Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống kinh doanh sản phẩm thủy sản không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ cá yên sở năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.78 KB, 20 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
Lớp Bồi dƣỡng ngạch chuyên viên K4A - 2015
***

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI
“Xử lý tình huống kinh doanh sản phẩm thủy sản không đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ cá Yên Sở năm 2015”

Họ tên học viên: Dương Diệu Thùy
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Chi cục Thủy sản Hà Nội – Sở NN&PTNT
Hà Nội

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, Phòng Đào
tạo, quý thầy cô giáo của Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, đồng thời đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực
hiện tiểu luận tình huống này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
quý Thầy, Cô chủ nhiệm lớp, quý thầy cô giáo trong Trường đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu và động viên chúng tôi thực hiện, hoàn thành tiểu
luận tình huống này.
Trong khoảng thời gian hạn hẹp, tiểu luận tình huống không
tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung lẫn hình


thức. Tôi rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô giáo,
các bạn đồng nghiệp đối với tiểu luận tình huống của tôi.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2015
Học viên

Dương Diệu Thùy

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
I. LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 1
II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN .............................................................................. 3
2.1. Mô tả tình huống ......................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu xử lý tình huống ........................................................................... 5
2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả .................................................................. 6
2.3.1. Nguyên nhân ............................................................................................ 6
2.3.2. Hậu quả .................................................................................................... 7
2.5. Kế hoạch thực hiện phương án 3 ............................................................... 13
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................... 15
3.1. Kết luận. .................................................................................................... 15
3.2. Đề xuất. ..................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 17

ii



I. LỜI NÓI ĐẦU
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để
con người sống và phát triển. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn
đề bức xúc của mọi người, bởi lẽ VSATTP tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng
như chất lượng cuộc sống con người và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát
triển của xã hội và nòi giống. Công tác quản lý chất lượng VSATTP vừa là yêu
cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảng công
tác rất rộng lớn và phức tạp, đan xen với nhau bởi rất nhiều hoạt động. Vì vậy
vấn đề ngăn chặn việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và an toàn vệ
sinh thực phẩm thủy sản nói riêng đang rất được quan tâm.
Chi cục Thủy sản Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm lớn nhất trong lĩnh
vực thủy sản của cả thành phố. Trước tình hình này, Chi cục đã tiến hành kiểm
tra điều kiện sản xuất, kinh doanh và chất lượng các sản phẩm thủy sản tại một
số các chợ đầu mối và các chợ tiêu dùng sản phẩm thủy sản lớn đặc biệt là chợ
Cá Yên Sở. Do đặc điểm là chợ thành lập tự phát nên điều kiện kinh doanh, các
trang thiết bị phục vụ kinh doanh chưa được đồng bộ, chưa đáp ứng đầy đủ các
quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ tháng 9 năm 2013 Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội thành lập chốt kiểm dịch động vật thủy sản liên ngành với
chức năng quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đối với các loại thủy sản kinh
doanh tại chợ cá Yên Sở đồng thời tuyên tuyên truyền tập huấn về vệ sinh an
toàn thực phẩm cho các hộ sản xuất kinh doanh thủy sản trên toàn địa bàn chợ.
Tuy nhiên do tính chất đặc thù, phức tạp của các chợ đầu mối nên công tác quản
lý, giám sát kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, vẫn tồn tại nhiều cơ sở kinh
doanh, buôn bán thủy sản không có xuất xứ rõ rằng, thủy sản không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2015, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong mở lớp bồi dưỡng
ngạch chuyên viên cho cán bộ công chức mới, chương trình gồm 2 học phần:
1





Kiến thức chung.



Các kỹ năng.
Việc đào tạo cho công chức sau tuyển dụng có kiến thức rất quan trọng và

