Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề y tư nhân tại quận hoàn kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.82 KB, 23 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ Y TƢ NHÂN
THUỘC QUẬN HOÀN KIẾM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên học viên: Dương Thanh Huyề n
Chƣ́c vụ

: Chuyên viên

Đơn vị công tác

: Phòng Y tế Quận Hoàn Kiế m

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1
NỘI DUNG ........................................................................................................ 4
Mô tả tình huố ng............................................................................................... 4
Xác định mục tiêu tình huống............................................................................. 5
Phân tić h nguyên nhân, hâ ̣u quả ......................................................................... 8
Nguyên nhân: ..................................................................................................... 8
Hậu quả:............................................................................................................. 9
Xây dựng và lựa cho ̣n phương án giải quyế t .................................................... 10


Một số phương án giải quyết: ........................................................................... 10
Lựa chọn phương án tối ưu: ............................................................................. 12
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện ........................................................................ 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 17
Đánh giá: .......................................................................................................... 17
Kiến nghị, đề xuất ............................................................................................ 18


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

LỜI NÓI ĐẦU
Hoàn Kiếm là quận trung tâm của thủ đô với diện tích không lớn (4,5 km2)
nhưng tập trung nhiều cơ quan hành chính của Chính phủ và Thủ đô, trung tâm
thương mại, dịch vụ, y tế. Đối với lĩnh vực y tế, Hoàn Kiếm có hệ thống y tế khá
dày đặc với 8 bệnh viện công lập của Trung ương, Thành phố và 354 cơ sở hành
nghề y dược tư nhân gồm: 1 bệnh viện chuyên khoa, 13 phòng khám đa khoa, 98
phòng khám chuyên khoa, 36 phòng chẩn trị y học cổ truyền, 127 nhà thuốc, 67
cơ sở kinh doanh dược liệu (tập trung ở tuyến phố chuyên doanh Y học cổ
truyền Lãn Ông).
Là cơ quan chuyên môn với chức năng quản lý nhà nước về y tế , Phòng
Y tế luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Quận ủy , Hội đồng nhân dân ,
Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiế m và sự hướng dẫn về chuyên môn , nghiệp vụ
của Sở y tế Hà Nội . Những năm qua, Phòng Y tế đã thanh tra, kiểm tra hành
nghề y, dược tư nhân thường xuyên. Tuy nhiên do số lượng cơ sở quá đông với
số biên chế của Phòng còn hạn hẹp nên còn chưa bao quát hết được tất cả các cơ
sở y dược tư nhân. Vì vậy vẫn còn tình trạng hoạt động không đúng phạm vi
chuyên môn, hành nghề không chứng chỉ, phụ trách phòng khám và nhà thuốc
vắng mặt không có giấy ủy quyền, và một số hoạt động, trang thiết bị không

đúng quy định….
Một số cơ sở khám, chữa bệnh còn lạm dụng cận lâm sàng, gây tốn kém
cho người bệnh, quảng cáo quá phạm vi chuyên môn, cơ sở bán thuốc sắp xếp
chưa theo nhóm thuốc, bán thuốc đã hết hạn sử dụng, niêm yết giá thuốc và giá
dịch vụ y tế không đầy đủ, biển hiệu chưa đúng quy định, người hành nghề
không đúng chức danh, vệ sinh cơ sở không đạt.... Những tồn tại này tạo dư luận
xấu trong xã hội, ảnh hưởng không tốt đến người bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trên là do: Một số cơ sở và cá
nhân hành nghề còn quá coi trọng lợi nhuận, hiểu biết quy định của pháp luật về
1


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

hành nghề y - dược của một bộ phận chủ cơ sở cũng như người hành nghề còn
hạn chế. Công tác thanh, kiểm tra các hoạt động y tế ngoài công lập chưa thường
xuyên; xử lý vi phạm hành chính ở một số địa phương vẫn chưa nghiêm, chưa
đủ tính răn đe.
Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi các cấp, các ngành chức năng có liên
quan phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hành nghề y dược
tư nhân, tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả góp
phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân tốt hơn.
Là một công chức của phòng y tế Quận Hoàn Kiếm , với nhiệm vụ được
giao là chuyên viên phụ trách quản lý hành nghề y dược ngoài công lập, tôi quan
tâm và chọn đề tài: “Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hành nghề y tư nhân tại Quận Hoàn Kiế m” làm đề tài tiểu luận tình huống
cuối khóa lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Nhằm
phân tích tình huống để tìm ra và lựa chọn phương án tối ưu nhất để giải quyết

công việc một cách kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, đồng thời nâng cao hiệu
lực quản lý nhà nước về hành nghề y dược tư nhân.
Phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu tình huống kiểm tra và giải quyết xử
phạt vi phạm hành chính trong hành nghề tư nhân của phòng khám đa khoa X do
bác sỹ M làm ch ủ, thuộc Phường Hàng Mã , Quận Hoàn Kiế m , thành phố Hà
Nội. Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận, kiến nghị, cụ thể như sau:
PHẦN 1. LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN 2. NỘI DUNG
Mục 2.1. Mô tả tình huống.
Mục 2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
Mục 2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả.
Mục 2.4. Xây dựng và lƣạ cho ̣n phƣơng án giải quyế t (03 tình huống) .
2


