Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NHỮNG VI PHẠM PHÁP LUẬT KHI TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VÀ HẬU QUẢ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA, XỬ LÍ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.75 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. Mở bài.................................................................................................................2
B. Nội dung..............................................................................................................2
I. Định nghĩa hoạt động điều tra và VPPL khi tiến hành hoạt động điều tra......2
1. Định nghĩa hoạt động điều tra.....................................................................2
2. VPPL khi tiến hành hoạt động điều tra.......................................................2
II. Những VPPL khi tiến hành hoạt động điều tra và hậu quả đối với quá trình
điều tra, xử lí các vụ án hình sự.................................................................................2
1. Khám nghiệm hiện trường.........................................................................3
2. Hỏi cung bị can..........................................................................................4
3. Khám xét....................................................................................................5
4. Thực nghiệm điều tra.................................................................................6
5. Trưng cầu giám định..................................................................................7
III.
Nguyên nhân của VPPL khi tiến hành các hoạt động điều tra và kiến
nghị nhằm hạn chế hiện tượng này...........................................................................9
C.

Kết luận...............................................................................................................9

D. Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................12

1


A - MỞ BÀI
Trong những năm qua, trước tình hình phạm tội gia tăng và có nhiều diễn biến
phức tạp, các cán bộ của Cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát (VKS), Tòa án
(TA) đã có rất nhiều cố gắng, hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực thi công
vụ tình trạng vi phạm pháp luật (VPPL) trong các hoạt động điều tra hình sự nói riêng


đã và đang trở thành vấn đề khá nhạy cảm, có tính thời sự đang được cả xã hội quan
tâm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Tình
trạng này gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng trong quá trình điều tra và xử lí các vụ
án hình sự. Do đó cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc để có biện pháp
phòng ngừa hiệu quả.

B - NỘI DUNG
I - ĐỊNH NGHĨA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHI
TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA.
1. Định nghĩa hoạt động điều tra.
Về mặt luật thực định, ở Việt Nam hiện nay chưa có một khái niệm pháp lý về
“hoạt động điều tra” và cũng chưa được giải thích chính thức bởi các cơ quan có thẩm
quyền. Tuy nhiên, thông qua các điều luật có liên quan cũng như đúc rút từ nhiều
quan điểm khác nhau có thể đưa ra định nghĩa về hoạt động điều tra. Theo đó, hoạt
động điều tra là hoạt động tố tụng có nội dung phát hiện, thu thập, củng cố, thu giữ
và kiểm tra các thông tin thực tế được tiến hành bởi ĐTV, KSV, Thẩm phán nhằm
mục đích thu thập chứng cứ theo quy định của luật.
Những hoạt động điều tra phổ biến thường được tiến hành hiện nay như: khám
nghiệm hiện trường, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, khám xét, thực
nghiệm điều tra, trưng cầu giám đinh,...
2. Vi phạm pháp luật khi tiến hành các hoạt động điều tra.
VPPL khi tiến hành các hoạt động điều tra hình sự là tình trạng cơ quan điều tra,
VKS, Tòa án khi tiến hành các hoạt động điều tra đã tiến hành không đúng với những
quy định của pháp luật, gây hậu quả tiêu cực đối với quá trình giải quyết vụ án, xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
II – NHỮNG VI PHẠM PHÁP LUẬT KHI TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU TRA VÀ HẬU QUẢ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA, XỬ LÍ CÁC VỤ
ÁN HÌNH SỰ.
2



