Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính đối với ông nguyễn văn b chủ cơ sở sản xuất nước suối ngầm tại địa bàn huyện ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.42 KB, 23 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

TIỂU LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI:
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI ÔNG
NGUYỄN VĂN B CHỦ CƠ SỞ SẢN XUẤT NƢỚC SUỐI NGẦM
TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thƣ
Chức vụ

: Chuyên viên

Đơn vị công tác

: Phòng Y tế huyện Ba Vì

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
NỘI DUNG...................................................................................................................................... 3
PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG........................................................................................... 3
PHẦN II:.......................................................................................................................................... Z5
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ............................................................ 5
PHẦN III: .......................................................................................................................................... 7
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ .............................................................. 7
1. Nguyên nhân: .............................................................................................................................. 7


2. Hậu quả: ........................................................................................................................................ 8
PHẦN IV:.......................................................................................................................................... 9
XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT .................................... 9
1. Một số phƣơng án giải quyết: ............................................................................................... 9
2. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu: .............................................................................................. 111
PHẦN V: ......................................................................................................................................... 13
LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ..................................................................... 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 16
1. Kết luận:...................................................................................................................................... 16
2. Kiến nghị .................................................................................................................................... 18


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

LỜI MỞ ĐẦU
Nƣớc có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Cơ thể của
con ngƣời cấu tạo đã có 80% là nƣớc.Và trên thế giới nƣớc cũng chiếm 80% bề
mặt trái đất. Một ngày nếu không có nƣớc con ngƣời sẽ rất khó khăn trong việc
sinh hoạt.Ví dụ nếu chúng ta không ăn trong một tuần thì vẫn có thể sống đƣợc
nhờ uống nƣớc, còn chúng ta không uống nƣớc trong một ngày thì sẽ kiệt sức và
dần chết mòn trong vài ba ngày ngắn ngủi. Nƣớc giúp cho chúng ta sinh hoạt
trong đời sống từ việc canh tác trong nông nghiệp cho đến sản xuất trong công
nghiệp và cho con ngƣời đời sống khỏe mạnh qua việc chúng ta uống nƣớc đầy
đủ. Tóm lại nƣớc có một vai trò rất quan trọng trong đời sống con ngƣời và tất
nhiên con ngƣời không thể nào thiếu nƣớc đƣợc.
Ngày nay khi đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì con ngƣời
cần có nguồn nƣớc sạch để ăn, uống. Xuất phát từ sự tiện lợi, trên thị trƣờng
hiện nay đã xuất hiện rất nhiều loại nƣớc uống đóng bình. Bên cạnh một số cơ

sở, doanh nghiệp chuyên sản xuất nƣớc uống tinh khiết đóng chai, đóng bình có
uy tín hiện vẫn có không ít các cơ sở sản xuất nƣớc uống vì lợi nhuận đã bất
chấp các quy định của ngành y tế, cố tình lừa gạt ngƣời dân. Đó là chƣa kể tới
các cơ sở chui mà dây chuyền sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng
nƣớc vẫn trà trộn vào thị trƣờng bằng nhiều cách gây thiệt hại đối với ngƣời tiêu
dùng.
Trong huyện Ba Vì hiện nay, có một vài cơ sở sản xuất nƣớc uống đóng
bình để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Bên cạnh các cơ sở chấp hành đầy đủ
các quy định của pháp luật về sản xuất nƣớc uống đóng chai thì cũng có một số
ít cơ sở vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định của pháp luật. Đứng trƣớc vấn đề
đó thì công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần quan trọng đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, tăng cƣờng pháp chế, giữ vững trậy tự, kỹ cƣơng.
Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

1


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Là một công chức Nhà nƣớc, sau khi tham gia lớp bồi dƣỡng kiến thức
quản lý nhà nƣớc, cộng với những kinh nghiệm thực tế trong công tác. Tôi chọn
đề tài “Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn
B- chủ cơ sở sản xuất nước suối ngầm tại địa bàn huyện Ba Vì” làm tiểu luận
tình huống cuối khóa lớp bồi dƣỡng ngạch chuyên viên. Nhằm phân tích tình
huống tìm ra và lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất để giải quyết công việc một
cách nhanh chóng, kịp thời, đúng qui định, nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Phạm vi đề tài này giải quyết vi phạm trong lĩnh vực sản xuất nƣớc uống
chai của cơ sở nƣớc suối ngầm tại thôn B, xã Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội. Nội dung

của đề tài bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, kiến
nghị.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và bị ảnh hƣởng của công tác chuyên
môn nên trong quá trình thực hiện tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong đƣợc sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô.
Xin chân thành cảm ơn !

Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

2


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

NỘI DUNG
PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Vào hồi 8h00 ngày 12 tháng 9 năm 2015, Đoàn hiểm tra liên ngành vệ
sinh an toàn thực phẩm Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì phối hợp với Ủy ban nhân
dân xã Phú Sơn kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại cơ
sở nƣớc suối ngầm tại thôn B, xã Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội.
Qua kiểm tra thực tế tại cơ sở do ông Nguyễn Văn B làm chủ, tại thời
điểm kiểm tra:
- Cơ sở đang hoạt động sản xuất nƣớc uống đóng bình 21 lít gồm có chủ
cơ sở là ông Nguyễn Văn B và 3 công nhân đang trực tiếp sản xuất.
+ Cơ sở có: Điạ điểm, môi trƣờng thoáng mát, đủ diện tích để bố trí khu
vực sản xuất, có kho chƣa đựng thành phẩm. Khu vực sản xuất không bị ngập
nƣớc. Nhà xƣởng rộng rãi, phù hợp với công suất thiết kế, đƣợc bố trí theo
nguyên tắc một chiều, kết cấu nhà xƣởng vững chắc, có đủ hệ thống thông gió,

chiếu sáng. Cơ sở sản xuất có nơi vệ sinh bình, nguồn nƣớc ngầm tách xa các tác
nhân gây ô nhiễm. Tuy nhiên, trần nhà có nhiều mạng nhện, nền không đƣợc vệ
sinh sạch sẽ , ẩm, mốc, đọng nƣớc. Chủ cơ sở và công nhân trực tiếp sản xuất
nƣớc không mặc trang phục bảo hộ lao động.
- Về kiểm tra các thủ tục pháp lý, chủ cơ sở xuất trình đƣợc giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 01Q8002092 do UBND huyện Ba Vì cấp ngày
26/05/2012, bản công bố hợp quy, có kết quả xét nghiệm nƣớc định kỳ 6
tháng/lần.
Tuy có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do
Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp ngày 01/6/2012, giấy khám sức khỏe của
chủ cơ sở và 3 công nhân tham gia chế biến, giấy tập huấn kiến thức an toàn vệ
sinh thực phẩm nhƣng tất cả đều hết hạn.
Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

3


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Ông Nguyễn Văn B, chủ cơ sở cho biết thêm: Từ khi cơ sở đi vào hoạt
động vào tháng 6 năm 2012, ông đã thực hiện đƣợc các thủ tục pháp lý nhƣng
đến tháng 6 năm 2015 thì giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đã hết hạn
ông chƣa hoàn thiện các thủ tục để làm lại. Ông cũng đã liên hệ với các cơ quan
chức năng để xin tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm nhƣng đƣợc hƣớng dẫn
là theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Bộ Công thƣơng về Hƣớng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà
nƣớc về an toàn thực phẩm thì Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tiến hành

xác nhận kiến thức bằng bộ câu hỏi nên ông đang hoàn thiện hồ sơ để xin cấp
giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn
thực phẩm. Ông B cũng kiến nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ
để gia đình ông có thể tiếp tục sản xuất.
Từ những sự việc đã nêu trên ta cần có một cách nhìn khách quan: Đối
với hành vi vi phạm pháp luật trên của chủ cơ sở thì phải áp dụng hình thức xử
lý thé nào cho chủ cơ sở thấy đƣợc những sai phạm của mình để chấp hành tốt
các quy định của pháp luật, đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc thì phải giải quyết
nhƣ thế nào để đạt hiệu quả, hợp tình hợp lý, đúng pháp luật.

Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

4


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

PHẦN II:
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Mặc dù ngành Y tế Ba Vì đã có nhiều nổ lực trong công tác quản lý, chấn
chỉnh các cơ sở sản xuất nƣớc uống đóng chai trên địa bàn, tham mƣu cho Ủy
ban nhân dân huyện Ba Vì ban hành các văn bản tuyên truyền, hƣớng dẫn các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xong vẫn còn cơ sở vi phạm
các quy định của pháp luật làm ảnh hƣởng đến công tác quản lý vệ sinh an toàn
thực phẩm, ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân. Vì vậy việc xử lý tình
huống phải hƣớng đến các mục tiêu sau:
1. Đối với chủ cơ sở:
Nâng cao ý thức của chủ cơ sở trong việc chấp hành các quy định của

pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình sản xuất, kinh
doanh phải thể hiện trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, không nên vì lợi nhuận
mà làm ảnh hƣởng đến trật tự xã hội, đến các quy định của pháp luật. Đối với
trƣờng hợp của cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn
thực phẩm, giấy xác nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho chủ cơ sở và
nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, giấy chứng nhận sức khỏe nhƣng đã hết
hạn thì cần có biện pháp xử lý để mang tính răn đe, đồng thời bảo vệ sức khỏe
của ngƣời tiêu dùng. Đồng thời tuyên truyền, hƣớng dẫn cho chủ cơ sở hiểu
đƣợc các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nƣớc.
2. Đối với chính quyền địa phƣơng:
Tăng cƣờng hơn nữa trách nhiệm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phƣơng trong công tác quản lý, kiểm tra công tác an toàn
vệ sinh thực phẩm trên địa bàn mình quản lý. UBND xã Phú Sơn phải thƣờng
xuyên giám sát, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chấp hành
tốt các quy định của pháp luật. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng các
Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

5


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

sản phẩm nƣớc uống có thƣơng hiệu, không sử dụng các sản phẩm làm giả, làm
nhái để bảo vệ sức khỏe chính mình.
3. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc:
Nhằm tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững trật tự, kỹ cƣơng,
đồng thời bảo vệ lợi ích và sức khỏe của ngƣời tiêu dùng, giải quyết hài hòa
giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Việc xử lý vi phạm phải mang

tính thuyết phục, căn cứ các quy định của pháp luật chỉ rõ những vi phạm của
chủ cơ sở, đồng thời cảnh báo cho các cơ sở khác trên địa bàn có ý thức chấp
hành pháp luật, không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của
ngƣời tiêu dùng, đến công tác quản lý an toàn thực phẩm và đến sức khỏe của
ngƣời tiêu dùng.
Về phía Trung tâm y tế huyện phải tăng cƣờng công tác giám sát an toàn
thực phẩm trên địa bàn, kịp thời phát hiện, nhắc nhở các cơ sở vi phạm chấp
hành đúng các chủ trƣơng chính sách của pháp luật về công tác an toàn vệ sinh
thực phẩm.
Về phía Phòng y tế là cơ quan thƣờng trực về công tác an toàn vệ sinh
thực phẩm huyện cần tăng cƣờng công tác kiểm ta chuyên ngành, phối hợp liên
ngành nhằm phát hiện kịp thời và xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thực
phẩm nói chung và nƣớc uống đóng chai nói riêng, từ đó giúp cho các cơ sở trên
địa bàn thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Thƣờng xuyên tuyên truyền,
giáo dục truyền thông, mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức cho các cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn hiểu đƣợc các chủ trƣơng, chính
sách, pháp luật của nhà nƣớc.

Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

6


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

PHẦN III:
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân:

a. Nguyên nhân từ phía chủ cơ sở:
Trong tình huống này, ông B đã cố tình vi phạm các quy định của pháp
luật về sản xuất, kinh doanh nƣớc uống khi không thực hiện đủ các điều kiện an
toàn vệ sinh thực phẩm.
Vì mục đích lợi ích chủ cơ sở đã không chấp hành các quy định của pháp
luật về sản xuất nƣớc uống đóng chai, trốn tránh phí, lệ phí khi xin cấp các thủ
tục pháp lý.
Chủ cơ sở đã xem nhẹ các quy định của pháp luật khi không sử dụng các
trang phục bảo hộ lao động trong quá trình tham gia sản xuất, chƣa hiểu biết đầy
đủ tác hại của việc không mang, mặc bảo hộ lao động sẽ ảnh hƣởng đến chất
lƣợng của sản phẩm, đến sức khỏe và tính mạng của ngƣời tiêu dùng.
b. Nguyên nhân từ phía các cơ quan chức năng:
Các cơ quan chức năng không thực hiện hết nhiệm vụ quyền hạn của đơn
vị mình đó là chức năng quản lý Nhà nƣớc và chức năng giám sát việc quản lý
Nhà nƣớc về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Nếu
các cơ quan này thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh và xử phạt kịp thời
thì không xảy ra sự việc trên.
Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm còn ít trong
khi địa bàn rộng, có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nên chƣa thực hiện đƣợc hết
chức năng, nhiệm vụ của mình.
Công tác tuyên truyền, vận động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nƣớc
uống đóng chai hiểu và chấp hành đƣợc các quy định của pháp luật còn hạn chế.
Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