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Mục 2.5. Lập kế hoạch tổ chức thƣc̣ hiên.
̣
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Mục 3.1. Đánh giá.
Mục 3.2. Kết luận và kiến nghị.
Với những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cộng với những kinh
nghiệm thực tế trong công tác, tôi nghiên cứu và đưa ra phương án giải quyết
cho tình huống trên. Tuy nhiên do điều kiện thời gian ngắn và bị ảnh hưởng của
công tác chuyên môn nên trong quá trình thực hiện tiểu luận này không tránh

khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô.
Xin chân thành cảm ơn !

3


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ngày 5 tháng 7 năm 2015, Phòng Y tế nhận được phiếu chuyển xử lý
công việc của Tổ tiếp dân UBND quận Hoàn Kiế m về việc phản ánh của Bà
Nguyễn Thị X – Tổ trưởng tổ dân phố số 2 – Phường Hàng Mã phản ánh về
hoạt động của phòng khám X do bác sỹ M làm chủ có bác sỹ người Trung Quốc
khám nhưng không có bất kỳ một giấy phép nào.
Theo đơn thư tố cáo thì phòng đa khoa X có số lượng bệnh nhân khá lớn,
thường khám vào cuối tuần và buổi tối. Vào đợt gần đây, có nghe thấy thông tin
về phòng khám mới có bác sỹ người Trung Quố c chuyên điề u tri ̣ bê ̣nh phu ̣ khoa
cho phu ̣ nữ , đề Phòng Y tế xá c minh la ̣i thông tin này , đảm bảo viê ̣c chăm sóc
sức khỏe người dân trên điạ baǹ .
Sau khi nhận được đơn thư tố cáo , tôi đã báo cáo đồ ng chí Trưởng phòng
y tế Quâ ̣n Hoàn Kiế m

và được yêu cầ u xác minh thông tin này

. Đồng chí

trưởng phòng y tế xác định đây là một vụ việc liên quan đến hoạt động chăm sóc

sức khỏe của nhân dân trong địa bàn và nó ảnh hưởng không tốt đến uy tín của
ngành y tế và đồng thời việc phản ánh tố giác từ trước tới nay ở Quận không
nhiều. Đồng chí Trưởng phòng y tế cho rằng đây là vấn đề cần quan tâm kịp
thời để đảm bảo lòng tin của người dân vào cơ quan quản lý nhà nước.
Đồng chí Trưởng Phòng y tế đã giao cho tôi – chuyên viên phụ trách quản
lý hành nghề y dược tư nhân kiểm tra hồ sơ giấ y tờ phòng khám đa khoa X trong
danh sách quản lý. Kết quả cho thấy Phòng Khám đa khoa X do bác sỹ M làm
chủ, theo giấ y tờ nô ̣p cho Phòng Y tế , chuyên khoa Sản hiê ̣n nay do bác sỹ G
phụ trách và không có chuyên khoa nào

có bác sỹ người nước ngoài . Phòng

khám X được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động trên địa bàn Quận được hơn 1
năm và được Phòng y tế kiểm tra định kỳ vào ngày 10/12/2014 nhưng không
phát hiện sai phạm gì. Nhận thấy hoạt động vi phạm của Phòng khám có thể là
4


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

mới phát sinh cần chấn chỉnh kịp thời, đồng chí trưởng phòng Y tế đã đề nghị
lập tức lên kế hoạch để xử lý vụ việc.
2.2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Cùng với xu thế xã hội hoá các ngành nghề một cách mạnh mẽ, với mục
tiêu là cung cấp hệ thống các cơ sở y tế phục vụ tốt nhất cho tất cả các tầng lớp
trong xã hội, giúp người dân được chăm sóc, bảo vệ và tiếp cận các dịch vụ y tế
thuận lợi nhất, các cơ sở y, dược tư nhân đã phát triển mạnh mẽ về cả số lượng
và chất lượng phục vụ, hình thức đa dạng, phong phú. Trong thời gian qua, cùng

