Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Xử lý tình huống gian lận trong khi làm hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công trên địa bàn xã hồng phong, huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.11 KB, 26 trang )

Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………1
1. Lý do lựa chọn đề tài……………………………………………………1
2. Mục tiêu của đề tài……………………………………………………... 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………… 2
4. Bố cục của tiểu luận …………………………………………………….2
B. NỘI DUNG…………………………………………………………………..3
Phần I: Mô tả tình huống ………………………………………………3
Phần II: Xác định mục tiêu xử lý tình huống………………………… 6
Phần III: Phân tích nguyên nhân, hậu quả …………………………...7
Phần IV: Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình
huống ………………………………………………………………………….12
Phần V: Lập kế hoạch, tổ chức phƣơng án đã lựa chọn…………… 15
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………….20
1. Kiến nghị…………………………………………………………………....20
2. Kết luận……………………………………………………………………..21
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………24

Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
“ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây" là truyền thống
đạo lý nhân ái có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp ấy đã
và đang được nhân dân ta phát huy từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác. ..."Trong không khí tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ


đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta". Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại buổi lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng đã nhắc nhở chúng ta, những
người đang sống trong cảnh đất nước hoà bình, ghi nhớ công ơn to lớn của các
đồng chí thương binh, liệt sĩ, những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do
của dân tộc, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân.
Vì vậy, việc thực hiện chính sách chế độ ưu đãi đối với thương binh, liệt
sỹ, người có công với cách mạng và thân nhân của họ luôn được Đảng, Nhà
nước và toàn xã hội quan tâm. Để thực hiện đầy đủ chế độ đối với họ là trách
nhiệm, là tình cảm đối với những người đã có công đóng góp hy sinh vì sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nhưng bên cạnh đó việc thực hiện các chính sách đối
với người có công với cách mạng còn nhiều những bất cập như : còn có những
đối tượng chưa được hưởng chính sách, hưởng chưa đầy đủ, thậm chí có những
đối tượng hưởng sai chính sách khiến cho những người được hưởng các chính
sách này vẫn còn chịu những thiệt thòi nhất định, tạo nên những dư luận không
tốt đối với sự quản lý của Nhà nước. Không chỉ vậy kể cả những người là người
được hưởng các chính sách ấy lại cố tình vi phạm những chính sách đó.
Sau một thời gian học tập trên giảng đường của trường đào tạo cán bộ Lê
Hồng Phong, trong quá trình học tập em đã có cơ hội tiếp xúc, trau dồi và tích
lũy thêm rất nhiều kiến thức về quản lý nhà nước. Kết thúc thời gian học chương
trình chuyên viên, em đã học hỏi và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm,
nhiều kĩ năng bổ ích và được tổng kết lại trong bài tiểu luận này.
Vì những lí do trên, em đã chọn lĩnh vực thực hiện chính sách Người có
công với cách mạng làm đề tài: “Xử lý tình huống gian lận trong khi làm hồ sơ
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

hưởng chế độ ưu đãi người có công trên địa bàn xã Hồng Phong, huyện
Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội”.

Song, những yêu cầu của tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước không
đơn giản chỉ là việc giải quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa đầy đủ khả
năng phân tích cơ sở lý luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết điểm của từng
vấn đề… làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị theo từng nội dung. Do đó,
mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian ngắn, kinh nghiệm bản thân có
hạn, nên bài viết này chắc chắn còn những hạn chế nhất định, rất mong được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Xây dựng, mô tả và phân tích được tình huống một cách cụ thể, chi tiết và
đưa ra được phương án giải quyết tình huống tối ưu nhất và lên kế hoạch để thực
hiện tốt phương án ấy.
Hy vọng qua tình huống này, bản thân em sẽ củng cố thêm những kiến
thức đã được trang bị trong thời gian học tập và từng bước nâng cao năng lực
trong hoạt động thực tiễn.
3.Phƣơng pháp nghiên cứu.
Khảo sát tình hình thực tiễn, phân tích xử lý tình huống, so sánh đối chiếu
4.Phạm vi nghiên cứu.
Tại xã Hồng Phong- huyện Chương Mỹ – Thành Phố Hà Nội.
5. Bố cục của tiểu luận.
Ngoài phần Lời mở đầu và phần kết luận, kiến nghị, nội dung của tiểu
luận gồm 05 phần:
Phần I. Mô tả tình huống.
Phần II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
Phần III. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
Phần IV. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết
tình huống
Phần V. Lập kế hoạch, tổ chức phương án đã lựa chọn
Học viên – Trần Thị Mai Hương



Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

B. NỘI DUNG
PHẦN 1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Hàng ngày, cứ đến 17h là hệ thống loa truyền thanh của xã Hồng Phong –
huyện Chương Mỹ lại bắt đầu vang lên tiếng nhạc hiệu phát thanh để truyền tải
những thông tin về chính sách mới của Đảng và Nhà nước, gương người tốt,
việc tốt, kế hoạch triển khai vụ chiêm xuân, các sự kiện trong xã... Trong
chương trình phát thanh chiều nay, phát thanh viên đã đọc danh sách thương
binh, bệnh binh và người có công với cách mạng trong xã được nhận trợ cấp
hàng tháng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện mới gửi về.
Giọng phát thanh viên đọc truyền cảm và rõ ràng nên ai cũng lắng tai nghe. Ông
An lại càng quan tâm hơn vì ông cũng là một thương binh.
Ông An nằm trong danh sách nhóm 1 của thương binh bị suy giảm sức lao
động từ 21% đến 60%. Ông vẫn lắng nghe đài nhưng hết danh sách nhóm 1 mà
vẫn chưa thấy cô phát thanh viên đọc đến tên ông Nguyễn Văn Bình. Ông chợt
nghĩ: Hay là họ bỏ xót tên ông ấy nhỉ? Bình thường hai người đều là bộ đội mất
sức 50 % nên chế độ hưởng như nhau mà. Tuy nhiên, ông vẫn tập trung chú ý
lắng nghe tiếp nhóm tiếp sau.
Ông ngạc nhiên quá! Ông Bình là cái tên cuối cùng trong danh sách nhóm
2 của thương binh suy giảm sức lao động 61% đến 80%.
Ông An quá ngạc nhiên khi nghe thấy ông Bình ở nhóm 2 còn ông ở nhóm
1. Ông An còn tưởng mình nghe nhầm nhưng khi nghe rõ cô phát thanh viên đọc
lại lần thứ hai. Ông thấy đúng là ông Bình ở nhóm 2 thương binh suy giảm khả
năng lao động từ 61% đến 80 % thật. Từ trước đến nay, chế độ gì hai ông cũng
hưởng như nhau mà sao lần này lại khác vậy.
Ông Bình trầm ngâm nhớ lại. Năm 1972, ông An nhập ngũ và hành quân
từ Bắc vào Nam theo khí thế của đoàn quân giải phóng. Vào đến Quảng Trị, ông
vui mừng khôn xiết khi nhận ra anh bạn cùng làng với mình cũng mới được điều
động về binh chủng Tăng thiết giáp. Đồng chí, đồng đội lại chính là đồng hương

