Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học phần địa lí tự nhiên (địa lí 10) theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 59 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Một trong những điểm mới và cũng là xu thế chung của chương trình
giáo dục phổ thông nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là
chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển
năng lực người học. Ở Việt Nam, đây là yêu cầu mang tính đột phá của công
cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo Nghị quyết số 29-NQ29/TW
của Đảng và Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội.
Chương trình Địa lí lớp 10 bao gồm 02 phần: Địa lí Tự nhiên và Địa lí
kinh tế - xã hội. Đây là những kiến thức cơ sở (nền tảng) để học sinh tiếp thu
kiến thức của chương trình Địa lí lớp 11, 12. Trong đó, phần Địa lí Tự nhiên
là nội dung khó tiếp thu nhất vì những lí do như sau:
+ Nội dung các đơn vị bài học, các nội dung kiến thức khá dài, có quá
nhiều câu chữ trong sách giáo khoa cần học thuộc và ghi nhớ.
+ Các kiến thức tự nhiên rất đa dạng, không dễ tiếp thu ngay như phần
Địa lí kinh tế - xã hội.
+ Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau, mỗi
đặc điểm của thành phần này sẽ dẫn tới những đặc điểm của thành phần khác.
Vì thế, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản, hiểu được các nội
dung thể hiện mới có thể vận dụng vào việc trả lời các câu hỏi kiểm tra cũng
như vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn.
Là nội dung quan trọng, song lại rất khó trong việc hiểu và vận dụng
kiến thức. Bằng cách nào để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu
dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học luôn là vấn đề mà các
thầy giáo, cô giáo nói chung và bản thân tôi nói riêng luôn trăn trở.
Qua nhiều năm giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT, tôi nhận thấy việc
hướng dẫn học sinh khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa có ý nghĩa
rất quan trọng. Ngoài vai trò minh họa cho kênh chữ, những kiến thức tàng
trữ trong kênh hình có khả năng nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của học
sinh mà kênh chữ chưa đề cập đến hoặc điều kiện thời gian không cho phép.


Tuy nhiên, để việc khai thác kênh hình đạt hiệu quả cao, nhất là trong yêu cầu
dạy học định hướng năng lực như hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thay
đổi cách tiếp cận chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo, linh
hoạt trong công tác kiểm tra đánh giá.
Để khắc sâu nội dung này, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số kinh
nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học phần Địa lí Tự nhiên (Địa lí 10)
theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mong muốn:
1


+ Tổng kết kinh nghiệm của bản thân, rút ra được những kết quả đã đạt
được trong thời gian qua.
+ Chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp trong và ngoài nhà
trường để cùng nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí tại Trường THPT
Tam Đảo nói riêng và môn Địa lí cấp THPT nói chung.
2. Tên sáng kiến
“Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học phần Địa lí
Tự nhiên (Địa lí 10) theo định hướng phát triển năng lực học sinh”
3. Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Phạm Thị Bích Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên Trường THPT Tam Đảo.
- Số điện thoại: 0985437744
- E-mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Phạm Thị Bích Hằng.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Địa lí theo hướng tích
cực.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
5/09/2017

7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1.Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Một số vấn đề về dạy học phát triển năng lực nói chung và dạy
học Địa lí theo hướng phát triển năng lực nói riêng.
7.1.1.1. Quan điểm về năng lực
Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Việt Nam (2017)
đã xác định:
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triển nhờ tố
chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng
hợp các kiến thức, kĩ năng, các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm
tin, ý chí….thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả
mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
2


Có hai loại năng lực lớn:
- Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần
phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả.
- Năng lực đặc biệt: là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao,
kĩ năng sống…. nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người.
Cũng theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năng lực cốt lõi
gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn:
- Năng lực chung: là năng lực được tất cả các môn học và hoạt động
giáo dục góp phần hình thành, phát triển năng lực như: năng lực tự chủ và tự
học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sáng tạo.
- Năng lực chuyên môn: là năng lực được hình thành, phát triển chủ
yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: năng lực
ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực
công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
7.1.1.2. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú
ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực
giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp,
đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học
các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình
thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép,
tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập,
sáng tạo của tư duy.
- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và
phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ
phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình
hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức
dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có
những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp,
học ở ngoài lớp...
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã
qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết
với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công
nghệ thông tin trong dạy học.
3


7.1.1.3. Dạy học phát triển năng lực môn Địa lí cấp THPT
a. Các năng lực chuyên biệt của môn Địa lí ở cấp THPT
Môn Địa lí ở cấp THPT góp phần hình thành và phát triển cho học sinh
cả năng lực chung lẫn năng lực chuyên môn. Các năng lực chuyên biệt của
môn Địa lí gồm:

+ Nhóm năng lực về làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tư duy
tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực khảo sát địa lí địa phương.
+ Nhóm năng lực công cụ: Năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử dụng
số liệu thống kê; năng lực sử dụng hình vẽ, tranh, ảnh địa lí, mô hình, video,
clip….
Bảng 1: Bảng mô tả các mức độ cần đạt của một số
năng lực chuyên biệt môn Địa lí.
Năng
lực

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5


duy
tổng
hợp
theo
lãnh
thổ

Xác định
được mối

quan
hệ
tương hỗ
giữa
hai
thành phần
tự nhiên,
kinh tế xã hội trên
một lãnh
thổ

Xác định
được mối
quan
hệ
tương hỗ
giữa nhiều
thành phần
tự nhiên,
kinh tế - xã
hội
trên
một lãnh
thổ

Xác
định
được hệ quả
của
mối

quan
hệ
tương
hỗ
giữa
các
thành phần
tự nhiên và
kinh tế - xã
hội trên một
lãnh thổ

Giải
thích
được hệ quả
của
mối
quan
hệ
tương
hỗ
giữa
các
thành phần
tự nhiên và
kinh tế - xã
hội trên một
lãnh thổ

Phân

tích
được
mối
quan
hệ
tương
hỗ
giữa
các
thành phần
tự nhiên và
kinh tế - xã
hội cũng như
hệ quả của
mối quan hệ
đó
trong
thực tiễn

Học
tập tại
thực
địa

Quan sát

ghi
chép một
số yếu tố
tự nhiên

hoặc kinh
tế - xã hội
đơn giản ở
quanh
trường học
hoặc nơi

Quan sát

ghi
chép được
một số đặc
điểm khó
nhận biết
hơn
của
các yếu tố
tự nhiên và
kinh tế - xã
hội ở khu

