Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống về việc không thống nhất giữa các giấy tờ chứng minh quá trình tham gia kháng chiến trong hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của ông ph

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.86 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Phần 1- Lời nói đầu ....................................................................................... 1
Phần 2- Nội dung ........................................................................................... 3
2.1

Mô tả tình huống ................................................................................. 3

2.2

Mục tiêu xử lý tình huống ................................................................... 4

2.3

Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống .......................... 5

2.3.1

Nguyên nhân .................................................................................... 5

2.3.2

Hậu quả ............................................................................................ 6

2.4 Phương án thực hiện tình huống ............................................................ 6
2.4.1 Xây dựng phương án ............................................................................ 6
2.4.2 Lựa chọn phương án ............................................................................ 9
2.5

Kế hoạch thực hiện phương án đã lựa chọn : .................................. 10

Phần 3- Kết luận và kiến nghị .................................................................... 13


3.1

Kết luận.............................................................................................. 13

3.2

Kiến nghị............................................................................................ 13

3.2.1. Đối với các cơ quan trung ương: ....................................................... 13
3.2.2. Đối với các cấp quản lý ở địa phương: ............................................... 13


Phần 1- Lời nói đầu
Có thể nói một trong những điểm mới của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13
ngày 16/07/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng là đã xác định rõ hơn các
đối tượng và chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học, đồng thời giới hạn thời gian xác nhận thời gian hoạt động kháng chiến
của người bị nhiễm chất độc hóa học. Điều này sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền
thuận lợi hơn trong quá trình xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học, đặc biệt khắc phục được một phần các tiêu cực phát sinh trong thời
gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều vướng mắc, khiến
các đơn vị thực hiện lúng túng và gây bức xúc cho các đối tượng vì thủ tục phức
tạp cần sớm được tháo gỡ, giải quyết.
Từ những kinh nghiệm quý báu trong thời gian 12 tháng tập sự tại Văn phòng
Sở Lao động –Thương binh & Xã hội thành phố Hà Nội kết hợp với kiến thức đã
học qua lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại trường đào tạo cán bộ Lê Hồng
Phong trong thời gian qua đã giúp tôi mạnh dạn nghiên cứu lựa chọn đề tài:
“ Xử lý tình huống về việc không thống nhất giữa các giấy tờ chứng minh
quá trình tham gia kháng chiến trong hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người

hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của Ông Phạm Thọ Lộc là
Thương binh ở xã Vật Lại, Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội”.
Việc lựa chọn tình huống trên làm đề tài với mục tiêu: Trên cơ sở xử lý tình
huống, sẽ đưa ra một số nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm
của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc giải quyết chế độ ưu đãi đối với
người có công với cách mạng nói chung và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học nói riêng.
Bằng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, giả thuyết, tổng hợp kết hợp
với đánh giá…, trong phạm vi nghiên cứu của tiểu luận chỉ tập trung vào việc xử
lý tình huống đặt ra là việc không thống nhất giữa các giấy tờ chứng minh quá
trình tham gia kháng chiến trong hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động


kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của Ông Phạm Thọ Lộc là thương binh ở
xã Vật Lại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Bố cục của bài tiểu luận tình huống gồm ba phần:
Phần 1- Lời nói đầu
Phần 2- Nội dung
2.1 Mô tả tình huống
2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.4 Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
2.5 Lập kế hoạch để tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Phần 3- Kết luận và Kiến nghị
Do bài viết được thực hiện trong một thời gian có hạn, tính phức tạp của tình
huống có liên quan trực tiếp đến đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội
và bài viết còn mang tính chủ quan của người viết nên có thể không tránh khỏi
những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý
thầy cô và những người có quan tâm đến công tác Quản lý nhà nước về ưu đãi
người có công với cách mạng.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Thành phố Hà Nội, quý thầy cô khoa Nhà nước và Pháp luật, khoa Kinh tế, phòng
Đào tạo đã quan tâm truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích từ khoá học và giúp đỡ tôi
hoàn thành bài tiểu luận tình huống này.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn Thầy giáo chủ nhiệm, Ban cán sự lớp và các anh
chị học viên lớp chuyên viên K4A-2015 đã quan tâm giúp đỡ và chia sẻ kinh
nghiệm trong quá trình học tập./.


