Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Agribank Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.59 KB, 84 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

---------------

NGUYỄN THỊ LINH

Ph©n tÝch c¸c nh©n tè ¶nh hëng
®Õn rñi ro tÝn dông cña Agribank Thõa Thiªn HuÕ

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Giảng viên hướng dẫn
TS. Đặng Thị Ngọc Lan

TP. HCM, 2015


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và đặc biệt là kể từ khi Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, vấn đề quản trị doanh nghiệp (DN),
đặc biệt là vấn đề ứng phó với các rủi ro trong nền kinh tế đã được đặt ra như một yêu
cầu cấp thiết và quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Quản trị DN tốt
đồng nghĩa với khả năng tiếp cận tài chính, đầu tư, nâng cao giá trị tăng trưởng...
Các ngân hàng thương mại (NHTM) với đặc thù là các tổ chức kinh doanh
“tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì vấn đề quản trị lại càng có ý


nghĩa hơn, đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, khi ngân hàng
là nguồn tài chính bên ngoài cực kỳ quan trọng đối với DN. Một ngân hàng yếu
kém trong quản trị sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo
nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại.
Rõ ràng, khả năng chống đỡ của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ trợ cho khu vực
DN sẽ càng lớn.
Giai đoạn 2011 đến sáu tháng đầu năm 2013, hàng loạt vấn đề nóng của hệ
thống ngân hàng như: nợ xấu của các ngân hàng liên thục gia tăng 1, tín dụng đen,
chiếm dụng vốn, thua lỗ, những biến động lớn trên thị trường tiền tệ … đã cho thấy
vấn đề quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay cần được nhìn
nhận và chú trọng quan tâm một cách sâu rộng hơn nữa. Theo nhiều chuyên gia tài
chính, ngân hàng một trong những lĩnh vực đối mặt với nhiều rủi ro nhất.Các loại
rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau và đều có thể gây tổn
thất lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM).
Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng nào có thể tồn tại và phát triển lâu
dài mà không nghiên cứu và xây dựng các chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro tín
dụng một cách tối đa nhất.kèm theo đó là các rủi ro trong hoạt động luôn đe dọa sự
ổn định của hệ thống. 2
Trong các bối cảnh chung của hệ thống ngân hàng, Agribank Thừa Thiên
1

Đặc biệt là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).


Huế mặc dù đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch năm 2013 với tổng nguồn vốn
tăng 19,4% so năm 2012, tổng dư nợ tăng 22,1% so năm 2012, thu dịch vụ tăng
45,8% so năm 2012, hệ số lương đạt được vượt quy định 3. Tuy nhiên cũng không
tránh khỏi các vấn đề về quản trị rủi ro, đặc biệt là các nguy cơ của rủi ro tín dụng
trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ hiện trạng đó và do có được điều kiện công tác tại Agribank Thừa

Thiên Huế, tác giả đã mạnh giạn lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng của Agribank Thừa Thiên Huế” làm luận văn tốt nghiệp của
mình.
1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của tác giả hướng tới các mục tiêu như sau:
(1) Xem xét ứng dụng các mô hình lý thuyết về rủi ro tín dụng vào nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank Thừa Thiên
Huế.
(2) Từ đó, đưa ra các kết luận và khuyến nghị về việc hạn chế rủi ro tín dụng
tại Agribank Thừa Thiên Huế.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Từ đó đề tài nhằm trả lời ba câu hỏi nghiên cứu cơ bản như sau:
(1) Thực trang tình hình rủi ro tín dụng của Agribank Thừa Thiên Huế từ
năm 2009 đến hết 2013 như thế nào?

2

Tại thời điểm 30/06/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các ngân hàng này, tức là chỉ tính
riêng với nhóm các ngân hàng niêm yết đã lên tới hơn 14 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, số liệu từ 3 ngân
hàng lớn nhất đã công bố số liệu là BIDV, Vietcombank và Vietinbank thì đã chiếm tới hơn 23.100 tỷ đồng
nợ xấu, gần bằng mức tổng lợi nhuận là 24.000 tỷ đồng của toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm nay.
Trong đó, nợ xấu của BIDV gần 9.400 tỷ đồng, của Vietcombank 6.687 tỷ đồng và Vietinbank là 7.027 tỷ
đồng. Số nợ xấu của 3 ngân hàng này cũng cao hơn rất nhiều so với tổng nợ xấu của các ngân hàng top sau,
bao gồm SHB, MB, ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank cộng lại.
3
Với các thành tích đạt được trong năm 2013 về các tiêu chí thi đua, Agribank Thừa Thiên Huế được xếp
đứng đầu khối ngân hàng, vinh dự được nhận cờ thi đua của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế tặng
đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối ngân hàng năm 2013.