cần thiết đối với cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang
công tác. Quá trình học tập đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều vấn đề
về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước như: Học viên cơ bản
được trang bị kiến thức và kỹ năng hành chính được sử dụng trong công việc
của cán bộ, công chức trong lĩnh vực được giao. Hình thành và phát triển những
kĩ năng tham mưu, cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã
hội. Đồng thời cũng nhận thức được rằng muốn đạt được hiệu quả cao trong
công tác quản lý, cần phải , nắm chắc được các văn bản quy phạm pháp luật và
các văn bản dưới luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc
sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao một cách khoa
học đúng quy định pháp luật.
Qua thời gian học lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên do Trường đào tạo
cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức nhằm áp dụng kiến thức Quản lý Nhà nước vào
thực tiễn công việc hàng ngày và nâng cao kỹ năng chuyên môn tôi chọn đề tài
“Xử lý tình huống kinh doanh sản phẩm thủy sản không đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm tại chợ cá Yên Sở năm 2015” làm tiểu luận cuối khoá lớp Bồi
dưỡng ngạch chuyên viên . Với mục tiêu có thêm những hiểu biết về công tác
quản lý nhà nước về lĩnh vực mình đang công tác, ngoài ra cũng mạnh dạn đề ra
một số giải pháp trong công tác quản lý đang gặp những nhức và gặp nhiều
vướng mắc trong công tác quản lý các sản phẩm thủy sản tại các chợ tiêu dùng
lớn.

Trong quá trình hoàn chỉnh tiểu luận, do thời gian nghiên cứu không
nhiều, năng lực thể hiện còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
về nội dung cũng như hình thức. Kính mong sự góp ý chân thành của quý Thầy,
Cô và bạn đọc.

2


II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN
2.1. Mô tả tình huống
Đôi điều về Chợ cá Yên Sở, Chợ cá làng Sở Thượng hay Chợ cá Yên Sở,
Hoàng Mai, Hà Nội là chợ đầu mối chuyên cung cấp thủy sản cho Thủ đô, nằm
sát đường vành đai 3 thuộc địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, chợ cá
Yên Sở có diện tích gần 10.000m2, được xem là chợ đầu mối về thủy sản. Chợ
Yên Sở thành lập tự phát, kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt
động kinh doanh thủy sản tại chợ chưa được đáp ứng thường xuyên, chủ yếu do
các hộ kinh doanh phối hợp với Ban quản lý chợ đóng góp xây dựng do vậy về
điều kiện, dụng cụ chứa đựng, phương tiện vận chuyển thủy sản của một số hộ
kinh doanh chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, hệ thống đường, điện, đèn
chiếu sáng , hệ thống nước cấp và hệ thống nước thải thì không đồng bộ và chưa
đáp ứng theo quy chuẩn Việt Nam.
Chi cục Thuỷ sản Hà Nội tiến hành thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về
vệ sinh an toàn thực phẩm của 20 cơ sở sơ chế, thu mua kinh doanh sản phẩm
thuỷ sản tại chợ Cá Yên Sở - Phường Yên Sở - Quận Hoàng Mai - Tp Hà Nội.
Khi kiểm tra đến hộ kinh doanh thu mua và sơ chế sản phẩm thủy sản Bùi
Thị Loan tại chợ, bên cạnh nhiều loại cá thương phẩm tươi sống có đầy đủ giấy
truy xuất nguồn gốc, đoàn kiểm tra phát hiện có 1 lô hàng gồm 300kg cá rôphi
không có giấy xác nhận hoặc chứng minh nguồn gốc xuất xứ đang được lọc
xương trên nền ximang không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đoàn kiểm
tra đã tiến hành lấy mẫu gửi xét kiệm các chỉ tiêu về bệnh thủy sản, các chỉ tiêu

vi sinh vật hiểu khí, Coliforms, chỉ tiêu E.coli, chỉ tiêu dư lượng kháng sinh. Kết
quả cho thấy các chỉ tiêu xét nghiệm đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Phân tích tình huống
Mục đích của việc phân tích này là nhằm làm rõ tình huống, chỉ ra những
hạn chế trong công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm
thủy sản và giải quyết các công việc liên quan đến công tác kiểm soát sản phẩm
3


thủy sản tại Chi cục Thủy sản để từ đó có phương hướng, biện pháp xử lý thoả
đáng, quy trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân có liên quan và điều đặc biệt là lấy
đó làm bài học kinh nghiệm chung cho việc xử lý các tình huống liên quan đến
công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản trên địa
bàn Hà Nội. Đồng thời đề xuất những biện pháp, giải pháp khả thi mang tính
tổng thể nhằm khắc phục những hạn chế tương tự trong công tác kiểm soát an
toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản trên địa bàn Hà Nội.
Trên cơ sở lý luận là sự quan tâm của Đảng, nhà nước và toàn thể xã hội về
vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
ngành thủy sản nói riêng. Để đảm bảo có được thực phẩm an toàn cung cấp cho
nhu cầu tiêu dùng, vấn đề đặt ra là phải kiểm tra, giám sát được các hoạt động từ
chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế, bảo quản và lưu thông phân phối trên thị trường.
Hoạt động quản lý thủy sản chỉ có hiệu quả khi có một hệ thống văn bản pháp
luật về thủy sản đầy đủ, đồng bộ. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm quy định vấn đề này ví dụ như:
Luật Thủy sản
Luật An toàn thực phẩm
Luật Thúy y
Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 quy định về xử phạt hành
chính trong hoạt động thủy sản
Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 Quy định trình tự, thủ

tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 Quy định việc kiểm
tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở
sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm...
Việc hộ kinh doanh của bà Bùi Thị Loan có 1 số sản phẩm thủy sản không có
giấy xác nhận hoặc chứng minh nguồn gốc xuất xứ, sơ chế sản phẩm không có
nguồn gốc rõ ràng, điều kiện sơ chế không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực
phẩm là sai so với các quy định hiện hành trong việc kinh doanh, buôn bán, sơ
4


chế sản phẩm thủy sản. Cụ thể theo Quy định hiện hành thì hộ kinh doanh Bùi
Thị Loan đã vi phạm các điều sau:
+ Thu mua, kinh doanh sản phẩm thủy sản thương phẩm không có xác
nhận hoặc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Quy định tại Khoản 3, điều
43 Luật Thủy sản. Theo Điều 28 NĐ 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 Quy
định về xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản quy định Phạt tiền từ
5.000.000 đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, vận
chuyển thủy sản không có xác nhận hoặc chứng nhận nguồn gốc theo quy định
của pháp luật. Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.
+ Sơ chế thủy sản tại nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực
phẩm, dụng cụ chế biến dụng cụ vệ sinh chưa đạt tiêu chuẩn ( Điều 43 Luật
Thủy sản)
+ Hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra
chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo đảm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
2.2. Mục tiêu xử lý tình huống
Mặc dù Chi cụ Thủy sản cùng các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực
trong quản lý, chấn chỉnh công tác kinh doanh tại chợ Cá Yên Sở; xong tình
trạng thu mua, sơ chế sản phẩm thủy sả không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn tồn tại; ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu

dùng. Vì vậy việc xử lý các tình huống nêu trên không những để giải quyết vấn
đề hiện tại tại thời điểm đó đảm bảo có sự hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh
tế, lợi ích xã hội mà còn nhắm đến các mục tiêu sau:
1. Trên lĩnh vực xã hội:
Việc xử lý vi phạm nêu trên phải mang tính thuyết phục, căn cứ vào
những quy định của pháp luật chỉ rõ những vi phạm của bà Bùi Thị Loan; đồng
thời cảnh báo cho những cơ sở kinh doanh khác tại chợ phải ý thức chấp hành
pháp luật không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người
tiêu dùng, tạo lòng tin, an tâm cho người sử dụng.
5


2. Trên lĩnh vực quản lý nhà nước:
- Tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, qua phát hiện sai phạm, rà soát,
đánh giá trách nhiệm của các cấp quản lý trong công tác quản lý địa bàn và thực
thi trách nhiệm theo quy định của pháp luật nhằm phối hợp, chấn chỉnh để việc
quản lý kinh doanh thủy sản đi vào nề nếp
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản phải tăng
cường công tác thanh, kiểm tra để phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm
pháp luật về thú y nhằm đảm bảo thực thi pháp luật thủy sản; lập lại trật tự, kỷ
cương, rút ra bài học trong công tác quản lý nhằm ngăn ngừa và xử lý có hiệu
quả những trường hợp vi phạm trong quản lý công tác kinh doanh, sơ chế thủy
sản
- Đề xuất những biện pháp, giải pháp khả thi mang tính tổng thể nhằm hạn
chế những tình huống tương tự trong công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực
phẩm đối với sản phẩm thủy sản trên địa bàn Hà Nội.
3. Trên lĩnh vực kinh tế:
- Việc xử lý tình huống nêu trên sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bình
đẳng giữa các cơ sở kinh doanh thủy sản
- Căn cứ vào quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y,

thủy sản, lĩnh vực bảo vệ môi trường tiến hành xử phạt để thu vào ngân sách nhà
nước do những hành vi vi phạm gây ra.
2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
2.3.1. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
Công tác quản lý nhà nước chuyên ngành còn lỏng lẻo và thiếu sự phối
hợp.