Phần 2- Nội dung
2.1 Mô tả tình huống
Ngày 12/05/2015, Văn phòng Sở Lao động-Thương binh & Xã hội Hà Nội có
tiếp nhận 01 hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến (HĐKC)
bị nhiễm chất độc hóa học của Ông Phạm Thọ Lộc là Thương binh ở xã Vật Lại,
Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội do Phòng Lao động thương bình và Xã hội huyện
Ba Vì gửi đến.
Hồ sơ gồm có:
- Bản khai cá nhân theo mẫu, trong đó Ông Phạm Thọ Lộc kê khai thời gian
tham gia chiến trường từ tháng 12/1967 đến 09/1974, tại địa bàn CK14 Mặt
trận 7 Trị Thiên Huế thuộc đơn vị E198, F367, Quân chủng phòng không
không quân.
- Quyết định xuất ngũ số 14, đơn vị E198, F367 thuộc Quân chủng phòng
không- Không quân ngày 01/10/1974 có thời gian nhập ngũ tháng 12/1967;
xuất ngũ tháng 09/1974 ghi là Phạm Văn Lộc, không ghi rõ địa điểm đơn vị
đóng quân, chiến đấu.
- Giấy ra viện + Bản trích sao bệnh án mắc bệnh Đái tháo đường type 2 của
Bệnh viện đa khoa Hà Đông ghi tên Phạm Thọ Lộc
- Bản “ Huy chương chiến sỹ giải phóng” (Bản in) do chủ tịch hội đồng cố
vấn chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh
Tấn Phát ký ngày 14/12/1975 theo Quyết định số 865 ngày 14/12/1975 (Ghi

sổ HC số 375/NA) tặng cho Ông Phạm Thọ Lộc.
Căn cứ hướng dẫn về xác nhận và giải quyết chế độ đối với người HĐKC bị nhiễm
chất độc hóa học thì Ông Phạm Thọ Lộc có mắc bệnh liên quan đến phơi nhiễm
chất độc hóa học theo quy định là bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, các
giấy tờ chứng minh thời gian tham gia HĐKC tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng
chất độc hóa học của Ông Phạm Thọ Lộc có sự không thống nhất, cụ thể:
 Thứ nhất: Phần tên đệm trên bản khai cá nhân với các giấy tờ chứng minh
tham gia HĐKC có sự khác nhau: Phạm Thọ Lộc (Phạm Văn Lộc)


 Thứ hai: Theo văn bản hướng dẫn ngày 5/8/2010 của Cục Người có côngBộ Lao động thương binh xã hội ghi rõ “ Huân (huy) chương chiến sĩ giải phóng
được Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam cấp đến ngày
31/12/1975. Nếu Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng được sử dụng
công nghệ in bằng máy tính (là công nghệ in chưa có vào những năm 1975-1980)
thì không phải là Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng cấp trước ngày
31/12/1975, chưa phải là giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến”. Do đó Bản
“ Huy chương chiến sỹ giải phóng” (Bản in) do chủ tịch hội đồng cố vấn chính
phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát ký ngày
14/12/1975 theo Quyết định số 865 ngày 14/12/1975 (Ghi sổ HC số 375/NA) tặng
cho Ông Phạm Thọ Lộc không đủ căn cứ giải quyết.
Vậy chỉ còn lại 01 giấy tờ của ông Phạm Thọ Lộc là Quyết định xuất ngũ số 14,
đơn vị E198 ngày 01/10/1974 có thời gian nhập ngũ tháng 12/1967; xuất ngũ
tháng 09/1974 không ghi rõ địa điểm đơn vị đóng quân, chiến đấu (không thống
nhất với thông tin về địa bàn chiến đấu mà Ông Lộc đã kê khai trên bản khai cá
nhân) . Hơn nữa, tên trong quyết định là lại Phạm Văn Lộc (khác tên đệm với
thông tin trên bản khai và các giấy tờ hộ tịch kèm theo). Điều này gây khó khăn
trong việc xác minh địa bàn tham gia kháng chiến. Ngoài ra, Ông Phạm Thọ Lộc
trong bản khai với Ông Phạm Văn Lộc trong quyết định xuất ngũ số 14 của đơn vị
E 198 có phải là một người không? Hướng xử lý tiếp theo sẽ là như thế nào ?
2.2 Mục tiêu xử lý tình huống