(2) Những nhân tố nào gây ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Agribank Thừa
Thiên Huế và mức độ ảnh hưởng của nó?
(3) Làm thế nào để hạn chế vấn đề rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank
Thừa Thiên Huế?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu hồ sơ vay của các đối tượng khách hàng đang vay vốn tại
Agribank Thừa Thiên Huế.
- Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại
Agribank Thừa Thiên Huế.
- Không gian nghiên cứu: tập trung chủ yếu trên địa bàn Thừa Thiên Huế và
tại hệ thống các phòng giao dịch, chi nhánh của Agribank Thừa Thiên Huế.
- Giai đoạn nghiên cứu từ 2009 đến 2013.
1.4. Khái quát phương pháp nghiên cứu
Luận văn được viết theo phương pháp định lượng. Trên cơ sở lí thuyết nền
và các nghiên cứu trước đây, tác giả ứng dụng và xây dựng mô hình nghiên cứu cho
đề tài.
Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu để phân tích thực trạng và đánh giá rủi ro
tín dụng tại Agribank Thừa Thiên Huế bao gồm:
- Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ:
+ Các hồ sơ vay vốn tín dụng của khách hàng tại Agribank Thừa Thiên Huế;
+ Các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của Agribank Thừa Thiên Huế
trong giai đoạn 2009 - 2013
+ Các báo các ngành ngân hàng, báo cáo của toàn hệ thống Agribank, các
báo cáo của Ngân hàng nhà nước, các chuyên gia
+ Các bài nghiên cứu có liên quan
- Các dữ liệu sơ cấp được thông tin bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng
bảng câu hỏi theo phương pháp điều tra mẫu ngẫu nhiên các khách hàng tới giao
dịch tại ngân hàng Agribank Thừa Thiên Huế. Với các thông tin về: Kinh nghiệm đi
vay của khách hàng, Khả năng tài chính của khách hàng, Tài sản đảm bảo của

khách hàng, Sử dụng vốn vay của khách hàng, Kinh nghiệm cán bộ tín dụng
Agribank, Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng và Agribank, Kiểm


tra kiểm soát của Agribank.. Để làm cơ sở cho phân tích giữ liệu, đánh giá xem
nhân tố nào tác động và mức tác động như thế nào tới rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Quy trình nghiên cứu, với các bước cơ bản sau:
1. Xây dựng bảng câu hỏi
2. Xác định số lượng mẫu cần thiết cho nghiên cứu
3. Gửi phiếu điều tra cho khách hàng
4. Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả trả lời
5. Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng
6. Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích với sự hỗ trợ của
phần mềm Eview 8 và Exel như sau:
- Tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả
- Phân tích tương quan biến
- Kiểm định đa cộng tuyến và kiểm định phương sai sai số thay đổi
- Phân tích hồi quy theo mô hình Probit
- Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của
Agribank Thừa Thiên Huế” người viết kỳ vọng sẽ mang lại các ý nghĩa như sau:
1) Nhận diện và đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng tại ngân hàng Agribank Thừa Thiên Huế.
2) Phác họa được bức tranh hoạt động tín dụng của ngân hàng Agribank
Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 - 2013
3) Hỗ trợ Agribank Thừa Thiên Huế tìm ra các giải pháp tối ưu cho việc hạn
chế rủi ro tín dụng. Nghiên cứu còn là tài liệu khoa học hữu ích cho các nhà quản
lý, nhà quản trị doanh nghiệp, và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu
ngân hàng - tài chính.

1.6. Kết cấu luận văn
• Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu: Tóm tắt vấn đề nghiên cứu, mô tả một
cách ngắn gọn mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
• Chương 2: Tổng quan các lý luận về rủi ro tín dụng: Trình bày tổng quan
về các cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng


• Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
• Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả thu được từ việc
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại
Agribank Thừa Thiên Huế.
• Chương 5: Kết luận, khuyến nghị, Tóm lại vấn đề nghiên cứu, chỉ ra các
hạn chế của nghiên cứu và đồng thời đề xuất hướng nghiên
cứu tiếptheo và các khuyến nghị


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CÁC LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
2.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài
sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm
một khoản chi phí để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh
đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro
lớn. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng. Có nhiều định nghĩa
khác nhau về rủi ro tín dụng:
Trong cuốn Bank Management, University of South Caro, The Dryden Pre
Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lời, rủi ro xảy ra khi

khách hàng sai hẹn, có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo
thoả thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị gia của
vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.
Theo điều 2.1 quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của
tổ chức Tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
Tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ của mình theo cam kết”
Theo điều 2.1 quyết định số: 165/QĐ-HĐQT, ngày 06/6/2005 của Hội đồng
Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì “rủi ro
trong hoạt động của các Chi nhánh là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động kinh
doanh, do khách hàng không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình theo cam kết”.
Theo dự thảo Thông tư “Quy địmh về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt
động ngân hàng” ngày 18/03/2014 của Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra
thì Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác


không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
của mình theo cam kết
Như vậy, một cách khái quát nhất thì rủi ro tín dụng của ngân hang là loại rủi
ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hang, biểu hiện trên thực tế qua
việc khách hang không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Trong hoạt động tín dụng, rủi ro biểu hiện dưới nhiều loại khác nhau do vậy
tuỳ mục tiêu nghiên cứu khác nhau người ta áp dụng các phân loại khác nhau. Có
nhiều cách thức phân loại, luận văn đề cập đến hai cách phân loại sau:
 Phân loại theo tính khách quan và chủ quan.
- Rủi ro khách quan: Do các nguyên nhân khách quan gây ra như thiên tai,
địch hoạ, người vay bị chết, mất tích không có người thừa kế hoặc do các biến động

khác ngoài dự kiến làm thất thoát vốn vay trong khi người cho vay và khách hàng
vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ, chính sách.
- Rủi ro chủ quan: Do các nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và
người cho vay vì vô tình hay cố tình làm thất thoát vốn vay.
 Phân loại theo nguồn gốc hình thành.
- Rủi ro từ phía người cho vay: Rủi ro tính dụng bao gồm rủi ro danh mục và
rủi ro giao dịch:
+ Rủi ro danh mục: được phân thành hai loại rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
“Rủi ro nội tại” là rủi ro xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ
thể đi vay hoặc ngành kinh tế. “Rủi ro tập trung” xuất phát do dự nợ được tập trung
cho một số khách hàng kinh tế, một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý.
+ Rủi ro giao dịch có 3 thành phần: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro
nghiệp vụ. “Rủi ro lựa chọn” là rủi ro liên quan đến kết quả thẩm định và phân tích
tín dụng. “Rủi ro đảm bảo” xuất phát từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản bảo đảm và mức an toàn của tài sản. “Rủi
ro nghiệp vụ” là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay như: xây dựng và
thực hiện chính sách tín dụng để định hướng viêc cho vay, kiểm soát danh mục cho
vay; tái xét các danh mục cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi
ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.