Thu thập các
thông
tin
được về các
đặc điểm tự
nhiên

kinh tế - xã
hội ở phạm

vi
một
phương/xã

Phân
tích
các thông tin
thu
thập
được về các
đặc điểm tự
nhiên

kinh tế - xã
hội ở phạm
vi
một
quận/huyện
hoặc

Đánh giá về
hiện
trạng
của các đặc
điểm
tự
nhiên

kinh tế - xã
hội ở phạm

vi
một
quận/huyện
hoặc
tỉnh/thành

4


cư trú

vực quanh
trường học
hoặc nơi
cư trú

Sử
dụng
bản
đồ

Đo
đạc,
tính toán
được một
số yếu tố

đẳng
như
độ

cao,
độ
sâu, chiều
dài,
xác
định được
phương
hướng, tọa
độ địa lí
của các đối
tượng tự
nhiên và
kinh tế xã hội trên
bản đồ


tả
được đặc
điểm về sự
phân bố,
quy
mô,
tính chất,
cấu trúc,
động lực
của các đối
tượng tự
nhiên và
kinh tế - xã
hội được

thể
hiện
trên bản đồ

Sử
dụng
số
liệu
thống


Nêu
các
nhận xét
về quy mô,
cấu trúc và
xu hướng
hiến đổi
của các đối
tượng tự
nhiên và
kinh tế xã
hội
thông qua
đọc số liệu
thống kê

So sánh về
quy
mô,

cấu trúc và
xu hướng
biến
đổi
của các đối
tượng tự
nhiên và
kinh tế - xã
hội thông
qua đọc số
liệu thống


Sử
dụng

Nhận biết Tìm
được các được

tỉnh/thành
phố

phố

So
sánh
được những
điểm tương
đồng


khác
biệt
giữa các yếu
tố tự nhiên
và kinh tế xã hội trong
một tờ bản
đồ hay giữa
nhiều tờ bản
đồ

Giải
thích
được
sự
phân
bố
hoặc
mối
quan hệ của
các yếu tố tự
nhiên

kinh tế - xã
hội được thể
hiện trên bản
đồ

Sử dụng bản
đồ để phục
vụ các hoạt

động trong
thực
tiễn
như
khảo
sát,
tham
quan, thực
hiện dự án…
ở một khu
vực
ngoài
thực địa

Giải
thích
được
quy
mô, cấu trúc,
xu
hướng
biến
đổi
hoặc
nét
tương đồng
hay
khác
biệt của các
đối

tượng
thể hiện qua
số liệu thống


Phân
tích
mối quan hệ
của
đối
tượng
tự
nhiên

kinh tế - xã
hội được thể
hiện qua số
liệu thống kê
với lãnh thổ
chứa đựng
số liệu

Sử dụng số
liệu thống kê
để
chứng
minh, giải
thích cho các
vấn đề tự
nhiên

hay
kinh tế - xã
hội của một
lãnh thổ nhất
định

ra Nhận
được
5

biết Giải
mối được

thích Sử
dụng
mối tranh, ảnh để


tranh,
ảnh
địa lí
(hình
vẽ,
ảnh
chụp
gần,
ảnh
máy
bay,
ảnh

vệ
tinh)

đặc điểm
của các đối
tượng tự
nhiên và
kinh tế xã
hội
được thể
hiện trên
tranh, ảnh

những
điểm
tương
đồng, khác
biệt giữa
các
đối
tượng tự
nhiên và
kinh tế - xã
hội được
thể
hiện
trên tranh,
ảnh

quan hệ giữa

các yếu tố tự
nhiên

kinh tế - xã
hội được thể
hiện
trên
tranh, ảnh

quan hệ của
các yếu tố tự
nhiên

kinh tế - xã
hội và hệ
quả của nó
tới lãnh thổ
thể hiện trên
tranh ảnh

chứng minh
hay
giải
thích cho các
hiện tượng
tự nhiên hay
kinh tế - xã
hội của một
lãnh thổ cụ
thể


b. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Địa lí cấp THPT.
Địa lí là một môn học có tính tổng hợp cao, thích hợp cho việc sử dụng
nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Dạy học theo định hướng năng lực
môn Địa lí không nằm ngoài những yêu cầu của dạy học theo định hướng
năng lực nói chung. Cụ thể, giáo viên cần lưu ý:
+ Các hình thức dạy học trong môn Địa lí rất đa dạng như: dạy học cá
nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp, dạy học ngoài trời, thực địa….
Mỗi hình thức thích hợp với một hoặc một số phương pháp dạy học, đồng
thời có thế mạnh và hạn chế riêng nên cần được kết hợp với nhau trong quá
trình dạy học.
+ Để phù hợp với dạy học phát triển năng lực, cần tăng cường tối đa
các hình thức tổ chức dạy học đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo
của học sinh. Trong một số trường hợp, giáo viên cần gợi ý, hướng dẫn học
sinh tìm các ý tưởng tổ chức học tập, yêu cầu các em phát triển thành các hoạt
động nhận thức cụ thể và thực hiện, từ đó phát triển các phẩm chất và năng
lực người học.
+ Đặc biệt, nguyên tắc dạy học quan trọng nhất của môn Địa lí là luôn
sử dụng phương tiện dạy học với các yêu cầu cơ bản: Đảm bảo phù hợp với
mục tiêu và nội dung dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn, tạo điều
kiện để học sinh tìm tòi, khám phá, khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các
phương tiện dạy học địa lí. Qua đó, học sinh vừa có được kiến thức, vừa được
rèn luyện các kĩ năng địa lí và biết cách thức vận dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn.
6


7.1.2. Khái quát nội dung chương trình phần Địa lí tự nhiên lớp 10
Phần Địa lí tự nhiên (Chương trình Địa lí 10) gồm có 04 nội dung

chính:
+ Chương I: Bản đồ.
+ Chương II: Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất.
+ Chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.
+ Chương IV: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.
Tổng số đơn vị bài học là 21 bài (từ bài 1 đến bài 21). Trong đó theo
chương trình giảm tải học sinh chỉ cần phải học 20 bài (đọc thêm bài 1). Toàn
bộ nội dung được thể hiện trong 79 trang sách bao gồm cả phần kênh chữ và
kênh hình.
 Mục tiêu chương trình phần Địa lí tự nhiên theo chuẩn kiến thức và kĩ
năng chương trình Địa lí 10.
* Về kiến thức:
Bảng 2: Bảng mô tả các mức độ cần đạt của phần Địa lí Tự nhiên lớp 10
Mức độ nhận thức
Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng
cao

1. Bản
đồ

- Trình bày
được một số

phương pháp
biểu hiện các
đối tượng địa lí
trên bản đồ,
Atlat địa lí.

- Phân biệt được
một số phương pháp
biểu hiện các đối
tượng địa lí trên bản
đồ.

- Sử dụng
được bản đồ,
Atlat địa lí
để tìm hiểu
đặc điểm của
các
đối
tượng, hiện
tượng Địa lí.

- Sử dụng
được bản đồ,
Atlat địa lí để
phân tích các
mối quan hệ
địa lí.

2. Vụ

trụ. Hệ
quả các
chuyển
động
chính
của Trái
Đất.

- Nêu được đặc
điểm khái quát
về Vũ Trụ, hệ
Mặt Trời trong
Vũ Trụ, Trái
Đất trong hệ
Mặt Trời.

- Hiểu được các hệ
quả chủ yếu của
chuyển động tự
quay quanh trục và
chuyển động quanh
Mặt Trời của Trái
Đất.

- Sử dụng
được tranh
ảnh, hình vẽ,
mô hình để
trình
bày,

giải thích các
hệ
quả
chuyển động
của Trái Đất.