- Kiểm tra xét duyệt hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người HĐKC bị nhiễm
chất độc hóa học theo đúng quy định; hợp lệ để chuyển đến hội đồng giám định y
khoa và Sở y tế Hà Nội khám giám định.
- Đảm bảo giải quyết chế độ đúng người, đúng đối tượng, thống nhất trong
các giấy tờ có liên quan.
- Hạn chế trả lại hồ sơ để người HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học phải đi lại
đến các cơ quan chức năng trong việc hoàn tất các giấy tờ chứng minh thời gian
HĐKC tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học.


- Bảo đảm sự phối hợp, đồng bộ, thống nhất và nâng cao trách nhiệm từng cơ
quan có liên quan trong việc giải quyết chế độ.
2.3

Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống

2.3.1

Nguyên nhân

2.3.1.1 Nguyên nhân khách quan
- Do quyết định xuất ngũ số 14 của đơn vị E198, F367 thuộc Quân chủng
phòng không- Không quân chỉ ghi tháng nhập ngũ, xuất ngũ, ký hiệu đơn vị mà
không ghi rõ địa bàn hoạt động, vùng miền B,C,K nên rất khó để xác định có
thuộc vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học hay không?
- Quyết định xuất ngũ số 14 của đơn vị E 198 F367 thuộc Quân chủng phòng
không- Không quân: ghi sai tên đệm là Phạm Văn Lộc, trong khi các giấy tờ
khác kèm theo: bản sao hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân, bản sao bằng
huy chương chiến sỹ giải phóng bản in đều ghi là Phạm Thọ Lộc .
- Việc xét duyệt hồ sơ của ủy ban nhân dân xã Vật Lại và phòng Lao động

thương binh xã hội Huyện Ba Vì còn chưa chặt chẽ. Cấp xã khi tiếp nhận hồ sơ
đề nghị giải quyết, cần thông báo rõ cho Ông Lộc là bản huy chương chiến
sỹ giải phóng của Ông Lộc là bản in, không đủ căn cứ giải quyết; Quyết định
xuất ngũ lại không thể hiện địa bàn hoạt động, có sự khác nhau về tên đệm. Cấp
huyện cũng không kiểm tra xét duyệt lại hồ sơ từ cấp xã gửi lên, cứ gửi thẳng
lên Sở.
- Theo biên chế của ủy ban nhân dân xã Vật Lại chỉ có 01 công chức cấp xã
vừa làm công tác văn hóa, vừa làm công tác lao động - thương binh và xã hội,
trong khi tất cả các công việc của ngành lao động -thương binh và xã hội đều bắt
đầu triển khai từ cấp xã. Công việc quá tải, nhiều áp lực cũng là một nguyên
nhân dẫn tới cán bộ làm việc thiếu thận trọng, thiếu trách nhiệm, còn để xảy ra
sai sót.
2.3.1.2 Nguyên nhân chủ quan
- Công chức phụ trách công tác văn hóa- xã hội của ủy ban nhân dân xã Vật
Lại chưa nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn về hồ sơ thủ tục giải quyết chế
độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; công tác kiểm tra,