với hệ thống y tế Nhà nước, y tế tư nhân đã đạt được những thành tựu to lớn,
góp phần vào nâng cao tuổi thọ bình quân, cải thiện giống nòi, phát triển thể lực
thông qua việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật., khống
chế và loại trừ nhiều dịch bệnh và các bệnh xã hội, góp phần vào việc thực hiện
công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, để y tế tư nhân
thực sự phát huy hiệu quả của mình và đi đúng định hướng, không bị chi phối
của cơ chế thị trường thì vai trò quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước cần
được quan tâm hơn và từng bước đổi mới, củng cố, tăng cường tạo điều kiện cho
y tế tư nhân vươn lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp chăm sóc,
bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Cần có những chế tài xử lý nghiêm minh các sai
phạm đối với những cơ sở y, dược tư nhân có những hành vi trái pháp luật, vi
phạm vấn đề " y đức" trong hành nghề. Để quản lý Nhà nước đã thiết lập hệ
thống các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan quản lý chuyên ngành trong
lĩnh vực này rộng khắp từ trung ương tới địa phương. Ở trung ương là Bộ Y tế,
một thành phần trong cơ cấu tổ chức của chính phủ, ở địa phương là các sở Y tế
của các tỉnh, thành phố thuộc trung ương, trực tiếp là các phòng Y tế, trung tâm
y tế huyện, quận được tổ chức theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo, nhân viên
Uỷ ban nhân dân phụ trách về văn hoá- xã hội thuộc Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn. Làm thế nào để quản lý tốt các cơ sở y tế tư nhân? Đó không
5


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

những là trách nhiệm đặt ra đối với không chỉ các nhà quản lý về y tế mà còn là
trách nhiệm của các ngành các cấp trong việc phối kết hợp quản lý cùng ngành y
tế và cũng là trách nhiệm của mỗi người dân khi nhìn nhận về vấn đề này.
Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý dứt điểm, kịp thời, nhanh gọn vừa

đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, vừa giữ vững được đoàn kết giữa cơ quan Nhà
nước với nhân dân. Trên quan điểm đó, mục tiêu xử lý tình huống được xác định
như sau :
- Xác định đúng mức độ sai phạm của cá nhân để có biện pháp xử lý đúng
người, đúng tội.
- Thông qua giải quyết tình huống để góp phần tăng cường pháp chế
XHCN. Muốn tăng cường pháp chế XHCN, một trong những biện pháp hàng
đầu là phải xử lý nghiêm minh tất cả các hành vi vi phạm tùy theo mức độ vi
phạm mà có các hình thức xử lý khác nhau, có thể dùng các biện pháp sau :
1 - Yêu cầ u chấ m dứt ngay hành vi khám chữa bê ̣nh mà không có chứng
chỉ hành nghề và tiến hành xử phạt hành chính . Nếu ở mức độ nặng thì đề nghị
các cơ quan pháp luật giải quyết.
2 - Phối hợp với cơ quan chức năng thông báo cho chính quyền địa
phương nơi phòng khám X cư trú và nhân dân về có bác sỹ người nước ngoài
khám bệnh nhưng không có chứng chỉ hành nghề để người dân hiểu được việc
khám chữa bệnh của bác sỹ này là trái pháp luật.
3 - Báo cáo Thanh tra Sở Y tế Hà Nội về việc có hành vi sử dụng người
nước ngoài không có chứng chỉ hành nghề ta ̣i phòng khám X
4 - Bảo vệ uy tín của ngành tế nói chung và đặc biệt là bảo vệ uy tín, đảm
bảo sức khỏe và tính ma ̣ng của nhân dân khi khám, chữa bê ̣nh.
5 - Bảo vệ lợi ích chính đáng của người bệnh, làm cho họ hiểu rõ hơn về
ngành y tế và quyền khám, chữa bê ̣nh an toàn, đúng quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t.
Trường hợp của phòng khám đa khoa X do bác sỹ M làm chủ đã sử dụng
bác sỹ nước ngoài trực tiếp khám chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề,
6


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội


Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

đồng thời không thông báo việc thay đổi nhân sự người nước ngoài cho cơ quan
có thẩm quyền, hành vi này đã vi phạm quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
- Luật Khám chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009,
tại Khoản 2 Điều 6 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động Khám, chữa
bệnh: Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc sử du ̣ng
người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề , cung cấp dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình
chỉ hoạt động.
- Tại điểm b khoản 4 điều 29 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày
14/11/2013, quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồ ng đối với
hành vi Sử dụng người hành nghề không có c hứng chỉ hành nghề hoặc đang
trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề.
- Tại điểm b khoản 2 điều 29 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày
14/11/2013, quy đinh
̣ pha ̣t tiề n từ 3.000.000 đồ ng đế n 5.000.000 đồ ng đố i với
hành vi Không báo cáo cơ quan có thẩ m quyề n trong trường hợp thay đổi người
hành nghề là người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Phòng khám X hoạt động danh nghĩa cá nhân nên theo điểm b khoản 4
điều 29 và điểm b khoản 2 điều 29 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP ban hành
ngày 14/11/2013, Quy định áp dụng vi phạm hành chính đối với cá nhân.