nên hai người thân thiết với nhau lắm. Lúc chiến đấu cũng như khi nghỉ ngơi,
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

hai anh đều có nhau. Thế rồi, trong một trận bom của địch, cả 2 người đều bị
thương khi đang chiến đấu chung một chiến hào. May mắn thoát khỏi cái chết
nhưng do vết thương nặng nên hai người phải quay ra Bắc tiếp tục điều trị vết
thương. Sau một tháng điều trị, cả hai anh bộ đội được thông báo rằng đã bị suy
giảm 50% sức lao động và vẫn còn mảnh kim khí trong người. Một thời gian sau
đó, An và Bình cùng về nghỉ chế độ.
Ông An sang nhà ông Bình định hỏi lại xem liệu ông có nghe nhầm không
nhưng vừa đứng ngoài hàng dào thì ông đã nghe thấy trong sân bà Lan - vợ ông
Bình nói với chồng: “Hay quá, việc chú Linh làm giám định sức khỏe cho ông
chuyển từ mất sức lao động từ 50% lên 61% đã giúp nhà mình được nhận trợ
cấp hàng tháng cao hơn nhiều so với thực tế rồi...”
Ông An đứng lặng người một lúc lâu. Ông Bình cũng im lặng không phản
ứng gì. Ông An không bước vào sân nữa mà quay về nhà luôn. Vậy là ông đã
hiểu phần nào lí do của chuyện này. Ông không nghe nhầm mà là đã có một số
người cố tình “nhầm lẫn” đây mà.
Tháng 01 năm 2013, ông Bình có bị ốm phải nằm viện điều trị nên nhân cơ
hội này bà Lan đã đề nghị ông đi giám định lại sức khỏe. Bà tính rằng vì trong
gia đình có ông Linh - em trai ông Bình “làm xếp to” ở Sở Y tế lại nằm trong
Hội đồng giám định y khoa của thành phố nên việc xử lý một giấy ra viện với
tình trạng sức khỏe trầm trọng hơn thực tế là việc không khó. Hồ sơ giám định
lại thương tật nhanh chóng được bà Lan và em trai hoàn tất.
Vì hình thức và thủ tục dường như đúng theo quy định và không có vấn
đề gì nên không lâu, sau đó hồ sơ của ông Bình được gửi đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Hội đồng giám định y khoa do ông Linh chủ trì cũng
tiến hành kiểm tra qua loa và có kết luận ông Bình chuyển từ mất sức lao động

50% lên 61%.
Mọi việc diễn ra một cách thuận buồm xuôi gió. Với kết luận giám định
sức khỏe như trên, hồ sơ của ông Nguyễn Văn Bình được gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội để đề nghị cho hưởng chế độ như kết luận giám định là
mất sức lao động 61%. Ngay sau đó, cán bộ tại Sở Lao động – Thương binh và
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

xã hội đã điều chỉnh mức nhận trợ cấp cho ông Nguyễn Văn Bình trong danh
sách thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng của huyện được
nhận trợ cấp hàng tháng. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
Chương Mỹ nhận được danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng tại Sở gửi về xã
Hồng Phong. Chỉ có điều, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của ông Bình
chuyển từ 50% lên 61%. Thế là, bắt đầu là từ tháng 05 năm 2013, ông Bình đã
được hưởng chế độ đối với Thương binh suy giảm khả năng lao động 61% .
Ngày hôm sau, danh sách thương binh, bệnh binh và người có công với
cách mạng trong xã được nhận trợ cấp hàng tháng của năm 2013 có đầy đủ họ
tên và tình trạng sức khỏe của thương binh, bệnh binh được niêm yết tại trụ sở
Ủy ban nhân dân xã. Nhận thấy sức khỏe của ông Bình sau thời gian điều trị đã
bình thường mà theo danh sách ông lại mất sức lao động tới 61% là không đúng,
nhân dân trong xã bàn tán xôn xao và bất bình lắm.
Trong dòng họ nhà ông Bình có người giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã nên tư tưởng diễn biến của nhân dân và một bộ phận cán bộ đảng
viên ở xã khá phức tạp. Chung quy có ba luồng tư tưởng và nhận thức:
1. Dĩ hòa vi quý - Tiền của Nhà nước là tiền “chùa” may ai người ấy được
mất gì của mình, nói ra chỉ thêm thù thêm oán.
2. Đấu tranh thì tránh đâu, thêm bạn bớt thù, người ta còn “ê kíp” làm ăn
bằng trời. Có đấu tranh thắng việc này thì bị trù úm việc khác, tốt nhất là đoàn
kết bảo vệ nội bộ tạo điều kiện “giúp đỡ” nhau.

