Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.22 KB, 13 trang )

BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ
MÔN:PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN NHÂN THÂN

ĐỀ BÀI SỐ : 6
THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH


MỤC LỤC
A.MỞ BÀI…………………………………………………………………………
B.THÂN BÀI………………………………………………………………………
1.Cơ sở lí luận……………………………………………………………………….
1.1.Khái niện……………………………………………………………………….
a.Khái niện quyền nhân thân………………………………………………………
b.Khái niện quyền nhân thân đối với hình ảnh……………………………………
2.Nội dung và ý nghĩa quyền nhân thân đối với hình ảnh……………………….
2.Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………..
2.1.Thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh…………………
2.2.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân đối với hình ảnh………
C.KẾT BÀI…………………………………………………………………………


A.MỞ BÀI.
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ và sự phát triển vượt bậc của khoa
học công nghệ thì vấn đề chụp ảnh và phát tán hình ảnh không chỉ giới hạn trong một
không gian hẹp nữa.Khi một bức hình được đưa lên mạng thì không đầy một phút sau
mọi người trên khắp thế giới có thể dễ dàng truy cập.Điều đáng nói ở đây bức ảnh đó
được tung lên với mục đích xúc phạm danh dự nhân phẩm uy tín của chủ nhân bức
ảnh thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho cá nhân.Vì vậy mà vấn đề tìm hiểu về thực trạng
xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân cần quan tâm hơn nữa để có thể bảo vệ tốt
hơn quyền này cho cá nhân tránh tình trạng xâm phạm như hiện nay.


B.THÂN BÀI.
1.Cơ sở lí luận.
1.1.Khái niện.
a.Khái niện quyền nhân thân.
Quyền nhân thân là một trong những quyền cơ bản nhất của cá nhân,theo quy
định tại điều 24 BLDS 2005 thì:”Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi
cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác”.
b.Khái niện quyền nhân thân đối với hình ảnh.
Để có thể hiểu được thế nào là quyền của cá nhân đối với hình ảnh thì trước hết
chúng ta phải hiểu thế nào là hình ảnh.Có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa
hình ảnh,nó phụ thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu khác nhau phụ thuộc vào mục
đích chuyên môn của nghành đó.Ngay cả trong lĩnh vực dân sự thì mỗi nước có quan
điểm khác nhau về hình ảnh của cá nhân.Theo pháp luật dân sự nước ta thì hình ảnh
của cá nhân bao gồm:Hình ảnh được chụp,vẽ,quay phim.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh theo quy định của nước ta được quy định tại
điều 31 BLDS năm 2005 thì Pháp luật Việt Nam chưa đưa ra khái niện quyền nhân
thân đối với hình ảnh mà chỉ mới đưa ra nội dung quyền của cá nhân đối với hình ảnh


được pháp luật bảo vệ.Từ đây chúng ta có thể hiểu:”Quyền của cá nhân đối với hình
ảnh là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân liên quan tới việc tạo dựng, sử dụng và
cho phép sử dụng hình ảnh theo ý chí của chính cá nhân đó” 1.Quyền nhân thân đối
với hình ảnh có các đặc điểm sau:Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân
thân không gắn với tài sản; quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của
cá nhân; Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá biệt hóa chủ thể; Quyền nhân
thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn; Là loại quyền
được bảo về khi có yêu cầu; Quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm các hành
vi xâm phạm tác động vật phẩm liên quan tới quyền.
2.Nội dung và ý nghĩa quyền nhân thân đối với hình ảnh.

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định tại điều 31 bộ luật dân sự
năm 2005 theo đó:” Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình,việc sử dụng hình
ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó.Nhất là khi sử dụng vào mục đích
khai thác kinh doanh (như in lịch, in bìa sách, bao bì mẫu quảng cáo…).Trường hợp
người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự,chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha me,
vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý.Trừ trường
hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác”. Như
vậy việc sử dụng hình ảnh của cá nhân trước hết phải được cá nhân đó đồng ý,nếu cá
nhân đó không có khả năng nhận thức và thể hiện được ý chí của mình thì phải được
sự đồng ý của người giám hộ hoặc đại diện của người đó đồng ý.
2.Cơ sở thực tiễn.
2.1.Thực trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Hiện nay tình trạng quyền về hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm diễn ra rất
phức tạp.Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng thông qua công tác xét xử của
tòa án và theo việc đưa tin của các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy các
trường hợp xâm phạm đến quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân ngày một nhiều
1

