chứng nhận nghỉ thai sản được
hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nước. Các loại giấy tờ nói
trên đã được chuyển giao cho bộ phận kế toán của cơ quan mà bà đang
4
làm việc, kế toán đã lập danh sách theo mẫu và chuyển cho bảo hiểm xã
hội huyện để làm chế độ thai sản cho bà theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội huyện căn cứ vào Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo
hiểm xã hội số: 58/2014/QH13 của Quốc hội ngày 20/11/2014. Thời gian
nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con được quy định như sau:
“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước
và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên
thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01
tháng.
Thời gian nghỉ trước hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa
không quá 02 tháng”
Căn cứ vào các loại giấy tờ cơ quan mà bà Hoa đã lập, sau khi kiểm
tra và xét duyệt, Bảo hiểm xã hội huyện đã thanh toán chế độ trợ cấp thai
sản đối với bà theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong thời gian bà Hoa nghỉ chế độ bảo hiểm công việc
của Phòng K bị đảo lộn, số liệu cung cấp và đối chiếu không kịp thời, báo
cáo gửi cấp trên luôn chậm trễ, làm ảnh hưởng tới mọi hoạt động của
phòng K. Khi bà nghỉ công việc của bà không có người làm thay mà mọi
người trong tổ mỗi người kiêm nhiệm một ít vì vậy tiến độ công việc luôn
bị chậm, không đáp ứng yêu cầu và cấp trên đã không ít lần phê bình vì
sự chậm trễ đó.
Vì vậy ngày 22/04/2015, Trưởng phòng K đã có thông báo và yêu
cầu bà Hoa tới cơ quan làm việc - dù thời điểm này bà mới chỉ nghỉ sinh
con được 04 tháng và theo quy định thì bà còn tiêu chuẩn nghỉ sinh con
02 tháng nữa. Nội dung thông báo nêu rõ: "Do công tác của bà không có
người làm thay nên bà phải đi làm nếu không Trưởng phòng K sẽ buộc
thôi việc để tuyển người khác". Biết rằng mình đang được nghỉ thai sản
5
và được hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội nhưng bà vẫn đi làm bởi bà
phải tuân thủ theo mệnh lệnh hành chính trưởng phòng đã đưa ra và bà
cũng sợ bị buộc thôi việc.
Bà Hoa đi làm từ ngày 25/04/2015 đến ngày 26/05/2015 do sức
khoẻ của bà không tốt nên bà Hoa nghỉ không đi làm được. Từ ngày
27/05/2015 đến ngày 05 tháng 06 năm 2010 bà Hoa nghỉ không đến cơ
quan làm việc, thấy bà Hoa lại tiếp tục nghỉ không có người đi làm,
Trưởng phòng K đã gửi thông báo cho bà đến làm việc lần 2 vào ngày 08
tháng 6 năm 2015. Cũng vì lý do sức khoẻ cả mẹ lẫn con, bà không thể đi
làm được theo yêu cầu của Trưởng phòng K, và chuyện gì xảy ra như ta
đã biết bà Hoa bị buộc thôi việc theo quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày
30/6/2015 của Uỷ ban nhân dân huyện. Khi nhận được quyết định bà Hoa
đã có phản ứng quyết liệt và yêu cầu ông Trưởng phòng K cùng Hội đồng
kỷ luật xem xét lại.
2.2- Xác định mục tiêu xử lý tình huống
2.2.1. Mục tiêu đặt ra cần đạt được sau khi giải quyết tình huống này
Để có thể giải quyết tình huống này thấu tình đạt lý, đúng quy định
của pháp luật chúng ta cần phân tích cụ thể các tình tiết của vụ việc dựa
trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này
như: Luật Bảo hiểm xã hội. Để đảm bảo được điều này chúng ta cần làm
rõ một số điểm sau:
- Xem xét việc ra quyết định buộc thôi việc của Bà Nguyễn Thị Hoa
của Trưởng phòng K đã đảm bảo đúng quy định và thẩm quyền chưa?
- Căn cứ pháp lý để ra quyết định của UBND huyện đảm bảo đúng
chưa? Quyết định đã đã gây ra hậu quả về kinh tế - xã hội với bà Hoa và
cơ quan như thế nào?