3. Bên cạnh hai luồng tư tưởng tiêu cực trên còn một luồng tư tưởng tích
cực của Hội cựu chiến binh sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
Vì vậy Hội cựu chiến binh xã đã làm đơn phản ánh lên Ủy ban nhân dân xã
Hồng Phong. Nhưng Ủy ban nhân dân xã tiếp nhận đơn phản ánh của Hội cựu
chiến binh mà vẫn không giải quyết mà Ủy ban nhân dân xã hứa trước tập thể
Đảng bộ sẽ trực tiếp chỉ đạo và sớm điều tra, giải quyết vụ việc. Nhưng thực tế
là để xoa dịu dư luận, còn vụ việc không chịu giải quyết.
Sau 1 thời gian thấy ủy ban nhân dân xã không có bất kỳ thông báo nào về
hành vi trên và không chịu được những việc làm sai trái của gia đình bà Lan và
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

sự trễ nải trong công việc của ủy ban nhân dân xã, tháng 03 năm 2014 tập thể
cán bộ, hội viên Hội cựu chiến binh xã làm đơn khiếu tố gửi lên Ủy ban nhân
dân huyện Chương Mỹ
Vì vậy, trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ, Phòng
Lao động – thương binh và xã hội huyện nên tiến hành xử lý hành vi vi phạm
của gia đình ông Nguyễn Văn Bình như thế nào để đảm bảo được tính nghiêm
minh của pháp luật, răn đe cho những nguời có ý định vi phạm trên toàn địa bàn
xã và giữ gìn kỉ cương, an ninh trật tự cho thôn xóm, giải quyết vụ việc thỏa
đáng.
Có thể thấy được những sai phạm trong tình huống này như:
- Gia đình Ông Nguyễn Văn Bình cố tình làm tăng tỷ lệ suy giảm khả năng lao
động từ 50% lên 61%.
- Có sự can thiệp không đúng chức trách của cán bộ ở Sở y tế.
- Sự tắc trách của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà nội,
Phòng Lao động Thương Binh Xã hội huyện Chương Mỹ cũng đã lơ là trong
công việc, không kiểm tra thật kỹ càng từng người trong danh sách thương binh,

bệnh binh và người có công với cách mạng của từng tháng .
- Hành động điều chính tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của cán bộ Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội mà không có Quyết địn điều chỉnh tỷ lệ suy giảm
khả năng lao động với ông Bình cũng là một hành vi sai do sự thiếu hiểu biết về
lĩnh vực chuyên môn này, đồng thời làm việc theo cách chủ quan.
- UBND xã Hồng Phong đã không có giải quyết kịp thời những phản ánh của
người dân, và có sự bao che.
PHẦN II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Qua việc mô tả tình huống, em nhận thấy để xử lý tình huống này cần xác
định những mục tiêu sau:
Một là, phải thực hiện đúng đắn, nghiêm túc chủ chương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không vì thân quen, cả nể mà làm sai
chế độ chính sách của Nhà nước, vụ lợi cá nhân.
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

Hai là, thực hiện chính sách, chế độ phải đảm bảo công bằng, công khai,
dân chủ, đúng đối tượng. Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến vấn đề thực hiện chính sách người có công cho thương binh, bệnh
binh, người có công với cách mạng và thân nhân của họ.
Ba là, Ông Bình phải tiến hành giám định lại sức khỏe và nộp lại hồ sơ,
giấy tờ đúng theo tình trạng sức khỏe thực tế để điều chỉnh lại danh sách nhận
trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Bốn là, cần có quyết định của cấp thẩm quyền kiểm điểm việc làm sai trái,
thiếu trung thực tắc trách trong công việc đối Hội đồng giảm định suy giảm khả
năng lao động, Sở Lao động – thương binh và xã hội, Phòng Lao động – thương
binh và xã hội huyện, Ủy ban nhân dân xã Hồng Phong, bà Lan, ông Bình,
những cán bộ làm nhiệm vụ trong vụ việc này bao che cho việc làm sai và

những người có liên quan.
PHẦN III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
1. Cơ sở để phân tích nguyên nhân, hậu quả
Để giải quyết tình huống vi phạm của gia đình ông Bình, của các cán bộ
có liên quan một cách hợp tình, hợp lý, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật
cần căn cứ vào những văn bản pháp luật sau:
- Pháp Lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi bổ sung
một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Luật Xử lý vi phạm hành chính ( Luật số 15/2012/QH13 của Quốc hội)
- Điều 66 (Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết,
hướng dẫn thu hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng) về xử lý đối với người vi phạm pháp luật ưu đãi người có công với cách
mạng:
1. Người nào có một trong các hành vi vi phạm sau đây tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự:
a) Giả mạo hoặc khai man giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công;
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

b) Giả mạo hoặc khai man giấy tờ để hưởng thêm chế độ ưu đãi người có
công;
c) Giả mạo hoặc chứng nhận sai sự thật để người khác hưởng chế độ ưu đãi
người có công;
Người vi phạm tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này bị đình chỉ các chế
độ ưu đãi đã hưởng do giả mạo hoặc khai man giấy tờ, buộc hoàn trả các chế độ
ưu đãi đã hưởng sai.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật ưu đãi người

có công với cách mạng gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của
người có công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử
phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Điều 43 (Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 về hướng
dẫn thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng và thân nhân) về thủ tục xử lý đối với những trường hợp khai man,
giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi:
Người giả mạo, khai man giấy tờ để hưởng chế độ hoặc hưởng thêm chế độ
ưu đãi người có công với cách mạng thì bị xử lý theo quy định tại Điều 43 Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Khi phát hiện có dấu hiệu khai man, giả mạo thì Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội ra quyết định tạm đình chỉ chế độ ưu đãi và tiến hành xác minh,
kết luận hoặc có văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị xác lập hồ sơ người có công
xác minh, kết luận.
Trường hợp kết luận đối tượng khai man, giả mạo hồ sơ thì Sở Lao động Thương binh và Xã hội ra quyết định đình chỉ chế độ, thu hồi quyền lợi đã
hưởng sai, đề nghị cơ quan, đơn vị xác lập hồ sơ người có công thu hồi giấy tờ
đã cấp và chuyển các cơ quan có liên quan để xử lý theo pháp luật hiện hành.
2. Phân tích nguyên nhân tình huống
2.1 . Nguyên nhân về nhận thức:
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