Trang 19-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự
Việt Nam-Phùng Bích Ngọc.


và có chiều hướng đa dạng và phức tạp hơn.Xảy ra tình trạng trên là do các quy định
của pháp luật về vấn đề này đang còn thiếu và yếu.Đẫn đến việc áp dụng trên thực tế
rất khó khăn cho cả cá nhân muốn bảo vệ quyền về hình ảnh của mình bị xâm phạm
và cả công tác xét xử giải quyết vụ việc của tòa án.Quyền của cá nhân đối với hình
ảnh rất phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác vì vậy mà rất khó để xác định
được quyền hình ảnh của cá nhân có bị xâm phạm không và nó bị xâm phạm ở mức
độ nào,cách giải quyết thế nào.Sau đây là các trường hợp hợp vi phạm quyền hình
ảnh của cá nhân.

Thứ nhất Hoạt động của báo chí liên quan đến quyền hình ảnh của cá nhân.Hoạt
động của báo chí có mối quan hệ rất mật thiết tới việc bảo vệ quyền hình ảnh của cá
nhân.Một ngày nào đó bạn thức dậy thấy hình ảnh của mình bị đăng trên mặt báo với
một tuýp có thể rất hay hoặc cũng có thể là không tốt.Mặc dù trên mặt báo có dòng
chữ hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa hay đã được xử lý và có thể đa số người
đọc báo không biết người trong mặt báo là ai nhưng những người thân bên bạn những
người biết bạn thì biết rõ ràng rằng bạn là người trong ảnh thì bạn sẽ nghĩ thế nào?
Quyền tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được pháp
luật nghi nhận.Đồng thời pháp luật cũng đã ghi nhận giới hạn của quyền tự do báo chí
nhưng các quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan báo chí như:Cho phép
báo chí được quyền đăng ảnh và có chú thích rõ ràng không ảnh hưởng đến danh dự,
uy tín của cá nhân đó,loại bỏ sự đồng ý của người có hình ảnh đó và người đại diện
của họ; Cho phép cơ quan báo chí đăng phát hình ảnh về đời sống riêng tư mà không
cần sự đồng ý của cá nhân đó.Điều này dẫn đến tình trạng nhiều nhà báo lợi dung
xâm phạm đến bí mật đời tư,đăng phát các hình ảnh nhằm thu hút độc giả đồng thời
ảnh hưởng đến cá nhân có hình ảnh và lối sống của thanh niên.Tại điều 5 nghị định
51/2012/NĐ-CP quy định những điều không được thông tin trên báo chí nhưng
những quy định tại điều này không rõ ràng và có phần trao cho báo chí nhiều quyền
hạn.Chẳng hạn như tại khoản 3:”Không được đăng phát hình ảnh của cá nhân mà


không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến danh dự,nhân phẩm,uy tín của cá
nhân đó.Như vậy nếu như chú thích rõ ràng hoặc không làm ảnh hưởng đến danh dự
nhân phẩm,uy tín của cá nhân thì được phép mà theo quy định của luật dân sự thì mọi
trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của cá nhân.Một điều
đáng nói ở đây đó là khi báo chí xâm phạm đến quyền hình ảnh của cá nhân ảnh
hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ thì theo pháp luật thì cá nhân có quyền
yêu cầu cơ quan báo chí xin lỗi công khai, cải chính và bồi thường thiệt hại nhưng
việc thực hiện các quyền này lại vô cùng khó khăn.Trong trường hợp cơ quan báo chí
không cải chính không công khai xin lỗi thì cá nhân phải khiếu nại trước khi khởi

