MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa, khiếu nại, tố cáo
và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1
1
1
1
1.2 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước.
2
1.3 Vấn đề pháp chế và đảm bảo pháp chế trong quản lý hành
chính nhà nước.
3
2. VAI TRÒ CỦA KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO PHÁP
3
CHẾ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
2.1 Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm
pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.
4
2.2 Vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
việc đảm bảo pháp chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước.
III. KẾT LUẬN.
8
10
I. MỞ ĐẦU
Đất nước càng phát triển, sự quản lý hành chính của nhà nước càng cần
thiết phải chặt chẽ hơn nữa để không những vừa đảm bảo cho nền kinh tế
-chính trị của đất nước được ổn định vừa đảm bảo cho nền pháp chế xã hội
BT lớn học kỳ. Luật hành chính
chủ nghĩa được tăng cường, phổ biến hơn trong nhân dân. Và hoạt động khiếu
nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay ngày càng có vai trò quan
trọng trong quá chính quản lý hành chính nhà nước, trong việc đảm bảo nền
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Theo báo cáo của Chính phủ (sáng ngày 27 tháng 9 năm 2010), cả nước
phát sinh hơn 110.000 vụ việc khiếu nại, tố cáo; tăng so với cùng kỳ năm
trước 17%. Con số này cho thấy: trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp
luật của người dân đã cao hơn, nhưng cũng đồng thời phản ánh tình trạng sai
phạm ngày càng nhiều trong quản lý hành chính nhà nước. Do đó, cần phát
huy hơn nữa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bằng cách đó,
tính pháp chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước sẽ được thiết lập
và ngày càng vững chắc.
Bài tiểu luận sau đây sẽ phân tích và làm rõ vai trò của khiếu nại, tố
cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản
lý hành chính nhà nước.
II. NỘI DUNG
1.
KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa, khiếu nại, tố cáo và
giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống
chính trị xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều
phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính
xác. Nội dung của pháp chế rất phong phú, trong đó nội dung cơ bản nhất là
sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và
2
BT lớn học kỳ. Luật hành chính
công dân. Chính từ nội dung này mà pháp chế là một trong những nguyên tắc
cơ bản nhất của quản lý hành chính Nhà nước.
Theo luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005):
- Khiếu nại: là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
theo thủ tục của luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định
kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó
là trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Tố cáo: là việc công dân theo thủ tục mà luật này quy định báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi
ích của Nhà nước, quyền , lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Giải quyết khiếu nại: là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải
quyết của người giải quyết khiếu nại.
- Giải quyết tố cáo: là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc
quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo.
1.2 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lý hành chính nhà
nước. Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước
được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có
nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan
quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường
xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị.
Hay nói cách khác, hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp
hành – điều hành.
3
BT lớn học kỳ. Luật hành chính
1.3 Vấn đề pháp chế và đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính
nhà nước.
Pháp chế hiểu một cách chung nhất là “sự đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân
trong xã hội đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật hiện hành một cách
nghiêm chỉnh và triệt để, nhằm tạo ra trong xã hội một trật tự, kỷ cương cần
thiết”.
Nói đến pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước là nhấn mạnh đến
trật tự pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, củng cố và duy trì địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan nhà
nước và tổ chức xã hội.
Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước là tổng thể các biện
pháp, phương tiện tổ chức-pháp lý do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công
dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ
chức ấy và thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Hướng tới sự đảm bảo
sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để trong quản lý hành
chính.
2. VAI TRÒ CỦA KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI, TỐ CÁO ĐỐI VỚI VIỆC ĐẢM BẢO PHÁP CHẾ TRONG QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hành
chính nhà nước nói riêng, chủ thể quản lý suy đến cùng đều là con người. Dù
là cơ quan, tổ chức thì chủ thể nắm vai trò lãnh đạo, quản lý vẫn là con người.
Mà đã là con người thì luôn có ý chí cá nhân, và không thể tránh khỏi những
sai sót trong công tác. Có thể là do thiếu trách nhiệm, trình độ quản lý chưa
đáp ứng được yêu cầu của công việc hay cũng có thể là do mục đích vụ lợi mà
dẫn đến vô tình hay cố ý làm sai, làm trái quy định của pháp luật. Do đó, một
yêu cầu bức thiết đặt ra cho toàn xã hội là phải làm sao phát hiện, làm rõ và
khắc phục hoặc xử lý kịp thời những hành vi ấy, góp phần làm cho bộ máy
4
BT lớn học kỳ. Luật hành chính
nhà nước thêm trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân lao động đối với
Đảng, nhà nước ta. Và câu trả lời đó là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Quyền khiếu nại, tố cáo được Hiến pháp ghi nhận như là phương tiện bảo vệ
quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội. Do vị trí quan trọng như
vậy mà quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được Đảng và nhà nước đặc
biệt quan tâm.
