Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống công dân nộp thiếu thành phần hồ sơ khi 3 giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện ba vì thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.1 KB, 21 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CÔNG DÂN NỘP THIẾU THÀNH PHẦN HỒ SƠ
KHI GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI BỘ PHẬN TIẾP
NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ tên học viên: Hoàng Ngọc Bích
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Văn phòng HĐND&UBND huyện Ba Vì

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
I. LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 1
II. NỘI DUNG ................................................................................................... 4
2.1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG .......................................................................... 4
2.2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ................................... 6
2.2.1. Đối với ông Đinh Văn Bảy: .............................................................. 6
2.2.2. Đối với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC UBND huyện Ba
Vì ............................................................................................................... 6
2.2.3. Đối với cơ quan nhà nƣớc ................................................................. 7
2.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ..................................... 7
2.3.1. Nguyên nhân..................................................................................... 7
2.3.2. Hậu quả .......................................................................................... 10
2.4. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG............................................................................... 11


2.4.1. Phƣơng án 1:................................................................................... 11
2.4.2. Phƣơng án 2:................................................................................... 12
2.4.3. Phƣơng án 3 .................................................................................... 13
2.5. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC ................................................................ 13
III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ......................................................................... 15
3.1. Kết luận ................................................................................................. 15
3.2. Kiến nghị ............................................................................................... 17


I. LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, Đảng ta đã chỉ rõ sự
cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính, coi đây là một giải pháp quan
trọng góp phần đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội. Chúng ta đã tiến hành
cải cách hành chính từng bƣớc thận trọng và đã thu đƣợc những thành tích rất
đáng khích lệ. Cải cách hành chính ở nƣớc ta đƣợc tiến hành trên nhiều nội
dung: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy
hành chính, xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, cải
cách tài chính công và hiện đại hoá nền hành chính, trong đó cải cách thủ tục
hành chính là một khâu quan trọng và đã đƣợc đặt ra ngay từ đầu trong tiến
trình cải cách hành chính. Thủ tục hành chính không chỉ liên quan đến công
việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền mà còn các tổ chức, công
dân trong mối quan hệ với Nhà nƣớc. Các quyền, nghĩa vụ của công dân đƣợc
quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp luật khác có đƣợc thực hiện
hay không, thực hiện nhƣ thế nào về cơ bản, đều phải thông qua thủ tục hành
chính do cơ quan, các cấp chính quyền nhà nƣớc quy định và trực tiếp giải
quyết.
Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001 –
2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001
của Thủ tƣớng Chính phủ đã xác định phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính với mục tiêu cơ bản là: “ Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo

đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công
việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rƣờm rà, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ
bị tham nhũng, gây khó khăn cho dân.” Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày
08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chƣơng trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nƣớc giai đoạn 2011 – 2020 cũng đã xác định cải cách thủ tục hành
chính là khâu đột phá trong quá trình cải cách hành chính.
Việc cải cách theo hƣớng đơn giản hoá thủ tục hành chính gắn với việc
thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” thông qua Bộ phận tiếp nhận
1


và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Có thể nhận thấy cơ chế “một
cửa”, “một cửa liên thông” là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phƣơng thức làm
việc của cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng các cấp, nhằm tạo chuyển
biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc với các tổ chức,
công dân, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời
gian, công sức; đồng thời điều chỉnh một bƣớc về tổ chức bộ máy và đổi mới,
cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà
nƣớc. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung hƣớng dẫn thủ tục
hành chính, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ quan
chuyên môn hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho tổ
chức, công dân.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Ba Vì đƣợc thành lập
theo Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 14/11/2008. Đi kèm với đó là quyết
định ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Ba Vì và
quy định thủ tục hành chính và trình tự giải quyết thủ tục hành chính. Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Ba Vì trong quá trình tiếp nhận và trả kết
quả hồ sơ thủ tục hành chính đã đạt đƣợc những kết quả lớn. Tuy vậy, vẫn còn
tồn tại những hạn chế nhất định, nhất là trong quá trình tiếp nhận thành phần
hồ sơ của công dân. Việc tiếp nhân hồ sơ đòi hỏi phải tuân theo những quy