- Rủi ro từ phía người vay bao gồm.
+ Rủi ro về đạo đức: xảy ra khi người vay không thiện chí trả nợ, có ý đồ lừa
đảo hay sử dụng tiền vay không đúng mục đích.
+ Rủi ro về khả năng tài chính yếu kém của người vay.
+ Rủi ro do biến động khả năng kinh doanh của người vay, xảy ra khi người
vay không theo kịp những thay đổi về chế độ, chính sách, không thích ứng được với
sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.
+ Rủi ro từ phía người điều hành doanh nghiệp, ngành hoạt động, vị trí của
doanh nghiệp, mối quan hệ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.

2.1.3. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
 Đối với ngân hàng.
Rủi ro tín dụng xảy ra trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của NHTM như sau:
- Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân
hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, làm cho ngân hàng
mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng
kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến.
- Nếu một khoản cho vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải
sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào
đấy ngân hàng không đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh
khoản. Kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy
tín, sức mạnh cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan
rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân
hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc
phục kịp thời.
- Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh chữ tín. Để thực hiện được điều này
đòi hỏi NH phải phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo niềm tin trong lòng
khách hàng rất nhiều năm, nhưng khi rủi ro xảy ra, đặc biệt là mức độ cao thì việc
khôi phục lại lợi thế trên thị trường là hết sức khó khăn. Bởi vì, rủi ro cao có thể
làm giảm uy tín của NH (chỉ cần một NH bị sụp đổ thì sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ


thống các NH vì lúc đó lòng tin trong dân chúng vào NH đã không còn nữa), làm
cho khả năng thanh toán của NH giảm sút. Điều này đưa đến kết quả làm cho lợi
nhuận suy giảm, thậm chí có thể dẫn đến sự phá sản của các NHTM. Cùng với điều
này là sự rò rỉ chất xám (ngân hàng bị mất đi nhân viên do trả lương quá thấp), mối
liên kết trong kinh doanh với các NH trong nước và quốc tế bị thu hẹp.
 Đối với nền kinh tế.

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian
tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, cá nhân
có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản vay là quyền sở hữu
của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không
những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.
Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh
tế. Vì vậy khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, có khả
năng lây lan các ngân hàng tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi nên đưa nhau đến
ngân hàng rút tiền trước thời hạn. Điều đó có thể đưa đến phá sản hàng loạt các
ngân hàng và tác động xấu đến nền kinh tế. Sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh
hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, nó có thể làm cho nền kinh tế suy thoái, giá
cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định.
Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày
nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
2.1.4. Các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng
Quá trình tiếp xúc, kiểm tra thường xuyên khách hàng vay, cán bộ ngân hàng
có thể nhận biết dấu hiệu của những khoản cấp tín dụng có vấn đề:
- Khách hàng cung cấp thông tin thiếu trung thực hoặc có ý lảng tránh hoặc
thoái thác trả lời cán bộ ngân hàng; Sao nhãng và thiếu những cuộc thảo luận trước
chuẩn bị cho việc thanh toán các khoản phải trả theo kỳ;
- Thay đổi tài khoản ngân hàng; số dư tài khoản tại ngân hàng giảm;
- Thay đổi trong thái độ, thói quen cá nhân của những người chủ chốt của
công ty; thay đổi trong thái độ đối với ngân hàng hoặc cán bộ ngân hàng, đặc biệt là
khi họ tạo cảm giác thiếu tính hợp tác; những nhân vật chủ chốt của công ty ốm hoặc
chết; những thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu hoặc những nhân vật chủ chốt;


- Doanh thu bán hàng giảm, không đáp ứng được những đơn đặt hàng; lợi
nhuận giảm; các khoản thu tiền về chậm, lưu chuyển tiền mặt ròng giảm;
- Nhiều tài sản không hoạt động (nhàn rỗi), hàng tồn kho gần như không bán

được; giá trị của tài sản giảm;
- Nhờ cậy vào chỉ một khách hàng hoặc một nhà cung cấp, tập trung doanh
số vào một mặt hàng nhất định; áp dụng chính sách chiết khấu bất bình thường;
những thay đổi trong chính sách mua bán chịu; xuất hiện những thỏa hiệp cho
những khoản phải thu; sự thay đổi đáng kể về giá trị của từng đơn đặt hàng hoặc
hợp đồng mà có thể làm mất cân bằng năng lực sản xuất hiện hành;
- Xuất hiện những khác biệt đáng kể giữa hoạt động kinh doanh và ngân
sách; mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu ròng; tỷ lệ phần trăm
của chi phí trên tổng doanh thu tăng lên; doanh thu bán hàng tăng lên nhưng lợi
nhuận giảm đi; sự gia tăng không cân xứng của chi phí quản lý so với mức tăng của
doanh thu bán hàng;
- Thay đổi về phạm vi kinh doanh; bố trí nhà máy và thiết bị không hợp lý;
kém cỏi trong việc duy trì vận hành và bảo hành máy móc thiết bị sử dụng; mất
mát những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn
cung cấp; mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc mất nhà
cung ứng chính.
2.1.5. Lượng hoá và đánh giá rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
2.1.5.1. Lượng hoá rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
Lượng hóa rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa
mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an
toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Sau đây
là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến.
Hiệp ước Basel II khuyến khách các ngân hàng sử dụng các cách tiếp cận và
mô hình đo lường rủi ro tín dụng để có thể lượng hóa giá triij tổn thất tín dụng tối
đa dựa trên khung giá trị VAR (Value at Risk). Một cách tổng quát VAR được đo
lường như tổng thất tối đa ở tình huốn xấu nhất trong một khoảng thời gian xác địh
với mức xác suất cho trước (thường được gọi là độ tin cật). VAR xác định theo cách
này thường được gọi là VẢ tuyệt đối. VAR cho phép chúng ta tổng hợp tất cả các