2.1 Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm pháp chế
trong quản lý hành chính nhà nước.
Từ khái niệm khiếu nại, ta thấy đối tượng của quyền khiếu nại, tố cáo là
quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; khi có căn cứ cho
rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân. Tức là, một người chỉ thực hiện quyền khiếu nại khi
mà quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm hại mà nguyên nhân là do
những quyết định, hành vi hành chính. của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền. Và chủ thể bị khiếu nại là cơ qsuan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ra
quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại.
Và từ khái niệm tố cáo, ta thấy đối tượng của quyền tố cáo là những
“hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền , lợi ích hợp
pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. Như thế là đối tượng của quyền tố cáo
có phạm vi rộng hơn quyền khiếu nại. Bởi lẽ, quyền khiếu nại được sử dụng
khi quyền, lợi ích của mình bị xâm hại, còn tố cáo là khi quyền và lợi ích của
nhà nước, của tổ chức và của người khác bị xâm hại.
→ Tóm lại, căn cứ chung của quyền khiếu nại, tố cáo (hiểu một cách đơn
giản) là: những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Cá nhân ở
5
BT lớn học kỳ. Luật hành chính
đây có thể là cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị nói trên hoặc cá nhân là
công dân.
* Thông qua khiếu nại, tố cáo của công dân mà nhiều hành vi tham
nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ được làm sáng tỏ.
Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ chính
trị - pháp lí của công dân. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không tồn tại
độc lập mà liên quan chặt chẽ với các quyền tự do khác của công dân trong
mối quan hệ tổng hòa của sự thống nhất các quyền và nghĩa vụ của công dân.
Vì thế, việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân có vai trò to lớn
trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, góp phần tích cự vào việ tăng cường và bảo đảm pháp chế. Thông
qua khiếu nại, tố cáo của công dân nhiều hành vi tham nhũng, lãng phí, vi
phạm dân chủ được làm sáng tỏ, góp phần làm cho bộ máy nhà nước thêm
trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân lao động đối với Đảng và Nhà nước
ta.
* Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc chống tham nhũng, lãng
phí
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng là công việc được
thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình hình thành, phát triển và hoạt
động của Nhà nước ta. Lịch sử và hiện tại cho thấy, công việc này luôn gắn
liền với các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội và nhân dân. Việc thực hiện các hoạt động kiểm tra có ý
nghĩa to lớn trong việc bảo đảm pháp chế, kỷ luật và hiệu quả của quản lý nhà
nước, đồng thời bảo đảm sự phát triển bình thường của kinh tế - xã hội,
quyền dân chủ của công dân.
Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân
đã được Hiến pháp nước ta ghi nhận tại điều Điều 74 – Hiến pháp 1992 :
“Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
6
BT lớn học kỳ. Luật hành chính
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào…” xâm
phạm đến lợi ích nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Như vậy, đối tượng của việc khiếu nại, tố cáo là các quyết định hoặc việc làm
trái pháp luật của cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước. Trong khi đó,
tham nhũng là việc làm trái pháp luật nghiêm trọng nhất của những người có
chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước. “Tham nhũng là việc lợi dụng
quyền hạn để nhũng nhiễu dân và lấy của”. Do đó, tham nhũng là đối tượng
chủ yếu của việc khiếu nại, tố cáo.
Mặt khác, trong cơ chế thị trường, tham nhũng là một vấn đề nhạy
cảm, dễ tạo nên sự phản ứng trong xã hội, ở mỗi cơ quan, đơn vị, lợi ích nhà
nước, lợi ích tập thể gắn liền với lợi ích thiết thân của mỗi thành viên, hành vi
tham nhũng không chỉ gây hại đến quyền lợi chung mà còn tác động trực tiếp
đến đời sống vật chất, tinh thần của từng con người cụ thể. Do đó, tham
nhũng là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Đó là chưa kể đến việc tham những còn gây mất đoàn kết nội bộ, làm đảo lộn
giá trị đạo đức, trật tự xã hội và nói chung, tham nhũng gây công phẫn trong
dư luận. Điều này lí giải một thực tế là đơn thư tố cáo các hành vi tham nhũng
thường chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số các đơn khiếu nại, tố cáo. Có thể lấy ví
dụ, năm 1993, Thanh tra nhà nước tiếp nhận 3.229 đơn, thư tố cáo các loại thì
có đến 2.375 đơn, thư có nội dung tố cáo hành vi tham nhũng của 2.048 cán
bộ chủ chốt các ngành, các cấp.