- Vận dụng
và giải thích
được
các
hiện tượng tự
nhiên trong
cuộc sống.

7


3. Cấu
trúc của
Trái
Đất.
Thạch
quyển.

- Nêu được các - Nêu được sự khác
lớp cấu trúc nhau giữa các lớp
của Trái Đất.
cấu trúc của Trái
- Biết được Đất (lớp vỏ, lớp
khái

niệm Manti, nhân Trái
Đất) về tỉ lệ về thể
thách quyển.
tích, độ dày, thành
- Biết được phần vật chất cấu
khái niệm nội tạo chủ yếu, trạng
lực, ngoại lực thái.

nguyên
nhân
của - Phân biệt được
thạch quyển và vỏ
chúng.
Trái Đất.

- Giải thích
được sơ lược
sự
hình
thành
các
vùng núi trẻ,
các vành đai
động đất, núi
lửa.

- Giải thích
được
đặc
điểm

địa
hình bề mặt
Trái Đất.

- Giải thích
được nguyên
nhân
hình
thành nội lực
và ngoại lực.

- Trình bày được
nội dung cơ bản của
thuyết Kiến tạo
mảng và vận dụng
thuyết Kiến tạo
mảng.
- Phân tích được tác
động của nội lực,
ngoại lực đến sự
hình thành địa hình
bề mặt Trái Đất
4. Khí
quyển

- Biết được - Hiểu được nguyên
khái niệm khí nhân hình thành và
quyển; frông. tính chất của các
- Biết được sự khối khí: cực, ôn
hình thành và đới, chí tuyến, xích

phân bố của đạo.
các đới, các - Trình bày được
kiểu khí hậu nguyên nhân hình
chính trên Trái thành nhiệt
độ
Đất.
không khí và các
nhân tố ảnh hưởng
đến nhiệt độ không
khí.
- Phân tích được
mối quan hệ giữa
8

- Giải thích
được
sự
thành một số
loại gió thổi
thường
xuyên trên
trái đất, gió
mùa và một
số loại gió
địa phương.

- Giải thích
được sự phân
bố
lượng

mưa trên thế
giới.


khí áp và gió;
nguyên nhân làm
thay đổi khí áp.
- Phân tích được các
nhân tố ảnh hưởng
đến lượng mưa và
sự phân bố mưa trên
thế giới.
5.Thủy
quyển

- Biết được - Hiểu và trình bày
khái niệm thủy được vòng tuần
quyển.
hoàn của nước trên
- Biết được đặc Trái Đất.

- Giải thích
được
đặc
điểm
của
sóng
biển,
- Phân tích được các thủy triều, sự
nhân tố ảnh hưởng phân bố và

tới chế độ nước của chuyển động
của các dòng
sông.
biển nóng,
lạnh
trong
đại
dương
thế giới

- Giải thích
được
đặc
điểm chế độ
nước sông ở
địa phương.

- Trình bày được vai - Giải thích
trò của các nhân tố được
quy
hình thành đất.
luật phân bố
- Phân tích được các của một số
nhân tố ảnh hưởng loại đất và
thực
- Biết được đến sự phát triển, thảm
chính
khái niệm sinh phân bố của sinh vật
trên Trái Đất.
quyển.

vật.

- Giải thích
được
quy
luật phân bố
của một số
loại đất và
thảm
thực
vật ở địa
phương.

điểm và sự
phân bố của
một số dòng
sông lớn trên
thế giới.
- Mô tả được
hiện
tượng
sóng biển, thủy
triều, sự phân
bố và chuyển
động của các
dòng
biển
nóng,
lạnh
trong

đại
dương thế giới.
6.Thổ
nhưỡng
quyển
và sinh
quyển.

7. Một
số quy

- Biết được
khái niệm đất
(thổ nhưỡng),
thổ
nhưỡng
quyển.

- Biết được - Phân biệt được lớp - Giải thích - Vận dụng
khái niệm lớp vỏ địa lí và lớp vỏ được nguyên được các quy
9


luật chủ vỏ địa lí.
yếu của
lớp vỏ
địa lí.

Trái Đất.


nhân các quy luật chủ yếu
- Hiểu và trình bày luật chủ yếu của lớp vỏ
được một số biểu của lớp vỏ địa lí vào
thực tế cuộc
hiện của quy luật địa lí.
sống.
thống nhất và hoàn
chỉnh, quy luật địa
đới và phi địa đới
của lớp vỏ địa lí

* Về kĩ năng:
- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng
địa lí cũng như kỹ năng đọc và sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê.
- Thu thập, trình bày các thông tin địa lí.
- Vận dụng kiến thức trong chừng mực nhất định để giải thích các sự
vật, hiện tượng địa lí và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần
gũi với học sinh trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán.
* Về thái độ:
- Có tình yêu thiên nhiên, con người, ý thức và hành động thiết thực
bảo vệ môi trường xung quanh.
- Có ý thức quan tâm đến một số vấn đề liên quan đến địa lí học ở trong
và ngoài nước.
- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng kinh tế xã hội của địa phương và của đất nước.
7.1.3. Ý nghĩa việc khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10
Tất cả các hình vẽ, bao gồm các sơ đồ, lược đồ, bản đồ và các sản phẩm
của khoa học bản đồ, tranh ảnh và các hình vẽ, các bảng biểu (biểu đồ, đồ thị
hoặc bảng số liệu gắn liền với biểu đồ, với bản đồ hoặc được diễn giải gắn với
một quá trình tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định, gọi chung là bảng biểu)
trong sách giáo khoa được gọi chung là kênh hình. Các kênh hình có tính trực

quan cao và tính diễn giải lô-gic các hiện tượng trong dạy học địa lí.
7.1.3.1. Ý nghĩa của bản đồ, sơ đồ, lược đồ và các hình vẽ trong dạy
học địa lí ở lớp 10
- Các bản đồ, sơ đồ, lược đồ và các hình vẽ giúp cho việc phản ánh các
kiến thức trong bài học sinh động hơn, đầy đủ hơn. Từ đó, học sinh nắm được
kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc hơn.
- Các bản đồ, sơ đồ, lược đồ giúp học sinh nhìn bao quát hơn được các
hiện tượng diễn ra trong các khoảng không gian rộng lớn trên Trái Đất mà học
10


sinh không thể tri giác trực tiếp được. Từ đó, cho phép các em nhận biết được
các mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội, phát
triển tư duy lô-gic, năng lực quan sát, đồng thời hình thành trong các em thế
giới quan duy vật biện chứng.
7.1.3.2. Ý nghĩa của các bức tranh ảnh và bảng biểu trong dạy học địa
lí ở lớp 10
- Các bức tranh ảnh địa lí giúp học sinh nhận thức đúng về các đối
tượng và hiện tượng địa lí trong điều kiện học sinh không thể quan sát trực
tiếp chúng được. Từ đó, học sinh có thể hình thành các khái niệm một cách
thuận lợi, dễ dàng hơn.
- Các bảng biểu giúp học sinh nhận thức một cách rõ ràng nội dung cơ
bản của các quá trình, các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội, chỉ ra cấu
trúc và các mối liên hệ, quan hệ của chúng, hình thành tư duy lô – gic.
7.1.4. Hệ thống các kênh hình trong phần Địa lí Tự nhiên (Sách giáo
khoa Địa lí 10 – Ban cơ bản)
Bảng 3: Hệ thống kênh hình trong phần Địa lí Tự nhiên lớp 10
STT Tên kênh hình

Nội dung thể hiện


Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
1.