6
- Đưa ra phương án giải quyết tình huống là yêu cầu Trưởng phòng K và
hội đồng kỷ luật phải thu hồi quyết định kỷ luật của bà Hoa, trả lại quyền lợi, sự
công bằng cho bà Hoa và đảm bảo đúng kỷ cương pháp luật. Đồng thời, làm cho
công luận có nhận thức đúng đắn, tích cực vào đường lối, chính sách pháp luật
của Đảng và Nhà nước.
- Mục tiêu chung khi xử lý tình huống là nhằm tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
- Những biện pháp, cách thức xử lý của cơ quan Nhà nước phải bảo vệ lợi
ích chính đáng của tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân.
- Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
2.2.2. Cơ sở lý luận và pháp lý.
Căn cứ vào tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính, việc
ban hành quyết định hành chính cần đảm bảo các yếu tố tổng hợp.
- Đúng đường lối của Đảng.
- Phù hợp với pháp luật, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Đúng thẩm quyền do pháp luật quy định.
- Đảm bảo sự thích hợp, hợp lý với sự phát triển của xã hội, tính
khả thi, kịp thời và nhất quán.
- Căn cứ vào Bộ luật lao động số: 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012;
- Căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội số: 58/2014/QH13 của Quốc hội
ngày 20/11/2014;
- Căn cứ vào Luật cán bộ công chức ngày 01/1/2010,
- Căn cứ Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của UBND
thành phố ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương,
tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội;
7
- Căn cứ vào quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của Uỷ
ban nhân dân huyện về việc buộc thôi việc.
2.3- Phân tích tình huống
Ông Trưởng phòng K đã đề nghị đưa bà Hoa ra Hội đồng kỷ luật để
xét kỷ luật. Sau khi nghiên cứu ý kiến của Hội đồng kỷ luật, UBND huyện
đã ra quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của Uỷ ban nhân dân
huyện về việc buộc thôi việc đối với bà Hoa. Hết thời gian nghỉ thai sản,
bà Hoa đến cơ quan làm việc, bà nhận được quyết định buộc bà thôi việc.
Khi đó người bạn của bà Hoa biết được câu chuyện của bà và đã cho bà
biết quyết định buộc thôi việc của UBND huyện là trái với quy định của
pháp luật. Người bạn của bà đã khuyên bà đến gặp Trưởng phòng K để
yêu cầu ông tham mưu UBND huyện huỷ bỏ quyết định thôi việc của bà
nhưng ông Trưởng phòng K không đồng ý và trả lời rằng ông tham mưu
để UBND huyện ra quyết định đó là đúng thẩm quyền.
Căn cứ Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của UBND
thành phố ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương,
tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội;
Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số
70/QĐ-UBND ngày 20/5/1998 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND quận, huyện, theo đã: "UBND huyện có quyền quyết định tuyển
dụng công chức, viên chức trong cơ quan theo chỉ tiêu biên chế được
duyệt, nếu công chức, viên chức vi phạm kỷ luật hoặc nghỉ việc mà không
được sự đồng ý của cơ quan thì UBND có quyền ra quyết định buộc thôi
việc" (Điều 4).
Chúng ta đã biết mọi quyết định hành chính được ban hành đều
không được trái với luật và văn bản của cấp trên. Qua tình huống trên ta
8
thấy Trưởng phòng K - huyện Quốc Oai đã vận dụng quyết định số
70/QĐ-UBND ngày 20/5/1998 buộc thôi việc bà Hoa là sai, thiếu cơ sở
pháp lý, hoàn toàn trái với quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề
này. Trong trường hợp này, bà Hoa đang trong thời gian nghỉ thai sản,
hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật đối với lao
động nữ. Cụ thể, tại khoản 5, điều 9 Pháp lệnh cán bộ công chức quy định
đối với công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi được quy định tại
khoản 2 Điều 109, các điều 111, 113, 114, 115, 116 và 117 của Bộ luật
lao động.
1. Người lao động nghỉ trước và sau khi sinh con cộng lại là 06
tháng do Chính phủ quy định.
2. Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1 điều này, nếu có
nhu cầu người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng
lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có
thể đi làm việc trước khi nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được 4 tháng
sau khi sinh con và có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe của cơ quan y
tế, chứng nhận việc trở lại đi làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và
phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này,
người lao động nữ vẫn phải tiếp tục được hưởng chế độ trợ cấp thai sản
ngoài tiền lương của những ngày làm việc (Điều 40 của Luật bảo hiểm xã
hội)
Quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND huyện
Quốc Oai về việc buộc thôi việc bà Hoa là trái với quy định các điều 34
và 40 của Bộ luật lao động. Việc đưa ra quyết định sai trái này đã gây hậu
quả hết sức nghiêm trọng trong việc thực hiện quản lý hành chính nhà
nước.