xét duyệt hồ sơ quá đơn giản dễ dàng. Khi phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ
theo quy định không trả lại ngay hồ sơ và thông báo lý do bằng văn bản cho
Ông Lộc.
- Chuyên viên Phòng Lao động thương binh xã hội Huyện Ba Vì được giao
phụ trách giải quyết hồ sơ chất độc hóa học : chưa làm hết trách nhiệm trong
việc thẩm định hồ sơ của Ông Phạm Thọ Lộc do ủy ban nhân dân xã Vật Lại
chuyển đến.
- Bản thân Ông Lộc khi nhận được quyết định xuất ngũ, không kiểm tra kỹ
lại các thông tin liên quan trong văn bản. Khi thấy sai tên đệm, không ghi địa
bàn hoạt động cũng không thông báo lại cho cơ quan đơn vị để sửa đổi, bổ sung
thêm thông tin theo quy định.
2.3.2 Hậu quả

- Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là những đối tượng
phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội . Do không được hướng dẫn đầy đủ, rõ
ràng từ cấp cơ sở sẽ phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Điều này gây nhiều phiền hà, mệt mỏi cho đối tượng khi thực hiện thủ tục.
- Quyết định xuất ngũ không ghi chính xác thông tin cá nhân của Ông Lộc và
địa điểm đơn vị đóng quân, chiến đấu nên khi tiếp nhận hồ sơ , cơ quan chức
năng không có căn cứ xác nhận thời gian tham gia hoạt động kháng chiến của
đối tượng tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học làm cơ sở tiếp
nhận hồ sơ giải quyết chế độ ưu đãi, dẫn đến thiệt thòi cho Ông Lộc, ngoài ra
Ông Lộc còn phải làm thủ tục chứng minh sự khác nhau về tên đệm trong các
giấy tờ bản khai, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và quyết định xuất ngũ là
một người, tốn nhiều thời gian, công sức.
- Nếu giải quyết sự việc không tốt có thể dễ bị gây bất bình trong nhân dân
làm ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công ; làm
cho nhân dân nghi ngờ đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước .
2.4 Phương án thực hiện tình huống
2.4.1 Xây dựng phương án


2.4.1.1 Phương án 1: Trả lại hồ sơ, đề nghị Phòng Lao động thương binh xã
hội huyện Ba Vì ra thông báo gửi ủy ban nhân dân xã Vật Lại hướng dẫn Ông
Phạm Thọ Lộc bổ sung các giấy tờ sau:
Thứ nhất: Xin xác nhận của đơn vị E 198, F367 thuộc Quân chủng phòng khôngKhông quân về sự khác nhau giữa hai tên đệm.
Thứ hai: Bổ sung các giấy tờ khác chứng minh thời gian tham gia HĐKC tại
vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học như bản sao lý lịch Đảng viên; Lý
lịch quân nhân; Lý lịch cán bộ; Giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị ,
giấy chứng nhận XYZ. Hoặc, liên hệ với Cục Chính trị , Bộ Tư Lệnh thủ đô Hà
Nội hoặc Cục Quân Lực/ Bộ Tổng tham mưu đề nghị giải mã phiên hiệu, ký hiệu ,
thời gian và địa bàn hoạt động của đơn vị E198 (căn cứ vào quyết định xuất ngũ số
14).