7


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015


Về phía UBND xã đã buông lõng chức năng giám sát, kiểm tra cơ sở trên địa
bàn mình quản lý, chƣa đi sâu, đi sát vào nhân dân.
Về phía Phòng Y tế là cơ quan thƣờng trực đảm bảo công tác an toàn vệ sinh
thực phẩm nhƣng chƣa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình,
việc tuyên truyền phổ biến hƣớng dẫn pháp luật đến các cơ sở sản xuất nƣớc
uống trên địa bàn nói riêng và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung
chƣa sâu rộng, chƣa kỹ. Các ban, ngành khác nhận thức về chức năng, nhiệm vụ
của Phòng Y tế chƣa đầy đủ nên gặp khó khăn trong công tác phối kết hợp.
Về phía Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm khi cơ sở hết hạn cấp giấy
chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy xác nhận kiến thức an toàn thực
phẩm thì phải rà soát, nhắc nhở cơ sở cấp lại để đảm bảo các quy định của pháp
luật.
2. Hậu quả:
Ngƣời tham gia sản xuất nƣớc có giấy khám sức khỏe nhƣng đã hết hạn,
không mặc trang phục bảo hộ lao động trong quá trình tham gia sản xuất sẽ làm
ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng của sản phẩm. Chƣa kể đến nếu nhƣ ngƣời tham
gia sản xuất nƣớc mắc các bệnh truyền nhiễm thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sức
khỏe của ngƣời tiêu dùng, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Việc vi phạm của cơ sở đã gây ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc
trên địa bàn, đến các quy định của pháp luật, đến sự phát triển của xã hội, không
tạo đƣợc sự bình đẳng và công bằng xã hội giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời còn làm hao tốn thời gian và công sức của cơ quan chức năng quản lý
Nhà nƣớc khi giải quyết sự việc trên, làm giảm lòng tin của các cơ sở chấp hành
đầy đủ các quy định của pháp luật đối với các cơ quan chức năng quản lý Nhà
nƣớc.

Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

8



Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

PHẦN IV:
XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
Sau khi đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tiến
hành kiểm tra và ghi nhận lỗi của cơ sở, căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp
luật đƣợc quy định đối với công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm.
Đoàn kiểm tra liên ngành đã đƣa ra 3 phƣơng án giải quyết sau:
1. Một số phƣơng án giải quyết:
1.1. Phương án 1:
Cơ sở từ khi đi vào hoạt động cũng đã chấp hành đầy đủ các quy định của
pháp luật về sản xuất, kinh doanh nƣớc uống đóng bình. Một số giấy tờ đã hết
hạn sử dụng nhƣng cơ sở cũng đã thành thật khai báo và hứa sẽ hoàn thiện các
thủ tục trong thời gian sớm nhất. Xét thấy cơ sở vi phạm lần đầu, lỗi vi phạm ít,
chƣa gây ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân, không gây hậu quả nghiêm trọng
nên đoàn kiểm tra liên ngành sẽ lập biên bản nhắc nhở, đề nghị chủ cơ sở khắc
phục ngay những lỗi vi phạm.
a. Ưu điểm của phương án:
Phƣơng án này tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế cho chủ cơ sở, với hình
thức này thì chủ cơ sở sẽ yên tâm để sản xuất.
b. Hạn chế của phương án:
Nƣớc uống là sản phẩm có nguy cơ cao ảnh hƣởng đến sức khỏe của
ngƣời tiêu dùng, là mặt hàng đƣợc tiêu dùng rộng rãi trong nhân dân, đem lại lợi
nhuận lớn cho nhà sản xuất. Nếu không có chế tài mạnh thì cơ sở sẽ tiếp tục vi
phạm. Không có tính răn đe mạnh cho các cơ sở sản xuất khác trên địa bàn, từ
đó làm ảnh hƣởng đến công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