6


b. Nguyên nhân khách quan
 Sự bất cập, chồng chéo trong hệ thống căn bản pháp luật liên quan đến vụ
việc
 Việc vận chuyển sản phẩm thủy sản từ địa phương này đến địa phương
khác chưa được kiểm soát chặt chẽ, do lực lượng thú y thủy sản quá mỏng, mặt
khác cán bộ thú y không có thẩm quyền chặn xe khi phát hiện vận chuyển thủy
sản để kiểm tra
 Vì lợi ích, cơ sở giết mổ đã cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Cá không có nguồn gốc xuất xứ vẫn thu mua và chế biến, tiết kiệm kinh phí
kiểm dịch, tiết kiệm đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất
 Sự thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật về việc kinh doanh thủy
sản của chủ và nhân viên cơ sở
 Công tác tuyên truyền còn ít và chưa sâu sát được đến người kinh doanh.
Việc tổ chức tuyên truyền tác hại của việc thu mua, buôn bán sơ chế sản phẩm
thủy sản không rõ nguồn gốc, không đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm
cho người kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức, kinh phí, nhân lực còn
hạn hẹp
2.3.2. Hậu quả
Việc kinh doanh, thu mua, buôn bán sản phẩm thủy sản không rõ nguồn

gốc, sơ chế sản phẩm thủy sản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực
phẩm trước hết:
 Làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho cá nuôi tại địa
bàn
 Cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm không đảm bảo, nguy cơ
ngộ độc thực phẩm từ những sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ
sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm
7


 Làm ảnh hưởng đến chủ trương của nhà nước trong bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm cho người tiêu dùng
 Gây hoang mang trong xã hội, giảm sút lòng tin của người tiêu dùng
 Làm mất uy tín của cơ quan quản lý nhà nước, làm thất thu cho ngân sách
nhà nước từ hành vi trốn phí tổn và lệ phí kiểm dịch động vật thủy sản
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tính huống
Phƣơng án 1: Do cơ sở mới mắc lỗi lần đầu, chỉ ra lỗi và nhắc nhở cơ sở
sửa chữa, hướng dẫn cơ sở cải thiện tình hình kinh doanh, đầu tư nhà xưởng
trang thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong quá trình quản lý kinh
doanh tại chợ Cá Yên Sở, các trường hợp thu mua cá không rõ nguồn gốc là rất
ít, hộ kinh doanh của bà Bùi Thị Loan luôn chấp hành đúng các quy định về việc
truy xuất nguồn gốc thủy sản, viêc sơ chế sản phẩm theo chủ cơ sở trình bày là
do nhân viên mới chưa nắm rõ quy định cùng với công việc kinh doanh bận rộn
đông đúc mà sơ xuất trong việc giám sát và quản lý. Là lần đầu nên cơ sở mong
Đoàn kiểm tra chỉ nhắc nhở, cơ sở sẽ rút kinh nghiệm và đảm bảo không tái
phạm.
Mang tính chất tuyên truyền giáo dục, nhắc nhở thì kèm theo việc xử lý tình
huống tại cơ sở kinh doanh cỉa bà Bùi Thị Loan, chi cục sau đó sẽ:
* Mở lớp đào tạo tập huấn tăng cường sự hiểu biết về vệ sinh an toàn thực
phẩm và các văn bản pháp quy quy định.

- Đối tượng triển khai là những cá nhân, tổ chức thu mua, bảo quản, chế
biến và kinh doanh thuỷ sản tại Chợ cá Yên Sở
- Tổng số lớp dự kiến 1, số người tham gia 60 người/lớp.
- Thời gian đào tạo 03 ngày.
- Nội dung đào tạo:
+ Giới thiệu về các văn bản pháp quy quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm.
8


+ Những mối nguy gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản.
+ Kiểm soát mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm trong thu gom, sơ chế,
bảo quản, và vận chuyển nguyên liệu thủy sản theo quan điểm HACCP.
Nội dung:
Giới thiệu về HACCP;
Mô hình quản lý chất lượng theo quan điểm HACCP;
Nhận diện mối nguy trong quá trình thu gom, sơ chế, bảo quản và vận
chuyển nguyên liệu thủy sản;
Điều kiện kiên quyết;
Quy phạm sản xuất (GMP);
Quy phạm vệ sinh (SSOP);
Thiết lập hồ sơ giám sát thực hiện GMP, SSOP, HACCP.
+ Khái quát về kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản theo quan
điểm của HACCP.
- In tờ rơi: Tổ chức in phát 5.000 tờ rơi có nội dung tuyên truyền về kiến
thức vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh,
chế biến, sơ chế, thu gom và người tiêu dùng thuỷ sản trên địa bàn Quận Hoàng
Mai
Nội dung tờ rơi;
- Các yếu tố gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản.