Thứ nhất là, do công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân được tiến hành chưa thật
khoa học, nội dung, hình thức cách thức tiến hành còn qua loa, chiếu lệ, dẫn đến
sự hiểu biết của một bộ phận dân cư chưa thực đầy đủ, sâu sắc.
Thứ hai là do trình độ nhận thức về pháp luật, hiểu biết của người dân còn

hạn chế dẫn đến có những hành động , việc làm trái với quy định của Nhà nước.
2.2 . Nguyên nhân về trách nhiệm:
- Do phải lo tính để mưu sinh cuộc sống, nên một bộ phận người dân đã tự
làm mất quyền và nghĩa vụ công dân của mình, nếu như không muốn nói: Họ đã
rời bỏ quyền được kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của bộ máy quản lý hành
chính Nhà nước, phát hiện mọi hành vi tiêu cực trong xã hội, cũng như những
hành vi tiêu cực, vụ lợi, tham nhũng, quan liêu của một bộ phận cán bộ công
chức trong các cơ quan Nhà nước khi thi hành công vụ. Chính vì lẽ đó, trong vụ
việc trên ở xã Hồng Phong một bộ phận nhân dân và cán bộ Đảng viên xuất hiện
hai luồng tư tưởng tiêu cực:
Một là mọi người cho rằng việc ông Bình “khai man” để hưởng trợ cấp là
điều may mắn được nhận tiền “chùa”. Thế nhưng họ đâu có hiểu rằng, chính
những đồng tiền ấy có phần đóng góp mồ hôi công sức của chính mình. Nguồn
kinh phí ấy là nguồn tiền của nhân dân ta đóng góp, dành dụm để thực hiện
truyền thống cao đẹp: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ Người trồng cây” của
dân tộc Việt Nam ta. Nếu nhận thức đúng và hiểu được như vậy ắt hẳn bộ phận
người dân này sẽ không làm mất quyền và nghĩa vụ công dân của chính mình.
Họ sẽ là những “chiến sỹ” tiên phong trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng,
tiêu cực, tham ô, lãng phí, mà cuộc đấu tranh này đang là nhiệm vụ cấp bách của
toàn Đảng, toàn dân ta.
Hai là một bộ phận cán bộ đảng viên ở xã có tư tưởng thủ tiêu đấu tranh.
Luôn suy nghĩ "đấu tranh thì tránh đâu", thêm bạn bớt thù, đoàn kết nội bộ tạo
điều kiện giúp đỡ nhau. Họ đã quên rằng, một trong những nguyên tắc bảo vệ và
xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là đấu tranh phê bình và tự phê bình. Thế
nhưng ở xã Hồng Phong bộ phận cán bộ đảng viên này lại thủ tiêu đấu tranh
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015


trước việc làm sai trái trong việc thực hiện chính sách ưu đãi Người có công với
cách mạng của Đảng và Nhà nước.
Vì nể nang Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hồng Phong là người nhà
ông Bình nên đã làm cho vụ việc kéo dài nhưng không được giải quyết. Nếu như
không vì tình cảm riêng, phát huy vai trò trách nhiệm và nhiệm vụ của người
đảng viên, bộ phận cán bộ đảng viên này ở xã mạnh dạn đấu tranh, kiên quyết
ủng hộ lẽ phải, ủng hộ Hội cựu chiến binh ngăn chặn ngay thì sẽ không xảy ra
vụ việc khiếu tố kéo dài và quan trọng hơn là không gây mất lòng tin của nhân
dân trong xã đối với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Do sự thiếu xót trong tổ chức hoạt động quản lý Nhà nước trong các cấp
quản lý.
- Do sự xuề xòa trong việc giải quyết, khi phát hiện ra sai phạm nhưng cố
tình bỏ qua.
2.3. Nguyên nhân tác động từ xã hội bên ngoài, tác động của mặt trái
nền kinh tế thị trường của các cơ quan tổ chức:
- Do sự thiếu trách nhiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức của các cán bộ,
công chức như ông Bình, bà Lan, ông Linh hay cán bộ chuyên trách của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội.
- Ông Bình là một cựu chiến binh, từng là bộ đội cụ Hồ nhưng lại có hành
vi sai trái và dung túng cho vợ và em trai mình để nhận chế độ không đúng với
thực tế.
- Bản thân ông Linh một lãnh đạo Sở nhưng đã sử dụng thẩm quyền của
mình với mục đích không chính đáng. Thứ nhất là đã làm hồ sơ bệnh án của ông
Bình trầm trọng hơn so với thực tế. Thứ hai là đã sử dụng vai trò là người chủ trì
trong Hội đồng giám định y khoa tỉnh đưa ra kết luận không đúng sự thực về
tình hình sức khỏe của ông Bình, làm tăng tỷ lệ mất sức lao động của ông Bình.
- Cán bộ phụ trách của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tự ý thay
đổi tỉ lệ trong danh sách chi trả trợ cấp khi chưa có quyết định điều chỉnh trợ cấp
của Giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội để dẫn tới tình trạng hưởng
không đúng tỉ lệ mà không phát hiện ra trong một thời gian dài.

Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

- Phòng Lao động – thương binh và xã hội huyện cũng lơ là trong công
việc, không kiểm tra các giấy tờ, hồ sơ bệnh án khi lập hồ sơ giám định lại tỉ lệ
suy giảm khả năng lao động, thể hiện sự thiếu hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn
này, đồng thời làm việc theo cách chủ quan.
- Sự chậm trễ của một số cán bộ hành chính Nhà nước trong giải quyết sự
việc đã làm sự bất bình trong nhân dân kéo dài, không được giải quyết kịp thời.
Những điều nêu trên cũng chính là một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng
Pháp chế xã hội chủ nghĩa của các cơ quan, đơn vị liên quan.
3. Phân tích hậu quả của tình huống.
Sự việc nêu trên xảy ra đã dẫn đến những hậu quả không chỉ với lĩnh vực
thực hiện chính sách Người có công với cách mạng mà với đời sống xã hội của
nhân dân, biểu hiện trên các khía cạnh sau:
Một là sự việc xảy ra tại xã Hồng Phong đã gây thiệt hại về kinh tế cho
Nhà nước. Số tiền trợ cấp đã bị chi không đúng trong thời gian nhiều tháng.
Hai là tình trạng gian lận trong thực hiện chế độ chính sách Người có
công với cách mạng kéo dài hơn nửa năm mới được giải quyết đã làm mất uy tín
của cơ quan trực tiếp thực hiện chính sách Người có công với cách mạng đó là
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức
nghiêm túc chấp hành quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tận tụy, hết
lòng với nhân dân cũng bị ảnh hưởng theo. Đồng thời, niềm tin của nhân dân
dành cho các cơ quan công quyền, đội ngũ cán bộ, công chức bị giảm sút, gây
bất bình trong dư luận xã hội.
Ba là giải quyết không thoả đáng, đúng về mặt pháp lý và kịp thời thì sẽ
gây ra những tác động tiêu cực đối với dư luận xã hội và có xu hướng lan toả
trong một bộ phận dân cư. Nếu sự việc không được giải quyết đúng sẽ tạo thành

tiền lệ xấu ở địa phương.
Bốn là về việc xử lý chậm trễ, kéo dài nó đã gây ra tình trạng coi thường
kỷ cương phép nước cuả một số cá nhân chậm tiến trong việc thực thi các quyết
định của chính quyền địa phương (coi thường Pháp luật).
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

PHẦN IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Từ việc phân tích nguyên nhân hậu quả tình huống xảy ra tại xã Hồng
Phong và mục tiêu giải quyết tình huống, em xin đề xuất một số phương án sau :
1. Phương án 1:
Uỷ ban nhân dân xã Hồng Phong báo cáo toàn bộ sự việc xảy ra với Uỷ
ban nhân dân huyện Chương Mỹ. Uỷ ban nhân dân Huyện xin ý kiến chỉ đạo
của Uỷ ban nhân dân Thành phố giải quyết công việc theo hướng: Uỷ ban nhân
dân huyện, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm kiểm điểm
nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đúng trong sự việc này để
rút kinh nghiệm trong những công việc sau. Tuy nhiên ông Bình vẫn được tiếp
tục hưởng trợ cấp theo mức mất sức lao động 61%.
Nếu thực hiện theo phương án này sẽ có những ưu điểm và hạn chế như
sau:
Ưu điểm :
- Nếu thực hiện theo phương án này sẽ đảm bảo được tính nghiêm minh
của pháp luật và tính có giáo dục chung trong việc chấp hành những chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước với những cán bộ, công chức đang công tác.
Những người làm sai sẽ phải nghiêm túc kiểm điểm, chịu trách nhiệm về hành vi
của mình: Ông Linh không thể có hành vi thiếu trung thực, cả nể, vụ lợi cho
người thân của mình. Cán bộ phụ trách của Sở Lao động - Thương binh và Xã

hội và cán bộ Phòng Lao động – thương binh và xã hội huyện cũng sẽ nghiêm
túc, tập trung hơn trong công việc chuyên môn, nêu cao tinh thần trách nhiệm
trong công việc, hạn chế tối đa những sai sót.
Đồng thời khi thực hiện phương án này sẽ có tác dụng tích cực, ngăn chặn
những tiền lệ xấu xảy ra trong quá trình triển khai các chủ trương của Đảng và
Nhà nước về thực hiện chính sách Người có công với Cách mạng.
Hạn chế:
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

- Thẩm quyền giải quyết không đúng. Khi Ủy ban nhân dân xã báo cáo
toàn bộ sự việc với Ủy ban nhân dân huyện thì Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo
Phòng Lao động – Thương binh và xã hội kiểm tra tình hình, có báo cáo cụ thể.
- Khi thực hiện phương án này sẽ có tác động tới tâm tư, tình cảm của
nhân dân địa phương đặc biệt là những người cũng Cựu chiến binh vì ông Minh
vẫn đang được nhận trợ cấp hàng tháng không đúng theo thực tế. Vấn đề mấu
chốt của câu chuyện là ông Minh đang hưởng trợ cấp nhiều hơn so với tỷ lệ suy
giảm sức lao động thì chưa được giải quyết.
2. Phương án 2:
Uỷ ban nhân dân xã báo cáo với Phòng Lao động – thương binh và xã hội
huyện, Uỷ ban nhân dân huyện tiến hành các thủ tục hồ sơ giải quyết cho ông
Bình giám định lại sức khỏe với điều kiện ông Linh không được tham gia Hội
đồng giám định y khoa của thành phố nữa. Nếu sau khi giám định lại mà tỷ lệ
thương tật của ông Bình giảm hay tăng hoặc vẫn giữ nguyên tỷ lệ thương tật,
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định điều chỉnh trợ
cấp thương tật: 01 bản gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người
có công), 01 bản lưu hồ sơ của Sở, 01 bản cho Trưởng phòng Lao động Thương binh xã hội huyện, 01 bản cho đương sự. Ông Bình hưởng chế độ theo
đúng tình trạng thực tế.

Ưu điểm:
- Khi thực hiện biện pháp bắt buộc ông Bình tiến hành giám định lại sức
khỏe sẽ giúp cơ quan chức năng có thể kết luận được đúng tình trạng sức khoẻ
của ông Bình và đề nghị mức hỗ trợ hàng tháng phù hợp.
- Sau khi ông Bình giám định lại và hưởng chế độ theo đúng tình trạng
thực tế thì những đối tượng đang hưởng trợ cấp như ông Bình sẽ không còn so
sánh và bị đối xử bất công bằng.
- Quyết định công nhận tỷ lệ suy giảm sức khỏe của ông Bình cũng được
cấp có thẩm quyền ban hành đúng theo quy định.
Hạn chế:
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