trạng thái rủi ro và các khoản cho vay khác nhau đề tìm ra một con số nhằm trả lời
câu hỏi “ nếu năm sau là một năm không thuận lợi, tổn thất tín dụng đố đa của ngân
hàng là bao nhiêu” với một độ tin cậy cho trước (thường là 99.9%), từ đó xác định
mức vốn cần thiết để chống đỡ cho rủi ro này.
Trong khi giá trị VAR cho danh mục đầu tư đã được sử dụng khá phổ biến
tại các NHTM, việc tính toán VAR tín dụng gặp nhiều khó khăn do:
- VAR tín dụng thường được đo lường trong 1 khoảng thời gian dài hơn,
thường là 1 năm (trong khí giá trị VAR của danh mục đầu tư thường được tính cho
khoảng thời gian là 1 ngày).
- Các số liệu quan sát (các vụ rủi ro vỡ nợ thực tế) thường nhỏ hơn rất nhiều
so với rủi ro thị trường (các chứng khoán giảm giá).
- Tính lỏng của các công cụ tín dụng thấp, ít được giao dịch trên thị trường
nên khó có thể tính được giá trị thị trường và độ biến động giá trị thị trường trong
khoản vay.
- Rủi ro thị trường thường được giả định là tuân theo phân phối chuẩn, còn
phấn phối tín dụng nghiên về bên trái và có phần đuôi trải rộng.
Theo quy định của Basel II, tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng có
thể phân chia thành 02 loại là
- Khoản tổn thất dự tính được (tổn thất trọng dự tính) – EL.
- Khoản tổn thất không dự tính được (tổn thất ngoài dự tính )-UL
2.1.5.1. Tổn thất dự tính được.
Tổng thất dự tính được (EL) là mức tổn thất trung bình có thể tính được từ các
số liệu thống kê trong quá khứ, đây là mức tổn thất ngân hàng kỳ vọng sẽ xảy ra
trong một khoảng thời gian. Ngân hàng có thể dử dụng chỉ tiêu EL làm chuẩn để ra
quyết định cho vay. Nếu EL của một khách hàng vượt quá một tỷ lệ theo quy định
của ngân hàng, ngân hàng tự động từ chối cho vay với KH đó. Ngoài ra, EL là căn
cứ để ngân hàng định ra mức bù rủi ro trong lãi suất cho vay với khách hàng, và là
căn cứ để ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro bởi thực tế, rủi ro trong dự tính nên
được xem là một khoản chi phí của hoạt động tín dụng.
Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng, EL được xác định nư sau:



EL = LGD*PD. Trong đó
- EL Khoản tổn thất dự kiến
- LGD: là tổn thất của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được
nợ.
- PD: Xác suất không trả được nợ của khách hàng.
Các chỉ tiêu cấu thành công thức trên được tính toán như sau:
Thứ nhất, PD – xác suất không trả được nợ : Cơ sở để tính toán xác suất này
là hạng tín dụng của khách hàng, thời hạn và và quy mô của khoản vay kế hoạch trả
nợ của khách hàng, và chu kỳ kinh tế, trong đó quan trọng nhất là hạng tín dụng của
khách hàng. Theo yêu cầu của basel II, để tính toán được xác xuất không trả được
nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu của
khách hàng trog vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3
nhóm
- Nhóm dữ liệu tài chính lien quan đến các hệ số tài chính của khách hàng
cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng.
- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của
ngành.
- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu
khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi.
Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sãn, từ đó tính
được hạng tín dụng và xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô
hình tuyến tính, mô hình probit…. và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn
chuyên nghiệp.
Thứ hai, LGD – tỷ trọng tổn thất trong trường hợp khách hàng không trả
được nợ: Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách
hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao
gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất



đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh
như: Chi phí xử lý tài sản thể chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi
phí liên quan
Tỷ trọng tổn thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây:
LGD = (EAD – Số tiền có thể thu hồi) / EAD
Trong đó EAD (Exposure at default) là tổng dư nợ của khách hàng không trả
được nợ. Số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế
chấp, cầm cố. LGD cũng có thể là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống
kê của Ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%)
hoặc rất thấp ( 20% - 30%). Do đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn
bình quân. Theo nghiên cứu của Ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng
nhất quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được
nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng.
Tổng cộng các khoản tổn thất trong dự tính của từng khách hàng vay vốn
trong danh mục tín dụng của ngân hàng tạo thành tổn thất trong dự tính của toàn bộ
danh mục tín dụng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ xây dựng chính sách định giá và
trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất cho từng khoản vây, từng khách hàng và
toàn bộ danh mục cho vay: EL = ∑ELLi
Trong đó + ELp: Tổn thất trong dự tính của cả danh mục cho vay.
+ ELLi: Tổn thất trong dự tính của khoản vay i.
2.1.5.2. Tổn thất không dự tính được. (UL)
Tổn thất không dự tính được ( UL) của một khoản vay được hiểu là giá trị
của độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình ( tổn thất dự tính được EL). Nguồn để bù
đắp UL chính là từ vốn chủ sở hữu của ngân hàng, ởi vậy ngân hàng cần nắm giữ
đủ vốn để ù đắp cho tổn thất này. UL của một khoản vay được tính ằng công thức :
UL = LGD x √EDF(I-EDF)
Trong đó: LGD : Tổn thất của ngân hàng trong trường hợp khách hàng
không trả được nợ