Hình 2.1. Các
Thể hiện các dạng kí hiệu (kí hiệu hình học, kí
dạng kí hiệu.
hiệu chữ, kí hiệu tượng hình) thường được sử dụng
trong các bản đồ địa lí.
+ Kí hiệu hình học: có dạng hình tam giác, hình
tròn, hình vuông…được sử dụng để thể hiện các đối
tượng phân bố theo điểm trên tất cả các bản đồ địa lí
và bản đồ giáo khoa.
+ Kí hiệu chữ: thường được viết theo tên các
chất hóa học, đó cũng là tên các hiện tượng địa lí cần
được thể hiện trên bản đồ.
+ Kí hiệu tượng hình: thường các các hình vẽ
ngôi nhà, đình, chùa… rất cách điệu.

2.

Hình 2.2. Công
Thể hiện đặc điểm ngành công nghiệp điện của
nghiệp
điện Việt Nam bằng phương pháp kí hiệu.
Việt Nam.
Phương pháp kí hiệu: các nhà máy thủy điện
đang xây dựng, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt
điện, trạm biến áp 220KV-500KV được biểu hiện
bằng phương pháp kí hiệu.

11


Phương pháp kí hiệu dạng đường: các đối tượng
như đường dây 220KV, 500KV, sông, biển, biên giới,
bờ biển….(là những đối tượng địa lí phân bố kéo
dài) được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu dạng
đường.
3.

Hình 2.3. Gió
Thể hiện đặc điểm gió và bão ở Việt Nam bằng
và bão ở Việt phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
Nam.
Gió và bão được thể hiện bằng các mũi tên.
Hướng của mũi tên chỉ hướng gió, bão vào nước ta.
Độ dài và độ lớn của mũi tên chỉ cường độ gió, bão
mạnh yếu khác nhau. Màu sắc của mũi tên chỉ chất
lượng gió (gió mùa mùa đông màu xanh, gió mùa
mùa hạ màu đỏ, gió bão màu đen).

4.

Hình 2.4. Phân
Thể hiện sự phân bố dân cư châu Á bằng
bố dân cư châu phương pháp chấm điểm và phương pháp kí hiệu:
Á.
Phương pháp chấm điểm: Trên bản đồ có một
hoặc vài ba điểm dân cư có “trọng số” khác nhau,
nghĩa là mỗi điểm tương ứng với một số lượng người

nhất định (mỗi chấm điểm tương ứng với 500.000
dân).
Phương pháp kí hiệu: Biểu hiện dân cư trên bản
đồ ở hai cấp đô thị: trên 8 triệu dân và từ 5 đến 8
triệu dân.

5.

Hình 2.5.
tích và
lượng lúa
Nam,
2000.

6.

Hình 2.6. Một
Thể hiện một số cách khác nhau để thể hiện
số cách khác vùng trồng thuốc lá. Tính từ trên xuống, có 5 cách
nhau thể hiện khác nhau:
vùng
trồng
+ Cách 1: Vùng trồng thuốc lá được thể hiện
thuốc lá.
bằng màu đen nhạt, có đường viền xung quanh, đó là
vùng trồng thuốc lá đã được xác định ranh giới chính
xác.
+ Cách 2: Vùng trồng thuốc lá được thể hiện
bằng màu đen đậm, đường viền xác định vùng được


Diện
Thể hiện diện tích và sản lượng lúa Việt Nam
sản bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ.
Việt
Diện tích và sản lượng lúa được biểu hiện bằng
năm biểu đồ cột: diện tích – biểu đồ cột màu xanh; sản
lượng – biểu đồ cột màu đỏ.
Trong bản chú giải: một ô màu xanh tương ứng
50.000 ha; một ô màu đỏ tương ứng 100.000 tấn.

12


tạo nên bởi chính các nét gạch chéo này.
+ Cách 3: Vùng trồng thuốc lá được thể hiện
bằng những nét gạch chéo màu đen mảnh hơn và đặt
rất gần nhau, đường viền xác định cũng được tạo nên
bởi chính những nét gạch chéo này.
+ Cách 4: Vùng trồng thuốc lá được biểu hiện
bằng màu xanh, không có đường viền, hai chữ thuốc
lá được đặt trên nền màu xanh đó.
+ Câu 5: Vùng trồng thuốc lá được biểu hiện
bằng những kí hiệu, những kí hiệu này được đặt ở
vùng có trồng thuốc lá và không có đường viền
quanh xác định ranh giới của vùng.
Bài 5. Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay
quanh trục của Trái Đất.
7.

Hình 5.1. Vị trí

Bức ảnh thể hiện vị trí Mặt Trời trong Dải
Mặt Trời trong ngân Hà. Thiên hà chứa Hệ Mặt Trời được gọi là
Dải ngân hà.
Ngân hà – đó là một trong hàng trăm tỉ thiên hà
trong khoảng không gian vô cùng vô tận.

8.

Hình 5.2. Các
hành tinh trong
Hệ Mặt Trời và
quỹ đạo chuyển
động của chúng.

9.

Hình 5.3. Các
Thể hiện cách phân chia các múi giờ trên Trái
múi giờ trên Trái Đất. Trái Đất được chia thành 24 phần bằng nhau,
Đất.
mỗi phần là một múi tương ứng với 1 giờ.
Phía dưới tờ bản đồ, dọc theo mép của khung
nam, có ghi các chữ số dương (+) dùng để chỉ các
giờ sớm hơn giờ GMT và chữ số âm (-) dùng để chỉ
các giờ muộn hơn giờ GMT.

10.

Hình 5.4. Sự lệch
Hình vẽ minh họa sự lệch hướng chuyển động

hướng
chuyển của các vật thể khi chuyển động trên Trái Đất.
động của các vật
Quan sát hình chúng ta thấy:

Hình vẽ minh họa về các hành tinh trong hệ
Mặt Trời. Quan sát hình chúng ta thấy hệ Mặt Trời
gồm: Mặt Trời ở trung tâm và tám hành tinh
chuyển động xung quanh Mặt Trời (Thủy tinh, Kim
tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên
vương tinh, Hải vương tinh).
Quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời
của tám hành tinh này hình elip và cùng chiều, đều
từ trái sang phải. Trái Đất là hành tinh thứ 3, tính
theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

13


thể trên bề mặt
+ Ở bán cầu Bắc vật chuyển động lệch từ xích
Trái Đất.
đạo lên cực và từ cực về xích đạo, đều bị lệch
hướng về phía tay phải (nhìn theo hướng chuyển
động của vật).
+ Ở bán cầu nam, vật chuyển động từ xích đạo
lên cực và từ cực về xích đạo đều bị lệch hướng về
phía tay trái (nhìn theo hướng chuyển động của
vật).
Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

11.