+ Mối nguy về vật lý.
+ Mối nguy hoá học.
+ Mối nguy sinh học.
- Những quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy
sản.

9


Ưu điểm
 Dễ dàng, nhanh chóng, không gây căng thẳng
 Không gây tổn thất kinh tế cho cơ sở cũng như đơn vị quản lý nhà nước
 Giúp người dân và các hộ kinh doanh hiểu biết, nhận thức về vệ sinh an toàn
thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật quy định từ đó thực hiện tốt hơn.
Hạn chế
 Không có tính dăn đe, không đảm bảo công bằng pháp luật
 Các hành vi vi phạm không bị xử phạt, không làm gương cho các cơ sở
kinh doanh khác
 Có thể gây nhiều dư luận bất bình trong xã hội
 Cần có một khoản kinh phí ngân sách tương đối lớn để triển khai thực
hiện việc mở lớp tập huấn và in tờ rơi
Phƣơng án 2: Chỉ ra lỗi, lập biên bản xử phạt hành chính đối với các hành vi vi
phạm của cơ sở, chỉ xử phạt hành chính và không áp dụng hình thức phạt bổ
sung là tịch thu lô hàng. Xét cơ sở mới vi phạm lần đầu, có hợp tác trong quá
trình kiểm tra, lỗi của cơ sở cũng đã có hình thức xử phạt. Chỉ xử phạt hành
chính mà không tịch thu lô hàng sẽ giúp cho cơ sở giảm được thiệt hại kinh tế,
đồng thời giảm được kinh phái tịch thu và tiêu hủy cho nhà nước. Tuy nhiên
bên cạnh đó phương án này còn nhiều hạn chế.
Ưu điểm
 Có tính dăn đe và không gây thiệt hại quá lớn cho cơ sở

 Tiết kiệm kinh phí thu hồi, tiêu hủy lô hàng của cơ quan quản lý
Hạn chế
 Chưa áp dụng triệt để quy định của pháp luật
 Có gây căng thẳng giữa cơ sở và cơ quan quản lý
10


 Phức tạp hơn phương án 1 vì cần áp dụng các quy định về xử phạt, các
căn cứ xử phạt
Phƣơng án 3: Tiến hành chỉ lỗi, lập biên bản xử phạt hành chính, kết hợp
hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu số cá không rõ nguốn gốc xuất xứ cùng số
cá đã được sơ chế. Lô hàng của bà Bùi Thị Loan không có giấy xác nhận hoặc
chứng minh nguồn gốc xuất xứ, kèm theo đó là sơ chế không đảm bảo yêu cầu
vệ sinh an toàn thực phẩm, điều này là trái quy định và hộ kinh doanh chắc chắn
phải bị xử phạt. Nếu để lô hàng tiếp tục lưu thông mà không tiêu hủy sẽ gây ảnh
hường đến người tiêu dùng.
Ưu điểm
 Có tính dăn đe cao, làm gương cho những cơ sở kinh doanh khác tại chợ
phải ý thức chấp hành pháp luật không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh
hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng,
 Tạo lòng tin, an tâm cho người sử dụng.
 Đúng theo quy định của pháp luật, tăng cường tính pháp chế
 Góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các cơ sở kinh doanh
thủy sản tại chợ cá
Nhược điểm
 Có thể gây căng thẳng giữa Đoàn kiểm tra, cơ quan quản lý với hộ kinh
doanh
 Gây thiệt hại nhiều về kinh tế cho hộ kinh doanh
 Nhà nước cần chi kinh phí cho việc tịch thu, tiêu hủy sản phẩm
Kết luận