9
Như chúng ta đã biết, Uỷ ban nhân dân huyện là cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cùng cấp. Uỷ ban nhân dân huyện có nhiệm vụ tổ chức, chăm lo đời
sống cho toàn thể dân cư sống trên lãnh thổ, đảm bảo thi hành pháp luật
và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên lãnh thổ.
Việc bà Hoa cam kết trước công đoàn: "Chấp hành nghiêm chỉnh
mọi nội quy, quy chế của cơ quan, nhận và chấp nhận hành sự phân công
và yêu cầu công tác của cơ quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào". Điều cam
kết này không đủ giá trị pháp lý làm căn cứ để buộc bà Hoa thôi việc, mà
chỉ làm căn cứ để xét thi đua khen thưởng của bà Hoa. Điều đáng buồn ở
đây là Thủ trưởng cơ quan - người đảm bảo, bảo vệ quyền lợi cho tất cả
công chức, viên chức trong cơ quan, tuy nhiên chính Trưởng phòng lại
làm mất quyền lợi của cán bộ công chức trong đơn vị mình, đặc biệt đối
tượng lao động lại là Nữ, và ra quyết định vừa không có tình lại không có
lý. Nhưng một Trưởng phòng lẽ nào lại không biết một sự việc lại liên
quan đến nhiều văn bản của Nhà nước, mặt khác ông không hiểu được
nguyên tắc quản lý Nhà nước theo pháp luật? Hay ông không nắm được
Luật hơn nữa là một Trưởng phòng lẽ nào ông lại không có lương tâm,
đạo đức nghề nghiệp.
Việc đưa ra quyết định trên của ông đã gây ra hậu quả nghiêm
trọng, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Từ đã dẫn đến hiện tượng coi thường kỷ cương pháp luật, gây mất lòng
tin về sự công bằng trong quản lý, hạn chế việc thực hiện pháp chế xã hội
chủ nghĩa và trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín của Trưởng phòng, mặt khác
mất đi một công chức giỏi phục vụ cơ quan.
10
Còn cá nhân người lao động là bà Hoa mất việc làm, đời sống gia
đình không được đảm bảo, ảnh hưởng tới sinh hoạt và phát triển của một
gia đình.
2.3.1. Nguyên nhân xảy ra tình huống
Nguyên nhân dẫn đến tình huống trên chính là quyết định số 70/QĐ UB ngày 20/5/1998 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, ban hành
không chặt chẽ quy định quyền hạn cho Trưởng phòng chuyên môn được
quyền ra quyết định thôi việc nhưng lại không trừ các trường hợp mà luật
quy định được ưu tiên như đối với cán bộ là lao động nữ. Còn Trưởng
phòng K - huyện Quốc Oai do không nắm được những nguyên tắc quản lý
nhà nước, thiếu sự hiểu biết pháp luật, vận dụng một cách máy móc vì vậy
đã ra Quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND huyện
Quốc Oai về việc buộc thôi việc đối với bà Hoa là sai pháp luật, dẫn đến
tính khả thi kém.
Bên cạnh đó bà Hoa cũng thiếu hiểu biết về pháp luật cho nên bà
cũng không biết được rằng việc Trưởng phòng K buộc bà thôi việc là việc
làm trái pháp luật.
Đến khi biết quyết định của Trưởng phòng là sai thì lại không biết
trình tự phải giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình. Lẽ ra
bà phải làm đơn trình bày hoàn cảnh và nêu rõ lý do dẫn đến việc phải
nghỉ làm trong cả 2 lần cơ quan yêu cầu đi làm và nêu rõ những căn cứ
pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình gửi Hội đồng xét kỷ luật và tổ chức
công đoàn cơ quan để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân nhưng bà
đã không làm như vậy mà đến phòng Trưởng phòng phản ứng gay gắt.