- Thực hiện phương án này chế độ đối với ông Bình được thực hiện đúng
nhưng số tiền trợ cấp do quyết định sai phạm trước đó vẫn chưa được giải quyết;
- Những người có liên quan mà có hành vi không đúng quy định cũng như
không đúng thẩm quyền vẫn chưa được xử lý thích đáng. Nhân dân vẫn chưa
thực sự tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Tính dăn đe và giáo dục chung không được thể hiện rõ nét.
3. Phương án 3:
Uỷ ban nhân dân xã báo cáo toàn bộ sự việc xảy ra với Uỷ ban nhân dân
huyện Chương Mỹ. Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu Phòng Lao động – thương
binh và xã hội kiểm tra sự việc thực tế, xin ý kiến chỉ đạo của Sở Lao động –
Thương binh và xã hội thành phố đưa ra phương án giải quyết công việc theo
hướng: Phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm kiểm
điểm nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đúng trong sự việc
này; Ông Bình được thuyết phục đi tiến hành giám định lại sức khỏe, có biên
bản giám định y khoa giữ nguyên tỉ lệ hay thay đổi tăng lên, giảm xuống so với

tỉ lệ thương tật cũ của Hội đồng giảm định y khoa, đều gửi về Sở Lao động –
thương binh và xã hội ra Quyết định điều chỉnh hay trả lại hồ sơ xin đi giám
định của ông Bình kèm theo biên bản giám định y khoa không có vết thương tái
phát, tỉ lệ không thay đổi. Số tiền chi trả trợ cấp hàng tháng mà ông Bình đã
nhận không đúng theo quy định thì sẽ có Quyết định thu hồi số tiền của Sở Lao
đông – thương binh và xã hội. Ông Bình tự nguyện nộp lại số tiền hưởng không
đúng trước đó.
Ưu điểm:
- Phương án này vừa đảm bảo hợp tình hợp lý, các cá nhân có liên quan
phải chịu trách nhiệm, kỷ luật và sửa chữa những sai lầm của mình.
- Ông Bình tự nguyện trả lại số tiền đã hưởng không đúng quy định và
nhận trợ cấp hàng tháng đúng theo thực tế sẽ khiến các Cựu chiến binh khác nói
riêng, nhân dân trong xã nói chung tin tưởng và hài lòng. Vấn đề mấu chốt của
sự việc đã được giải quyết.
- Tính dăn đe và giáo dục chung được thể hiện rõ nét.
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

Khuyết điểm:
So với phương án 1 và 2 thì có phần hạn chế về mặt thời gian xử lý vi
phạm có phần chậm trễ, kéo dài, không kịp thời.
4. Lựa chọn phương án tối ưu:
Căn cứ vào những ưu điểm và hạn chế của những phương án đã trình bày
và căn cứ vào tính chất của vụ việc, tôi xin lựa chọn phương án 3 là phương án
tối ưu, có tính khả thi cao nó có sự kết hợp đồng bộ giữa tính giáo dục, thuyết
phục và sử dụng quyền sử dụng quyền lực Nhà nước là cưỡng chế pháp luật khi
cần thiết. Thể hiện tính thận trọng nhưng kiên quyết, đảm bảo mục tiêu đề ra. Ổn
định trật tự kỷ cương, tạo sự tin tưởng trong nhân dân.

Phương án thứ 3 còn giải tỏa được nỗi lo ngại,sự bức xúc của người dân
lâu nay trước hành vi vi phạm pháp luật của cơ sở kinh doanh này.
Tạo lập kỷ cương nghiêm minh trong quá trình quản lý, điều hành của
chính quyền cấp cơ sở. Bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật để điều chỉnh
xã hội, răn đe, giáo dục như một hồi chuông cảnh tỉnh các công dân khác có ý
định chạy theo cái lợi mà bất chấp pháp luật, dư luận xã hội trên phạm vi toàn
xã.
Vì vậy, tôi lựa chọn phương án 3 để giải quyết tình huống trên.
PHẦN V. LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC PHƢƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN
1. Mục đích yêu cầu.
Công tác tổ chức thực hiện phương án thứ ba phải được tiến hành theo
đúng trình tự thủ tục, quy định của luật pháp.
Cán bộ công chức có thẩm quyền tiến hành phân công công việc, thực
hiện công việc một cách khoa học, hiệu quả công tâm, đúng quy định của pháp
luật. Tránh tình trạng nơi lỏng, bao che.
2. Nội dung công việc cần giải quyết.
2.1 Các bước giải quyết tình huống.
- Bước 1: Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội yêu cầu Liên ngành Sở Lao
động – thương binh và xã hội thành phố, Sở Y tế thành lập đoàn điều tra, xác
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

minh nội dung đơn và tình tiết đơn thư khiếu tố của Hội cựu chiến binh xã Hồng
Phong. Và cử người về tận xã để điều tra, địa điểm là xã Hồng Phong.
- Bước 2: Mời Ông Nguyễn Văn Bình đến trụ sở UBND xã Hồng Phong
làm việc để xác định lỗi vi phạm, lắng nghe cở sở trình bày ý kiến và bổ sung
giấy tờ liên quan (Nếu có).
- Buớc 3: Căn cứ vào đề xuất của tổ kiểm tra liên ngành, sau khi có kết

luận điều tra, xác minh nội dung đơn của Hội cựu chiến binh xã Hồng Phong là
đúng sự thật. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định chỉ đạo Sở Y tế,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân huyện có trách
nhiệm làm rõ những việc sai trái của các cán bộ có liên quan.
- Bước 4: Triển khai Quyết định xử phạt hành chính, và Thông báo các
quyết định mới có liên quan đến vụ việc, phối hợp với khu dân cư theo dõi quá
trình chấp hành quyết định của đương sự. Đề nghị Ủy ban nhân dân xã phối hợp
và chấp hành thực hiện đúng các quy định, chính sách của Nhà nước đối với
người có công.
Nội dung cụ thể nhƣ sau:
2.1.1.Đối với Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hà Nội.
Chỉ đạo Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND huyện
Chương Mỹ nghiêm túc kiểm điểm việc làm sai trái, quyền hạn thực hiện của
lãnh đạo và một số cán bộ chuyên môn làm nhiệm vụ trong vụ việc này bao che
cho việc làm sai, gia đình ông Nguyễn Văn Bình, ông Linh và những người có
liên quan.
Quy định rõ ràng: Mọi chế độ của ông Bình cũng như của các đồng chí
thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng phải được thực hiện theo
quy định hiện hành của Nhà nước - cụ thể là do Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội trực tiếp quản lý.
2.1.2. Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hôi huyện thực hiện
hướng dẫn hồ sơ và các thủ tục giúp ông Nguyễn Văn Bình tiến hành giám định
lại sức khỏe sau đó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

định điều chỉnh trợ cấp thương tật của ông Bình theo kết quả giám định lại.