Mỗi phương án đều có những ưu nhược điểm riêng, xét theo tình hình và quy
định của pháp luật, tôi chọn phương án 3 để giải quyết tình huống nêu trên. Bởi hành
vi vi phạm thì phải bị xử phạt, xử phạt cần đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài
11


xử phạt hành chính số hàng không rõ nguồn gốc, sơ chế không đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cần phải được tiêu hủy, không thể để lưu thông trên thị trường gây
mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, gây hoang mang
dư luận, bất an trong nhân dân. Phương án cũng thể hiện được sự ưu việt trong việc
tăng cướng pháp chế, tăng cường việc áp dụng luật pháp vào cuộc sống, tạo lòng tin
cho nhân dân đối với cán bộ quản lý, cơ quan quản lý cũng cao hơn nữa là với Đảng
với Nhà nước. Tạo được tính dăn đe đối với các hộ kinh doanh khác tại chợ mà rộng
hơn nữa là trên địa bàn Thành phố, chấn chỉnh để việc kinh doanh thủy sản đi vào
nề nếp, các hộ kinh doanh phải tự ý thức việc tuân thủ pháp luật. Phương án đáp
ứng được hầu hết các mục tiêu đặt ra, có tính khả thi đồng thời hợp tình hợp lý.
Việc lựa chọn phương án trên là nhằm giải quyết tình huống trước mắt, về lâu
dài thì việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn cơ sở tuân thủ các quy
định của pháp luật về kinh doanh thủy sản và sơ chế chế biến thủy sản đảm bảo
yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên tuyên truyền Pháp luật về thú
y, thú y thủy, quy định của pháp luật dưới nhiều hình thức: Trên phương tiện
truyền thanh, bằng pano áp phích; Phát tán tờ rơi...cho các hộ kinh doanh tại
chợ, vận động người kinh doanh tự giác chấp hành quy định mới là giải pháp tối ưu.
Đồng thời thường xuyên thanh tra kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở để kịp thời
phát phát hiện và xử lý các cơ sở vi phạm.

12


2.5. Kế hoạch thực hiện phƣơng án 3

Stt Nội dung công việc

Chủ thể thực hiện

Thời gian

Điều kiện

9h ngày

Kiểm tra,

27/8/2015

giám sát

9h30 ngày

Kiểm tra,

27/8/2015

kinh phí

chuyển 300kg cá rophi đã Ban quản lý chợ cá Yên

10h ngày

Kinh phí,


sơ chế về cơ sở thu mua Sở

27/8/2015

giám sát

ngày

Kinh phí,

27/8/2015

giám sát

Ngày

Kinh phí,

27/8/2015

kiểm tra,

Lập biên bản thực trạng
1

tại hiện trường cơ sở kiểm
tra

Đoàn


kiểm tra

liên

ngành
Đại diện cơ sở hộ kinh
doanh Bùi Thị Loan
Cán bộ lấy mẫu
Đoàn Kiểm tra liên

2

Lấy mẫu gửi phân tích

ngành
Đại diện cơ sở
Cơ quan phân tích

Huy

động

chuyên
3

01

dùng

xe

để

tải
vận

và sơ chế đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm X
Tiêu độc, sát trùng phương
tiện vận chuyển dưới sự áp Công an phường Yên
tải của công an phường, số Sở
4

cá trên đã được lập biên Chuyên viên chi cục
bản bàn giao cho kiểm Thủy sản
dịch viên và thanh tra viên Chủ lò mổ X
tại lò mổ X

5

Luộc chín chỗ cá trên rồi Kiểm dịch viên lò mổ
bảo quả đảm bảo theo yêu Chủ lò mổ X
13


cầu vệ sinh an toàn thực Đại diện đoàn kiểm tra
phẩm

Nhận kết quả mẫu phân
6


tích và ra quyết định xử
phạt

giám sát

liên ngành
Đại diện đoàn kiểm tra
Chi cục thủy sản Hà
Nội

Ngày

Kiểm tra,

4/9/2015

giám sát

Ngày

Kiểm tra,

4/9/2015

giám sát

Ngày

Kiểm tra,


4/9/2015

giám sát

Cơ quan phân tích
Chi cục Thủy sản Hà

7

Trao trả số cá đã được làm
chín cho bà Bùi Thị Loan

Nội
Đại diện đoàn kiểm tra
Đại diện lò mỗ
Bà Bùi Thị Loan

8

Kết luận và báo cáo

Đại diện đoàn kiểm tra
Chi cục Thủy sản

14


III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận.
Mỗi một sự việc tiêu cực xảy ra, dù lớn hay nhỏ đều gây ra những hệ lụy