Còn Hội đồng xét kỷ luật - là nơi đáng lẽ thấu hiểu pháp luật nhưng
trước thái độ phản ứng gay gắt của bà Hoa, Hội đồng lại không có ý kiến
gì và cũng không phân tích được sự việc, không có sự tham mưu cho
11
Trưởng phòng. Đây không phải là trường hợp đặc biệt trong tình hình
hiện nay. Thực tế do thiếu hiểu biết về pháp luật và kiến thức quản lý nhà
nước nên đã không ít cơ quan (kể cả ở trung ương lẫn địa phương, cơ
quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân) đã có những sai phạm
trong việc ban hành và thực hiện các quyết định hành chính, sai phạm
trong việc phản kháng lại các quyết định của cấp trên. Ví dụ, trong trường
hợp thủ trưởng cơ quan quyết định, thay vì gặp trực tiếp người có thẩm
quyền để trao đổi và tìm hướng giải quyết cũng như yêu cầu có sự giải
thích thì lại nóng nảy, có thái độ phản ứng gay gắt gây mất trật tự tại cơ
quan.
2.3.2- Hậu quả
Trong trường hợp này, biết rằng quyết định của Trưởng phòng K huyện Quốc Oai buộc bà Hoa thôi việc là sai, không phù hợp với pháp
luật hiện hành quyết định trên đã gây hậu quả nghiêm trọng:
Làm thiệt hại về kinh tế, đời sống của bà Hoa. Nếu như mất việc thì
bà Hoa sẽ không có thu nhập cuộc sống của bà sẽ không được đảm bảo.
Hậu quả tiếp theo là nó làm giảm việc tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, lại do chính những cơ quan Nhà nước thực hiện không đảm
bảo đúng những qui định của pháp luật, cùng với cách giải quyết không
dứt khoát sẽ ảnh hưởng xấu đến chế độ, chính sách pháp luật về quyền
hạn của người lao động. Do vậy dù ít hay nhiều đã làm giảm lòng tin của
nhân dân
2.4- Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống xảy ra tại phòng K thuộc huyện Quốc Oai
có 3 phương án giải quyết như sau:
2.4.1. Phương án 1
12
Không đồng ý hủy bỏ Quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày
30/6/2015 của UBND huyện Quốc Oai về việc buộc thôi việc đối với bà
Hoa có ý nghĩa là chấp nhận việc ban hành trái với pháp luật của quyết
định này của quyết định số 70/QĐ-UB ngày 20/5/1998 của Uỷ ban nhân
dân Thành phố Hà Nội.
Trước mắt là bảo vệ uy tín cho người ra quyết định quản lý và Hội
đồng kỷ luật mặc dù Quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của
UBND huyện Quốc Oai là sai như ở phần trên). Nếu chấp nhận quyết định
thì không giải quyết được yêu cầu công luận, không giải quyết được mâu
thuẫn của sự việc mà càng làm tăng thêm sự dị nghị, sự không tin tưởng
vào pháp luật nói chung và người ra quyết định quản lý của công chức
trong cơ quan nói riêng. Quyết định trên gây ra thiệt hại cả về kinh tế lẫn
chính trị đối với bà Hoa nói riêng, đồng thời gây ra một tâm lý nặng nề,
căng thẳng trong cơ quan làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác
nói chung.
Việc chấp hành Quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của
UBND huyện Quốc Oai về việc thôi việc bà Hoa sẽ làm mất uy tín của
người và ra quyết định và sẽ gây hậu quả là mọi công dân sẽ coi thường
pháp luật, gây mất lòng tin về sự công bằng trong quản lý, làm mất đi mất
đi một công chức giỏi, nhiệt tình phục vụ cho cơ quan và hậu quả nghiêm
trọng nhất là ảnh hưởng tới thể chất và trí tuệ của một cháu bé.
2.4.2. Phương án 2
Huỷ bỏ Quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND
huyện Quốc Oai về việc buộc thôi việc đối với bà Hoa.
Thực hiện phương án này cũng có nghĩa là hủy bỏ quyết định số
70/QĐ-UB ngày 20/5/1998 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Điều
này sẽ làm mất uy tín của người ra quyết định nhưng sẽ lấy lại lòng tin
13
của công chức trong các cơ quan thuộc huyện Quốc Oai. Qua đó làm cho
mọi người tôn trọng pháp luật và sẽ nghiêm chỉnh chấp hành theo pháp
luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Thực hiện phương án
này nó cũng thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước, nó mang bản chất của
Nhà nước ta, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Thực hiện phương án này cũng có nghĩa là chúng ta đã đơn giản hoá
sự việc đến mức tối đa. Phương án này không những không giải quyết
được tận gốc của vấn đề, tức là tất cả điều kiện, nguyên nhân, căn cứ dẫn
đến quyết định sai trái trên của ông Trưởng phòng với việc quyết định
thôi việc của bà Hoa bởi vì không làm rõ được trách nhiệm của người đưa
ra quyết định cũng như những yếu kém về kiến thức quản lý Nhà nước
của ông Trưởng phòng. Đối với vai trò của Hội đồng kỷ luật thiếu trách
nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi của công chức, mặc dù quyền lợi đã là
đúng đắn, tiếng nói của tổ chức công đoàn, nữ công bị hạn chế . Đồng
thời, không làm rõ được những mặt hạn chế, thiếu căn cứ pháp luật và sự
chặt chẽ của quyết định số 70/QĐ-UB ngày 20/5/1998 của Uỷ ban nhân
dân Thành phố Hà Nội.