định của pháp luật, chính sách và bộ thủ tục hành chính của thành phố ban
hành, tuy vậy cũng đòi hỏi phải linh hoạt để giảm thiểu chi phí, công sức cho
tổ chức, cá nhân. Thủ tục hành chính vẫn còn tồn tại những khuyết điểm nhất
định trong việc yêu cầu các loại giấy tờ mà tổ chức, công dân phải cung cấp.
Đây là điểm trở ngại, gây khó khăn cho quá trình tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành
chính tại các cơ quan nhà nƣớc. Do vậy, trong tiểu luận này tôi xin đề cập đến
“Tình huống công dân nộp thiếu thành phần hồ sơ trong quá trình giải quyết
thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”.
Là một công chức Nhà nƣớc, sau khi tham gia lớp bồi dƣỡng kiến thức
quản lý nhà nƣớc, cộng với những kinh nghiệm thực tế trong công tác. Tôi
chọn đề tài: ‘Xử lý tình huống công dân nộp thiếu thành phần hồ sơ khi
2


giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện
Ba Vì - Thành phố Hà Nội.” làm tiểu luận tình huống cuối khoá lớp bồi
dƣỡng ngạch chuyên viên. Phân tích tình huống nhằm tìm ra và lựa chọn
phƣơng án tối ƣu nhất để giải quyết công việc một cách nhanh chóng, kịp thời,
đúng quy định, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân.
Phạm vi đề tài này chỉ nhằm giải quyết việc tiếp nhận hồ sơ của ông
Đinh Văn Bảy, là công dân tại xã Khánh Thƣợng - huyện Ba Vì- thành phố Hà
Nội. Bố cục của tiểu luận gồm 03 phần: Lời nói đầu, phần nội dung và phần kết
luận - kiến nghị.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và bị ảnh hƣởng bởi công tác chuyên
môn nên trong tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
đƣợc sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô.
Xin chân thành cảm ơn!

3



II. NỘI DUNG
2.1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Ngày 25/06/2015, ông Đinh Văn Bảy sinh năm 1960 có hộ khẩu thƣờng
trú tại xã Khánh Thƣợng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội tới Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính UBND huyện Ba Vì để nộp hồ sơ
giải quyết thủ tục “xác định lại dân tộc” cho con gái của ông là cháu Đinh Hà
Linh, sinh năm 1997, hộ khẩu thƣờng trú tại xã Khánh Thƣợng, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội đƣợc theo dân tộc Mƣờng của mẹ là bà Bạch Thị Mai.
Cán bộ Nguyễn Văn An, là chuyên viên Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả, phụ trách tiếp nhận hồ sơ lĩnh vực Tƣ pháp kiểm tra hồ sơ của ông Đinh
Văn Bảy gồm có:
- Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác
định lại giới tính trong giấy khai sinh.
- Bản chính giấy khai sinh của cháu Đinh Hà Linh.
- Bản photo chứng minh thƣ và sổ hộ khẩu của ông Đinh Văn Bảy.
- Sổ lƣu khai sinh của Đinh Hà Linh có dấu xác nhận của UBND xã Khánh
Thƣợng – huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội.
- Bản sao giấy khai sinh của bà Bạch Thị Mai.
- Giấy thoả thuận việc xác định lại dân tộc có dấu xác nhận của UBND xã
Khánh Thƣợng – Ba Vì – Hà Nội.
Sau quá trình kiểm tra, cùng với việc đối chiếu với danh sách các giấy tờ
phải nộp theo quy định của Phòng Tƣ pháp UBND huyện Ba Vì và quyết định
số 4322/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố thủ tục hành
chính đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế / thủ tục hành chính bị huỷ bỏ hoặc
bãi bỏ trong lĩnh vực tƣ pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của sở tƣ
pháp/UBND cấp huyện/UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội thì phát
hiện thiếu 1 thành phần hồ sơ là giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của ông Đinh
Văn Bảy và bà Bạch Thị Mai để làm căn cứ xác minh mối quan hệ vợ chồng.

4


Ông Đinh Văn Bảy có trình bày thêm là con gái ông đang làm hồ sơ thi
Đại học, chỉ còn 4 ngày nữa là hết hạn nộp hồ sơ và đang cần quyết định xác
định lại dân tộc theo dân tộc Mƣờng để nhận điểm cộng ƣu tiên trong kỳ thi
theo chính sách ƣu tiên con em dân tộc thiểu số của Chính phủ. Hiện tại, giấy
chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng ông đã bị mất do thời gian quá lâu,
nếu bây giờ về xã làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận kết hôn gặp nhiều
khó khăn và thời gian giải quyết sẽ không đảm bảo đƣợc, Con gái ông không
đủ thời gian nộp hồ sơ để đƣợc hƣởng ƣu tiên trong kỳ thi sắp tới.
Theo quy trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính đã đƣợc
ban hành theo quyết định số 05/QĐ-UBND của UBND huyện Ba Vì ngày
20/11/2008, khi tổ chức, công dân tới nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cán bộ phụ trách lĩnh vực kiểm tra hồ sơ,
nếu hồ sơ đúng, đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ, viết phiếu hẹn cho công dân hẹn
ngày trả và chuyển phòng chuyên môn thụ lý giải quyết. Trong trƣờng hợp hồ
sơ còn thiếu thì cán bộ hƣớng dẫn tổ chức, công dân bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Việc xác minh mối quan hệ vợ chồng giữa ông Đinh Văn Bảy và bà Bạch
Thị Mai, theo đúng quy định của pháp luật và căn cứ trên Giấy chứng nhận kết
hôn do UBND xã cấp. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp công dân đang có nhu cầu
giải quyết công việc và nếu đảm bảo giải quyết công việc có thể đem lại những
lợi ích thiết thực cho công dân thì cơ quan chức năng có thể xem xét xác minh
những thông tin cần thiết thông qua những giấy tờ khác kèm theo hay không?
Từ những sự việc nêu trên, cần có một cái nhìn khách quan: giải quyết
việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính cần đƣợc áp dụng nhƣ thế nào để đảm
bảo quyền, lợi ích, giảm chi phí, công sức cho công dân, tổ chức và vẫn đảm
bảo đƣợc các quy định của pháp luật và chính sách của nhà nƣớc. Cơ quan nhà
nƣớc cần giải quyết thế nào để đảm bảo hợp tình, hợp lý, hiệu quả, đúng pháp
luật và từ đó chúng ta tìm ra phƣơng án tối ƣu, cụ thể cho sự việc nêu trên.