Quyết định có 04 bản theo quy định: 01 bản gửi về Cục Người có công thuộc Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, 01 bản lưu hồ sơ của Sở, 01 bản chuyển cho
Trưởng phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện Chương Mỹ, 01 bản cho
ông Nguyễn Văn Bình
Tiến hành rà soát lại hồ sơ của tất cả các đối tượng hưởng chế độ ưu đãi
đối với người có công với cách mạng trong thành phố, đối chiếu giữa hồ sơ lưu
và báo cáo của các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tránh tình trạng
sai sót không đáng có hoặc tình trạng gian lận trong kê khai.
Lập tờ trình báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kết quả
xử lý, giải quyết vụ việc trên đồng thời đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố chỉ
đạo Uỷ ban nhân dân huyện và Sở y tế có biện pháp xử lý nghiêm đối với các cơ
quan, đơn vị và cá nhân có liên quan trong vụ việc trên, để giữ nghiêm kỷ cương
phép nước.
2.1.3. Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Chương Mỹ.
Uỷ ban nhân dân huyện và những người có liên quan nghiêm túc kiểm
điểm trước Đảng và nhân dân về những hạn chế, sai lầm trong công việc của
mình.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cũng phải thực hiện rà soát lại
hồ sơ của tất cả các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội trong huyện theo chỉ đạo của
Sở. Thu hồi lại số tiền mà ông Bình đã nhận không đúng theo quy định để nộp
lại công quỹ.
2.1.4. Đối với Uỷ ban nhân dân xã Hồng Phong.
Thông báo tới toàn bộ nhân dân về kết quả xử lý những sai sót của Uỷ ban
nhân dân huyện cũng như về trường hợp của ông Bình để làm gương cho những
người có ý định gian lận về hồ sơ, giấy tờ.
Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với Hội cựu chiến binh xã đã mạnh
dạn đấu tranh, phát hiện, tố giác giúp cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ
việc sai trái trên.
Học viên – Trần Thị Mai Hương



Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

2.2 Dự kiến phân công thực hiện kế hoạch.
THỜI
STT

CÔNG VIỆC

NGƢỜI THỰC HIỆN

GIAN
HOÀN
THÀNH

- Phó chủ tịch phụ trách
: Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội
thành lập đoàn điều tra, xác minh nội
1

dung đơn và tình tiết đơn thư khiếu
tố của Hội cựu chiến binh xã Hồng
Phong.

văn hóa – xã hội của
UBND TP Hà Nội.
- UBND xã Hồng Phong.

Ngày


- Cán bộ văn hóa,

10/04/2014.

- Cán bộ tư pháp xã.
- Đại diện hội cựu chiến
binh xã.

Mời Ông Nguyễn Văn Bình đến trụ
sở UBND xã Hồng Phong làm việc
2

để xác định lỗi vi phạm, lắng nghe cở
sở trình bày ý kiến và bổ sung giấy tờ
liên quan ( Nếu có).

3

- Thành viên trong tổ điều
tra của Thành phố.
- Cán bộ văn hóa, cán bộ
tư pháp xã.
- Ông Nguyễn Văn Bình

11/04/2014
đến ngày
12/04/2014.

UBND TP. Hà nội ra quyết định chỉ


- Phó chủ tich UBND

đạo Sở Y tế, Sở Lao động - Thương

TP. Hà nội

Ngày

binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân

- Sở Y tế

13/04/2014

Huyện có trách nhiệm làm rõ những

- Sở LĐ – TBXH

đến ngày

việc sai trái của các cán bộ có liên

- UBND huyện Chương

20/04/2014

quan.

Mỹ.
- Phó chủ tịch UBND TP


4

Ngày

Triển khai Quyết định xử phạt hành

Hà Nội.

chính, và Thông báo các quyết định

- Cán bộ phòng văn hóa

mới có liên quan

Huyện.
- Cán bộ phòng tư pháp

Học viên – Trần Thị Mai Hương

Ngày
22/04/2014
đến ngày
30/04/2014.


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

huyện.
- UBND huyện Chương

Mỹ.
- UBND xã Hồng Phong.
- Đại diện Hội cựu chiến
binh xã.
- Ông Lê văn Minh
2.3 Dự kiến kinh phí tài chính để thực hiện kế hoạch.
Quá trình thanh tra, kiểm tra là một trong những yếu tố quan trọng không
thể thiếu trong quá trình thực thi công vụ của các cán bộ. Việc quản lý các thủ
tục hành chính của nhà nước rất phức tạp và có liên quan đến nhiều vấn đề. Do
vậy trong quá trình giải quyết vụ việc và xây dựng kế hoạch không phát sinh
kinh phí tài chính, mà đó chính là trách nhiệm, nhiệm vụ mà cán bộ phải thực
hiện trong quá trình thực thi công vụ của mình.

Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KIẾN NGHỊ.
Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác ngăn chặn, phòng ngừa và
xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật của một số bộ phận cán bộ , người
dân cố tình vi phạm các quy định của nhà nước đối với những chính sách dành
cho người có công với cách mạng nói riêng và các quy định pháp luật của nhà
nước nói chung:
1. Đối với Đảng và Nhà nƣớc.
Tiến hành rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật liên quan để kịp thời
sửa đổi, bổ xung, điều chỉnh hoàn thiện phù hợp với tình hình mới. Trong các
điều khoản về xử phạt vi phạm hành chính cần tính đến các mức phạt đủ sức răn
đe, tránh việc tái vi phạm của người dân.