EDF: Xác suất vỡ nợ kỳ vọng của một công ty
EAD: Dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ
Đối với một danh mục cho vay thì UL được xác định qua 3 bước: (1) Xác
định UL riêng lẻ của từng khoản vay, chưa xem xét đến hiệu ứng của mối tương
quan, (2) Ước lượng hệ số tương quan vỡ nợ của các khoản vay riêng lẻ trong cùng
một danh mục. Rủi ro vỡ nợ được giả định sẽ xảy ra khi giá trị tài sản của khách
hàng thấp hơn giá trị có thể thu hồi. Hệ số tương quan vỡ nợ có thể được tính toán
thông qua mô hình KMV, (3) Xác định UL trong xem xét mối quan hệ tương quan.
UL2p = ∑Xi2UL2Li + ∑∑2XLiXLjULiULjCor
ULp: Tổn thất ngoài dự tính của cả danh mục
ULi, ULj: Tổn thất ngoài dự tính của từng khoản vay thứ i và j
Xi, Xj: Tỷ trọng của khoản vay thứ i và j trong danh mục
Cor: Hệ số tương quan vỡ nợ giữa các khoản vay trong danh mục
VAR tín dụng được xác định bằng tổn thất ngoài dự tính, đây cũng là cơ sở
để xác định vốn kinh tế ngân hàng cần nắm giữ để bù đắp cho rủi ro ngoài dự tính.
Hình 2.1. Mô hình mô tả tổn thất tín dụng theo Basel II

Việc lượng hóa RRTD thường được thực hiện bằng các phần mềm để tiện sử
dụng cho các NHTM. Hai phần mềm hiện đang được sử dụng phổ biến nhất là phần
mềm Credit Metrics và phần mềm KMV


Ngoài ra để đo lường khả năng rủi ro của tín dụng, các ngân hàng có thể sử
dụng một số mô hình tính điểm, đo lường khả năng rủi ro của khách hàng trước khi
có quyết định cho vay.
2.1.5.3. Đo lường rủi ro của khách hàng
• Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model)
Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh

nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín
dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào: f Trị số của các chỉ số tài chính của
người vay. f Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ
của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản;
X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản;
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản;
X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị hạch toán của nợ;
X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản;
Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại,
khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có
nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có
điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
Như vậy để ứng dụng mô hình điểm số Z vào lượng hoá rủi ro tín cụng của
ngân hàng thì ngân hàng cần thu thập các dữ liệu cần thiết liên quan đến đối tượng
vay vốn của ngân hàng như vốn lưu động, lãi chưa phân phối, lọi nhuận trước thuế,
tổn tài sản, doanh thu, nọ, tổng vốn sở hữu… từ đó xác định trị số Z để phân loại rủi
ro tín dụng của ngân hàng
Nếu Z >2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toán, có có nguy cơ phá sản.
Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy
cơ phá sản.
Nếu Z < 1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiển, nguy cơ phá sản cao.
Căn cứ vào chỉ số Z, các ngân hàng có thể phân loại các doanh nghiệp nằm


trong vùng an toán, chưa có ngu cơ phá sản, doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo,
có thể có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy co phá sản
cao. Đây là cơ sở để doanh các ngân hàng quuyết định hạn mức tín dụng cần thiết đối

với từng doanh nghiệp. Như vậy mô hình số Z có thể coi là một công cụ hỗ trợ đắc lực
cho các nhà quản trị ngân hàng, có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng.
Bên cạnh những ưu điểm, thì mô hình điểm số tín dụng có những hạn chế sau:
- Mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm là “vỡ nợ”
và “không vỡ nợ”. Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả
hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc và lãi tiền
vay. Điều này hàm ý, cần có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diện hơn
theo nhiều thang điểm để phân loại khách hàng nhiều nhóm tương ứng với các mức
độ vỡ nợ khác nhau.
- Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của các
biến số theo thời gian, dù là trong ngắn hạn. Tương tự như vậy, các biến số (Xj)
cũng không phải là bất biến, đặc biệt là khi điều kiện thị trường và kinh doanh
thường xuyên thay đổi. Ngoài ra, mô hình cũng giả thiết rằng các biến số Xj là hoàn
toàn độc lập không phụ thuộc lẫn nhau.
- Đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hoá, ảnh
hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Ví dụ, yếu tố “danh
tiếng” của khách hàng, yếu tố “ mỗi quan hệ truyền thống” giữa khách hàng và ngân
hàng, hay yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh. Nhìn chung các
nhân tố này thường không được sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn, như giá cả
thị trường của các tài sản tài chính.
• Mô hình chất lượng 6 C:
(1) Tư cách người vay (Character)
(2) Năng lực của người vay (Capacity)
(3) Thu nhập của người đi vay (Cash)
(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral)
(5) Các điều kiện (Conditions)
(6) Kiểm soát (Control)
Có thể thấy rằng đây là một mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại



các NHTM Việt Nam, bởi lẽ mô hình này có nhiều lợi thế và khá phù hợp với các
NHTM trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cụ thể là:
- Tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của các cán bộn tín
dụng, các chuyên gia tài chính để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Việc phân tích
dựa trên công nghệ giản đơn, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn
có, sử dụng các yếu tố không mang tính lượng hoá.
- Đây là mô hình tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó
phụ thuộc vào mức độchính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo
cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD. Bên cạnh đó các chỉ tiêu phi tài
chính chủ yếu dựa vào đánh giá theo ý chủ quan của CBTD.
- Mô hình này có thể áp dụng cho các khoản vay riêng lẻ, mang tính đặc thù
chịu ảnh hưởng các yếu tố vùng miền, phong tục, tập quán thì việc dựa trên các yếu
tố định lượng, không đưa ra được quyết định chính xác mà phải dựa trên ý kiến và
kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.
- Các NHTM sử dụng mô hình này sẽchịu chi phí cao do tốn nhiều thời gian để
đánh giá và đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có tính chuyên nghiệp, có thâm niên, kỹ năng.
- Mô hình này rất khó khăn đo lường vai trò của các yếu tố đến hạng tín
nhiệm của khách hàng và vì vậy không có tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng
như đối với việc thẩm định hồ sơ khoản vay.
- Vì đây là mô hình đơn giản, nên ngân hàng chỉ cần có tiềm lực tài chính
trung bình với một đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối tốt cùng với một hệ thống
thông tin quản lý cập nhật là có thể thực hiện được.
• Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình điểm số tín
dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở
hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác.… Mô hình
này thường sử dụng 7 -12 hạng mục, mỗ hạng mục được cho điểm từ 1 -10.
Ưu điểm của mô hình này là loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá
trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.
Nhược điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để

thích ưnứg với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.


2.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:
- Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ xấu)
Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ cho vay
Nợ quá hạn (non performing loan - NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc
toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn.
Tổng dư nợ cho vay là tất cả các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho
thuê tài chính; Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá khác; Các khoản bao thanh toán; Các hình thức tín dụng khác. Thông thường
tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng thấp: là những khoản
cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.
Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho
vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân
hàng. Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho
vay của ngân hàng.
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những
khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho
ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư
nợ cho vay của ngân hàng.
Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống
NHTM Việt Nam được phân nợ theo thời gian và được chia theo thời hạn thành
các nhóm sau:
+ Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày - Nợ cần chú ý.
+ Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày - Nợ dưới tiêu chuẩn.
+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày - Nợ nghi ngờ.

+ Nợ quá hạn trên 360 ngày - Nợ có khả năng mất vốn
- Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay: theo quy định thì tỷ lệ nợ xấu
không được vượt quá 3%


Nói một cách tổng quát chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu phần trăm trong
tổng dư nợ chưa thanh toán bị quá hạn. Nói cách khác, đối với một đồng vốn ngân
hàng cho vay thì khả năng rủi ro là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng
của ngân hàng càng lớn. Việc đánh giá và tính toán được chỉ tiêu này sẽ giúp ngân
hàng kiểm soát chặt chẽ hơn mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng mình đang có.
- Hệ số rủi ro tín dụng: Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng
trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì thu nhập sẽ lớn
nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Và được tính theo công thức sau:
Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ/ Tổng tài sản có
Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của
ngân hàng, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn
nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay
của ngân hàng được chia thành 03 nhóm :
· Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu : là những khoản
cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.
Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
· Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình : là những
khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho
ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư
nợ cho vay của ngân hàng.
· Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt : là những khoản cho
vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân
hàng. Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của
ngân hàng.
- Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động: cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động

tham gia vào dư nợ:
Dư nợ trên vốn lưu động = Dư nợ / Tổng vốn huy động.
Chỉ tiêu này giúp ta so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn,
đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Thông thường chỉ tiêu này
càng lớn chứng tỏ ngân hàng sử dụng nhiều vốn huy động vào hoạt động của NH sẽ
hiệu quả hơn, điều này sẽ không đúng. Vậy tủ lệ này lớn tốt hay nhỏ tốt? Chúng ta


chưa thể khẳng định được bởi nều tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì NH phải kiếm
nguồn vốn có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay thì NH sẽ rơi
vào tình trạng thừa vốn. Do vậy, chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta
so sánh khả năng cho vay và huy động vốn của một ngân hàng.
- Chỉ tiêu hệ số thu nợ: hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến
triển tốt, rủi ro tín dụng thấp và là biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng:
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cho khách hàng
vay, NH sẽ thu lại được bao nhiêu phần trăm khi sử dụng chính số tiền cho vay của
mình. Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng thu hồi nợ của NH là rất tốt, NH
hoạt động có hiệu quả.
- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn
của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm:
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu phản ánh số vòng luân chuyển của vốn vay (thường là một
năm). Chỉ tiêu này càng tăng thì tổ chức, quản lý tín dụng càng tốt, chất lượng cho
vay càng cao. Nó còn đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần quay vốn tín
dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục,
đạt hiệu quả cao. Thời gian thu hồi nợ của NH là nhanh hay chậm thì được chỉ tiêu
vòng quay vốn tín dụng vận dụng một cách hữu hiệu. Vòng quay vốn tín dụng càng
lớn, càng nhanh chóng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH tốt.