5


2.2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Việc xác định mục tiêu xử lý tình huống nhằm giải quyết các vấn đề do
tình huống đặt ra. Khi giải quyết có hiệu quả vấn đề sẽ tăng cƣờng pháp chế xã
hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân và đảm bảo giải
quyết hài hoà giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Từ tình huống
của ông Đinh Văn Bảy thƣờng trú tại xã Khánh Thƣợng – huyện Ba Vì – thành
phố Hà Nội, khi giải quyết vấn đề trong công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
thủ tục hành chính chúng ta cần xác định 3 mục tiêu cơ bản: mục tiêu đối với
ông Đinh Văn Bảy, mục tiêu đối với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và mục
tiêu đối với các cơ quan nhà nƣớc.
2.2.1. Đối với ông Đinh Văn Bảy:
Việc thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính nếu đảm
bảo linh hoạt, hợp lý, tạo điều kiện cho công dân không chỉ giảm thiểu chi phí,
thời gian, công sức cho ông Đinh Văn Bảy, tạo thuận lợi cho con gái Đinh Hà
Linh của ông mà còn tăng thêm sự tín nhiệm của công dân, tổ chức vào sự hợp
tình, hợp lý trong giải quyết dịch vụ công của nhà nƣớc.
2.2.2. Đối với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC UBND huyện Ba Vì
Đối với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
UBND huyện Ba Vì, việc thực hiện theo đúng quy chế, quy trình tiếp nhận và
giải quyết thủ tục hành chính do Nhà nƣớc, thành phố và UBND huyện ban
hành là tuân thủ đúng yêu cầu công việc. Tuy vậy, khi giải quyết các dịch vụ
công vẫn luôn quan tâm lợi ích của tổ chức, công dân, phát hiện những điểm
không hợp lý trong quá trình cải cách thủ tục hành chính để đảm bảo tốt quá
trình kiểm soát thủ tục hành chính. Việc giải quyết hợp tình, hợp lý đảm bảo
thực hiện đúng yêu cầu công việc, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức,

công dân và đem lại sự tín nhiệm của công dân đối với cơ quan nhà nƣớc.

6


2.2.3. Đối với cơ quan nhà nƣớc
Với tình huống nêu trên, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải xem
xét và giải quyết vấn đề vừa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, vừa hợp
tình, hợp lý, đồng thời đỡ tốn kém chi phí, thời gian và công sức cũng nhƣ
không gây phiền hà cho tổ chức, công dân.
Đối với Phòng Tƣ pháp UBND huyện Ba Vì, phải thực hiện đúng chức
năng quản lý nhà nƣớc về tƣ pháp, hộ tịch. giải quyết đúng trách nhiệm trong
công việc, đảm bảo nghiêm minh, đúng pháp luật.
Đối với các cơ quan chủ quản trong triển khai cải cách thủ tục hành
chính của UBND huyện nhƣ Phòng Nội vụ, Văn phòng HĐND&UBND và cơ
quan phụ trách kiểm soát thủ tục hành chính là phòng Tƣ pháp cần phải thƣờng
xuyên tiến hành kiểm soát thủ tục hành chính, nghiên cứu những điểm hợp lý
trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, xem xét những điểm bất hợp lý,
tiến hành sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những thủ tục hành chính rƣờm rà, giảm
thiểu giấy tờ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Đảm bảo làm việc
đúng trách nhiệm, đem lại lợi ích cho nhân dân và tăng cƣờng hiệu quả trong
quá trình thực hiện dịch vụ công, tạo niềm tin cho tổ chức và công dân vào
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
2.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