kiện ra tòa án,hay trường hợp cơ quan báo chí đang tin cải chính,xin lỗi nhưng nó tỷ
lệ nghịch với khi họ đang hình ảnh của cá nhân trước đó.Khi đăng bài trước đó đa
phần các cơ quan báo chí thường đặt tiêu đề ở trang chính,với khổ thật lớn hay đặt ở
phần nhiều độc giả đọc nhất nhưng khi đăng bài cải chính thì thường đăng ở những
nơi ít độc giả quan tâm như mục quảng cáo hay đang với khổ bé…rõ ràng sẽ rất ít
người đọc biết được thông tin cải chính trong khi đó lại rất nhiều độc giả biết về
thông tin trước đó liệu như vậy đã đủ để bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân chưa?
Điều này rõ ràng không bảo vệ tốt quyền hình ảnh của cá nhân nhưng pháp luật lại
chưa có quy định cụ thể và chi tiết về vấn đề này.Mặt khác khi cá nhân có đủ điều
kiện ra tòa thì việc lựa chọn tòa án nào giải quyết là một vấn đề,đương sự phải kiện
nơi tòa án có trụ sở hay tại nơi mình cư trú.Căn cứ theo điểm d khoản 1 điều 36 bộ
luật TTDS thì : Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên
đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc
gây thiệt hại để giải quyết.Ngoài ra việc quy định quyền lựa chọn tòa án giải quyết
tranh chấp tại điều 35 bộ luật TTDS quy định thẩm quyên theo lãnh thổ là tòa án nơi
cơ quan báo chí cũng có thẩm quyền.Do quy định của pháp luật chồng chéo nhau dẫn
đến cơ quan tòa án đùn đẩy nhau giải quyết dẫn tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân bị xâm phạm không được đảm bảo.Xét về mặt bản chất đây là một vụ việc dân


sự nên sử dung luật dân sự và TTDS để giải quyết vì vậy cá nhân áp dụng các quy
định của pháp luật TTDS hiện hành sẽ gửi đơn khởi kiện tới tòa án nơi mình cư trú
làm việc có trụ sở hoặc nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại để yêu cầu giải quyết.
Nhưng một điều khó khăn nữa là việc cá nhân bị xâm phạm chứng minh thiệt
hại do hành vi xâm phạm hết sức khó khăn.Ngoài việc cá nhân phải tự mình thư thập
tài liệu chứng cứ chứng minh quyền nhân thân về hình ảnh của mình bị xâm phạm thì
phải chứng minh được thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình.Vì vậy trên
thực tế cá nhân bị xâm phạm chỉ được bồi thường một phần rất nhỏ so với thiệt hại
thực tế mà họ phải chịu.
Thứ hai Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân vào mực đích thương mại không

được sự đồng ý của cá nhân. Một thực tế đang xảy ra đó là vấn đề xâm phạm quyền
hình ảnh của cá nhân thường thông qua hành vi sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh có hình
của mình vào mục đích kinh doanh.Về vấn đề này pháp luật Việt Nam đang còn bỏ
ngõ chưa có quy định chặt chẽ.Vì vậy tình trạng các tác phẩm nhiếp ảnh bị xử dụng
không xin phép tác giả,không đề tên tác giả dưới tác phẩm hoặc sử dụng ảnh chỉnh
sửa,cắt cúp…xảy ra nhiều.Cụ thể trong trường hợp:Tháng 1 năm 2003 cô Phan Thị
Như Quỳnh gửi đơn khiếu nại tổng cục du lịch Việt Nam và tác giả Vũ Quốc Khánh
vì sử dụng bức ảnh “Nụ cười Việt Nam” có ảnh của cô mà không xin phép.Bức ảnh
này được nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Quốc Khánh chụp năm 1994 đến năm 2000 được tổng
cục du lịch Việt Nam chọn làm biểu tượng” Việt Nam!Điểm đến của thiên niên kỉ
mới”.Đầu năm 2004 gia đình bé Minh Khôi kiện công ty Biti’s đòi bồi thường thiệt
hại 154 triệu đồng vì sử dụng trái phép ảnh của bé Minh Khôi in trên bìa lịch,tập
quảng cáo.Mới đây diễn viên ca sĩ Minh Hằng cùng diễn viên Tường Vi đang hoàn
tất hồ sơ khởi kiện một công ty tại Việt Nam với lý do là đơn vị này đã tự ý sử dụng
hình ảnh của họ để quảng cáo cho một sản phẩm nước giải khát do công ty đó sản
xuất.Tình trạng nhiếp ảnh gia sử dụng tác phẩm của mình vào mục đích kinh doanh
mà xâm phạm đến quyền hình ảnh của cá nhân xảy ra nhiều.Mặc dù đã có sự cho