1. Khám nghiện hiện trường.
Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện trường
nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật
chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự đã xảy ra.
Khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện tội phạm,
không khám nghiệm hoặc khám nghiệm không đúng trình tự thủ tục sẽ để lọt tội phạm
hoặc dẫn đến những nhận định sai lầm, làm oan người vô tội. Theo qui định tại khoản
2 Điều 63 BLTTHS thì biên bản khám nghiệm hiện trường là chứng cứ dùng để
chứng minh tội phạm và người phạm tội. Việc khám nghiệm hiện trường phải đúng
thủ tục và thực hiện đầy đủ các nội dung được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự
(BLTTHS) như việc khám nghiệm phải có người chứng ki ến, phải chụp ảnh vẽ sơ đồ,
thu thập các dấu vết, vật chứng tuân thủ các quy định tại Đi ều 150 và Điều 154
BLTTHS. Tuy nhiên trên thực tế, khi tiến hành hoạt động điều tra này đã có nhiều vi
phạm cả về phía ĐTV và KSV gây khó khăn cho công tác điều tra cũng như xử lí vụ
án như: Về trình tự, thủ tục có nhiều sai sót, biên bản khám nghiệm hiện trường không
được ghi đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, vật chứng thu giữ và bảo quản
không tốt, đã để mất mát, hư hỏng; trong biên bản khám nghiệm hiện trường khi thu
giữ vật chứng đã không tỷ mỷ, cẩn thận, nên sau này không xác định được vật chứng
thu giữ là của đối tượng nào trong cùng vụ án, dẫn đến phải dựng lại hiện trường, thực
nghiệm điều tra. Tuy nhiên việc dựng lại hiện trường không thu được kết quả cao.
Mặt khác, có trường hợp CQĐT tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử
thi không cẩn thận gây khó khăn cho các hoạt động điều tra tiếp theo. Chẳng hạn,
trong vụ án Trương Ngọc Minh bị giết chết tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi điều tra
vụ án, CQĐT đã không thu giữ một số vật chứng quan trọng như chiếc thang tre được
cho là bị dùng để thực hiện hành vi phạm tội nên không thể thực nghiệm hiện trường.
Bên cạnh đó, khi tiến hành thu lượm các chất gây cháy làm ông Minh chết, CQĐT có
thu phía sau phòng bị can 01 lon loại 0,8 lít còn dính dầu và loại 01 lít còn dính xăng,
thu bên phòng ông Minh một lon thiếc, dung tích 1 lít bị cháy ám khói. Nhưng bị can
lại khai nhà bị can chỉ có 01 chiếc lon loại 01 lít đựng dầu mà công an đã thu giữ.

Cách thu lượm này đã không xác định được chiếc lon loại 0,8 lít có hay không; chiếc
lon loại 01 lít thực chất đựng dầu hay xăng. Cho nên, vụ án càng điều tra càng bế tắc
do không xác định được chất gây cháy trong vụ án này là chất gì. Đây là những mâu
thuẫn mà quá trình điều tra mất rất nhiều thời gian, công sức nhưng không giải quyết
được. Việc tiến hành khám nghiệm hiện trường sơ sài dẫn đến tình trạng bỏ sót quá
nhiều dấu vết trên hiện trường, như vết rê của xe, dấu vết phanh, vết trượt phanh, vết
cày xước trên mặt đường, vết máu của nạn nhân... không thu thập được, không xác
3


định được máu đó của ai, từ đó không xác định được vị trí nằm của nạn nhân. Công
tác bảo vệ hiện trường không chu đáo hoặc tiến hành khám nghiệm chậm làm cho
hiện trường bị xáo trộn hoặc mất dấu vết, vật chứng không thể khắc phục được.
Về phía KSV khi tham gia khám nghiệm hiện trường còn thụ động, nặng về chứng
kiến những hoạt động của ĐTV và giám định viên. Khi kiểm sát khám nghiệm thì
kiểm sát qua loa, chiếu lệ, không phát hiện được những sai sót của Hội đồng khám
nghiệm, không xác định được phạm vi, trình tự việc tiến hành khám nghiệm hiện
trường, nên đã để xảy ra nhiều thiếu sót trong công tác khám nghiệm gây nhiều khó
khăn cho hoạt động điều tra khám phá án. Vì những thiếu sót, vướng mắc trên mà
nhiều khi vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Tòa án phải xét xử lại nhiều lần kéo
dài thời gian giải quyết vụ án. Nghiêm trọng hơn là nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm.
Ví dụ vụ Huỳnh Văn Nam phạm tội giết người, cướp tài sản ở Đồng nai, vụ giết người
tại nhà ông Trương Ngọc Minh ở TP Hồ Chí Minh. Hạn chế lớn nhất trong các vụ này
là KSV không kiểm sát biên bản khám nghiệm hiện trường…Do vậy, ĐTV khi tiến
hành khám nghiệm hiện trường lập biên bản không thể hiện được vị trí, khoảng cách
giữa các vật chứng, không mô tả đầy đủ dấu vết tại hiện trường, vẽ sơ đồ sơ sài,
không đủ thành phần tham gia khám nghiệm ký tên mà KSV vẫn không phát hiện ra
nên cả hai vụ án đêu bị tòa án tuyên bị cáo không phạm tội.
2. Hỏi cung bị can (HCBC).
Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị

can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ cho công tác điều tra và xử lí đối
với cụ án đó.
Đây là hoạt động điều tra do ĐTV tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị
can, hoặc trong trường hợp cần thiết KSV cũng có thể hỏi cung bị can. Pháp luật quy
định khi tiến hành hỏi cung bị can trong mọi trường hợp ĐTV phải tiến hành theo
đúng những trình tự, thủ tục tiến hành HCBC và về lập biên bản HCBC được quy
định trong các Điều 129 đến Điều 132 BLTTHS hiện hành. Khi tiến hành HCBC,
ĐTV không được áp dụng các biện pháp thu thập lời khai trái pháp luật như mớm
cung, dụ cung, bức cung và dung nhục hình. Đây là những biện pháp hỏi cung sai trái,
VPPL nghiêm trọng. Khi tiến hành các biện pháp này, vô hình chung ĐTV đã gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến giá trị chân thực, tính khách quan trong lời khai của bị can,
nghiêm trọng hơn là làm sai lệch sự thật của vụ án khiến quá trình điều tra đi “chệch
hướng”, “sa lầy” và rơi vào bế tắc; việc giải quyết vụ án làm oan, sai người vô tội và
bỏ lọt tội phạm - xâm phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích chính đáng của công
dân, khiến nhiều vụ án vẫn còn tồn đọng ngay từ khâu hỏi cung bị can. Hơn nữa thực
tiễn điều tra cho thấy tình trạng ĐTV không tuân thủ toàn bộ hay một số những quy
4


định cụ thể của BLTTHS về thủ tục hỏi cung bị can, lập biên bản HCBC,...như việc
tiến hành lập biên bản không đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định, thêm bớt, sửa
chữa biên bản hỏi cung mà không để bị can kí, không cho vào hồ sơ những tài liệu
quan trọng chứng minh sự ngoại phạm của các bị can dẫn tới hậu quả hồ sơ vụ án bị
sai lệch ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc truy tố và xét xử. Điển hình cho những vi
phạm kể trên là vụ án “vườn điều” xảy ra tại Bình Thuận vào 1993, đây là một vụ án
tiêu biểu cho những VPPL của CQĐT trong hoạt động hỏi cung bị can. Trong quá
trình điều tra vụ án bị can Huỳnh Văn Nén được ĐTV mớm cung bằng cách cho xem
các bức ảnh chụp hiện trường vụ án, cho xem đơn tố cáo của chồng nạn nhân, gợi ý để
Huỳnh Văn Nén mô tả chi tiết về kích thước, hình dáng sọt, chiếu phủ xác nạn
nhân...Bị can Nguyễn Thị Lâm phản cung khẳng định rằng mình nhận tội trước đây là