2.3.1. Nguyên nhân
Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hƣớng dẫn của Đảng và Nhà nƣớc, công cuộc
cải cách hành chính đã đƣợc tiến hành một cách có hệ thống từ trung ƣơng tới
địa phƣơng. Trong đó, quan trọng nhất là việc ban hành cơ chế “một cửa”,
“một cửa liên thông”. Ngày 22/06/2007, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành

quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nƣớc tại địa phƣơng. Ngày
08/11/2011, Chính phủ ban hành nghị quyết số 30c/NQ-CP về chƣơng trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020. Thành uỷ Hà Nội
ban hành chƣơng trình 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 về đẩy mạnh cải cách
7


hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lƣợng phục vụ của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015.
Huyện Ba Vì căn cứ vào sự chỉ đạo từ trung ƣơng, thành phố Hà Nội đã
ban hành quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 14/11/2008 về việc thành lập Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Ba Vì làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong huyện. Cùng với đó là ban
hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và quy trình giải
quyết thủ tục hành chính.
Hiện nay, các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tƣ pháp của UBND
huyện Ba Vì đƣợc thực hiện theo quyết định số 4322/QĐ-UBND ngày
01/10/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố thủ tục hành chính
đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế / thủ tục hành chính bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ
trong lĩnh vực tƣ pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của sở tƣ pháp/UBND cấp
huyện/UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đây là những căn cứ quan trọng làm tiền đề cho việc thực hiện tiếp nhận
hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính. Việc thực hiện đã đem lại những bƣớc
chuyển biến quan trọng và đem lại hiệu quả cao cho công dân và tổ chức trong
quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Tuy vậy, việc triển khai, tổ chức, thực
hiện gặp nhiều khó khăn, vẫn còn những hạn chế nhất định. Thủ tục hành chính
còn rƣờm rà, nặng nề. Nhiều thủ tục hành chính, các phòng chuyên môn còn
yêu cầu nộp thêm nhiều loại giấy tờ không cần thiết. Việc thực hiện thủ tục
hành chính không thống nhất giữa cấp xã và huyện khiến cho tổ chức, công

dân phải đi lại nhiều, gây mất thời gian, công sức, chi phí.
a) Nguyên nhân từ phía công dân
Trong tình huống này, ông Đinh Văn Bảy đã có ý thức trong việc chấp
hành quy định của pháp luật khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính. Đã có
tìm hiểu về danh mục hồ sơ thủ tục hành chính và quy trình tiếp nhận hồ sơ.
Việc chuẩn bị các thành phần hồ sơ thủ tục hành chính là tƣơng đối đầy đủ cho
một thủ tục hành chính có tình chất phức tạp nhƣ thủ tục “xác định lại dân tộc”.
8


Tuy nhiên, thiếu sót của ông là đã không bảo quản kĩ lƣỡng các loại giấy tờ
liên quan đến bản thân khi đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp. Ông
cũng gặp phải hạn chế về thời gian khi tiến hành làm thủ tục khi con gái ông
chỉ còn 4 ngày nữa là hết hạn nộp hồ sơ Đại học.
b) Nguyên nhân từ phía cơ quan chức năng
Theo quy định trong quyết định số 4322/QĐ-UBND ngày 01/10/2012 của
UBND thành phố Hà Nội về việc công bố thủ tục hành chính đƣợc sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế / thủ tục hành chính bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực tƣ
pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của sở tƣ pháp/UBND cấp huyện/UBND cấp
xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, thủ tục xác định lại dân tộc bao gồm các
giấy tờ sau:
1) Tờ khai đăng kí việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại
dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh (theo mẫu).
2) Bản chính Giấy khai sinh của ngƣời cần xác định lại dân tộc (để thực
hiện ghi chú nội dung xác định lại dân tộc).
3) Bản photo CMND/Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu của ngƣời yêu cầu.
4) Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc xác định lại dân tộc (ví
dụ: Giấy khai sinh của bố/mẹ; giấy tờ chứng minh về dân tộc của cha đẻ hoặc
mẹ đẻ…)
Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính là 03 ngày làm việc kể từ ngày

nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nhƣ vậy, các giấy tờ cần thiết để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật cơ bản đã đầy đủ. Phòng Tƣ pháp UBND huyện
Ba Vì căn cứ vào sổ lƣu gốc tại UBND xã Khánh Thƣợng và UBND huyện có
khả năng cung cấp và giải quyết thủ tục hành chính trên. Tuy nhiên, Phòng Tƣ
pháp yêu cầu thêm Giấy chứng nhận kết hôn nhằm xác minh mối quan hệ vợ
chồng của ông Đinh Văn Bảy và bà Bạch Thị Mai để chuẩn hoá thông tin. Việc
yêu cầu thêm thông tin không theo quy định của pháp luật gây rƣờm rà trong
quá trình giải quyết thủ tục hành chính, gây ảnh hƣởng tới tổ chức, công dân.
9