phép của cá nhân có hình ảnh về việc chụp ảnh nhưng khi sử dụng tác phẩm mà
không có sự cho phép của cá nhân có hình ảnh là xâm phạm quyền nhân thân của cá
nhân về hình ảnh, Dù việc sử dụng hình ảnh đó đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân có
hình ảnh.
Thứ ba Việc sử dụng hình ảnh xâm phạm đến bí mật đời tư của cá nhân. Một
vấn đề mà chúng ta cần nhìn nhận trong quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh đó
là về hình ảnh của người của công chúng.Trên thực tế việc sử dụng hình ảnh của
những cá nhân này là rất nhiều.Do đó chúng ta cần xem xét ranh giới của hành vi sử
dụng phải xin phép và không phải xin phép.Tại Việt Nam chưa có pháp luật quy định
cụ thể về vấn đề này nên tình trạng xâm phạm bí mật đời tư của những người nổi
tiếng là đề tài mà các nhà báo săn lùng nhiều nhất.

Thứ tư Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân để nhằm xâm hại đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân.Hành vi này được thực hiện bằng hình thức tung hình ảnh
riêng tư của cá nhân thuộc dạng nhạy cảm có thể do tư thù cá nhân hay bất kì lý do
nào khác mà họ đã tung lên mạng hay những phương tiện thông tin khác nhằm bôi
xấu danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.Hầu hết những vụ việc trên thường
liên quan đến người nổi tiếng như diễn viên,ca sĩ, hoa hậu…mà hầu hết là bị tung ảnh
nóng hay clip sex…Một trường hợp đã tốn rất nhiều giấy mực của báo chí đó chính là
vụ lộ clip sex của diễn viên ca sĩ Hoàng Thùy Linh năm 2007.Năm 2007 một số đoạn
clip ghi lại cảnh giường chiếu của cô và bạn trai cũ bị phát tán trên mạng vào thười
điểm đó Thùy Linh đang là diễn viên chính trong Nhật Kí Vàng Anh một bộ phim đề
cập đến lứa tuổi học trò trong sáng.Sự việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến danh dự
nhân phẩm và thực sự gây sốc cho cô.
Thứ năm Một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm đó chính là vấn đề về người
nghi can, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Những người này thường có tính chất
nguy hiểm cho xã hội nên cần phải đăng tải hình ảnh của các đối tượng này để người
dân cảnh giác đồng thời giúp đỡ cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc truy bắt


các đối tượng này.Nhưng một vấn đề đặt ra là khi có tội phạm xảy ra thì thường các
cơ quan báo chí bằng nghiệp vụ của mình đã có một số hình ảnh đời thường của nghi
can,người bị truy cứu tránh nhiệm hình sự.Chẳng hạn như khi có hình ảnh truy nã của
cơ quan điều tra về bị can thì lập tức một tờ báo đăng tải bức ảnh của người đó trong
một chuyến đi chơi trước đây hay trong một buổi tụ họp bạn bè…Điều này có vi
phạm về quyền hình ảnh của cá nhân hay không.Mặc dù pháp luật cho phép trong
một số trường hợp cơ quan nhà nước có thể sử dụng hình ảnh của cá nhân vì mục
đích công cộng…Nhưng vấn đề là sử dụng những hình ảnh nào hay là tất cả hình ảnh
thì chưa được xem xét.Theo em trong trường hợp báo chí đưa những bức ảnh của
người bị truy nã mà ngoài hình ảnh do cơ quan điều tra yêu cầu thì nhất thiết phải
được sự đồng ý của cơ quan điều tra nếu không sẽ vi phạm quyền nhân thân về hình
ảnh của cá nhân.