7


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015


2.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
2.3.1. Nguyên nhân
Qua phân tích tình huống xảy ra trên, nguyên nhân chính là :
a. Nguyên nhân từ phía phòng khám X:
- Đã vi phạm Luật Khám chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11
năm 2009, tại Khoản 2 Điều 6 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động
Khám, chữa bệnh: Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc
sử du ̣ng người không có chứng chỉ hành nghề , cung cấp dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình
chỉ hoạt động.
- Phòng khám X vì cố tình che dấu việc bác sỹ người nước ngoài không
có chứng chỉ hành nghề hợp pháp, nên đã không thông báo cho cơ quan có thẩm
quyền về việc thay đổi bác sỹ hành nghề người nước ngoài, Điểm a khoản 1 điều
13, Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 về việc hướng dẫn cấp chứng
chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh ghi rõ: “ Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được
cấp giấy phép hoạt động khi có thay đổi về nhân sự thì trong thời hạn 10 ngày
làm việc, kể từ ngày ký quyết định tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng lao động
hoặc sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với người hành nghề có yếu tố
nước ngoài, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gửi danh sách người
hành nghề mới tiếp nhận và danh sách người hành nghề không còn làm việc tại
cơ sở của mình đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại
Khoản 2 Điều này”.

8


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội


Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

b. Nguyên nhân từ phía người bệnh.
- Do nhận thức của người dân còn hạn chế, còn tâm lý “sính ngoại”, do đó
không nhận thức được việc bác sỹ hành nghề không phép là vi phạm pháp luật
nên không phản ánh tới cơ quan chức năng.
c. Nguyên nhân từ phía các cơ quan chức năng:
- Các cơ quan chức năng không thực hiện hết nhiệm vụ quyền hạn của
đơn vị mình đó là chức năng quản lý Nhà nước và chức năng giám sát việc quản
lý Nhà nước về hoạt động hành nghề y dược tư nhân. Nếu các cơ quan này
thường xuyên kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, tập huấn, tuyên truyền và xử phạt
kịp thời thì không xảy ra sự việc trên.
- Trình độ quản lý của cán bộ công chức thuộc các ngành chức năng còn hạn
chế, chưa làm hết chức năng tuyên truyền quy định pháp luật và tập huấn kiến thức
cho Các cơ sở y tế trên địa bàn

và người dân hiểu biết và chấp hành nghiêm

chỉnh pháp luật về quản lý hành nghề y dược tư nhân.
- Do Tổ y tế xã hội phường Hàng Mã và UBND phường Hàng Mã không
sát sao quản lý hoạt động của phòng khám tư nhân nên phòng khám X có bác sỹ
người nước ngoài trực tiếp khám chữa bệnh trong một thời gian và cũng được
người dân truyền tai nhau nhiều, tuy nhiên Tổ y tế xã hội phường này không
phát hiện ra sai phạm trên.
- Phòng Y tế là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân quận quản lý Nhà
nước về Y tế trên địa bàn Quận đã chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền của mình, chưa có sự chỉ đạo sát sao trong việc quản lý hành nghề y
tư nhân với tổ y tế xã hội phường.
2. 3.2. Hậu quả

- Gây hậu quả về sức khỏe và tinh thần cho người bệnh
các đi- Làm giảm lòng tin của nhân dân, của các cơ sở hành nghề y dược trên
9


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

địa bàn đối với ngành y tế nói chung và hoạt động quản lý của phòng y tế Quận
Hoàn Kiếm nói riêng.
- Gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tốn nhiều công sức, tiền của, thời gian cho việc giải quyết việc khiếu
nại, tố cáo này , ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan
có thẩm quyền để giải quyết vụ việc.
2.4. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
Để giải quyết tình huống trên vừa đảm bảo đúng pháp luật quy định về
lĩnh vực Y tế, vừa hợp tình, hợp lý ta cần phải xây dựng các phương án cụ thể để
giải quyết như sau:
2.4.1. Một số phƣơng án giải quyết:
Phương án 1:
Ở tình huống trên, khi nhận được đơn thư phản ánh, tố cáo về phòng
khám đa khoa X, Phòng Y tế chỉ đạo Tổ Y tế xã hội phường tiến hành kiểm tra
đột xuất ngay đối với phòng khám đa khoa X do Bác sỹ M làm chủ để kịp thời
xử lý sai phạm và báo cáo Phòng Y tế ngay sau khi thanh, kiểm tra.
a. Ưu điểm của phương án:
Phương án này để phát huy nhiệm vụ của Tổ Y tế xã hội phường Hàng
Mã và giúp Phường Hàng Mã trực tiếp nắm bắt tình hình tại địa bàn.
b. Hạn chế của phương án:
Theo khoản 1 Điều 89 của Nghị định 176/2013/NĐ – CP ban hành ngày

14/11/2013, hành vi vi phạm của phòng khám X vượt quá thẩm quyền xử phạt
của Chủ tịch UBND phường Hàng Mã.