do ĐTV đã đánh gẫy răng bị can,...Có thể thấy việc VPPL của ĐTV trở nên có tính hệ
thống, do không được phát hiện kịp thời mà dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng làm
oan ngừơi vô tội, bỏ lọt tội phạm. Cũng trong quá trình điều tra, điều tra viên lấy lời
khai của bị can Nguyễn Thị Lâm, Trần Thanh Vân bằng cách quay video nhưng
không lập biên bản, hoạt động này đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong việc
HCBC. Kết quả của vụ án này đã khiến gia đình gồm 9 người đã bị bắt tạm giam
trong nhiều năm và sau các phiên tòa xét xử cuối cùng họ đã được cơ quan cảnh sát
điều tra Bộ công an ra quyết định đình chỉ điều tra bị can và được trả tự do vào năm
2005.
3. Khám xét.
Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát cưỡng
chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu
giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu
khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị truy nã, người
bị bắt cóc.
Về mặt nguyên tắc khi tiến hành hoạt động điều tra khám xét CQĐT cần tuân theo
những quy định pháp luật về căn cứ khám xét, trình tự, thủ tục khám xét các đối tượng
cụ thể được quy định tại các điều 140, 142, 143, 144, 148 BLTTHS. Tuy vậy hiện nay
hoạt động khám xét vẫn xảy ra nhiều trường hợp VPPL nghiêm trọng như tiến hành
khám xét không có căn cứ, khi khám chỗ ở, địa điểm không có mặt người chủ hoặc
người đã thành niên trong gia đình họ, không có đại diện chính quyền xã, phường, thị
trấn và người láng giềng chứng kiến; ...Tất cả những sai phạm trên đã vô hình làm
lòng tin của nhân dân đối với hoạt động điều tra tìm ra công lí bị giảm sút, từ đó mà
các cơ quan tiến hành tố tụng cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi tiến hành các hoạt
5


động điều tra tiếp theo. Điển hình là vụ án công an huyện khám xét nhà dân trái pháp
luật ở Bình Thuận, đây là trường hợp khám xét nhà vô căn cứ, thu giữ đồ vật trái
phép... đều là hành vi trái pháp luật. Những người tiến hành khám xét gồm ông Trịnh

Sơn Hùng, cán bộ điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam, bà Võ Thị Phương Linh,
Viện kiểm sát nhân dân huyện Hàm Thuận Nam, ông Nguyễn Danh Tuyên, Công an
thị trấn Thuận Nam, ông Võ Lợi, cán bộ khu phố Lập Bình và đông đảo bà con trong
khu phố. Ông Trịnh Sơn Hùng đọc lệnh khám xét nhà ông Tích - bà Hạnh lí do là để
tìm tài sản cho người báo mất. Chủ nhà hỏi ông Hùng: "Nếu khám xét nhà tôi mà
không tìm thấy tài sản bị mất thì các ông tính sao?". Ông Hùng đáp: "Nếu không có
thì chúng tôi chịu trách nhiệm và trả lại sự trong sáng cho gia đình anh chị". Sau một
thời gian lục soát, đoàn khám xét không tìm thấy bất cứ thứ gì, ông Hùng bèn cho thu
hai điện thoại di động đang sử dụng rồi... biến, không để lại bất cứ giấy tờ gì, kể cả
bản sao biên bản khám xét.
Hay như sự việc sáng ngày 05.09.2011 tại địa điểm chị Tạ Phong Tần đã tạm trú
nhiều năm qua, sau khi chị Tạ Phong Tần bị bắt giải đi, cơ quan an ninh và công an
Phường 8 quận 3, đã lục tung mọi nơi trong căn nhà sau đó tự ý niêm phong toàn bộ
căn nhà cho dù không có mặt chủ sở hữu hợp pháp của nhà là chị Tân, vi phạm khoản
2 Điều 143 BLTTHS.
Với những vi phạm kể trên có thể thấy rằng cơ quan có thẩm quyền đã đánh mất
lòng tin của nhân dân, dẫn tới người dân không hợp tác từ đó mà hoạt động điều tra
gặp khó khăn hơn, hệ quả nghiêm trọng đó là vụ án rơi vào thế bế tắc không thu được
kết quả điều tra, kéo dài thời gian giải quyết, án tồn đọng kéo dài.
4. Thực nghiệm điều tra.
Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra được tiến hành thông qua các hoạt
động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện mà
hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ sở
khách quan kết luận về hành vi, sự việc, hiện tượng đó phục vụ công tác điều tra, xử lí
vụ án hình sự.
Đây là một biện pháp điều tra có mục đích thu thập, kiểm tra chứng cứ, kiểm tra
các giả thuyết điều tra, phục vụ việc điều tra và xử lí vụ án hình sự. Vì vậy thực
nghiệm điều tra cần được tiến hành theo trình tự, thủ tục do luật định tại Điều 153,
Điều 154 BLTTHS như khi tiến hành thực nghiệm phải có người chứng kiến, không
được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những