 Ưu điểm của phương án 1:
Giải quyết nhanh sự việc trước mắt, đề nghị cấp huyện kiểm tra xét duyệt kỹ hồ sơ
của Ông Lộc, khi nào hoàn thiện đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu mới chuyển lên
Sở để giải quyết tiếp.
 Hạn chế của phương án 1
- Hồ sơ phải trả lại, Ông Lộc sẽ mất nhiều thời gian, công sức khi phải trực
tiếp về lại đơn vị E 198, F367 thuộc Quân chủng phòng không- Không quân xin
xác nhận khác nhau về tên đệm.
- Ông Lộc sẽ phải trực tiếp liên hệ với Cục Chính trị , Bộ Tư Lệnh thủ đô Hà
Nội hoặc Cục Quân Lực/ Bộ Tổng tham mưu đề nghị giải mã phiên hiệu, ký hiệu ,
thời gian và địa bàn hoạt động của đơn vị E198, F367 thuộc Quân chủng phòng
không- Không quân (căn cứ vào quyết định xuất ngũ số 14).
Điều này lại phát sinh thêm các thủ tục mới, khiến Ông Lộc sẽ rất mệt mỏi, vừa
tốn thời gian, công sức và tiền bạc trong khi chưa biết có giải quyết được hay
không ?
2. 4.1.2 Phương án 2: Vẫn tiếp nhận hồ sơ của Ông Phạm Thọ Lộc, cùng với
đó đề nghị bộ phận Lưu trữ rút hồ sơ thương binh của Ông Phạm Thọ Lộc


kiểm tra xem nơi bị thương, ngày bị thương và đơn vị bị thương có trong quy
định được tính là căn cứ hay không?
 Ưu điểm của phương án 2
- Hồ sơ của Ông Lộc không bị trả về.
- Dựa vào thông tin phản hồi của bộ phận Lưu trữ, nếu Ông Lộc bị thương tại
các địa bàn trong quy định. Hồ sơ của Ông Lộc sẽ đủ điều kiện để được giới thiệu
đến Hội đồng giám định y khoa Thành phố và Sở Y Tế Hà Nội khám giám định.
- Có thể phát hiện thêm nhiều thông tin có liên quan dựa vào hồ sơ thương
binh của Ông Lộc đang lưu giữ tại Sở.
 Hạn chế của phương án 2
- Trong trường hợp hồ sơ thương binh của Ông Lộc đang lữu giữ không thể

hiện nơi bị thương tại địa bàn theo quy định, hồ sơ của Ông Lộc sẽ phải trả lại
cho phòng Lao động thương binh xã hội Huyện Ba vì để hướng dẫn Ông Lộc bổ
sung các giấy tờ theo phương án 1 đã nêu.
- Chưa thể hiện hết vai trò của cấp xã, cấp huyện trong việc kiểm tra xét duyệt
hồ sơ người tham gia HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học
- Nếu có nhiều vụ việc tương tự như của Ông Lộc, khối lượng công việc phải
xử lý của bộ phận Lưu trữ ngày càng tăng.
2. 4.1.3 Phương án 3: Vẫn tiếp nhận hồ sơ của ông Phạm Thọ Lộc, đồng thời
đề nghị bộ phận Lưu trữ , rút hồ sơ thương binh của Ông Phạm Thọ Lộc
kiểm tra xem nơi bị thương, ngày bị thương và đơn vị bị thương có trong quy
định được tính là căn cứ hay không? Nếu bị thương tại địa bàn quy định hồ
sơ Ông Lộc đủ điều kiện giải quyết theo quy định
Nếu hồ sơ thương binh không thể hiện địa bàn hoạt động trong quy định, đề nghị
phòng lao động thương binh xã hội huyện Ba Vì căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
được quy định, tiến hành các công việc sau:
-

Thứ nhất: Gửi công văn tới đơn vị E 198, F367 thuộc Quân chủng phòng

không- Không quân đề nghị xác nhận Ông Phạm Thọ Lộc (trong hồ sơ hộ tịch) và
Ông Phạm Văn Lộc (trong quyết định xuất ngũ số 14) có sự khác nhau về tên đệm
đều là một người.