2.3. Các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng được xem là rủi ro quan trọng nhất, vì trong các ngân hàng
thương mại hiện nay hoạt động tín dụng là chủ yếu và đem lại nguồn thu lớn nhất
cho các ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng thường gây tác hại lớn nhất đến
ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu các nhân tố
tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm đưa ra các hướng khắc
phục, hạn chế rủi ro tín dụng.
2.3.1. Các yếu tố từ phía khách hàng.


- Năng lực chuyên môn và uy tín của người lãnh đạo: Lãnh đạo là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của một công ty. Nếu người
lãnh đạo không có uy tín và nhân cách, năng lực quản lí yếu kém, trình độ học vấn
chưa cao và không có nhiều kinh nghiệm quản lí thì dễ dẫn đến tình trạng công ty bị
thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến việc
thu lãi và nợ của ngân hàng, cũng như gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Ví dụ, từ việc theo dõi và quản lý đối với các khoản vay của các công ty thuộc Tập
đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh khó
khăn hiện nay bao gồm cả các nhân tố khách quan không lường trước được (kinh tế
toàn cầu suy thoái) và cả nhân tố chủ quan do bản thân chủ đầu tư không năng động
tìm kiếm thêm khách hàng, đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh… Các hợp
đồng đóng mới tàu thường có giá trị lớn, có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng (hay hàng
chục triệu USD) nhưng vì nhiều lý do thời gian thi công kéo dài, thời gian thu tiền
sẽ rất lâu trong khi các chi phí như nguyên nhiên vật liệu, nhân công, trả tiền vay
gốc và lãi trả hàng tháng không thể trì hoãn, nên tạo áp lực đối với tài chính của chủ
dự án, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh (chi phí cao, lợi nhuận thấp) và ảnh
hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng.
- Khách hàng cung cấp số liệu không trung thực: Thực tế hiện nay các doanh
nghiệp vay vốn luôn đối phó với ngân hàng thông qua việc cung cấp các số liệu
không trung thực, mặc dù các số liệu này được các cơ quan chức năng kiểm duyệt.

Chế độ kế toán thống kê đã được ban hành nhưng phần lớn các doanh nghiệp thực
hiện không nghiêm túc điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát
tình hình hoạt động kinh doanh, quản lí vốn vay của doanh nghiệp để có thể hỗ trợ
việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng: Ngành nghề sản xuất
kinh doanh của khách hàng cũng là một trong những yếu tố gây nên rủi ro tín dụng
cho ngân hàng. Thực tế, có một số ngành kinh doanh có thể ổn định trong một
khoảng thời gian trong quá khứ, nhưng trong tương lai, do ảnh hưởng của các yếu
tố khác như nhu cầu thị trường thay đổi, các quy định của nhà nước …doanh thu
của ngành đó sẽ có xu hướng giảm đi đáng kể. Một ví dụ điển hình là việc kinh
doanh nón, mũ. Đây có thể nói là một sản phẩm thiết yếu, được sử dụng hằng ngày.


Nhưng khi có quy định của nhà nước về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi
trên xe máy, khách hàng có xu hướng chuyển sang đội mũ bảo hiểm thay cho mũ
che nắng thông thường. Điều này làm doanh thu các doanh nghiệp sản xuất mũ nón
giảm đáng kể do cầu sụt giảm.
- Doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trong việc
trả nợ: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn đều có phương án sản xuất kinh doanh
hiệu quả, khả thi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp doanh nghiệp làm đẹp báo
cáo tài chính, các phương án, số liệu của công ty để cố ý chiếm dụng vốn của ngân
hàng dùng vào những việc khác. Nếu cán bộ ngân hàng không có đủ trình độ
chuyên môn để thẩm định thì khả năng gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng là rất
cao, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
2.3.2. Các nhân tố từ phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng: Mỗi NHTM đều có một chính sách tính dụng riêng.
Chính sách tín dụng phải vạch ra cho cán bộ tín dụng hình thành nên thủ tục cho vay
và là một khung tham chiếu rõ ràng làm căn cứ để xem xét nhu cầu vay vốn của
khách hàng. Một chính sách tín dụng tốt sẽ làm công cụ quan trọng để đào tạo các
cán bộ chưa có kinh nghiệm và là cơ sở để đánh giá chất lượng thực hiện công việc

của cán bộ tín dụng. Chính sách tín dụng hỗ trợ đội ngũ nhân viên tín dụng chuyên
nghiệp hơn vì vậy một chính sách tín dụng tốt có thể giúp hạn chế rủi ro tín dụng đối
với ngân hàng.
- Quy trình cấp tín dụng: Quy trình tín dụng phản ánh nguyên tắc tín dụng,
phương pháp tín dụng, trình tự giải quyết các công việc thủ tục hành chính, thẩm
quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động cấp tín dụng. Áp dụng một quy
trình tín dụng chặt chẽ được tuân thủ nghiêm ngặt sẽ giúp ngân hàng đưa ra các quy
định cấp tín dụng đúng đắn và đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh của ngân
hàng, giảm thiểu rủi ro không muốn có.
- Các thức quản lý tín dụng của ngân hàng: Trước và sau khi cấp tín dụng
ngân hàng cần đưa ra nhiều hình thức kiểm tra giám sát khoản tín dụng như thế nào,
cách thức xử lý đối với các khoản vay một cách linh hoạt đúng đắn ảnh hưởng rất
nhiều tới hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra với ngân hàng. Việc thường xuyên kiểm tra,
giám sát các khoản tín dụng còn giúp ngân hàng kịp thời đánh giá các khoản nợ