Hình
6.1.
Đường chuyển
động biểu kiến
hàng năm của
Mặt Trời trong
năm.

Biểu hiện đường di chuyển của tia nắng Mặt
Trời khi chiếu thẳng góc xuống bề mặt Trái Đất (Mặt
Trời lên thiên đỉnh).
Trục tung biểu hiện từ 23027’N đến 00 và
23027’B tương ứng với các kinh tuyến, các chí tuyến
và xích đạo. Trục hoành biểu hiện từ tháng I đến
tháng XII. Đường biểu diễn mang tính ước lệ, song
phản ánh diễn biến của tia nắng Mặt Trời chiếu thẳng
góc xuống bề mặt Trái Đất chuyển động xung quanh
Mặt Trời.

12.

Hình 6.2. Các
Thể hiện 4 vị trí đặc biệt của Trái Đất trên quỹ
mùa theo dương đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời.
lịch ở Bán cầu
Quan sát hình, chúng ta thấy ở bán cầu Bắc,
Bắc.
theo dương lịch có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông:

+ Từ 21/3 đến 23/9: bán cầu Bắc ngả về phía
Mặt Trời.
+ Từ 23/9 đến 21/3: bán cầu Nam ngả về phía
Mặt Trời.
Nguyên nhân gây ra các mùa là do trục Trái
Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển
động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời.

13.

Hình 6.3. Hiện
tượng
ngày,
đêm dài ngắn
khác nhau theo
mùa và theo vĩ
độ.

Thể hiện hai vị trí đặc biệt của Trái Đất trên
quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời, đó là
22/6 và 22/12.
Bề mặt Trái Đất được thể hiện bằng một hình
tròn. Phần được Mặt Trời chiếu sáng (màu trắng) là
ban ngày; phần không được Mặt Trời chiếu sáng
(màu đen) là ban đêm. Khoảng thời gian ban ngày và
ban đêm tại một địa điểm bất kì trên bề mặt Trái Đất
được thể hiện bằng những đoạn thẳng vẽ từ điểm đó
14



và song song với đường xích đạo thuộc phần màu
trắng hoặc màu đen.
- Ngày 22/6 (hạ chí):
+ Ở xích đạo: Độ dài ngày, đêm bằng nhau.
+ Ở chí tuyến Bắc: Ngày dài hơn đêm.
+ Ở vòng cực Bắc: Ngày dài 24h.
+ Ở chí tuyến Nam: Ngày ngắn hơn đêm.
+ Ở vòng cực Nam: Đêm dài 24h.
- Ngày 22/12 (đông chí):
+ Ở xích đạo: Độ dài ngày, đêm bằng nhau.
+ Ở chí tuyến Bắc: Ngày ngắn hơn đêm.
+ Ở vòng cực Bắc: Đêm dài 24h.
+ Ở chí tuyến Nam: Ngày dài hơn đêm.
+ Ở vòng cực Nam: Ngày dài 24h.
Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.
14.

Hình 7.1. Cấu
Mô tả cấu trúc của Trái Đất gồm nhiều lớp:
tạo của Trái
+ Lớp vỏ Trái Đất (bao gồm vỏ đại dương và
Đất.
vỏ lục địa).
+ Lớp Manti (gồm Manti trên, Manti dưới)

15.

Hình 7.2. Lớp
Thể hiện cấu tạo của vỏ Trái Đất và Thạch
vỏ Trái Đất. quyển. Ta thấy: vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các

Thạch quyển.
tầng đá khác nhau:
+ Tầng trên cùng là đá trầm tích, tầng này
không liên tục, có nơi mỏng, có nơi dày.
+ Tầng thứ 2 là tầng granit, lớp vỏ lục địa
được cấu tạo chủ yếu bằng granit.
+ Tầng thứ 3 là tầng badan; tầng này làm
thành một dải liên tục và là thành phần vật chất chủ
yếu tạo nên lớp vỏ đại dương.
Thạch quyển: thạch quyển bao gồm vỏ Trái
Đất và phần trên của lớp Manti.

16.

Hình 7.3. Các
Thể hiện 7 mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất:
mảng kiến tạo Mảng Thái Bình Dương; mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-lia;
lớn của Thạch mảng Âu – Á; mảng Phi; mảng Bắc Mỹ; mảng Nam
quyển.
Cực bằng các kí hiệu diện tích.
Các mũi tên chỉ hướng di chuyển của các địa
mảng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu
chuyển động, chỉ hướng dịch chuyển của các mảng
15


kiến tạo lớn của Trái Đất.
17.

Hình 7.4. Hai

Sơ đồ mô phỏng hiện tượng hai mảng kiến tạo
mảng kiến tạo (mảng Bắc Mĩ và mảng Á – Âu) bị tách rời nhau
tách rời nhau.
trong quá trình dịch chuyển. Khi hai mảng tách rời
nhau, tạo ra một khoảng trống, mắc ma trong lòng
đất trào lên, bị nguội lạnh, tạo thành sống núi ngầm ở
đại dương.

18.

Hình 7.5. Hai
Sơ đồ mô phòng hiện tượng hai mảng kiến tạo
mảng kiến tạo (mảng Philipin và mảng Thái Bình Dương) xô vào
xô vào nhau.
nhau. Khi hai mảng dịch chuyển, xô vào nhau, ở chỗ
tiếp xúc của chúng (ven bờ các mảng) đá bị nén ép,
dồn lại và nhô lên (mảng Philipin) tạo thành các đảo
núi lửa trên Thái Bình Dương hoặc cũng có thể tạo
thành các khe nứt như vực sâu Marian.
Bài 8. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

19.

Hình 8.1. Hiện
Đây là những ảnh vẽ thể hiện tác động của nội
tượng uốn nếp. lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Hình 8.1.a. Các lớp đá trước khi bị uốn nếp.
+ Hình 8.1.b. Các lớp đá bị xô ép, uốn cong
thành các nếp uốn.


20.

Hình 8.2 Nếp
Đây là bức ảnh chụp một nếp uốn của núi.
uốn của các lớp Trong ảnh, các lớp đá không nằm ngang mà bị uốn
đá trầm tích ở nếp theo nhịp lồi, lõm thành một dải liên tục.
vùng núi.
Điều này thể hiện tác động của nội lực lên địa
hình bề mặt Trái Đất (thể hiện vận động theo phương
nằm ngang).

21.

Hình 8.3. Địa
Địa lũy và địa hào là bức ảnh minh họa tác
lũy và địa hào. động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông
qua các vận động kiến tạo.
Hình 8. 4. Đứt
Dưới tác động của nội lực, các lớp đá trong
gãy Đông Phi lớp vỏ Trái Đất có sự chuyển dịch. Nếu sự chuyển
và Biển Đỏ.
dịch với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ
phận bị trồi lên (sinh ra địa lũy) và có bộ phận sụt
Hình 8.5. Biển
xuống (sinh ra địa hào).
Đỏ - Địa hào bị
Biển Đỏ và các hồ dài, hẹp ở Đông Phi đều là
ngập nước.
những địa hào bị ngập nước.


22.

23.