9


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

1.2. Phương án 2:
Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra công tác an toàn vệ sinh thực
phẩm trên địa bàn toàn huyện. Xử lý nghiêm, không để cho cơ sở tiếp tục hoạt
động và công bố rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất, kinh
doanh nƣớc uống đóng bình trên địa bàn thực hiện đầy đủ các quy định tại Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nƣớc khoáng thiên nhiên và nƣớc uống đóng
chai (QCVN 6-1 2010/BYT), Thông tƣ số 16/2012/TT BYT ngày 22/10/2012
của Bộ Y tế quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ y tế, Thông tƣ số 20/2012/TTBYT ngày 30/11/2014 của Bộ Y tế quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi
quản lý của Bộ Y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
a. Ưu điểm của phương án:
Đảm bảo đƣợc quyền lợi và sức khỏe của ngƣời tiêu dùng, tạo môi trƣờng
kinh doanh bình đẳng, đúng quy định pháp luật giữa các cơ sở sản xuất.
b. Hạn chế của phương án:
Phƣơng án này về mặt pháp lý thì quá nặng cho cơ sở, không đúng theo
các trình tự của pháp luật khi chƣa thực hiện xử phạt hành chính đã áp dụng biện
pháp đóng cửa cơ sở. Để thực hiện đƣợc thì phải có sự giám sát chặt chẽ, sự
giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng , sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành,
các đoàn thể.

1.3. Phương án 3:
Đoàn kiểm tra liên ngành lập biên bản vi phạm hành chính, tham mƣu Ủy
ban nhân dân huyện Ba Vì ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn
Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

10


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Văn B - chủ cơ sở về các lỗi vi phạm theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt hành chính về an
toàn thực phẩm với hình thức xử phạt theo mức bình quân.
Yêu cầu cơ sở ngừng hoạt động sản xuất cho đến khi hoàn thiện đầy đủ
các thủ tục pháp lý thì mới đƣợc phép hoạt động trở lại. Giao cho UBND xã Phú
Sơn thƣờng xuyên giám sát, đôn đốc chủ cơ sở thực hiện các quy định của pháp
luật. Đồng thời hƣớng dẫn cho chủ cơ sở đến các cơ quan chức năng để hoàn
thiện các thủ tục còn thiếu.
a. Ưu điểm của phương án:
Phƣơng án này đúng theo các quy định của pháp luật, có tính răn đe giúp
cơ sở hiểu rõ đƣợc các sai phạm của mình, từ đó khắc phục nhanh các sai phạm
nếu muốn tiếp tục hoạt động. Tạo đƣợc lòng tin trong nhân dân vào các cơ quan
chức năng. Bảo vệ đƣợc uy tín cho ngành y tế nói chung và đặc biệt là bảo vệ uy
tín cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành đầy đủ các quy định của pháp
luật.
b. Hạn chế của phương án:
Ủy ban nhân dân huyện phải mất thời gian đứng ra giải quyết bằng cách
triệu tập các cơ quan chức năng họp nhiều lần để đƣa ra biện pháp xử lý.

Ủy ban nhân dân xã phải tăng cƣờng giám sát không cho cơ sở hoạt động
cho đến khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý..
2. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu:
Qua nghiên cứu, xem xét những ƣu khuyết điểm của mỗi phƣơng án để
giải quyết tình huống trên, thì phƣơng án 3 là phƣơng án tối ƣu nhất vì giải
quyết theo phƣơng án này vừa đảm bảo đúng pháp luật, vừa hợp tình, hợp lý,
vừa tạo điều kiện cho cơ sở tiếp tục hoạt động khi thực hiện đúng theo các quy
Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

11


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

định của pháp luật, đồng thời tuyên truyền, hƣớng dẫn cho chủ cơ sở hiểu rõ hơn
về các quy định của pháp luật, tạo lòng tin của nhân dân vào ngành y tế nói
chung và các cấp chính quyền nói riêng.

Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

12


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

PHẦN V:

LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để tình huống trên đây đƣợc giải quyết kịp thời, hợp tình hợp lý, nhƣng
vẫn đảm bảo thực hiện đúng pháp luật thì sẽ phải tiến hành theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1 :
Vào lúc 11h cùng ngày đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản vi phạm
hành chính đối với cơ sở nƣớc suối ngầm tại Thôn B, xã Phú Sơn, Ba Vì, Hà
Nội với các lỗi vi phạm là:
- Vi phạm đối với hành vi sử dụng giấy khám sức khỏe đã quá hạn.
- Vi phạm về hành vi không thực hiện cập nhật kiến thức an toàn thực
phẩm cho đối tƣợng thuộc diện phải cập nhật kiến thức theo quy định.
- Vi phạm đối với hành vi ngƣời ngƣời lao động không mang, mặc trang
phục bảo hộ lao động theo quy định.
- Vi phạm đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm đã hết hạn quá 3 tháng theo quy định.
Các lỗi về cơ sở vật chất, nền, trần nhà bị bẩn, mạng nhện đoàn kiểm tra
liên ngành thống nhất do cơ sở vi phạm lần đầu, thành khẩn khai báo nên đoàn
chỉ nhắc nhở và bắt buộc cơ sở phải khắc phục ngay. Đồng thời yêu cầu cơ sở
phải ngừng hoạt động cho đến khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Giao cho UBND xã Phú Sơn giám sát việc chấp hành pháp luật của cơ sở.
Dƣới sự chứng kiến của đoàn kiểm tra liên ngành và chính quyền địa
phƣơng, thƣ ký đã đọc lại toàn bộ nội dung biên bản và ông Nguyễn Văn B đã
ký vào biên bản vi phạm hành chính.

Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

13


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội


Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Bƣớc 2 :
Ngày 13/9/2015 căn cứ biên bản vi phạm hành chính của Đoàn kiểm tra
liên ngành thì Phòng Y tế là cơ quan thƣờng trực tham mƣu cho UBND huyện
Ba Vì ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Văn B - chủ cơ sở
nƣớc suối ngầm.
Bƣớc 3 :
Căn cứ vào đề nghị của Phòng Y tế, ngày 20/9/2015 UBND huyện Ba Vì
ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Văn B, chủ cơ sở nƣớc
suối ngầm nhƣ sau:
- Phạt tiền 400.000đ đối với hành vi sử dụng giấy khám sức khỏe đã quá
hạn tại điểm a khoản 1 điều 10 Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền 400.000đ đối với hành vi không thực hiện cập nhật kiến thức a
toàn thực phẩm cho đối tƣợng thuộc diện phải cập nhật kiến thức, vi phạm tại
điểm a khoản 1 điều 11 Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền 750.000 đối với hành vi ngƣời ngƣời lao động không mang,
mặc trang phục bảo hộ lao động, vi phạm tại điểm a, khoản 2, điều 12 Nghị định
178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính về an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền 12.500.000đ đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hạn quá 3 tháng tại điểm c khoản 3 điều 24
Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Tổng cộng 4 lỗi vi phạm với số tiền phạt là 14.050.000đ.

Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì


14


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Ngoài hình thức xử phạt chế tài nhƣ trên thì chủ cơ sở phải ngừng hoạt
động cho đến khi hoàn thiện đủ các thủ tục pháp lý.
Công an huyện, Đoàn kiểm tra liên ngành, Ủy ban nhân dân xã Phú Sơn
có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở chủ cơ sở chấp hành.

Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

15


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, đƣợc tiếp cận
với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản của mỗi con ngƣời. Thực
phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con ngƣời, chất
lƣợng cuộc sống và chất lƣợng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do
thực phẩm kém chất lƣợng gây ra không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe
và cuộc sống của mỗi ngƣời mà còn gây ảnh hƣởng lớn về kinh tế, là gánh nặng
chi phí cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hƣởng trực