xấu. Người có sai phạm phải chịu những hình thức kỷ luật thích đáng. Cơ quan
có cán bộ sai phạm ngoài việc phải xử lý cán bộ còn phải có trách nhiệm khắc
phục hậu quả, đồng nghĩa với có những thiệt hại về uy tín và kinh tế.
“Phòng cháy hơn chữa cháy” hay “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là những
thuật ngữ dân gian, nhưng trong quản lý đó lại là những định hướng quan trọng:
cần phải có những phương án phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị bằng nhiều giải pháp.
Trong các phần trình bày trên, tiểu luận đã đề cập đến việc nâng cao tinh
thần trách nhiệm, nâng cao năng lực, trình độ nhận thức, kỹ năng giải quyết và
xử lý công việc cho cán bộ, nhân viên, coi đây là một giải pháp khả thi để phòng
ngừa những tình huống xấu. Tuy trong tiểu luận chưa tính toán được kinh phí
cho việc khắc phục hậu quả và kinh phí dành cho việc nâng cao năng lực cán bộ
nhưng rõ ràng kinh phí dành cho việc nâng cao năng lực cán bộ có thể ước tính
được và có hiệu quả lâu dài, cơ bản giải quyết được vấn đề từ gốc rễ. Trong khi
đó kinh phí để giải quyết hậu quả khó lường trước được và chỉ giải quyết được
vấn đề trước mắt mà thôi.
Vậy, có thể kết luận rằng, việc nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên
làm việc trong các cơ quan, tổ chức đơn vị là một công tác quan trọng, trọng
tâm, cần được chính cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, nhân viên cũng
như các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, tổ chức thực hiện.
3.2. Đề xuất.
Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ: Cần có tiêu chí tuyển
chọn và bản mô tả công việc cụ thể, rõ ràng cho từng vị trí tuyển dụng; thường
xuyên tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả và có điều chỉnh thường xuyên cho
phù hợp với thực tế.

15


Đối với các cơ quan có chức năng tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cần

ngoài việc đào tạo những kỹ năng cơ bản cần đầu tư nghiên cứu hoặc phối hợp
với các cơ quan, tổ chức đơn vị nghiên cứu theo mô tả công việc thực tế các
chương trình đào tạo nâng cao năng lực theo hướng chuyên sâu cho các ngành,
các lĩnh vực. Đây có thể là một việc khó khăn nhưng thực sự cần thiết.
Đối với cá nhân cán bộ, nhân viên: trong quá trình công tác phải rèn luyện
tư cách đạo đức nghề nghiệp, không ngừng học tập để nâng cao năng lực trình
độ chuyên môn nghiệp vụ.
Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
về chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực vận chuyển, buôn bán, sơ chế
thủy sản; lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm để những người kinh doanh các
lĩnh vực nêu trên biết và chấp hành.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, nắm bắt địa bàn, phối hợp xử lý
thường xuyên của các ngành chức năng nhằm nâng cao hiệu quả ngăn ngừa và
giảm thấp tình trạng vi phạm của các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực này

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thủy sản
2. Luật An toàn thực phẩm
3. Luật Thúy y
4. Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 quy định về xử phạt hành
chính trong hoạt động thủy sản
5. Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 Quy định trình tự,
thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản
6. Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 Quy định việc
kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn
thực phẩm

7. Chi cục Thủy sản Hà Nội, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ chuyên môn năm
2014 phương hướng và kế hoạch năm 2015.
8. Chỉ thị số 403/TTg ngày 11/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc
chấn chỉnh công tác kiểm soát giết mổ động vật thủy sản và kiểm tra vệ
sinh thủy sản thực phẩm có nguồn gốc động vật thủy sản.
9. Công văn số 7305/BNN - KHCN ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ
Nông nghiệp & PTNT về việc kinh phí hỗ trợ thực hiện dự án vệ sinh an
toàn thực phẩm năm 2008.
10.Quyết định 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn ban hành Quy Chế kiểm tra và chứng nhận chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá thuỷ sản
11.Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31/7/2008 của Bộ tài chính về việc
quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất
lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
12.Chức năng nhiệm vụ của Chị cục tại Quyết định số 1897/QĐ-UBND về
thành lập Chi cục Thủy sản Hà Nội ngày 07 tháng 11 năm 2008

17



×