16


Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
24.

Hình 9.1. Đá
Bức ảnh minh họa cho quá trình phong hóa lí
nứt vỡ do nhiệt học. Trong ảnh là một khối đá lớn bị nứt vỡ ra thành
độ thay đổi đột nhiều khối nhỏ hơn, nhưng vẫn còn nằm tại vị trí ban
ngột.
đầu của nó.
Nguyên nhân khiến khối đá bị nứt vỡ là do sự
thay đổi đột ngột của nhiệt độ.

25.

Hình 9.2. Hang
Bức ảnh minh họa cho hiện tượng phong hóa
động – kết quả hóa học. Đây là một hang đá vôi dài, có vòm cao và
của sự hòa tan nhiều vách ngăn khác nhau, phía dưới là dòng nước
đá vôi do nước. – điều đó chứng tỏ quá trình hình thành hang vẫn
đang còn tiếp diễn. Đây là một hang động điển hình
ở vùng núi đá vôi.
Trước kia, đây là một khối núi đá vôi, trải qua
năm tháng, dưới tác động của nước ngầm và các hợp

chất hòa tan trong nước, khí cabonic,… đã tạo thành
hang động caxtơ.

26.

Hình 9.3. Rễ
Bức ảnh minh họa cho quá trình phong hóa
cây làm cho các sinh học – đó là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới
lớp đá rạn nứt.
tác động của sinh vật như các vi khuẩn, nấm, rễ
cây…
Ảnh chụp một khu vực núi đá, cận cảnh là một
khối đá với những khe nứt lớn, tại các ke nứt có
nhiều cây cỏ mọc với những bộ rễ dài.

27.

Hình 9.4. Xói
Bức ảnh thể hiện một vạt núi, nơi có những
mòn đất do khe rãnh xói mòn, minh họa cho quá trình bóc mòn
dòng chảy tạm (quá trình các tác nhân ngoại lực như: nước chảy,
thời.
sóng biển, băng hà… làm các sản phẩm phong hóa
dời khỏi vị trí ban đầu của nó.

28.

Hình 9.5. Nấm
Hình 9.5: Khối đá có dạng hình nấm do tác
đá.

dụng thổi mòn của gió. Phần đá cứng bị phá hủy ít,
phần đá mềm bị phá hủy nhiều. Vì vậy, đã hình thành
dạng địa hình độc đáo (nấm đá).

29.

Hình 9.6. Vách
Hình 9.6: Tác động mài mòn của sóng biển đã
biển và bậc tạo ra các dạng địa hình như hàm ếch sóng vỗ, vách
thềm sóng vỗ.
biển, bậc thềm sóng vỗ. Đường cách biển ban đầu
được biểu hiện bằng những nét đứt. Do tác động của
17


sóng biển, phần vách biển bị giới hạn ở mức khi thủy
triều cao và lúc thủy triều thấp dần và bị sóng phá
hủy, ăn sâu vào phía trong, làm đổ một phần đá của
vách biển phía trên, tạo thành đường vách biển mới.
Phần vách biển giới hạn ở mực nước khi thủy triều
cao và lúc xuống thấp dần được mở rộng theo hướng
vào trong bờ, tạo thành bậc thềm sóng vỗ. Các vật
liệu nhỏ theo sườn dốc của bậc thềm sóng vỗ di
chuyển xuống phía dưới tạo thành nền tích tụ ngầm
dưới mực nước biển.
30.

Hình 9.7. Phi-o.

Hình 9.7: Đây là ảnh chụp tại một sơn nguyên

ở vùng vĩ độ cao. Xa xa là băng hà bao phủ trên các
đỉnh núi, cận cảnh là vịnh hẹp băng hà (hay còn gọi
là phi-o). Ở những vùng vĩ độ cao, do nhiệt độ thấp
nên hình thành nhiều khối băng hà. Do ảnh hưởng
của độ dốc địa hình, của nhiệt độ tăng, các khối băng
hà không đứng yên mà luôn di chuyển. Băng hà di
chuyển mang theo những vật liệu vụn nát bào mòn
đá, tạo thành các phi-o.

Bài 10. Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa
và các vùng núi trẻ trên bản đồ.
31.

Hình 10. Các
vành đai động
đất, núi lửa và
các vùng núi
trẻ.

Lược đồ thể hiện các vùng động đất, núi lửa,
rìa các mảng kiến tạo và hướng dịch chuyển của các
địa mảng. Vùng động đất được biểu hiện bằng
phương pháp vùng phân bố. Các núi lửa được biểu
hiện bằng phương pháp kí hiệu (mỗi ngọn núi lửa
được thể hiện bằng kí hiệu chấm tròn, màu đỏ). Các
dãy núi trẻ phân bố theo tuyến, được biểu hiện bằng
kí hiệu dạng đường.

Bài 11. Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
32.


Hình 11.2. Phân
Mặt Trời là một ngôi sao phát sáng khổng lồ,
phối bức xạ Mặt nguồn năng lượng Mặt Trời được tỏa đi các hướng
Trời.
trong không gian.
Qua hình vẽ, ta thấy nguồn bức xạ Mặt Trời
được phân bố như sau:
+ 30% phản hồi vào không gian.
+ 19% khí quyển hấp thụ.
+ 47% bề mặt Trái Đất hấp thụ.
18


+ 4% tới bề mặt Trái Đất bị phản hồi vào không gian.
33.

Bảng 11. Sự
thay đổi nhiệt
độ trung bình
năm và biên độ
nhiệt độ năm
theo vĩ độ ở bán
cầu Bắc.

Bảng số liệu thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung
bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán
cầu Bắc.

34.


Hình 11.3. Biên
độ nhiệt độ năm
thay đổi theo vị
trí gần hay xa
đại dương.

Lược đồ thể hiện sự thay đổi của biên độ nhiệt
độ năm theo vị trí gần hay xa đại dương. Các địa
điểm dọc theo vĩ tuyến 520B, lần lượt từ đại dương
vào sâu trong lục địa: Va-len-xia-a (9oC); Pô-dơ-nan
(21oC); Vác-xa-va (23oC); Cuốc-xcơ (29oC).

35.

Hình
11.4.
Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất phụ
Nhiệt độ thay thuộc vào các nhân tố sau:
đổi theo độ dốc
+ Vĩ độ địa lí.
và hướng phơi
+ Lục địa và đại dương.
của sườn núi.
+ Địa hình.
Hình ảnh minh họa sự đốt nóng của bề mặt Trái
Đất phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn
núi. Ảnh vẽ một đỉnh núi với độ dốc của sườn bắc và
sườn nam khác nhau. Tia sáng Mặt Trời chiếu đến
được biểu hiện bằng những mũi tên màu đỏ.