tiếp, thƣờng xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan đến năng suất, hiệu quả phát
triển kinh tế, thƣơng mại, du lịch và an sinh xã hội.
Vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới nói chung và nƣớc ta nói riêng
đang tạo nhiều lo lắng cho ngƣời dân. Đó là việc sử dụng chất cấm trong chăn
nuôi, việc bảo quản trái cây bằng những hoá chất độc hại, việc sử dụng các sản
phẩm nƣớc uống bị ô nhiễm đã gây ra hậu quả xấu cho sức khỏe của ngƣời dân.
Vì vậy, để bảo đảm công tác an toàn thực phẩm thì cần có sự tham gia, phối hợp
của nhiều cấp, nhiều ngành, chính quyền địa phƣơng và đặc biệt là về phía
ngƣời tiêu dùng.
Về phía ngƣời tiêu dùng:
- Chỉ sử dụng các sản phẩm nƣớc uống đóng chai, đóng bình, nƣớc tinh
khiết đã đƣợc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
- Khi mua hàng cần lƣu ý phải xem nhãn mác với đầy đủ các nội dung
nhƣ: tên sản phẩm; tên, địa chỉ thƣơng nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định
lƣợng của sản phẩm; thành phần cấu tạo; chỉ tiêu chất lƣợng chủ yếu; ngày sản
xuất, thời gian sử dụng, thời hạn bảo quản; hƣớng dẫn bảo quản, hƣớng dẫn sử
dụng, xuất xứ của sản phẩm;
Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

16


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

- Nên mua ở các cửa hàng có tín nhiệm: quen thuộc, siêu thị… những nơi
chấp hành đầy đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm vệ sinh an toàn. Không
nên mua ở những cửa hàng, quán hàng, bụi, bẩn, ẩm ƣớt, nóng, nắng, khói,
hơi, khí, gần xăng, dầu sơn, hóa chất trừ sâu…

- Không sử dụng các sản phẩm đã quá hạn sử dụng, hoặc có dấu hiệu bất
thƣờng nhƣ vẩn đục, có màu sắc khác lạ.
Về phía các cơ sở sản xuất: Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về vệ
sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm đã sản xuất và lƣu hành thì phải đúng theo
các tiêu chuẩn đã công bố, tuân thủ hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến để đảm
bảo chất lƣợng của sản phẩm tạo tính cạnh tranh cao, bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu
dùng. Không nên vì mục đích lợi nhuận mà ảnh hƣởng đến quyền lợi, coi
thƣờng sức khỏe của ngƣời dân
Vai trò của Nhà nƣớc, của các cơ quan công quyền bằng các quy định
pháp luật và các chế tài của mình, buộc ngƣời sản xuất, kinh doang phải tuân thủ
các quy định về chất lƣợng sản phẩm của mình sản xuất ra.
Hiện nay công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và công tác quản lý nhà
nƣớc về lĩnh vực y tế nói riêng đặc biệt là quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực an toàn
thực phẩm trong đó có sản phẩm nƣớc uống là một hệ thống hết sức năng động
và phức tạp, nó không chỉ đơn thuần là sử dụng hệ thống pháp luật để giải quyêt
công việc mà còn cũng cố lòng tin của nhân dân vào ngành y tế, vào sự lãnh đạo
của Đảng, của Nhà nƣớc. Vì vậy phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng kiến thức quản lý
nhà nƣớc đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế. Mỗi cán bộ, công
chức phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc đƣợc giao, không
ngừng học tập trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị và hệ thống văn bản
pháp luật để đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc.
Vì vậy để để đạt đƣợc hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc về y tế thì bên cạnh vai
trò quản lý nhà nƣớc của các cơ quan chức năng phải kể đến vai trò rất lớn của
ngƣời dân.
Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