10


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Phòng y tế không trực tiếp nắm tình hình kiểm tra, không đảm bảo tính
khách quan.
Phương án 2:
Sau khi nhận được đơn thư phản ánh về phòng khám đa khoa X, Trưởng
phòng y tế chỉ đạo tiến hành kiểm tra đột xuất ngay trong ngày hôm sau.
Trưởng phòng y tế xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó chủ tịch quận
về việc tổ chức đoàn liên ngành, phối hợp với Công an quận để kiểm tra phòng
khám đa khoa X, do nhận thấy đây là vụ việc phức tạp, có liên quan đến yếu tố
nước ngoài. Đồng thời, tham gia đoàn liên ngành còn có đại diện trạm Y tế
phường Hàng Mã và đại diện lãnh đạo UBND phường Hàng Mã.
a. Ưu điểm của phương án:
- Phòng y tế trực tiếp xử lý vụ việc đảm bảo tính khách quan.
- Phối hợp với Công an quận vì đây là vụ việc nhạy cảm, có yếu tố nước
ngoài. Mặt khác, gần đây, Phòng Y tế cũng đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành
phối hợp với Công an quận để kiểm tra các cơ sở ATTP trên địa bàn, do đó việc
mời cán bộ Công an quận tham gia đoàn liên ngành lần này khá nhanh chóng,
không gặp nhiều khó khăn.
- Trạm Y tế phường Hàng Mã nắm bắt được tình hình địa bàn, nắm được
kết quả hậu kiểm tra, báo cáo kịp thời với UBND phường Hàng Mã. Mặt khác,
việc tham gia đoàn liên ngành, Trạm y tế sẽ được tăng cường về mặt chuyên

môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý nhà nước về y tế.
b. Hạn chế của phương án:
- Dù hay phối hợp với Công an quận, tuy nhiên việc phối hợp Đoàn liên
ngành nên sẽ phức tạp hơn và không nhanh chóng như đoàn chuyên ngành.
11


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Phương án 3:
Khi nhận được đơn thư phản ánh, Trưởng phòng Y tế báo cáo Sở Y tế Phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân và Thanh tra Sở y tế để phối hợp với
Phòng Y tế tiến hành kiểm tra đột xuất tại cơ sở. Nếu phát hiện sai phạm sẽ gửi
tờ trình lên Chánh thanh tra Sở y tế để ra quyết định xử phạt.
a. Ưu điểm của phương án:
Sở Y tế là cơ quan quản lý ngành dọc của Phòng Y tế Quận Hoàn Kiếm
nên nếu có được sự phối hợp với Sở Y tế trong việc giải quyết vụ việc sẽ kiểm
tra được sâu hơn về mặt chuyên môn, đồng thời tăng tính răn đe và tính thẩm
quyền.
b. Hạn chế của phương án
Sở Y tế là cơ quan quản lý của tất cả các Quận, huyện trên địa bàn thành
phố Hà Nội nên việc bố trí cán bộ Sở xuống phối hợp cùng Phòng Y tế, gây khó
khăn, tốn kém sức người, thời gian, kinh phí trong việc thực hiện trong khi vẫn
thuộc Thẩm quyền của UBND Quận giải quyết. Hơn nữa vụ việc này có yếu tố
khiếu nại, tố cáo nên tính cấp thiết cần được đặt lên hàng đầu.

12



Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

2.4.2. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu:
Qua nghiên cứu, xem xét những ưu khuyết điểm của mỗi phương án để giải
quyết tình huống trên, thì phương án 2 là phương án tối ưu nhất vì giải quyết theo
phương án này đúng với chức năng, thẩm quyền về quản lý nhà nước trong lĩnh
vực y tế, nhanh chóng tìm ra bản chất của sự việc, đồng thời giải quyết được dứt
điểm tình huống, hạn chế thiệt hại của nhân dân về sức khỏe và kinh tế, tạo được
niềm tin cho nhân dân đối với ngành y tế nói riêng và các cấp chính quyền nói
chung, vừa đảm bảo kế hoạch và tiến độ thực hiện kịp thời, hiệu quả.
2.5. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để tình huống trên đây được giải quyết kịp thời, hợp tình hợp lý, đảm bảo
tính khách quan và minh bạch nhưng thì sẽ phải tiến hành theo các bước sau:
Bƣớc 1 :
Tiếp nhận đơn thư phản ánh, tố cáo, tôi báo cáo đồng chí Trưởng phòng y
tế và xin ý kiến chỉ đạo. Tất cả các công việc đều làm theo quy định, nhanh
chóng và đảm bảo tính bảo mật của thông tin.
Ngay sau khi nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trưởng phòng y
tế vào ngày hôm sau, Tôi - Chuyên viên phụ trách hành nghề y dược tư nhân
được cử đi giám sát địa bàn để kiểm định tính xác thực của thông tin.
Bƣớc 2 :
Sau khi thông tin được xác thực là có dấu hiệu nghi ngờ, tôi báo cáo
Trưởng phòng Y tế để lên kế hoạch thực hiện kiểm tra đột xuất và bí mật. Phòng
Y tế gọi điện trực tiếp, đồng thời gửi công văn khẩn tới Công an quận Hoàn
Kiếm cử cán bộ sang phối hợp và mời đồng chí Trưởng trạm Y tế phường Hàng
Mã, đại diện lãnh đạo UBND phường Hàng Mã tham gia đoàn liên ngành vào
ngày hôm sau. Theo điều tra của Chuyên viên phụ trách đi giám sát địa bàn,
13



Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Phòng khám đông khách vào khoảng từ 16h đến 20h, đặc biệt đối tượng khám
là phụ nữ. Đúng 16h ngày 6 tháng 7 năm 2015, Thành phần đoàn tập trung tại
Phòng Y tế và tiến hành đi kiểm tra.
Thành phần Đoàn bao gồm:
- Đồng chí Trưởng phòng y tế

- Trưởng Đoàn

- Đồng chí chuyên viên phụ trách hành nghề y tư nhân - Thư ký Đoàn
- Cán bộ Công an quận, Đại diện lãnh đạo UBND phường hàng Mã, Trưởng
trạm y tế phường Hàng Mã là thành viên đoàn kiểm tra.
Bƣớc 3 :
Ngày 6 tháng 7 năm 2015, Theo quyết định thành lập Đoàn liên ngành
kiểm tra hoạt động y tế trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm và tình hình thực tế, đồng
chí Trưởng phòng y tế đã giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các thành viên trong
đoàn kiểm tra. Sau thời gian họp bàn, Đoàn tiến hành xuống cơ sở trực tiếp kiểm
tra. Các nội dung kiểm tra theo quy định của nhà nước về hành nghề y dược tư
nhân : Các giấy tờ pháp lý, hoạt động của phòng khám, các điều kiện về trang
thiết bị, cơ sở vật chất và con người, kiểm tra thực tế hoạt động của phòng
khám.
Kết quả kiểm tra:
16h45, Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra đột xuất phòng khám
X, và đặc biệt là khu buồng phòng khám Sản – phụ khoa, phát hiện tại phòng
khám số 2 có một bác sỹ người Trung Quốc đang viết đơn thuốc cho 01 bệnh

nhân nữ.
Sau khi hỏi trực tiếp bệnh nhân nữ, cô này cho biết, bác sỹ người Trung
Quốc này vừa trực tiếp khám bệnh, và bây giờ đang kê đơn thuốc cho cô.
14


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Theo các giấy tờ pháp lý mà phòng khám đa khoa X cung cấp, các giấy tờ
pháp lý của các khoa phòng đẩy đủ, tuy nhiên bác sỹ Trung Quố c không hề có
chứng chỉ hành nghề và trong danh sách các bác sỹ được phép khám chữa bệnh
tại phòng khám do Sở Y tế duyệt cũng không hề có tên của bác sỹ người Trung
Quốc kia.
Theo giải trình của Bác sỹ M – chủ cơ sở có giải thích: Bác sỹ người Trung
Quốc này là người quen, đã sống ở Việt Nam lâu năm. Do có mối quan hệ thân
thiết nên bác sỹ người Trung Quốc này đến làm thay cô G - mới nghỉ sinh được
một thời gian. Vị bác sỹ này mới bắt đầu làm tại phòng khám được hơn 1 tháng,
hiện tại đang làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên khi hỏi về giấy
biên nhận hồ sơ khi xin cấp chứng chỉ trên Sở Y tế, cũng như bộ hồ sơ lưu lại thì
bác sỹ M lúng túng, không giải thích được.
Bƣớc 4 :
Sau khi nghe Đoàn nhận xét kết quả kiểm tra, Đồng chí Trưởng phòng Y tế
đã quyết định lập biên bản vi phạm hành chính đối với Phòng Khám đa khoa X
do Bác sỹ M làm chủ với hai hành vi sau:
Tại điểm b khoản 4 điều 29 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày
14/11/2013, quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồ ng đối với
hành vi Sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề


hoặc đang

trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước giấy phép hoạt động trong thời hạn 03
đến 06 tháng.
Tại điểm b khoản 2 điều 29 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày
14/11/2013, quy đinh
̣ pha ̣t tiề n từ 3.000.000 đồ ng đế n 5.000.000 đồ ng đố i với