2.4.3. Phương án 3
Giải quyết tình huống trên tại phòng K huyện Quốc Oai như sau:
Bà Hoa viết đơn khiếu nại và gửi thủ trưởng cơ quan và các tổ chức
hữu quan trình bày rõ sự việc và yêu cầu thủ trưởng cơ quan, hội đồng kỷ
luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Thủ trưởng cơ quan, hội đồng kỷ luật thụ lý hồ sơ kết hợp với tổ
chức công đoàn thụ nghiên cứu để đưa ra phương án giải quyết. Trong
quá trình nghiên cứu và xem xét phải làm rõ được quyền lợi và nghĩa vụ
mà bà Hoa được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành.
14
Sau khi lầm rõ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
Trưởng phòng K có trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện Quốc Oai
ra quyết định bãi bỏ Quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của
UBND huyện Quốc Oai về việc buộc thôi việc đối với bà Hoa
Kế toán phòng K của huyện Quốc Oai có trách nhiệm thanh toán
chế độ cho bà Hoa theo quy định hiện hành.
Ông Trưởng phòng vận dụng tinh thần của quyết định số 70/QĐ-UB
ngày 20/5/1998 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội là sai. Riêng
trong trường hợp bà Hoa đang nghỉ chế độ thai sản mà chỉ vận dụng theo
nội dung quyết định trên là chưa đảm bảo cơ sở pháp lý, trách nhiệm
chính thuộc về Trưởng phòng K - huyện Quốc Oai và một phần trách
nhiệm của Hội đồng kỷ luật cơ quan.
*Qua 3 phương án đã nêu tôi sẽ lựa chọn phương án 3 vì Phương án
này đáp ứng được nhiều mục tiêu:
Phương án này giải quyết được tận gốc vấn đề, làm rõ được trách
nhiệm và thiếu sót thuộc về ai, đảm bảo giải quyết đúng người, đúng việc,
kể cả việc quy trách nhiệm quản lý.
Phương án này đảm bảo quyền lợi cho công chức đúng với chính
sách và chế độ của Nhà nước. Đảm bảo các chính sách đối với người lao
động, giải quyết được mâu thuẫn, dẹp tan được dư luận không tốt trong
quần chúng nhân dân. Nâng cao sự thiếu hiểu biết pháp luật công chức,
đặc biệt là đối với người quản lý như ông Trưởng phòng K Huyện Quốc
Oai.
Để có uy quyền người lãnh đạo phải ban hành các quyết định hành
chính vừa có lý lại vừa có tình. Giải quyết theo phương án 3 sẽ làm tăng
thêm uy quyền của người lãnh đạo, tăng cường việc thực hiện pháp chế xã
hội chủ nghĩa.
15
2.5- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động
của cơ quan quản lý nhà nước trong đã có hoạt động ra quyết định hành
chính phải phù hợp với pháp luật và trình tự ban hành nghĩa là mọi quyết
định ban hành hành chính được ban hành trên cơ sở hiến pháp, pháp luật,
văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và phải nhằm thực hiện hiến
pháp, pháp luật. Mặt khác, quyết định hành chính phải đảm bảo tính hợp
pháp, hợp lý, mọi quyết định hành chính trái với luật đều bị bãi bỏ.
Trong tình huống trên ta biết quyết định của Trưởng phòng K huyện Quốc Oai đã vi phạm luật công chức và vi phạm vào điều luật quy
định đối với lao động nữ của Bộ luật lao động. Nguyên nhân dẫn đến việc
sai phạm trên là do quyết định số 70/QĐ-UB ngày 20/5/1998 của Uỷ ban
nhân dân Thành phố Hà Nội về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng
phòng đối với cán bộ công chức.