17


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội


Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

Qua tìm hiểu và đƣa ra một số phƣơng án để vi phạm tại cơ sở nƣớc suối
ngầm, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm công tác để giải quyết những vi
phạm xảy ra trong quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực an toàn thực phẩm. Giải quyết
trƣờng hợp này, góp phần nâng cao nhận của các cơ sở sản xuất trong việc chấp
hành các quy định của pháp luật, đồng thời tạo lòng tin của nhân dân vào các cơ
quan quản lý nhà nƣớc, tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, đúng pháp luật
giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Ba Vì.
2. Kiến nghị:
a. Đối với Bộ Y tế:
- Theo Luật an toàn thực phẩm năm 2015 thì Ủy ban nhân dân các xã, thị
trấn sẽ chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý. Nhƣng
hiện tại thì Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chƣa có cán bộ chuyên môn phụ
trách công tác an toàn thực phẩm nên cần kiến nghị Chính phủ bố trí thêm nhân
lực làm công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm tại các xã, thị trấn.
- Thƣờng xuyên chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất,
kinh doanh nƣớc tại các địa bàn. Tăng cƣờng công tác đào tạo, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho hệ thống thanh tra chuyên ngành về y tế tại các địa
phƣơng.
- Kiến nghị Chính phủ thành lập các đoàn thanh tra chuyên ngành an toàn
thực phẩm tại các quận, huyện để xử lý nhanh, triệt để các hành vi vi phạm.
b. Đối với Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội:
- Đối với các cơ sở nƣớc uống đóng chai thì Chi cục an toàn vệ sinh thực
phẩm có thẩm quyền cấp giấy xác nhận kiến thức nhƣng Ba Vì là huyện miền
núi cách xa trung tâm, tâm lý ngƣời dân ngại đi đến các cơ quan nhà nƣớc cấp
cao, nên Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm có kế hoạch bố trí cán bộ, công chức
Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì


18


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

chuyên môn về tại địa bàn huyện để tổ chức lớp xác nhận kiến thức cho các đối
tƣợng sản xuất, kinh doanh nƣớc uống.
- Phối hợp với các cấp, các ngành thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm
tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực sản xuất nƣớc
uống.
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật dƣới nhiều hình
thức để các cơ sở hiểu và tuân thủ theo đúng pháp luật trong sản xuất, kinh
doanh.
c. Đối với Ủy ban nhân dân huyện:
- Kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với
các cơ sở vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm nhƣ không đủ điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm, trốn tránh việc khám sức khỏe định kỳ cho các đối
tƣợng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ, không tham gia xác nhận kiến
thức…
- Chỉ đạo các ngành các cấp có sự phối kết hợp tốt trong công tác đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chỉ đạo ngành Y tế làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát các cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
- Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí và tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về y tế
trên địa bàn thông qua đoàn kiểm tra liên ngành để giải quyết kịp thời những vi
phạm xảy ra trên địa bàn.
- Thƣờng xuyên tuyên truyền , giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức
về an toàn thực, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ý

thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nƣớc uống đối với
cộng đồng, ý thức của ngƣời tiêu dùng sản phẩm nƣớc uống.
Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

19


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

- Bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng cán bộ, công
chức phụ trách công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
d. Đối với các ngành chức năng:
- Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực an toàn thực phẩm, Phòng Y
tế cần tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn
uống nói chung và các sản phẩm nƣớc nói riêng trên địa bàn toàn huyện. Kiên
quyết xử lý theo quyền hạn của mình hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân huyện xử lý
nghiêm minh đối với những cơ sở cố tình vi phạm luật về an toàn thực phẩm.
- Trung tâm y tế huyện cần tăng cƣờng chức năng giám sát, nhắc nhở các
cơ sở vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Cần xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan nhƣ Phòng
Y tế, trung tâm y tế, công an huyện, đội quản lý thị trƣờng trong công tác kiểm
tra, giám sát để tránh chồng chéo giữa các cơ quan, đảm bảo công tác an toàn
thực phẩm trên địa bàn, không gây phiền hà cho nhân dân.
- Cần phải giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm. Tổ chức tuyên truyền, học tập rộng rãi Luật An toàn thực
phẩm và các văn bản khác liên quan đến công tác cho các cơ sở trên địa bàn.
- Đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần tăng cƣờng hơn nữa công
tác thông tin, tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trực tiếp

hƣớng dẫn, tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản
phẩm thực phẩm phải thực hiện các quy định theo pháp luật./.

Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

20


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP Hà Nội

Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật An toàn thực phẩm năm 2010.
2. Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
3. Thông tƣ liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09
tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ
Công thƣơng Hƣớng dẫn việc phân công,phối hợp trong quản nhà nƣớc về an
toàn thực phẩm.
4. Tài liệu bồi dƣỡng về quản lý hành chính Nhà nƣớc (Chƣơng trình
chuyên viên)

Học viên: Nguyễn Thị Thư - Phòng Y tế huyện Ba Vì

21




×