Tại hai sườn khác nhau và tại các điểm khác
nhau trên cùng một sườn núi, ta thấy góc nhập xạ
khác nhau. Từ sườn núi phía Bắc lên đỉnh núi có các
điểm với vị trí góc nhập xạ là 64o; 30o; 0o; 90o; 70o.
Do góc nhập xạ khác nhau như vậy nên sự đốt
nóng bề mặt Trái Đất cũng khác nhau. Mức độ đốt
nóng được biểu hiện bằng độ dày của lớp được đốt
nóng (tô màu đỏ). Như vậy, ta thấy, góc nhập xạ càng
lớn thì mức độ đốt nóng và lượng nhiệt nhận được

- Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm
(nguyên nhân: do càng lên vĩ độ cao, góc nhập xạ
càng nhỏ).
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm
càng lớn (nguyên nhân: càng lên vĩ độ cao chênh
lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu
sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn, ở vĩ độ
cao mùa hạ đã có góc chiếu sáng lớn lại có thời gian
chiếu sáng dài (dần tới 6 tháng ở cực); mùa đông,
góc chiếu sáng đã nhỏ (nhỏ dần tới không) thời gian
chiếu sáng lại ít dần (tới 6 tháng ở cực).

19


càng lớn.
Bài 12. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.
36.

Hình 12.1. Các

Tỉ trọng của không khí có sự thay đổi ở các nơi
đai khí áp và khác nhau trên Trái Đất nên khí áp cũng có sự thay
gió trên Trái đổi theo.
Đất.
Trên Trái Đất từ cực Bắc đến cực Nam hình
thành 7 vành đai áp cao và áp thấp xen kẽ và đối
xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.
+ Đai áp thấp xích đạo hình thành ở vùng xích
đạo.
+ Hai đai áp cao chí tuyến hình thành ở khoảng
vĩ tuyến 30oB và 30oN.
+ Hai đai áp thấp ôn đới hình thành ở khoảng vĩ
tuyến 60oB và 60oN.
+ Hai đai áp cực hình thành ở vùng cực Bắc và
vùng cực Nam.
Một số loại gió chính được thể hiện như:
+ Gió Mậu dịch: thổi từ hai vùng áp cao chí
tuyến về vùng áp thấp xích đạo, hướng đông bắc ở
bán cầu Bắc, hướng đông nam ở bán cầu nam.
+ Gió Tây ôn đới: thổi từ hai vùng áp cao chí
tuyến về hai vùng áp thấp ôn đới, hướng tây bắc ở
bán cầu Bắc, hướng tây nam ở bán cầu Nam.
+ Gió Đông cực: phạm vi hoạt động từ hai cực
tới vĩ tuyến 60o và 60oN, hướng gió thịnh hành là
hướng Đông.

37.

Hình 12.2. Các
Lược đồ biểu hiện các khu áp cao và áp thấp

khu áp cao, áp trong tháng 7. Về mùa hạ, dải hội tụ nhiệt đới dịch
thấp trong tháng lên phía bắc xích đạo. Các cao áp ở bán cầu Nam
7.
hình thành trên dọc chí tuyến nam, còn các áp cao ở
bán cầu Bắc thì hình thành ở dọc chí tuyến bắc. Ở
bán cầu Bắc còn hình thành các hạ áp như hạ áp Bắc
Mĩ, bắc Đại Tây Dương, bắc Thái Bình Dương.

38.

Hình 12.3. Các
Lược đồ biểu hiện các khu áp cao và áp thấp
khu áp cao, áp trong tháng 1. Về mùa đông, các khu áp cao phân bố
thấp trong tháng dọc theo chí tuyến Bắc – Nam và các cao áp cực lục
20


1.

39.

địa Âu – Á, Bắc Mĩ được hình thành xen lẫn các hạ
áp dọc theo chí tuyến Nam (phần lục địa Nam Mĩ,
Nam Phi, Ô-xtrây-lia) và vòng cực Bắc. Dải hội tụ
nhiệt đới dịch xuống phía nam xích đạo. Ở bán cầu
Bắc, gió tín phong thổi từ cao áp cận chí tuyến về
khu vực xích đạo bị lu mờ do gió thổi mạnh từ các
cao áp cực lục địa về xích đạo, cùng hướng gió mùa
đông bắc với gió tín phong.


Hình 12.4. Gió
Đây là hai hình vẽ thể hiện hoạt động của gió đất
biển và gió đất. và gió biển. Hình vẽ gió biển với những đám mây và
Mặt Trời rực rỡ thể hiện ban ngày. Hình vẽ gió đất
với bầu trời sao và Mặt Trăng thể hiện ban đêm.
- Gió biển: Ban ngày, ở ven lục địa, đất hấp thu
nhiệt mạnh, nóng hơn mặt nước biển, nên ven bờ lục
địa hình thành hạ áp, còn ven bờ biển mát hơn nên
hình thành cao áp. Gió thổi từ nơi có khí áp cao (ven
biển) tới nơi có khí áp thấp (ven đất liền) là gió biển.
- Gió đất: Ban đêm, đất liền tỏa nhiệt nhanh hơn,
mát hơn, nên hình thành cao áp ở vùng ven đất liền,
còn vùng nước ven bờ tỏa nhiệt chậm hơn, hình
thành khí áp thấp, gió thổi từ nơi có khí áp cao (đất
liền) tới nơi có khí áp thấp (ven biển) nên gọi là gió
đất.

40.

Hình 12.5. Quá
Gió phơn là một loại gió địa phương, phạm vi
trình hình thành hoạt động hẹp, không có tính chất toàn cầu như gió
gió phơn.
Mậu dịch, gió Tây ôn đới hay gió mùa.
Trong hình, sườn núi phía tây là sườn đón gió,
sườn đông là sườn khuất gió.
Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi
chặn lại và đẩy lên cao, nhiệt độ giảm theo tiêu
chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm
0,60C. Vì nhiệt độ giảm nên hơi nước ngưng tụ, mây

hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Gió vượt
sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ
lại tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống
núi, trung bình cứ 100m tăng 1oC nên gió trở thành
khô và rất nóng.
Bài 13. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa.
21


41.

Hình 13.1. Phân
Biểu đồ biểu hiện lượng mưa phân bố theo vĩ độ.
bố lượng mưa Trục tung biểu hiện lượng mưa từ 0mm đến
theo vĩ độ.
1800mm. Trục hoành biểu hiện vĩ độ (mỗi vạch cách
nhau 5 độ). Nhìn vào đường biểu diễn ta thấy:
- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (do: nhiệt
độ cao, khí áp thấp, phần lớn khu vực xích đạo là hải
dương, trên lục địa lại có rừng xích đạo ẩm ướt nên
bốc hơi mạnh).
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và
Nam (do có các khu áp cao, lục địa chiếm tỉ lệ lớn
nên bốc hơi ít).
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ
trung bình) ở bán cầu Bắc và Bán cầu Nam (do có
khu áp thấp và có gió Tây ôn đới).
- Mưa càng ít khi càng về hai cực Bắc và Nam
(do khí áp cao, nhiệt độ thấp nên nước bốc hơi ít).


42.

Hình 13.2. Phân
Bản đồ biểu hiện lượng mưa trung bình năm
bố lượng mưa phân bố trên Trái Đất.
trên thế giới.
Mưa nhiều hay ít tùy thuộc vào vị trí gần đại
dương hay xa đại dương và dòng biển nóng hay dòng
biển lạnh chảy ven bờ.

Bài 14. Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu
trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu.
43.