Vì vậy khi bà Hoa khiếu nại với Trưởng phòng K - huyện Quốc Oai
yêu cầu Trưởng phòng phải huỷ bỏ quyết định buộc thôi việc. Nếu
Trưởng phòng K - huyện Quốc Oai không chấp nhận thì bà khiếu nại Uỷ
ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trong trường hợp này, Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội kiểm tra lại sự việc nếu thấy việc ban hành quyết định
số 70/QĐ-UB ngày 20/5/1998 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
chưa chặt chẽ để cấp dưới ra quyết định thi hành vi phạm pháp luật,Uỷ
ban nhân dân Thành phố Hà Nội phải đình chỉ việc thi hành quyết định cũ
và thay thế bằng một quyết định mới đồng thời ra văn bản yêu cầu Trưởng
phòng K - huyện Quốc Oai huỷ bỏ quyết định buộc thôi việc đối với bà
Hoa.
Trưởng phòng K - huyện Quốc Oai căn cứ vào quyết định thay thế
của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và văn bản đình chỉ để huỷ bỏ
16
quyết định buộc thôi việc của bà Hoa, thanh toán các khoản phụ cấp làm
thêm giời cho cán bộ, công chức thì công việc sẽ bớt trì trệ, không ảnh
hưởng tới việc chung của cơ quan.
Còn đối với bà Hoa, bà đã vi phạm lời cam kết đối với công đoàn
thì hội đồng kỷ luật xem xét hình thức kỷ luật sao cho phù hợp với mức
độ vi phạm. Còn đối với tổ chức cơ quan người phạm sai lầm trong việc
ban hành và thực hiện quyết định hành chính cần phải được xử lý theo
pháp luật. Có như vậy mới giữ được kỷ cương phép nước và để quần
chúng nhân dân tin vào Đảng và Nhà nước.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1- Kết luận
Hiện nay, trong tiến trình xây dựng nền hành chính nhà nước, cải
cách hành chính nói chung và cái cách thủ tục hành chính nói riêng có
nhiều nội dung được đề cập trong Chương trình tổng thể cải cách hành
chính giai đoạn 2011-2020, trong đã có vấn đề đáng quan tâm là làm sao
để cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, trách nhiệm khi ban hành
quyết định hành chính giảm thiểu sai, trái pháp luật và quyết định hành
chính có hiệu lực pháp luật phải được tổ chức thực hiện đúng pháp luật.
Quyết định hành chính trái pháp luật về nội dung, hình thức, trình
tự, thủ tục… và quyết định hành chính chậm thực hiện, không thực hiện…
có nhiều nguyên nhân. Để phát hiện những sai, trái, tìm nguyên nhân để
khắc phục có nhiều biện pháp, trong đó khâu rất quan trọng là thực hiện
giám sát, kiểm tra thường xuyên quá trình ban hành quyết định hành
chính và tổ chức thực hiện quyết định hành chính.
Thực tế cho thấy, khi ban hành quyết định hành chính, tổ chức, cá
nhân được giao soạn thảo văn bản phải kiểm tra, rà soát hồ sơ, tài liệu ,
các yếu tố có liên quan, khi cần thiết thẩm tra, xác minh thực tế để đảm
17
bảo tính chính xác, đầy đủ các yếu tố về căn cứ pháp luật, cơ sở thực tiễn
của quyết định. Tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm thẩm định phải
xem xét, kiểm tra hồ sơ, căn cứ để phát hiện sai trái về nội dung, hình
thức. Người có thẩm quyền ký quyết định là bước cuối kiểm tra lại toàn
bộ hồ sơ, căn cứ, cơ sở ban hành quyết định. Thực hiện tốt các bước nhiều
nơi tỷ lệ thực hiện quyết định hành chính chưa cao; vẫn còn tình trạng
quyết định hành chính chưa được thực hiện, thực hiện chậm, sai hoặc
chưa đầy đủ các nội dung trong quyết định… từ đã dẫn đến khiếu kiện.