Thứ sáu Vấn đề về đăng, phát ảnh các cuộc xét xử công khai của tòa án của báo
chí.Quan điểm thứ nhất cho rằng dù họ là bị can ra tòa cũng phải tôn trọng quyền
nhân thân của họ việc đăng tải hình ảnh có thể gây tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín
của bị cáo.Tâm lý của những người đã ra tòa dù là bị can, bị cáo, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan hay nguyên đơn..đều cảm thấy ái ngại nếu hình ảnh của mình xuất
hiện trên báo chí.Theo quy dịnh của bộ luật hình sự tại điều 9 thì: không ai bị coi là
có tội nếu chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.Họ mới chỉ là đối
tượng nghi can bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì vậy báo chí không được phép chụp
và đăng hình ảnh của họ.Quan điểm thứ hai cho rằng báo chí được phép đăng tải hình
ảnh của phiên tòa công khai.Bởi đây là phiên tòa công khai mọi người đều có quyền
tham dự nên việc đã mang tính chất công khai thì không hề vi phạm quyền hình ảnh
của cá nhân.Theo quan điểm của em thì đối với các phiên tòa xét xử công khai về
hình sự thì sau khi tòa án tuyên án thì các cơ quan báo chí có thể đăng tải các hình
ảnh của người phạm tội bởi vì với các vụ án hình sự thì người phạm tội đã thực hiện
các hành vi nguy hiểm cho xã hội vì vậy mà việc đăng tải hình ảnh có thể lời ảnh tỉnh


đối với tầng lấp dân cư, là biện pháp giáo dục pháp luật cho mọi người dân cũng như
răn đe đối với những kẻ có ý định tội phạm.Còn đối với các vụ xét xử dân sự thì báo
chí chỉ được phép dùng hình ảnh của cá nhân khi được sự đồng ý của cá nhân.Cho dù
hình ảnh đã được xử lý hay chỉ mang tính chất minh họa.
2.2.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân đối với hình ảnh.
Thứ nhất hiện nay trong hệ thống pháp luật dân sự chưa hề có một khái niện
quyền của cá nhân đối với hình ảnh vì vậy đã tạo ra nhiều khó khăn trong việc xác
định hành vi vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.Nên chúng ta phải bổ sung
trong các quy định của pháp luật về khái niện quyền của cá nhân đối với hình ảnh như
sau:”Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân liên
quan đến việc tạo dưng, sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh theo ý chí của chính
cá nhân đó”.
Thứ hai cần sửa đổi bổ sung đoạn đầu tiên điều 25 BLDS năm 2005 theo hướng

quy định không chỉ người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu bảo vệ
mà cả người đại diện hợp pháp của họ cũng có quyền yêu cầu bảo vệ.Yêu cầu bảo vệ
được đặt ra trong cả trường hợp người có quyền nhân thân bị xâm phạm đã chết.Tại
khoản 2 điều 25 cần sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ ràng cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân để tạo thuận lợi cho cá
nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời thực hiện được việc bảo vệ quyền
nhân thân của mình.
Thứ ba về pháp luật tố tụng dân sự cần sửa đổi bổ sung điều 25 bộ luật tố tụng
dân sự về thẩm quyền của tòa án theo hướng toàn án có thẩm quyền đối với việc giải
quyết yêu cầu bảo vệ đối với họ tên,hình ảnh, bí mật đời tư, danh dự nhân phẩm, uy
tín và quyề xác định lại giới tính là những quyền dân sự cơ bản.Vì việc bảo vệ quyền
nhân thân thông qua tòa án là phương thức bảo vệ hiệu quả nhất.Đồng thời để kịp
thời bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trước tòa án cần phải sửa đổi các quy định
về trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định tai phần thứ năm bộ