Hình 14.1. Bản
Bản đồ biểu hiện các đới và các kiểu khí hậu trên
đồ các đới khí Trái Đất. Các đới và các kiểu khí hậu được thể hiện
hậu trên Trái bằng phương pháp nền chất lượng. Mỗi kiểu, đới khí
Đất.
hậu được biểu hiện bằng một nền màu.
Mỗi bán cầu có các đới và các kiểu khí hậu sau:
I. Đới khí hậu cực.
II. Đới khí hậu cận cực.
III. Đới khí hậu ôn đới.
- Kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
IV. Đới khí hậu cận nhiệt.
- Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.
- Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.
- Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

22


V. Đới khí hậu nhiệt đới.
- Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa.
- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
VI. Đới khí hậu cận xích đạo.
VII. Đới khí hậu xích đạo.
44.

Hình 14.2. Biểu
Các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa biểu hiện
đồ nhiệt độ một số kiểu khí hậu trên Trái Đất:
lượng mưa của
+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội).
một số địa
+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa (U-pha).
điểm.
+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương (Va-len-xia).
+ Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải (Pa-lecmô).
Việc lựa chọn biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của
các địa phương tiêu biểu cho các kiểu khí hậu trên
Trái Đất một cách trực quan giúp học sinh tìm hiểu
đặc điểm khí hậu một cách dễ dàng.

Bài 15. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một
số sông lớn trên Trái Đất.
45.

Hình 15. Sơ đồ

Nước trên Trái Đất luôn luôn chuyển động,
tuần hoàn của chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác và tuần
nước.
hoàn theo những vòng khép kín.
Hình 15 là sơ đồ thể hiện hai vòng tuần hoàn của
nước:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước từ các biển, đại
dương bốc hơi lên cao, gặp lạnh tạo thành mây và
gây mưa ngay xuống biển và đại dương.
+ Vòng tuần hoàn lớn: Nước từ biển, đại dương
bốc hơi, lên cao, gặp lạnh tạo thành mây, một phần
trong những đám mây này gây mưa ngay xuống biển
và đại dương; một phần bị gió đưa vào đất liền, các
hạt nước trong những đám mây này lớn dần, gây
mưa ở trên các lục địa (ở vùng vĩ độ thấp); ở vùng vĩ
độ cao, vùng núi cao tạo thành tuyết rơi.
Mưa rơi trên lục địa, do các đám mây được gió
đưa từ ngoài biển vào và do những đám mây được
hình thành nhờ hơi nước bốc lên từ các hồ, đầm,
sông, suối, rừng cây…trên lục địa.
Mưa rơi trên lục địa và tuyết tan cung cấp nước
cho các hồ, đầm, sông, suối, nước ngầm…, sau đó
23


nước từ các sông suối, các mạch nước ngầm lại chảy
ra biển tạo thành vòng tuần hoàn khép kín của nước
– đó là vòng tuần hoàn lớn của nước.
Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển.
46.


Hình 16.1. Chu
Hình vẽ thể hiện 4 vị trí đặc biệt của Mặt Trăng
kì tuần trăng.
trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất.
+ Vị trí 1 – Không trăng (Mặt Trăng nằm trên
đường thẳng nối Trái Đất với Mặt Trời).
+ Vị trí 3 – Trăng tròn (Mặt Trăng nằm trên phần
kéo dài của đường thẳng nối từ Mặt Trời đến Trái
Đất).
+ Vị trí 2 và 4 – Trăng khuyết (Mặt Trăng nằm
trên đường thẳng kẻ từ tâm Trái Đất vuông góc với
tia sáng Mặt Trời).

47.

Hình 16.2. Vị
trí của Mặt
Trăng so với
Trái Đất và Mặt
Trời vào các
ngày
“triều
cường”.

48.

Hình vẽ thể hiện hai vị trí của Mặt Trăng so với
Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày "triều cường". Vào
ngày "triều cường". ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng ở

vị trí 1 – không trăng và vị trí 3 – trăng tròn :
+ Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng
hàng thì dao động thủy triều lớn nhất (vào ngày
không có trăng hoặc trăng tròn).

Hình 16.3. Vị
Hình vẽ thể hiện hai vị trí của Mặt Trăng so với
trí của Mặt Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày “triều kém”. Vào
Trăng vào các ngày “triều kém”, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng ở vị
ngày.
trí 2 và vị trí 4 – trăng khuyết :
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm
vuông góc với nhau thì dao động thủy triều nhỏ nhất
(Vào ngày trăng khuyết).

49.

Hình 16.4. Các
Bản đồ biểu hiện các dòng biển nóng, lạnh trên
dòng biển trên đại dương thế giới. Những dòng biển này được thể
thế giới.
hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
Chiều dài, ngắn, rộng hẹp của mũi tên biểu hiện
cường độ mạnh, yếu khác nhau của dòng biển. Màu
sắc khác nhau của mũi tên biểu hiện chất lượng dòng
biển nóng, lạnh khác nhau. Màu đỏ biểu hiện dòng
biển nóng. Màu xanh biểu hiện các dòng biển lạnh.
24



Bài 17. Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.
50.

Hình 17. Vị trí
Hình vẽ thể hiện vị trí lớp phủ thổ nhưỡng ở lục
lớp phủ thổ địa. Quan sát hình ta thấy phía trên lớp phủ thổ
nhưỡng ở lục nhưỡng là thảm thực vật, phía dưới là lớp vỏ phong
địa.
hóa, dưới lớp vỏ phong hóa là đá gốc.

Bài 18. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
của sinh vật.
51.

Hình 18. Các
Đây là hình vẽ minh họa cho sự thay đổi của
vành đai thực vật các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ
theo độ cao ở núi cao địa hình.
An-pơ (châu Âu).
Quan sát hình ta thấy, từ chân núi lên đỉnh núi
An-pơ có các vành đai thực vật sau:
+ Từ 0 – 800m: thảm thực vật ôn đới.
+ Từ 800 – 1000: rừng hỗn hợp.
+ Từ 1000 – 1800m: rừng lá kim.
+ Từ 1800 – 2000m: cỏ và cây bụi.
+ Từ 2000 – 3000m: đồng cỏ núi cao.
+ Trên 3000m: băng tuyết.
Bài 19. Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất.

52.


Hình 19.1. Các
Bản đồ biểu hiện các kiểu thảm thực vật chính
kiểu thảm thực trên thế giới bằng phương pháp nền chất lượng. Mỗi
vật chính trên thảm thực vật được biểu hiện bằng một nền màu có
thế giới.
đường viền quanh. Trên bản đồ có 10 kiểu thảm thực
vật chính:
+ Hoang mạc lạnh.
+ Đài nguyên.
+ Rừng lá kim.
+ Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt ẩm.
+ Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
+ Hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi
cao.
+ Xa van và cây bụi, rừng nhiệt đới và xích đạo.

53.

Hình 19.2. Các
Biểu hiện các nhóm đất chính trên thế giới bằng
nhóm đất chính phương pháp nền chất lượng. Mỗi loại đất được thể
trên Trái Đất.
hiện bằng một nền màu nằm trong đường viền khép
25



×