15


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

hành vi Không báo cáo cơ quan có thẩ m quyề n trong trường hợp thay đổi người
hành nghề là người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Theo Điều 9, Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ban
hành ngày 20/6/2012 quy định về tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng, phòng
khám đa khoa X không thuộc trường hợp nào trong số các trường hợp quy định
tại điều trên. Do đó phòng khám X bị xử phạt mức trung bình với tổng mức tiền
phạt là 29.000.000 đồng (Hai mươi chín triệu đồng), đồng thời tước giấy phép
hoạt động của phòng khám trong vòng 4,5 tháng ( Bốn tháng rưỡi).
Trong thời hạn 4,5 tháng, phòng khám đa khoa X không được phép hoạt
động, và đồng thời không được phép cho bác sỹ người Trung Quốc này hành
nghề khi chưa có chứng chỉ hành nghề hợp lệ.
Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm có thẩm quyền ra quyết định xử phạt
hành chính và tước giấy phép hoạt động trong trường hợp này theo điểm b, điểm
c Khoản 2, Điều 89 định 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013.

Ông M sau khi nghe nội dung biên bản, đã xác nhận hành vi vi phạm của
mình, đồng thời đồng ý ký biên bản bi phạm hành chính và cam kết chấm dứt
ngay hành vi sử dụng bác sỹ người nước ngoài không có chứng chỉ hành nghề
để làm việc tại phòng khám.
Sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Phòng Khám đa
khoa X của Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm, Phòng y tế sẽ giám sát việc thực
hiện Quyết định của Phòng Khám đa khoa X. Đồng thời báo cáo kết quả tới lãnh
đạo UBND quận và có công văn gửi tới Tổ y tế xã hội phường Hàng Mã để trực
tiếp giám sát cơ sở trên địa bàn quản lý thực hiện đúng theo quyết định của
UBND Quận.
Phòng Y tế sẽ đưa trường hợp vi phạm này để tuyên truyền, phổ biến trong
đợt tập huấn các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trong Quý tới.

16


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Đánh giá

- Các cơ sở y tế tư nhân mọc lên ngày càng nhiều, song song với việc
đó là các vi phạm cũng tăng lên và ở mức độ tinh vi hơn. Thực trạng có bác
sỹ hành nghề không chứng chỉ hành nghề là có xảy ra và khó phát hiện.
- Việc thanh tra, kiểm tra và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa
nhịp nhàng, chưa thường xuyên liên tục. Một phần là do thiếu nhân lực, một
phần là do trình độ chuyên môn và trình độ quản lý nhà nước của tuyến y tế
phường còn hạn chế. Tuy nhiên, việc giải quyết trường hợp của phòng khám

đa khoa X – do bác sỹ M làm chủ trên cơ sở hài hoà giữa tính pháp lý và lợi
ích xã hội, tính răn đe cho thấy tính hiệu quả của văn bản quản lý Nhà nước
về lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân.
- Quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế nói
riêng, đặc biệt là quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế tư nhân đây là một hệ thống
phức tạp. Nó không chỉ đơn thuần là sử dụng sức mạnh của pháp luật để giải
quyết công việc mà còn củng cố được lòng tin của nhân dân đối với ngành y tế.
Chính vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, kiến
thức về thanh tra, kiểm tra đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành y tế
là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng.

- Để đạt được hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh
vực y tế, bên cạnh vai trò của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, phải
kể đến vai trò của người dân trong việc phản ánh, khiếu nại, tố cáo tới các cơ
quan chức năng. Kênh thông tin từ người dân là nguồn thông tin vô cùng
quan trọng để đảm bảo việc quản lý hoàn thành nhiệm vụ.
- Sự hiểu biết về pháp luật của người dân nói chung cũng như các cơ sở
hành nghề y dược tư nhân tuy đã được tập huấn thường xuyên nhưng một số
cơ sở chưa thực sự nắm bắt được.
17


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

- Phòng Y tế cần đôn đốc Tổ Y tế xã hội phường sát sao hơn nữa trong
hoạt động thanh, kiểm tra hành nghề y dược tư nhân để kịp thời phát hiện và xử
lý sai phạm.
3.2. Kiến nghị, đề xuất

3. 2. 1. Trung ƣơng
- Tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các
ngành, đoàn thể xã hội tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện trong
việc chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung.
- Chỉ đạo ngành y tế nghiên cứu về mô hình và cơ chế chính sách cho đội
ngũ cán bộ y bác sỹ, nhất là mảng y tế tư nhân. Tạo tâm lý yên tâm làm việc và
đặt y đức lên hàng đầu của các cán bộ y bác sỹ.
3.2.2. Bộ Y tế
- Cần nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về y tế, cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tiếp tục hoàn thiện hành
lang pháp lý về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường quản lý người
hành nghề thông qua việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối
với tất cả người hành nghề y, dược trong toàn quốc.
- Thanh tra Bộ y tế thường xuyên chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra các cơ
sở hành nghề y dược tư nhân tại địa phương. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hệ thống thanh tra chuyên ngành y tế ở địa phương.
3.2.3. UBND thành phố Hà Nội
- Kiến nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành: Quy chế phối hợp
giữa Sở Y tế và Phòng Y tế các quận, huyện, thị xã trong việc xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra để tránh chồng chéo và
xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh ngoài công lập;
18