Do vậy cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chấn chỉnh
việc thực hiện quyết định hành chính, đồng thời phát hiện những sai, trái
trong quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ
các quyết định đã. Thông qua theo dõi, giám sát, kiểm tra việc ban hành,
thực hiện quyết định hành chính không chỉ ngăn ngừa, phát hiện quyết
định hành chính trái pháp luật để sửa đổi, bổ sung, thu hồi, hủy bỏ; mà
quan trọng hơn là có biện pháp xử lý nghiêm minh những cơ quan, tổ
chức, người có thẩm quyền ban hành, thực hiện quyết định hành chính trái
pháp luật. Thực hiện được những việc nêu trên sẽ giúp cho cơ qua n, tổ
chức, người có thẩm quyền thấy được tính khả thi của quyết định hành
chính trong thực tiễn; đồng thời, nắm được thực trạng tình hình của cơ
quan, tổ chức thuộc quyền để có biện pháp chỉ đạo, giám sát, kiểm tra,
uốn nắn, sửa chữa kịp thời những sai, trái. Mặt khác, qua giám sát, kiểm
tra việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính giúp cho việc xem xét,
đánh giá chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức,
người có thẩm quyền, trách nhiệm và cơ quan, tổ chức trong việc trực tiếp
giải quyết công việc của công dân, cơ quan, tổ chức. Trong thời gian tới
cần phải huy động cả hệ thống chính trị giám sát, kiểm tra thường xuyên
việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính, kể cả quyết định giải
18
quyết khiếu kiện hành chính đã có hiệu lực pháp luật thì chắc chắn sẽ gúp
phần hạn chế được khiếu kiện hành chính phát sinh./.
3.2- Kiến nghị
Qua tình huống trên ta thấy một quyết định hành chính sai sẽ dẫn
đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Vậy để hạn chế xảy ra những tình
huống tương tự như trên tôi có một số kiến nghị sau:
1. Để hạn chế những quyết định hành chính không phù hợp với nội
dung và mục đích của Luật thì cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa
phương, các cấp, các ngành phải nghiêm minh chấp hành pháp luật đồng
thời phải tuyên truyền, giáo dục, tổ chức công tác tư vấn pháp luật cho
nhân dân hiểu biết về pháp luật và thực hiện đúng.
2. Trước mắt các cấp, các ngành cần bồi dưỡng kiến thức quản lý
hành chính nhà nước cho cán bộ lãnh đạo, sau đó cũng cần bồi dưỡng cho
tất cả cán bộ công chức mà chưa qua đào tạo quản lý nhà nước để mọi
người nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy trình trong việc quản lý nhà nước
nhằm làm giảm bớt sự mất lộn xộn trong các cơ quan quản lý hành chính
nhà nước.
3. Đưa hiến pháp và pháp luật trở thành một công cụ quản lý sắc
bén. Nền kinh tế ở nước ta hiện nay là nền kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy nó đòi hỏi chúng ta phải có một hành lang pháp lý phù hợp với sự
phát triển kinh tế của đất nước, có một bộ máy quản lý nhà nước đủ trình
độ, năng lực và sự cải cách về tổ chức cũng như phương thức điều hành
thủ tục hành chính gọn nhẹ.
4. Đẩy mạnh kiểm tra, thực hiện các quyết định hành chính nhà
nước, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật thì cơ quan chủ q uản phải tiến
hành kiểm tra thường xuyên: Cấp trên kiểm tra cấp dưới, các cơ quan
19
kiểm tra, thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân phải thường xuyên tổ
chức kiểm tra việc thực hiện các quyết định của nhà nước.
- Đôn đốc thực hiện, bổ sung sửa đổi những quyết định không phù
hợp.
- Xử lý nghiêm minh cơ quan, người vi phạm sai lầm và có khuyết
điểm.
- Khen thưởng những người có công, kỷ luật những người vi phạm
pháp luật.
Có làm như vậy mới hạn chế được việc ban hành các quyết định sai
trái trong các cơ quan quản lý nhà nước.
5. Cần phân định rõ thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước nhằm
đảm bảo cho cơ quan thực hiện trách nhiệm một cách chủ động, tránh sự
can thiệp trái thẩm quyền vào quyền hạn của các cơ quan khác, tránh tình
trạng lạm quyền cũng như lẩn tránh trách nhiệm làm ảnh hưởng đến trật
tự quản lý hành chính nhà nước.
6. Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình ban hành và tổ chức thực
hiện quyết định hành chính nhà nước.
Vì những lý do trên chúng ta là những công chức nhà nước cần hiểu
biết pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Có như vậy,
kết hợp với quá trình cải cách hành chính chúng ta mới nâng cao được
hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước để nhà nước ta trở thành một
nhà nước của dân, do dân và vì dân.
20
21