-

Thứ hai: Gửi công văn tới Cục Chính trị , Bộ Tư Lệnh thủ đô Hà Nội hoặc

Cục Quân Lực/ Bộ Tổng tham mưu đề nghị giải mã phiên hiệu, ký hiệu , thời gian
và địa bàn hoạt động của đơn vị E198 (căn cứ vào quyết định xuât ngũ số 14 của

Ông Phạm Thọ Lộc)
Sau khi có công văn phản hồi, Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Ba Vì sẽ
tổng hợp báo cáo tới Sở để thẩm định giải quyết theo quy định.
 Ưu điểm của phương án 3:
-

Hồ sơ của Ông Lộc sẽ được giải quyết ngay nếu thông tin trong hồ sơ

thương binh lưu tại Sở thể hiện cân cứ tham gia chiến trường theo quy định.
-

Có đầy đủ thông tin làm căn cứ giải quyết hồ sơ đề nghị của ông Lộc. Trong

trường hợp hồ sơ của Ông Lộc phải trả lại do không đủ điều kiện, người dân sẽ
thấy được vụ việc đã được các cơ quan chức năng xử lý chính xác, công bằng ,
khách quan. Điều này góp phần hạn chế đơn thư, khiếu nại kéo dài hoặc vượt cấp.
-

Giải quyết hợp tình hợp lý, hạn chế trả lại hồ sơ; phát huy tối đa vai trò của các

cơ quan chức năng trong việc thực hiện thủ tục ưu đãi chính sách người có công.
-

Ông Lộc sẽ không phải mất thời gian, công sức và tiền bạc để đi làm các thủ

tục chứng minh thời gian tham gia HĐKC tại vùng bị quân đội Mỹ sử dụng chất
độc hóa học.
 Hạn chế của phương án 3
Trong trường hợp hồ sơ thương binh của Ông Lộc đang lữu giữ không thể hiện
nơi bị thương tại địa bàn theo quy định, sẽ phải chờ đợi thông tin phản hồi từ

phòng Lao động thương binh xã hội Huyện Ba Vì. Điều này có thể dẫn đến mất
nhiều thời gian.
2.4.2 Lựa chọn phương án
Qua 3 phương án đã trình bày ở trên tôi chọn phương án 3 làm phương án để
giải quyết xử lý tình huống vì phương án này theo tôi là tốt nhất, khả thi nhất. Giải
quyết sự việc có tình, có lý nhất. Như đã phân tích ở trên, với cách giải quyết này
sẽ phát huy tối đã vai trò của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết thủ tục
ưu đãi chính sách người có công; thể hiện nền hành chính vì dân phục vụ. Giải
quyết đúng người, đúng đối tượng và đúng quy định.


Kế hoạch thực hiện phương án đã lựa chọn :

2.5

Từ những nhận xét, đề xuất biện pháp xứ lý tình huống nêu trên, Văn phòng Sở Lao động thương binh xã hội cần triển khai
thực hiện các nội dung công việc như sau:
Thời gian
Bước

Nội dung công việc

Người

thực hiện

thực hiện

(hoàn thành)
01


Ghi chú

Đề nghị bộ phận Lưu trữ rút hồ sơ Thương Từ

Văn phòng Sở chủ

 Nếu hồ sơ thương binh đang lưu tại

Binh của Ông Lộc để kiểm tra thông tin căn 13/5~14/5/20

trì phối hợp với Bộ

Sở thể hiện căn cứ chiến trường theo

cứ tham gia chiến trường.

phận Lưu trữ

quy định, sẽ chuyển sang bước 01 a.

15

 Nếu hố sơ thương binh đang lưu tại
Sở không thể hiện căn cứ chiến trường
theo quy định, chuyển sang bước 02

01 a

Hồ Sơ của Ông Lộc đủ điều kiện thẩm định, Trong


vòng Văn phòng Sở, đ/c

tham mưu trình ký Lãnh đạo Sở giấy giới 10 ngày làm Phó Giám đốc phụ
thiệu hồ sơ của Ông Lộc sang Hội đồng việc
Giámđịnh Y Khoa Thành phố để khám giám
định

trách


02

Tham mưu lãnh đạo Sở chuyển thông tin về Từ

Văn phòng Sở, đ/c

hồ sơ của ông Phạm Thọ Lộc tới Phòng Lao 21/05~23/05/

Phó Giám đốc Phụ

động thương binh xã hội Huyện Ba Vì để 2015

trách.