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

- Xây dựng kế hoạch phát triển đối với lĩnh vực y tế tư nhân nhằm giảm

thiểu tập trung quá đông các phòng khám tại khu vực nội thành; khuyến khích
phát triển các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập hoạt động tại khu vực
ngoại thành để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân.
3.2.4. Đối với Sở Y tế
- Phối hợp với các ngành có liên quan để làm tốt hơn nữa công tác tuyên
truyền và quản lý nhà nước về y tế. Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra,
kiểm tra hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn, xử lý nghiêm những trường
hợp vi phạm hành nghề y, dược tư nhân nói riêng.
- Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở để đảm bảo cho công tác quản lý sức
khỏe cho nhân dân tại cộng đồng ngày càng được tốt hơn.
- Tăng cường đào tạo công tác quản lý nhà nước về y tế cho tuyến dưới,
đảm bảo sự phối hợp thông suốt, hiệu quả, nhất là trong việc thanh tra, kiểm tra
liên ngành tuyến quận huyện.
- Tăng cường công tác thông tin giữa tuyến xã phường – quận, huyện –
Sở y tế, tránh tình trạng thanh tra kiểm tra trùng lặp các cơ sở hành nghề y, dược
tư nhân trong khoảng thời gian ngắn, cũng như là một số cơ sở không được kiểm
tra trong thời gian dài, hạn chế tiềm ẩn rủi ro xảy ra sai phạm trong hoạt động
của các cơ sở này.
- Kiến nghị Sở Y tế và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã cần quy
định cụ thể về việc công khai danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài
công lập có các hành vi vi phạm, do đó nhiều cơ sở được thanh tra, kiểm tra
nhiều lần và có vi phạm (như: hoạt động chưa có giấy phép hoạt động; sử dụng
bác sỹ không có tên trong danh sách nhân sự được cấp phép...) nhưng không
được công khai cho người dân biết để có thể lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh phù hợp.
3.2.5. Đối với UBND Quận Hoàn Kiếm
- Số lượng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập tăng nhanh qua
19



Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

từng năm nhưng số lượng cán bộ của Phòng Y tế còn ít (Tổng cộng là 08 cán
bộ) gây nên sự quá tải và khó khăn đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc
thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở này. Do đó Phòng Y tế
quận Hoàn Kiếm kiến nghị UBND quận tiếp tục quan tâm đầu tư cho ngành y tế,
chỉ đạo sát sao công tác y tế trên địa bàn theo quy định. Đồng thời tạo điều kiện
tối đa cho cán bộ y tế cơ sở quận Hoàn Kiếm yên tâm gắn bó với sự nghiệp y tế
của quận.
- Tăng cường công tác đào tạo chức năng quản lý nhà nước cho tuyến xã
phường. Đảm bảo sự phối hợp nhanh chóng, hiệu quả, liên ngành giữa các
phòng, ban ngành và UBND các phường trong quá trình thanh tra, kiểm tra cơ
sở trên địa bàn.
- Tổ chức đánh giá kết quả kiểm tra, làm rõ vai trò, chức năng kiểm tra
của Uỷ ban nhân dân cấp phường đối với các cơ sở hành nghề y dược ngoài
công lập trên địa bàn và nghiêm túc kiểm điểm, chấn chỉnh kịp thời tình trạng nể
nang, kiểm tra lấy lệ, phát hiện ra sai phạm mà không xử lý.

3.2.6. Đối với các đối tƣợng hành nghề y dƣợc tƣ nhân
- Đề nghị các cơ sở nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đầy đủ các qui

định của pháp luật và quy định của Bộ Y tế.
- Tích cực tham gia các buổi tập huấn kiến thức về hành nghề y dược tư
nhân do Phòng Y tế tổ chức hàng Quý để nắm rõ các quy định của Pháp luật.
- Tăng cường bồi dưỡng về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng
lực của bản thân, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách tốt nhất.
- Tăng cường rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện đầy đủ quyền
và nghĩa vụ của người hành nghề, bảo vệ danh dự nghề nghiệp và tôn trọng

đồng nghiệp.

20


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước (Chương trình chuyên
viên).
2. Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ban hành ngày 23/11/2009.
3. Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ban hành ngày
20/6/2012).
4. Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ban hành ngày 11/11/2011.
5. Luật tố cáo số 03/2011/QH13 ban hành ngày 11/11/2011.
6. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2013 quy định về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
7. Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 về việc hướng dẫn cấp
chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động
cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

21



×