đang ở mức nào, từ đó đưa ra phương án giải quyết hạn chế rủi ro.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ: Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì nhân tố con
người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng. Một hệ thống ngân hàng khi đã có một
quy trình tín dụng chặt chẽ song đội ngũ cán bộ không có chuyên môn, nghiệp vụ,
không linh hoạt, nắm bắt tình hình không kịp thời sẽ không đạt được hiệu quả mong
muốn. Do đó nếu đội ngũ cán bộ có phẩm chất, trình độ thấp thì cũng là một trong
những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
2.4. Một số nghiên cứu có liên quan
2.4.1. Một số nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Joseph John Magali (2013) trong đề tài “Factors Affecting
Credit Default Risks For Rural Savings and Credits Cooperative Societies
(SACCOS) in Tanzania”. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã xem xét các nhân
tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại trong SACCOS ở Tanzania bao gồm: (1). Độ
tuổi của người vay; (2) Trình độ, học vấn của người vay; (3) Quy mô gia đình; (4)

Tình trạng hôn nhân; (5) Lãi suất vay; (6) Số tiền cho vay; (7) Thời hạn cho vay; (8)
Giá trị của tài sản thế chấp; (9) Kinh nghiệm của khách hàng đi vay; (10) Mục đích
vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy.
- Các nhân tố tức là, hoạt động cho vay, tình trạng hôn nhân, tuổi tác, gia
đình, lãi suất, thời hạn cho vay, giá trị của tài sản thế chấp và kinh nghiệm khách
hàng vay đã được tìm thấy không thích hợp mô hình, tức là không ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng.
- Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố khác như sự can thiệp chính trị, thiếu tinh
thần kinh doanh và kỹ năng phân tích đầu tư, biển thủ thực hiện bởi các nhà lãnh đạo
và nhân viên SACCOS, hạn hán, dịch bệnh, tử vong và thiên tai khác, không thực
hiện công việc kinh doanh, không theo dõi các khoản vay thường xuyên, sử dụng vốn
vay sai mục đích, thiếu bảo hiểm hoạt động cho vay là một số trong những yếu tố ảnh
hưởng đến rủi cho vay đối với khách hàng vay của SACCOS.
(2) Theo Cihak & Hess (2008), để lượng hóa sự ổn định, nghiên cứu áp dụng
chỉ số Zscore = [E(ROA) + Ebq/Abq]/σROA do Boyd & Runkle (1993) sử dụng để
đo lường sự lành mạnh của ngân hàng. Tính chất của Z-score là khi Zscore càng lớn
thì rủi ro khánh kiệt càng thấp. Theo Foos và ctg (2010) đưa nghiên cứu bổ sung sử


dụng chỉ số Z-score = Mean[ROA + E/A]/σROA theo đề xuất của Roy (1952) và
Boyd & Runkle (1993) đo lường rủi ro khánh kiệt. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có
7 yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng, thể hiện các rủi ro rủi ro tín dụng, rủi ro
lãi suất, rủi ro thanh khoản: LLR - Tỷ lệ dự phòng nợ xấu; LLP - Tỷ lệ chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng; LEV - tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng huy động; NIR- tỷ lệ
thu nhập lãi thuần, CtI - Tỷ lệ chi phí lương và trợ cấp; LDR - Tỷ lệ cho vay; LAD Tỷ lệ tài sản thanh khoản.
(3) Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad thuộc khoa tài chính ngân hàng
trường đại học Utara Malaysia với nghiên cứu “Key Factors Influencing Credit Risk of
Islamic Bank: a Malaysian Case” (2004). Nor Hayati Ahmad và Shahrul Nizam Ahmad
cho rằng rủi ro tín dụng (CR) có mối quan hệ tiêu cực với MGT, LNTA và REGCAP.
Hiệu quả thấp hơn trong việc quản lý thu nhập từ tài sản càng thấp thì có thể sẽ dẫn đến

rủi ro tín dụng càng cao; quy mô và vốn của ngân hàng có tác động tích cực đến rủi ro
ngân hàng. Mặt khác, LLP, FCOST, RSEC, LEV, RWA và LD được dự kiến sẽ có mối
quan hệ tích cực với CR. Nếu một ngân hàng dự đoán rủi ro tín dụng của nó tăng thì việc
tăng dự phòng rủi ro tín dụng là cần thiết. Trong trường hợp cho vay nhiều thì chi phí
liên quan đến tài trợ cho các hoạt động như giám sát khoản vay, gia hạn và thu hồi sẽ
tăng. Điều này đồng nghĩa với việc càng liên quan nhiều đến các lĩnh vực rủi ro cao và tỉ
trọng tài sản rủi ro càng cao thì xác suất rủi ro tín dụng càng lớn.
Từ đó tác giả đưa ra mô hình:
CRit = λ0 + λ1lnMGTit +λ2lnLEVit +λ3lnRSECit + λ4lnREGCAPit
+λ5lnLLPit + λ6lnFCOSTit+λ7lnRWAit + λ8LNTAit + λ9lnLDit + ε j,t
Trong đó:
Crit = nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i trong năm t
MGTit = tổng thu nhập từ tài sản trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t
LEVit = vốn cấp 2 trên vốn cấp 1 của ngân hàng i trong năm t
RSECit = các khoản cho vay có rủi ro (RSECT) trên tổng dư nợ cho vay của
ngân hàng i trong năm t (RSECT = các khoản cho vay bất động sản + cho vay
chứng khoán và cho vay tiêu dùng)
REGCAPit = vốn cấp 1 trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t
LLPit = dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng i trong năm t


×