Hơn nữa, việc xác minh thông tin trên có thể căn cứ dựa trên Sổ hộ khẩu của
gia đình ông Đinh Văn Bảy do ông làm chủ hộ. Thông tin về bà Bạch Thị Mai
trong sổ đã đƣợc xác định: mối quan hệ với chủ hộ là vợ. Điều này cho thấy sự
cứng nhắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan chức
năng. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới giải quyết thủ tục
hành chính còn nhiều bất cập. Văn bản quy định dƣới hình thức chung chung
“các giấy tờ liên quan để làm căn cứ giải quyết” dễ gây nên những yêu cầu
phức tạp từ phía cơ quan chức năng đối với tổ chức, công dân.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính thực hiện
theo đúng quy chế, quy trình là tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân và
chuyển giao cho phòng chuyên môn thụ lý giải quyết. Vì vậy, cũng còn nhiều
cứng nhắc trong quá trình tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận thƣờng xuyên yêu
cầu công dân cung cấp tất cả các loại hồ sơ liên quan, tiếp nhận với thói quen
“thừa còn hơn thiếu”.
Các cơ quan chủ quản cải cách hành chính của UBND huyện là Phòng
Nội vụ và cơ quan phối hợp là Văn phòng HĐND&UBND, không thƣờng
xuyên rà soát, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính đã ban hành. Quá
trình kiểm soát thủ tục hành chính còn yếu kém, chƣa tìm ra những điểm yếu

kém và gây khó khăn của thủ tục hành chính.
2.3.2. Hậu quả
Tổ chức, công dân gặp khó khăn trong quá trình giải quyết thủ tục hành
chính. Việc giải quyết không nhanh gọn và yêu cầu hồ sơ phức tạp có thể gây
tâm lý “hành là chính” trong một bộ phận tổ chức, công dân, điều này làm ảnh
hƣởng nghiêm trọng tới uy tín của Đảng, cơ quan quản lý nhà nƣớc và giảm sút
lòng tin của nhân dân.
Cải cách hành chính và thực hiện dịch vụ công nhằm hƣớng đến sự thoả
mãn và gọn nhẹ cho nhân dân. Một khi các thủ tục hành chính chƣa đƣợc kiểm
soát chặt chẽ, còn tình trạng rƣờm rà sẽ làm giảm chất lƣợng của dịch vụ công,
ảnh hƣởng tới quá trình cải cách hành chính.
10


Gây ra những thiệt hại kinh tế cho tổ chức, công dân và xã hội. Giải
quyết thủ tục hành chính nếu không làm tốt sẽ tăng chi phí của tổ chức, công
dân, hao tốn thời gian và công sức của cơ quan quản lý nhà nƣớc.
2.4. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG

Để giải quyết tình huống nói trên, vừa đảm bảo các quy định của Nhà
nƣớc và pháp luật, vừa hợp tình, hợp lý ta cần phải thực hiện các phƣơng án để
thực hiện nhƣ sau:
2.4.1. Phƣơng án 1:
Ở tình huống nêu trên, khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả kiểm tra hồ sơ và thấy thiếu thành phần hồ sơ theo yêu cầu của
phòng chuyên môn sẽ không thu hồ sơ và yêu cầu ông Đinh Văn Bảy về bổ
sung, hoàn thiện hồ sơ đầy đủ mới tiếp nhận.
a) Điểm thuận lợi của phƣơng án
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện đúng quy định, văn bản hƣớng dẫn của

phòng chuyên môn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới giải
quyết thủ tục hành chính “xác định lại dân tộc”.
Thực hiện đúng quy trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính
do UBND ban hành.
b) Điểm hạn chế của phƣơng án
Tăng chi phí đi lại, thời gian và công sức của công dân. Làm mất cơ hội
cho công dân đƣợc hƣởng các chế độ ƣu tiên của Chính phủ đối với con em là
ngƣời dân tộc thiểu số.
Gây tâm lý không thoải mái cho công dân. Trong khi, công dân đã giải
thích và nêu ra những khó khăn đang gặp phải, mong muốn nhận đƣợc sự giúp
đỡ và hỗ trợ thì không đƣợc hỗ trợ. Điều này gây ảnh hƣởng lớn đến hình ảnh
của cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với nhân dân.
11