Một điểm đáng lưu ý nữa là số đơn thư tố cáo đúng sự thật thường
chiếm từ 70 đến 80% tổng số đơn thư tố cáo. Rõ ràng, các đơn thư khiếu nại,
tố cáo là một nguồn thông tin phong phú và là một kênh thông tin rất quan
trọng và đáng tin cậy về những vụ việc tham nhũng. Việc gửi đơn khiếu nại,
tố cáo đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng phản ánh niềm tin của
nhân dân vào công lý, nó là biểu hiện của sự phản ứng hợp pháp, đầy trách
nhiệm cảu công dân trước một vấn đề nhức nhối trong xã hội.
7
BT lớn học kỳ. Luật hành chính
Từ đây, có thể khái quát được rằng: Thông qua khiếu nại, tố cáo của công
dân mà nhiều hành vi tham nhũng, vi phạm dân chủ hay việc giải quyết công
việc chưa thỏa đáng của cơ quan công quyền bị phát hiện và được làm sáng
tỏ. Đơn cử như ví dụ trên: với tư cách là chủ thể bị xâm hại quyền và lợi ích,
ông Sang - bằng quyền khiếu nại “trực tiếp” phát hiện những sai phạm trong
hoạt động quản lý nhà nước, mà cụ thể là ra quyết định xử lý kỉ luật đối với
cán bộ, công chức sai quy định. Đặt giả thiết như: nếu nhà nước ta không quy
định, hay chỉ quy định cho có mà không chú trọng, quan tâm đúng mức tới
quyền khiếu nại, tố cáo thì người dân sẽ xem nhẹ và không có ý thức tự giác
thực hiện. Từ đó, không thể phát hiện những hiện tượng tiêu cực, những sai
phạm dù rất nghiêm trọng trong bộ máy quản lý hành chính. Đồng nghĩa với
nó là, các cơ quan nhà nước cũng coi quyền khiếu nại, tố cáo là “hình thức”
mà không cần chú ý tới quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, rồi tự ý làm theo ý kiến chủ quan. Sai phạm lần đầu không bị phát
hiện và xử lý sẽ tạo tiền lệ xấu cho sai phạm sau. Ban đầu sẽ chỉ là những sai
phạm nhỏ, không đáng kể (như tiến hành không đúng trình tự thủ tục, xử lý kỉ
luật chưa đúng với mức vi phạm..) nhưng về sau sai phạm càng nghiêm trọng
(tham nhũng, lơi lỏng công tác thanh tra…), không chỉ làm suy yếu hiệu quả
quản lý hành chính trong bộ máy nhà nước mà còn gây hại cho lợi ích quốc
gia.
Khiếu nại, tố cáo là một hình thức giúp người dân tự mình tham gia vào
công tác quản lý nhà nước. Nếu quyền chính trị - pháp lý này được phát huy
mạnh mẽ hơn nữa thì sẽ góp phần làm trong sạch hơn bộ máy quản lý hành
chính, đội ngũ cán bộ, công chức. Răn đe những ai có tư tưởng lợi dụng chức
quyền mà tư lợi cho bản thân. Đồng thời, nếu làm tốt công tác khiếu nại, tố
cáo thì bản thân những người làm cán bộ sẽ luôn phải có ý thức, trách nhiệm
trong công việc; luôn phải tự mình kiểm tra, xem xét lại các quyết định hành
chính và hành vi hành chính …nếu thấy trái pháp luật thì phải kịp thời sửa
chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại, tố cáo. Như thế là khiếu nại, tố
8
BT lớn học kỳ. Luật hành chính
cáo còn có chức năng phòng ngừa trước những vi phạm trong hoạt động quản
lý hành chính.
Vì thế, việc thực hiện khiếu nại, tố cáo có vai trò vô cùng to lớn trong
việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường và bảo đảm pháp chế.
2.2 Vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc đảm
bảo pháp chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
“Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ 6 năm qua (tính đến năm
2005), các cơ quan hành chính nhà nước đã tổ chức gần 25.000 cuộc thanh
tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện luật khiếu nại tố cáo, tiếp nhận hơn
878.000 đơn thư khiếu nại tố cáo, kiến nghị của công dân, 80% số đơn thư
được xem xét giải quyết. Qua giải quyết khiếu nại tố cáo đã thu hồi số tiền và
tài sản trị giá hơn 123 tỷ đồng, hơn 6.000 ha đất, kiến nghị xử lý kỷ luật hành
chính hơn 6.000 người có sai phạm,khởi tố 91 vụ việc, 171 đối tượng về hình
sự”. (Theo Vietbao.vn)
Có thể nói: mục đích của khiếu nại, tố cáo, nhằm chấm dứt những hành
vi vi phạm đường lối, chính sách và pháp luật, yêu cầu phục hồi các quyền và
lợi ích đã bị xâm hại. Ngăn ngừa thói lộng quyền và lạm quyền của những cơ
quan nhà nước được trao quyền, không để họ tùy ý sử dụng quyền lực nhà
nước như một thứ công cụ đắc lực phục vụ cho mục đích riêng. Nhưng nếu
chỉ dừng ở đấy thôi thì chưa đủ, chưa chứng tỏ được sự nghiêm minh của
pháp luật; mà còn phải xử lý đúng pháp luật cá nhân hay tổ chức đã vi phạm
pháp luật, góp phần củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỉ luật trong quản
lý hành chính nhà nước.
Giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân, đầu tiên là tiến hành xem
xét các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định ký luật có tính
hợp pháp hay không. Qua đó, các cơ quan chức năng phải tự đánh giá lại hành
vi hành chính, quyết định hành chính của mình. Kiểm điểm nghiêm túc những
điểm còn thiếu sót, chưa thỏa đáng đã xâm hại quyền và lợi ích của công dân.
9
BT lớn học kỳ. Luật hành chính
Từ nhận thức đến hành động, các cá nhân, cơ quan thẩm quyền phải tiến hành
sửa sai: kịp thời đình chỉ hoặc bãi bỏ những quyết định, hành vi hành chính
đó. Bên cạnh đó, cũng phải có nghĩa vụ giải quyết tận gốc vấn đề, đặt ra vấn
đề trách nhiệm, kỷ luật với bất cứ ai, cơ quan nào đã có sai phạm trong quản
lý hành chính nhà nước. Nếu nguyên nhân không phải bắt nguồn từ cá nhân
hay cơ quan chủ quản mà do cơ chế, chính sách của nhà nước thì họ cũng
phải tìm cho ra, rồi kiến nghị phương hướng khắc phục. Không để những cá
nhân, tổ chức lợi dụng “kẽ hở” của pháp luật để mưu lợi bất chính, góp phần
hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để công
dân nghiêm chỉnh chấp hành.
Giống như công tác giải quyết khiếu nại, việc giải quyết đơn thư tố cáo
của công dân cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Qua đây, các cơ
quan, cá nhân có thẩm quyền phát hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Ví
dụ như: Những vụ án tham nhũng tại Đại lộ Đông - Tây (thành phố Hồ Chí
Minh), vụ PMU 18, vụ đất đai tại Đồ Sơn (Hải Phòng)... Sau khi tìm ra cá
nhân, tổ chức, cơ quan có trách nhiệm thì yêu cầu cá nhân, tổ chức, cơ quan
đó phải chấp hành quyết định xử lý tố cáo “nếu không chấp hành thì tuỳ theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật” (Điều 98 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998). Bằng cách
này, lợi ích thiết thực của cá nhân, tổ chức...hay của cả nhà nước sẽ được bảo
vệ, được khôi phục.
Giải quyết tố cáo không chỉ là cách mà các cơ quan chức năng có thể
nhanh chóng phát hiện những vi phạm nói chung, mà còn biết được ai, cơ
quan, tổ chức nào là chủ thể của hành vi vi phạm đó. Xử lý nghiêm minh mọi
trường hợp vi phạm pháp luật, bất kể họ là ai, là công dân bình thường hay
quan chức ở cấp nào để khẳng định pháp luật là công bằng, mọi cơ quan, tổ
chức, cá nhân đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật. Mặt khác, bằng việc giải quyết tố cáo còn xác định được
10
BT lớn học kỳ. Luật hành chính
những cán bộ, quan chức thoái hóa, biến chất mà xử lý, đưa ra truy cứu trách
nhiệm hình sự nếu cần thiết. Một mặt, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ trong
sạch, có năng lực, trách nhiệm trong công tác, nâng cao chất lượng và hiệu
quả quản lý hành chính. Mặt thứ hai là để nâng cao ý thức tự giác chấp hành
pháp luật của công dân nói chung, tạo điều kiện đưa pháp luật đi sâu vào đời
sống và người lao động có đủ điều kiện tự bảo vệ mình.
III. KẾT LUẬN.
Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ chính trịpháp lý của công dân. Đồng thời, là cơ hội, điều kiện để công dân phát huy
đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc
xây dựng, quản lý nhà nước và đảm bảo pháp chế, tăng cường mối quan hệ
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thông qua hành vi khiếu nại, tố cáo công
dân cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt được những thông tin cần thiết
về vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ
trang, cá nhân để xem xét, xử lý những cán bộ công chức, cá nhân vi phạm,
khôi phục lại quyền đã bị xâm hại. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo tức là
công dân đã tham gia đấu tranh chống những vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi
ích của nhà nước, tập thể, công dân, góp phần vào việc giám sát chung của
toàn xã hội đối với hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý hành
chính nhà nước nói riêng; nâng cao hiệu lực quản lí của bộ máy nhà nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
11
BT lớn học kỳ. Luật hành chính
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu
nại tố cáo, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008;
3. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005,
2006);
4. Website:
12