kiểm tra xác minh, làm rõ các thông tin theo
quy định
03

Phòng Lao động Thương binh và Xã Hội 24/05~25/05/


Phòng

Huyện Ba Vì gửi công văn tới Đơn vị E 198, 2015

thương binh và xã

F367

hội Huyện Ba Vì

thuộc Quân chủng phòng không-

Lao

động

Không quân và Cục chính Trị, Bộ Tư Lệnh
thủ đô Hà Nội về trường hợp của Ông Phạm
Thọ Lộc.
04

Đơn Vị E198 và Cục Chính Trị , Bộ Tư Lệnh Trong

vòng Đơn vị E198 và Cục

Thủ đô Hà Nội xử lý thông tin của Ông Phạm 10 ngày làm Chính trị Bộ Tư
Thọ Lộc.

việc


kể

từ Lệnh Thủ đô

ngày

nhận

được

công

văn
05

Phòng Lao động thương binh và Xã hội Trong

vòng Phòng

Lao

động



Trường hợp công văn của đơn vị


huyện Ba Vì căn cứ vào thông tin phản hồi từ 05 ngày làm thương binh và Xã


E 198 và Bộ Tư Lệnh thủ đô Hà Nội

Đơn vị E198 và Cục Chính Trị Bộ Tư Lệnh việc

thể hiện Ông Phạm Thọ Lộc (Phạm

kể

từ hội

Thủ độ, tiến hành xét duyệt hồ sơ của Ông ngày

nhận

Văn Lộc) là một người và có tham gia

Phạm Thọ Lộc, gửi thông tin phản hồi

công

kháng chiến tại địa bàn theo quy định.

được

văn phản hồi

Hồ sơ đủ điều kiện - Giải quyết
theo bước 01 a (như trên)



Trường hợp công văn của đơn vị

E 198 và Bộ Tư Lệnh thủ đô Hà Nội
thể hiện Ông Phạm Thọ Lộc (Phạm
Văn Lộc) là một người nhưng không
có tham gia kháng chiến tại địa bàn
theo quy định. Hồ sơ không đủ điều
kiện Chuyển sang bước 05a

05a

Trả lại hồ sơ của Ông Phạm Thọ Lộc kèm
văn bản thông báo rõ lý do , và các giấy tờ có
liên quan về việc hồ sơ không đủ điều kiện
giải quyết chế độ người HĐKC bị nhiễm chất
độc hóa học

Trong vòng
02 ngày làm
việc

Phòng Lao động
Thương binh và Xã
hội Huyện Ba Vì,
UBND xã Vật lại và
ông Phạm Thọ Lộc.


Phần 3- Kết luận và kiến nghị

3.1

Kết luận
Qua vụ việc cụ thể nêu trên cho thấy: Công tác giải quyết chế độ ưu đãi đối