2.4.2. Phƣơng án 2:
Khi tiếp nhận hồ sơ về thủ tục “xác định lại dân tộc” của ông Đinh Văn
Bảy, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ thấy thiếu 1 thành phần hồ sơ là
Giấy đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, thông tin này có thể đƣợc xác minh dựa trên
Sổ hộ khẩu gia đình do ông Đinh Văn Bảy làm chủ hộ, cùng với những khó
khăn mà con gái Đinh Hà Linh của ông đang gặp phải, cán bộ vẫn tiếp nhận hồ
sơ, chuyển giao phòng chuyên môn thụ lý giải quyết và trình bày cụ thể về
trƣờng hợp này để tạo điều kiện cho công dân. Yêu cầu công dân về UBND xã
Khánh Thƣợng thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
và bổ sung vào ngày hẹn trả kết quả. Đồng thời, cán bộ phụ trách lĩnh vực Tƣ
pháp trao đổi với phòng chuyên môn về các thủ tục hành chính có các giấy tờ
mang thông tin trùng lặp hoặc rƣờm rà để giảm thiểu những văn bản không cần
thiết.
a) Điểm thuận lợi của phƣơng án
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy trình

tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính.
Thực hiện tốt trách nhiệm trong quá trình kiểm soát thủ tục hành chính,
phối hợp với cơ quan chuyên môn trong quá trình giải quyết các thủ tục hành
chính của công dân.
Đỡ gây phiền hà cho công dân trong quá trình giải quyết thủ tục hành
chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho con gái ông Đinh Văn Bảy đƣợc hƣởng các
chế độ ƣu tiên đối với con em dân tộc thiểu số theo chính sách của Chính phủ.
Củng cố và tạo niềm tin của tổ chức, công dân đối với dịch vụ công. Giải
quyết hài hoà giữa tính pháp lý và các lợi ích của công dân.
b) Điểm hạn chế của phƣơng án.
Trong khi các quy định về danh mục hồ sơ cần cung cấp của phòng
chuyên môn chƣa đƣợc đổi mới, việc tạo điều kiện cho công dân có thể gây ra

12


tiền lệ cho những trƣờng hợp về sau. Điều này sẽ gây khó khăn và sự không
thống nhất giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với phòng chuyên môn.
2.4.3. Phƣơng án 3
Khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ vẫn thu hồ sơ và
chuyển giao phòng chuyên môn thụ lý giải quyết.
a) Điểm thuận lợi của phƣơng án
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tạo điều kiện cho công dân trong quá trình giải
quyết thủ tục hành chính.
b) Điểm hạn chế của phƣơng án
Khả năng hồ sơ bị phòng chuyên môn trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn
thiện giấy tờ còn thiếu là rất cao.
Lựa chọn phƣơng án tối ƣu:
Qua nghiên cứu, xem xét những ƣu khuyết điểm của mỗi phƣơng án để
giải quyết tình huống trên, thì phƣơng án 2 là phƣơng án tối ƣu nhất vì giải

quyết theo phƣơng án này vừa đảm bảo đúng pháp luật, vừa hợp tình, hợp lý,
giảm phiền hà, khó khăn và tạo điều kiện cho công dân. Ngoài ra, cũng tạo
điều kiện cho công dân thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
2.5. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

Để tình huống trên đây đƣợc giải quyết kịp thời, hợp tình, hợp lý nhƣng
vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy định, quy trình giải quyết thủ tục hành chính
thì tiến hành theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
kiểm tra hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy hẹn cho công dân.
Bƣớc 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ chuyển giao hồ sơ cho phòng Tƣ pháp thụ
lý giải quyết trong ngày.

13


Cán bộ tiếp nhận hồ sơ trình bày về trƣờng hợp của công dân. Xin ý kiến
phòng chuyên môn xác minh thông tin tạm thời qua giấy tờ văn bản đi kèm.
Bƣớc 3: Chờ trả lời của phòng chuyên môn về hồ sơ của công dân và
thông báo lại cho công dân về kết quả thủ tục hành chính.
Bƣớc 4: Xin ý kiến chỉ đạo của Trƣởng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
và phòng Tƣ pháp về việc xem xét các giấy tờ không cần thiết trong thủ tục
“Xác định lại dân tộc”.
Các bƣớc thực hiện phƣơng án xử lý tình huống đã đƣợc lựa chọn có thể
thể hiện bằng biểu đồ công việc theo thời gian, tổ chức (cá nhân) thực hiện nhƣ
sau:
STT

Nội dung công việc thực

hiện

Tổ chức, cá nhân
thực hiện

Thời gian
thực hiện

1

Tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ Bộ phận
tiếp nhận và trả kết
quả

25/06/2015

2

Chuyển hồ sơ cho phòng
chuyên môn thụ lý

Cán bộ Bộ phận
tiếp nhận và trả kết
quả

25/06/2015

3


Chờ kết quả xử lý của phòng
chuyên môn và thông báo lại
cho công dân

Cán bộ Bộ phận
tiếp nhận và trả kết
quả, Phòng Tƣ
pháp

25/06/2015 –
27/06/2015

4

Xin ý kiến của Phòng Tƣ
pháp và Trƣởng Bộ phận về
kiểm soát thủ tục hành
chính.