6


người tham gia việc thực nghiệm điều tra, lập biên bản thực nghiệm theo quy định tại
Điều 95 và Điều 125 BLTTHS...Tuy nhiên hiện nay trong thực tiễn tiến hành thực
nghiệm hiện trường một số vụ án vẫn diễn ra tình trạng vi phạm các quy định nói trên,
gây ảnh hưởng ko nhỏ tới tiến trình điều tra vụ án. Ví dụ như vụ án Hà Văn Đầy và
Đặng Văn Hiếu bị VKSND TP Cần Thơ buộc tội đã thực hiện hành vi hiếp dâm chị
V.T.D vào trưa 4-9-2003 tại nhà của Võ Thị Kiều, thuộc ấp Thới Thuận 2, xã Thới
Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Sự việc xảy ra từ ngày 4-9-2003, hơn 10 ngày sau,
gia đình chị D mới phát hiện và trình báo chính quyền. Hồ sơ vụ án thể hiện có việc
vẽ sơ đồ hiện trường nhưng không ghi rõ ngày tháng và cũng không có biên bản kèm
theo. Mãi cho tới 6 tháng sau, công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường và
thực nghiệm điều tra mới lập biên bản thu giữ tang vật, vật chứng, và sau gần 20
tháng mới khởi tố bị can. Qua phần thẩm vấn tại 5 phiên tòa sơ thẩm (trong đó chỉ có
một lần duy nhất xét xử được là ngày 27-9-2006), cả 2 bị cáo trong vụ án đều khai chỉ
một mình Hiếu giao cấu với chị D. Có 2 lời khai buộc tội Đầy của bị hại D. và nhân
chứng Đào Anh Tuấn nhưng lại mâu thuẫn với nhau và tại các bản cung, các phiên
tòa, lời khai của chị D. và của Tuấn cũng không thống nhất.
Biên bản thực nghiệm điều tra cũng bộc lộ nhiều mâu thuẫn và vi phạm tố tụng
như: cùng ngày, cùng giờ (lập lúc 10 giờ 30 phút ngày 3-11-2004), cùng một hội đồng
nhưng lại có 2 biên bản thực nghiệm điều tra có 2 kết quả khác nhau. Theo báo cáo
của VKSND TP Cần Thơ đây là thiếu sót trong ghi chép của điều tra viên, nhưng
kiểm sát viên tham gia không phát hiện được. Đối với bị can Đầy, cơ quan điều tra đã
có 3 bản kết luận điều tra đều xác định không đủ cơ sở kết luận Đầy đồng phạm với
Hiếu. Nhưng VKS lại đánh giá đủ căn cứ khởi tố đối với Đầy nên đã có văn bản yêu
cầu khởi tố bị can. Như vậy, biển bản thực nghiệm đã không bảo đảm cơ sở pháp lý
để buộc tội đối với các bị cáo
5. Trưng cầu giám định.
Trưng cầu giám định là hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền, được tiến

hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định, sử dụng các nhà
chuyên môn tiến hành giám định tư pháp để kết luận về các vấn đề chuyên môn nhằm
thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác lập chứng cứ, phục vụ điều tra, xử lí vụ án
hình sự.
Trưng cầu giám định là hoạt động được tiến hành chủ yếu ở giai đoạn điều tra, một
số trường hợp được tiến hành ở giai đoạn xét xử khi có những vấn đề cần được xác
định theo Khoản 3 Điều 155 BLTTHS. Hệ quả của quyết định trưng cầu giám định là
7


hoạt động giám định tư pháp. Việc tiến hành trưng cầu giám định cần tuân thủ theo
quy định tại các điều 155 đến Điều 159 BLTTHS hiện hành. Hiện nay trong thực tế
một số cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng chưa đúng những quy định của pháp luật
về giám định tư pháp, nhất là việc định giá các tài sản bị xâm hại để làm căn cứ truy
cứu trách nhiệm hình sự còn nhiều tuỳ tiện và nhiều trường hợp không trưng cầu giám
định, chỉ căn cứ vào lời khai giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị thiệt hại của người bị hại
và lời nhận tội của bị cáo. Nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám
định chưa theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật dẫn tới hậu quả kết luận giám
định trong một số trường hợp không chính xác, khách quan, tổ chức giám định tư
pháp (GĐTP) trong một số lĩnh vực còn dàn trải. Thậm chí có sự mâu thuẫn, xung đột
giữa các kết luận giám định, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Đó đây,
còn xuất hiện những biểu hiện cán bộ giám định tư pháp có hành vi tiêu cực, nhũng
nhiễu, cố ý làm sai kết quả giám định. Ví dụ: Ngày 07/11/2002, Lương Văn T trộm
cắp một chiếc xe đạp, tại trường học và bị bắt quả tang. Cơ quan điều tra công an
huyện TL, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án và bị can đối với T về tội trộm cắp
tài sản theo Điều 138 BLHS. Ban đầu, Cơ quan điều tra Công an huyện TL tiến hành
xác định trị giá chiếc xe đạp, tang vật của vụ án với ông Nguyễn Văn K - Chủ hiệu
cầm đồ cùng với sự có mặt của bị hại Lê Anh D, đã xác định chiếc xe đạp này có giá
trị từ 200.000đ đến 250.000đ và được bị hại đồng ý với mức giá trên. Để khách quan
hơn, cơ quan điều tra Công an huyện TL đã tiến hành xác minh trị giá chiếc xe tang

vật với ông Nguyễn Đăng H - Chủ hiệu cầm đồ, lần này ông H đã xác định trị giá
chiếc xe này có giá trị từ 300.000đ đến 350.000đ. Không bằng lòng với việc xác định
trị giá chiếc xe tang vật vụ án của hai chủ hiệu cầm đồ nói trên, cơ quan điều tra Công
an huyện TL đã ra quyết định trưng cầu giám định ngày 20/01/2003, với nội dung:
Trưng cầu Phòng tài chính vật giá huyện TL để tiến hành định giá tài sản. Việc ra
quyết định này của Cơ quan điều tra Công an huyện TL đã vi phạm Điều 4 Nghị định
số 117/HĐBT ngày 21/7/1988, vì đã trưng cầu giám định Phòng vật giá tài chính
huyện TL, là cơ quan cấp huyện không có thẩm quyền giám định tư pháp và không có
giám định viên tư pháp theo quy định pháp luật.
Do áp dụng các quy định về định giá tài sản, thi hành án theo Thông tư số 0589/TTLN ngày 06/12/1989 của TATC, BTC, UBVGNN về Hội đồng định giá, Phòng
vật giá tài chính huyện và Viện kiểm sát huyện TL (không có mặt đại diện TAND
huyện) đã cùng nhau họp và lập "Biên bản về việc định giá xe đạp" vào ngày
22/01/2003 tại Công an huyện TL và định giá chiếc xe đạp tang vật có trị giá là:
600.000đ. Trong khi đó, chiếc xe đạp tang vật là một chiếc xe đạp liên doanh hiệu
8