với người có công với cách mạng nói chung và người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học nói riêng còn nhiều bất cập, hạn chế mà chính các nạn
nhân và các cấp, ngành đang gặp phải, nhất là việc triển khai thực hiện các thủ tục
giấy tờ rất phức tạp. Quy định về các giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt
động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học chưa cụ thể,
chưa sát với thực tiễn gây khó khăn cho đơn vị thực hiện. Tiếp đến việc chưa có sự
phối hợp thống nhất, đồng bộ giữa các ngành chức năng, gây nên cách hiểu khác
nhau, phiền hà cho các đối tượng khi thực hiện thủ tục có nội dung quá “khắt khe”,
gây khó khăn cho đối tượng; có nội dung quá “thông thoáng”, tạo kẽ hở cho phần
tử xấu lợi dụng, dẫn đến tiêu cực.
3.2 Kiến nghị
Để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các chế độ, chính sách đối với người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. Tôi xin nêu một số vấn đề kiến nghị
như sau:
3.2.1. Đối với các cơ quan trung ương:
- Các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an nên có quy định bổ
sung về quy trình xác nhận của cơ quan quân sự, công an về tính chính xác của
các loại giấy tờ, tài liệu liên quan như: Huân chương, Huy chương Chiến sĩ giải
phóng, giấy X Y Z, quyết định phục viên..,.đồng thời rút ngắn thời gian giải mã
đơn vị, tạo điều kiện cho những người bị mất hoặc thất lạc giấy tờ gốc hoàn
thành hồ sơ.
- Bộ Lao động Thương binh và xã hội cần thường xuyên phối hợp với các bộ,
ban, ngành có liên quan trong việc rà soát, sửa đổi bổ sung thực thi chính sách
người có công, cải cách thủ tục hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi theo hướng đơn giản,
dễ thực hiện, loại bỏ những giấy tờ không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi hơn

cho người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
3.2.2. Đối với các cấp quản lý ở địa phương:


-

Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa

trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đảm bảo đúng, đủ, không bỏ sót đối
tượng và theo đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"
-

Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định về

chính sách đối với người HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ;
hướng dẫn đối tượng lập hồ sơ theo quy định.
-

Cần chú trọng bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách ở bảo đảm năng

lực, chuyên môn, ổn định lâu dài, có chế độ phụ cấp phù hợp; thực hiện tập huấn
chuyên môn định kỳ, thường xuyên đồng thời tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, kiến nghị xử lý kỷ luật những cán bộ có sai phạm hoặc thiếu trách
nhiệm trong việc lập và xác nhận hồ sơ bảo đảm khách quan, công bằng.
-

Niêm yết công khai các văn bản và thủ tục hồ sơ, quy định trình tự, thời hạn

giải quyết, yêu cầu điều kiện một cách rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện tại nơi tiếp
nhận hồ sơ giải quyết chính sách với công dân dể người dân biết thực hiện và

giám sát.
-

Tiếp tục tập huấn các quy định liên quan cho đội ngũ cán bộ làm chính sách

tới tận các xã, phường. Khi tiếp nhận hồ sơ thủ tục, cần kiểm tra xét duyệt kỹ;
công khai mọi quy định, quy trình thủ tục hành chính để người dân biết thực
hiện và giám sát. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là: tiếp tục cải cách
hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý hồ sơ, đồng thời kiến nghị
với Trung ương chỉnh sửa các thủ tục hành chính liên quan đến chính sách người
có công còn rườm rà, chưa sát thực tế của địa phương./.


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh số
04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng.
2. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng
3. Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động thương
binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ
ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân
4. Thông tư Liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của
liên Bộ Y tế- Bộ Lao động thương binh và Xã hội.
5. Công văn số 677/NCC ngày 05/08/2010 của Cục Người có công- Bộ Lao động
Thương binh và xã hội hướng dẫn về căn cứ giải quyết đối với Huân chương,
huy chương chiến sĩ giải phóng (bản in) được Chính phủ cách mạng lâm thời

cộng hòa miền nam Việt Nam cấp đến ngày 31/12/1975.
6. Công văn số 9243 ngày 31/10/2014 của Bộ Quốc Phòng hướng dẫn về việc xác
định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận về phiên hiệu, ký hiệu, thời gian
và địa bàn hoạt động thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc Phòng.
7. Hướng dẫn số 910/LĐTBXH ngày 01/04/2014 của Sở Lao động thương binh
và xã hội Hà Nội về việc tiếp nhận hồ sơ giới thiệu khám giám định y khoa đối
với người bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Nghị
định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
8. Công văn số 1274/LĐTBXH ngày 12/05/2014 của Sở Lao động Thương binh
& Xã hội Thành phố Hà Nội về việc quy định thủ tục hành chính đối với hồ sơ
người HĐKC và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học.



×