Cán bộ Bộ phận
tiếp nhận, Trƣởng
Bộ phận, Phòng
Tƣ pháp

Sau ngày
27/06/2015

14



III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định: cải cách hành chính là nội dung trọng
tâm của công cuộc đổi mới và cải cách nhà nƣớc theo hƣớng xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa hƣớng đến mục tiêu xây dựng một nền hành
chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động
có hiệu lực và hiệu quả, một Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân, một đội ngũ công chức có đủ năng lực và phẩm chất hoàn thành
nhiệm vụ đƣợc giao.
Thủ tục hành chính với tƣ cách là bộ phận của thể chế hành chính ngày
càng có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Điều
này không những có ý nghĩa và vai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy
mà còn hết sức cần thiết để có nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lý nhà
nƣớc, đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính.
Thủ tục hành chính là các quy phạm thủ tục của luật hành chính quy
định cách thức tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nên chúng tạo ra cơ
sở và điều kiện cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nƣớc giải quyết các công
việc của ngƣời dân theo luật định, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ
chức và công dân. Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành
chính nhà nƣớc. Nếu không có thủ tục hành chính thì mọi chính sách, chủ
trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ban hành sẽ khó đƣợc thực thi. Có thể nói thủ
tục hành chính là công cụ và phƣơng tiện để đƣa pháp luật vào đời sống.
Trong những năm qua, việc cải cách thủ tục hành chính đƣợc Chính phủ
triển khai mạnh mẽ trên các lĩnh vực, thu đƣợc nhiều kết quả tích cực. Công tác
tổ chức thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” đã
giúp xử lý, giải quyết công việc nhanh, giảm bớt một số thủ tục rƣờm rà; thủ
tục, quy trình, thời gian giải quyết đƣợc công khai, rõ ràng, tránh đƣợc những
phiền hà đối với tổ chức và công dân, đem lại nhiều kết quả thiết thực, tạo điều

kiện thuận lợi, phục vụ tốt công tác cải cách thủ tục hành chính.
15


Tuy nhiên, với một khối lƣợng công việc rất lớn và phức tạp, nên trong
quá trình thực hiện cũng đã xuất hiện một số mặt hạn chế, nhất là trong quan hệ
phối hợp công tác, một số quy định về trình tự thủ tục giải quyết công việc
chƣa hợp lý, chƣa sát với tình hình thực tế. Một số hồ sơ chƣa giải quyết đúng
hạn hoặc không thực hiện đúng quy trình, thời hạn giải quyết công việc. Trách
nhiệm của một số chuyên viên có lúc chƣa cao. Bên cạnh đó, hồ sơ từ các
ngành trình lên còn sai sót, phải trả đi trả lại nhiều lần, nên kết quả giải quyết
hồ sơ còn có lúc bị động, không đúng thời gian quy định. Thành phần hồ sơ
rƣờm rà, phức tạp, nhiều trƣờng hợp không đúng với quy định của pháp luật.
Ba Vì là huyện có dân số đông, số xã, trị trấn là lớn với 31 xã, thị trấn
(trong đó có 7 xã miền núi), việc giải quyết tốt các thủ tục hành chính là tiêu
chí đƣợc đặt lên hàng đầu trong công cuộc cải cách hành chính của Huyện. Với
những nỗ lực không ngững nghỉ trong quản lý nhà nƣớc, huyện đã đề ra nhiều
chính sách, phƣơng án quản lý hiệu quả nhằm giải quyết thủ tục hành chính
của tổ chức, công dân nhanh gọn, hiệu quả, giảm chi phí, đúng thời hạn. Tuy
vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất
định do điều kiện cơ sở vật chất thiếu, trình độ văn hoá của nhân dân không
đồng đều, các văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành về giải quyết
thủ tục hành chính vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần đƣợc khắc
phục.
Qua tìm hiểu và đƣa ra một số phƣơng án để giải quyết thủ tục hành
chính “xác định lại dân tộc” của ông Đinh Văn Bảy tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm công tác để giải quyết tốt
trong quá trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Giải quyết trƣờng hợp này, góp phần nâng cao chuyên môn trong quá trình tiếp
nhận hồ sơ, kiểm soát thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức,

công dân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Ba
Vì.