Tổ chức và sắp xếp lại bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước, có cơ chế,
chính sách thu hút những cán bộ có tâm, có tầm. Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh
tra, kiểm tra giám sát của ngành từ thành phố đến cơ sở, đảm bảo đủ về số lượng
cho hoạt động đạt hiệu quả.
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức chuyên môn; khoa
học, công nghệ thông tin.
Tăng đầu tư ngân sách và kinh phí hoạt động, tạo điều kiện trang thiết bị
đáp ứng công tác quản lý kiểm tra đạt hiệu quả.
2. Đối với chính quyền địa phƣơng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các ngành
có liên quan như: Công an, Lao động - Thương binh và xã hội, Dịch vụ Thương Mại, chính quyền địa phương. Tập trung kiểm tra,kịp thời giải quyết, có
đơn thư phản ảnh của quần chúng nhân dân; có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối
với các công dân cố tình vi phạm. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được
tiến hành thường xuyên, không mang tính hình thức chiếu lệ, tạo tâm lý coi
thường pháp luật của chủ doanh nghiệp.
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

Tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong quần chúng nhân dân, quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước sẽ làm cho xã hội có nhiều thay đổi lớn
và toàn diện, văn hóa ngoại lai sẽ xâm nhập làm xói mòn giá trị truyền thống của
dân tộc. Vậy mỗi chúng ta hãy góp phần nhỏ bé vào việc gìn giữ nét đẹp của
riêng mình cho con cháu mai sau.
Nghiêm khắc xử lí các hành vi vi phạm nguyên tắc quản lí hành chính
Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn những hộ kinh doanh có ý định chạy theo lợi nhuận mà bất chấp pháp luật.
Xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh là chúng ta đã thực hiện
“chống” những hiện tượng phi văn hóa đang diễn biến phức tạp trong xã hội. Vì

môi trường văn hóa lành mạnh, vì lợi ích cộng đồng, mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp chúng ta tôn trọng kỹ cương phép nước, hãy "sống và làm việc theo pháp
luật” nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh hơn.
3. Đối với nhân dân địa phƣơng.
Tích cực đấu tranh, phơi bày những hành vi vi phạm đạo đức,thuần phong
mỹ tục của dân tộc, bài trừ tệ nạn xã hội và những hành vi vi phạm pháp luật.
Ý thức trách nhiệm của người dân đóng vai trò tích cực và không thể
thiếu trong việc ngăn ngừa, phòng chống tệ nạn xã hội. Do vậy, cần nêu gương
điển hình và kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia
trong phong trào giữ gìn trật tự, an ninh khu dân cư.
II. KẾT LUẬN.
Là chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trên từng cương vị, lĩnh vực. Để
xảy ra vụ việc trên là có phần trách nhiệm của một số cán bộ công chức khi thi
hành công vụ đã thiếu trung thực và vì tình cảm gia đình để lợi dụng làm
phương hại đến lòng tin của nhân dân đối với đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước, gây thiệt hại đến công quỹ Nhà nước đặc biệt có thể làm tổn thất đến
nguồn kinh phí chi trả trợ cấp cho đối tượng chính sách của Nhà nước và nhân
dân ta dành để chi trợ cấp ưu đãi đối với Người có công với Cách mạng, thực
hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Do
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

vậy từng cấp, từng ngành, từng đơn vị phải nghiêm túc kiểm điểm, xử lý kỷ luật
thích đáng đối với những cán bộ làm sai trái trong vụ việc trên.
Từ câu chuyện trên, qua xử lý và phân tích tình huống ta rút ra bài học kinh
nghiệm sau:
Một là, đối với các cơ quan nằm trong bộ máy quản lý hành chính Nhà
nước phải thực sự trong sạch, vững mạnh, thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ

và đáp ứng lòng tin của nhân dân.
Khi thực thi nhiệm vụ phải dứt khoát, kịp thời, chính xác và đúng thẩm
quyền, trách nhiệm và nhiệm vụ được giao.
Tổ chức bộ máy phù hợp, gọn nhẹ, cán bộ, công chức trong cơ quan phải
đủ tiêu chuẩn về mọi mặt, theo Pháp lệnh công chức Nhà nước. Thực hiện
nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ, xắp xếp công việc cho cán bộ công
chức phải đúng với khả năng trình độ chuyên môn của từng người, đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ và hoàn thành tốt công việc được giao.
Hai là, đối với cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý hành chính Nhà
nước, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân
trong thi hành công vụ. Mỗi công chức phải thực sự là “công bộc” của dân, tích
cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn,
phẩm chất đạo đức cách mạng, có tác phong lối sống lành mạnh, trung thực.
Ngoài việc phải trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng còn phải
hiểu và thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà
nước, đồng thời tích cực vận động, tuyên truyền, liên hệ chặt chẽ với nhân dân,
giúp nhân dân hiểu và làm tròn nghĩa vụ trách nhiệm của người công dân Việt
Nam. Đoàn kết, khiêm tốn, thẳng thắn đấu tranh phê và tự phê bình. Phối hợp,
giúp đỡ động viên nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Kiên quyết chống các biểu
hiện tiêu cực, quan liêu, hách dịch, tham ô, lãng phí, sách nhiễu nhân dân.
Qua thời gian học tập ở trường và quá trình tìm hiểu, đã giúp em có được
những kiến thức và cơ sở lý luận để hoàn thành tiểu luận này. Do khả năng đặt
vấn đề, tổng hợp giải quyết, phân tích, bình luận tình huống còn nhiều hạn chế.
Bài tiểu luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được các
Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

Thầy, Cô giáo và các bạn học viên đóng góp ý kiến để tiểu luận này được hoàn

thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên – Trần Thị Mai Hương


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên – Lớp K2A 2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Bồi dưỡng kiến thức Quản lý hành chính Nhà nước Chương
trình chuyên viên tập 1, 2;
2. Pháp Lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi bổ sung
một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 15/2012/QH13 của Quốc hội) ;
4. Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng
dẫn thu hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
5. Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 về hướng dẫn thủ
tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách
mạng và thân nhân

Học viên – Trần Thị Mai Hương


×