luật tố tụng dân sự;xây dựng các quy định về thủ tục rút gọn để giải quyết những việc
này.Cùng với đó cũng nên sửa đổi quy định tại điều 119 bộ luật tố tụng dân sự theo
hướng cho phép tòa án được chủ động quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời khi
yêu cầu giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm để kịp thời ngăn
chặn,khắc phục hậu quả của hành vi trái pháp luật.Ngoài ra còn phải chú trọng quy
định, hướng dẫn về trình tự thủ tục tự mình cải chính, yêu cầu cơ quan, tổ chức
khác(ngoài yêu cầu tòa án) bảo vệ vì hiện nay vấn đề này không có văn bản pháp luật
nào quy định,hướng dẫn.
Thứ tư là vấn đề về bồi thường thiệt hại,cần quy định một mức phạt hợp lý nhằm
ngăn chặn răn đe không tái phạm hành vi vi phạm của những người có dụng ý
xấu.Hiện nay quy định mức bồi thường thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu
mức phạt này khá nhẹ so với một hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân.Vì
vậy việc tái phạm hành vi vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra.Cho nên pháp luật cần quy định
một mức phạt cao hơn,mức phạt này phải cao hơn lợi nhuận của các cơ quan báo trí

thu được từ việc xâm phạm hình ảnh của một cá nhân,đặc biệt là trường hợp sử dụng
hình ảnh của cá nhân vào mục đích kinh doanh thì mới có thể bảo vệ được quyền cá
nhân đối với hình ảnh.
Thứ năm bên cạnh việc bồi thường thiệt hại chế tài đăng bài đính chính của cơ
quan báo chí khi có hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh cũng cần
có quy định chặt chẽ tránh trường hợp việc đăng tin đính chính của báo trí không có
ai biết.Hiện trạng thực tế việc đính chính, xin lỗi của cơ quan báo chí thường được
đăng trên những mục mà ít người đọc tới,đăng với khổ bé ở góc khuất...Vì vậy pháp
luật cần quy định rõ hình thức cải chính xin lỗi của cơ quan báo chí về cách thức tổ
chức bài đính chính, phông chữ, đăng trên mặt báo gì... Đồng thời cũng mở rộng
quyền của cơ quan xét xử trong việc buộc các cơ quan báo chí đăng tải bài đính
chính,xin lỗi vì có hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.


Thứ sáu, cần phải sửa đổi khoản 3 điều 5 nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày
26/4/2002 theo hướng đưa ra giới hạn trong việc chụp, đăng hình ảnh của cơ quan
báo chí.Nhằm tránh quy định tạo điều kiện cho cơ quan báo chí lạm dụng nhằm xâm
phạm đời tư của cá nhân nhằm thu hút độc giả.Ngoài ra cũng cần có quy định rõ ràng
nhằm tránh sự chồng chéo giữa luật báo chí và các văn bản hướng dẫn với bộ luật
dân sự,luật tố tụng dân sự.
Thứ bảy vấn đề về nhíp ảnh gia.Cần có quy định giới hạn quyền của nhíp ảnh
gia,quy định về bảo vệ bản quyền của nhíp ảnh gia,trình tự thủ tục bảo vệ.Cần phải
quy định theo hướng giới hạn quyền của nhíp ảnh gia trong những không gian riêng
tư, nhiếp ảnh gia cần có sự cho phép của cá nhân đó.

C.KẾT BÀI.
Qua đây chúng ta thấy vấn đề về quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh đang là
vấn đề nóng hiện nay.Tình trạng hình ảnh của cá nhân bị sử dụng một cách trái phép
không được sự đồng ý của cá nhân là một hiện tượng phổ biến.Và với sự phát triển
vượt bậc của khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin thì vấn đề này càng

cần phải chú trọng hơn.Đặc biệt là đối với công tác lập pháp,cần phải hoàn thiện hơn
nữa pháp luật về quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 .Luận văn thạc sĩ luật học-Phùng Bích Ngọc- Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực
Tiễn Về Quyền Nhân Thân Của Cá Nhân Đối Với Hình Ảnh Trong Pháp Luật Dân
Sự Việt Nam-2011.
2 .Khóa luận tốt nghiệp- Đặng Thị Dạ Lan-Quyền nhân thân đối với hình ảnh của
cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam-2011.
3 .Bộ luật dân sự năm 2005.
4 .Bộ luật tố tụng dân sự 2004
5.Nghị định 51/2002/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn luật báo chí.



×