16


3.2. Kiến nghị

a) Đối với trung ƣơng
- Theo tinh thần của nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày
08/11/2011 về ban hành chƣơng trình tổng thể cải cách hành chinh nhà nƣớc
giai đoạn 2011-2020 và chƣơng trình 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành
uỷ Hà Nội về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất
lƣợng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015,
đề nghị các cấp chính quyền tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là
đơn giản hoá thủ tục hành chính. Trung ƣơng, thành phố cần đẩy mạnh công
tác chỉ đạo, triển khai rộng khắp trên mọi lĩnh vực. Các sở, ban, ngành chuyên
môn cần tập trung rà soát các TTHC ban hành mới, đƣợc sửa đổi, bổ sung, bị
bãi bỏ, thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện và cấp xã trên địa
bàn thành phố.
- Quyết định số 4322/QĐ-UBND ngày 01/10/2012 của UBND thành phố
Hà Nội về việc công bố thủ tục hành chính đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
/ thủ tục hành chính bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực tƣ pháp thuộc thẩm
quyền giải quyết của sở tƣ pháp/UBND cấp huyện/UBND cấp xã trên địa bàn
thành phố Hà Nội quy định còn chung chung, tạo kẽ hở cho các cơ quan chức
năng ở địa phƣơng gây khó khăn và phức tạp cho tổ chức, công dân trong quá
trình thực hiện thủ tục hành chính.
- Kiến nghị Nhà nƣớc nên ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và
các văn bản hƣớng dẫn thi hành cụ thể và nghiêm túc vấn đề kiểm soát thủ tục
hành chính nhằm chỉ đạo các đơn vị đánh giá tác động của quy định về TTHC

trong quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm chỉ ban
hành các TTHC đáp ứng các tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp,
đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phƣơng.
- Đề nghị Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, tham mƣu với Chính phủ
quy định việc thành lập thống nhất hệ thống cơ quan hoặc bộ phận chuyên
trách kiểm soát thủ tục hành chính tại các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện,

17


cấp xã và quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hoặc bộ phận đảm
nhiệm kiểm soát thủ tục hành chính.
- Sớm ban hành thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của
Chính phủ; pháp lý hoá các biểu mẫu đánh giá tác động TTHC tại công văn số
7416/VPCP-TCCV của Văn phòng Chính phủ.
- Đề nghị Cục kiểm soát thủ tục hành chính tăng cƣờng công tác tập huấn
nghiệm vụ ; nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu chuẩn hƣớng dẫn nghiệp vụ, quy
trình thực hiện công tác rà soát, thống kê công bố TTHC; rà soát, đánh giá quy
định thủ tục hành chính để việc thực hiện đƣợc thuận lợi.
b) Đối với uỷ ban nhân dân huyện
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cần có sự phối hợp tốt trong quá
trình thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.
- Chỉ đạo phòng chuyên môn nghiên cứu chính sách, hƣớng dẫn; căn cứ
vào các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành của
trung ƣơng, thành phố để đƣa ra văn bản cụ thể, thông nhất quy định về quy
trình thực hiện và danh mục các giấy tờ cần xuất trình đối với từng thủ tục
hành chính.
- Chỉ đạo phòng chuyên môn rà soát lại hệ thống các thủ tục hành chính
đang giải quyết. Các giấy tờ không đúng theo quy định của pháp luật cần phải
đƣợc loại bỏ. Các giấy tờ mang thông tin trùng lặp cần đƣợc rút gọn và điều

chỉnh kịp thời.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xây dựng quy chế phối hợp để giải
quyết những vấn đề liên quan đến tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.
- Chỉ đạo Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính cần
nghiêm túc tiếp thu ý kiến từ phía tổ chức, công dân về chất lƣợng và nội dung
trong giải quyết thủ tục hành chính. Các nội dung cần phải đƣợc trình bày cụ
thể và xem xét trong các cuộc họp giao ban, họp chuyên môn của Uỷ ban nhân
dân huyện.
- Chỉ đạo cơ quan chủ quản về cải cách hành chính là Phòng Nội vụ, cơ
quan phối hợp là Văn phòng HĐND&UBND và cơ quan phụ trách Kiểm soát
18


thủ tục hành chính là Phòng Tƣ pháp cần phải tiến hành nghiêm túc việc kiểm
soát thủ tục hành chính. Các đơn vị phải thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ
đạo việc thực hiện triển khai kiểm soát thủ tục hành chính.
- Công tác kiểm soát thủ tục hành chính là công việc đỏi hỏi sự chuyên
sâu nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, am hiểu sâu các thủ tục hành chính, tuy
nhiên đội ngũ cán bộ đầu mối và cán bộ tham gia kiểm soát thủ tục hành chính
tại UBND huyện còn kiêm nhiệm nhiều công việc. Kiến nghị Uỷ ban cần phân
công cán bộ, công chức chuyên trách về kiểm soát thủ tục hành chính.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện làm đề tài: Với sự hiểu biết còn hạn
chế, thời gian đầu tƣ cho nghiên cứu có hạn. Tôi mạnh dạn nêu lên những suy
nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống "Công dân nộp thiếu thành
phần hồ sơ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính UBND huyện Ba Vì". Mặc dù
đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để những
nội dung trình bày trên đƣợc hoàn thiện hơn, có thể vận dụng vào thực tiễn một
cách thiết thực hơn.


19



×