KaSaMi. Nếu chiếc xe này còn mới nguyên, theo giá thị trường có giá bán: 560.000đ
đã bao gồm thuế VAT 10% (Tại Báo giá ngày 13/08/02 của Cty xe đạp xe máy Thống
nhất, nơi sản xuất và bán ra thị trường loại xe đạp trên). Ngoài ra, chiếc xe đạp tang
vật đã được bị hại Lê Văn D sử dụng liên tục hơn một năm (Biên bản lấy lời khai
ngày 28/01/2003). Vì vậy, chiếc xe đạp tang vật này chỉ còn tối đa 70% giá trị ban
đầu, do đó không thể có giá trị là: 600.000đ, trong khi giá trị của chiếc xe đạp xác
định theo gia thị trường thấp hơn nhiều. Việc các cơ quan chức năng của huyện TL
cùng nhau họp và ra kết luận tại biên bản ngày 22/01/2003 về định giá chiếc xe đạp
tang vật không những trái với Quyết định trưng cầu giám định ngày 20/01/2003 của
Cơ quan điều tra Công an huyện TL, mà còn trái các quy định pháp luật về giám định
tư pháp. Vì vậy, biên bản định giá này không có giá trị pháp lý để làm căn cứ truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Lương Văn T. Ngoài ra, biên bản định giá này còn
vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số117/HĐBT về: "Nhiệm vụ của

giám định viên": "Kết luận giám định bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về kết luận đó".
Như vậy, việc định giá chiếc xe tang vật vụ án này là không đúng căn cứ pháp luật
hình sự và không thể trở thành chứng cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với bị cáo Lương Văn T về tội trộm cắp tài sản. Tại phiên toà xét xử phúc thẩm đối
với bị cáo T, trong phần tranh luận, khi Luật sư bào chữa cho bị cáo T đề nghị đại
diện VKS đưa ra quy định pháp luật cụ thể về giám định tư pháp để chứng minh việc
định giá chiếc xe đạp tang vật như trên là đúng pháp luật, thì nhận được câu trả lời: Từ
trước đến bây giờ vẫn tiến hành như thế có sao đâu!??
Như vậy, trong một thời gian dài các cơ quan tiến hành tố tụng đã xem nhẹ việc
định giá tài sản bị xâm hại để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng vi
phạm pháp luật, vì vậy đã để xảy ra nhiều vụ án chưa đúng người đúng tội.
III – NGUYÊN NHÂN CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT KHI TIẾN HÀNH HOẠT
ĐỘNG ĐIỀU TRA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẶN CHẾ HIỆN TƯỢNG
NÀY.
1. Nguyên nhân của vi phạm pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra.
Có thể thấy rằng để dẫn đến những vi phạm pháp luật nghiêm trọng như trên đều
do xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

9


- Hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chủ thể tiến hành tố tụng. Trình
độ pháp luật, nghiệp vụ của ĐTV, KSV, Thẩm phán và hội thẩm vẫn còn nhiều hạn
chế, do có nhiều trường hợp vận dụng không đúng quy định của pháp luật vào thực
tiễn dẫn đến kết quả của hoạt động điều tra không cao.
- Sự thiếu trách nhiệm hoặc sự cố ý VPPL của một số chủ thể tiến hành tố tụng
khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Các động cơ không lành mạnh như vì thành tích
cá nhân, tập thể hoặc động cơ vụ lợi của một số chủ thể khiến tình trạng oan sai ngày
một gia tăng. Hay như tình trạng bị can, bị cáo mua chuộc ĐTV, KSV, Thẩm phán

bằng những lợi ích khác nhau nhằm tác động vào ý muốn chủ quan của người tiến
hành tố tụng với mong muốn làm sai lệch sự thật vụ án.
- Sự thiếu chặt chẽ trong việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong
khi tiến hành các hoạt động điều tra. Nhiều trường hợp dù phát hiện thấy có dấu hiệu
vi phạm thủ tục tố tụng của CQĐT khi tiến hành hỏi cung bị can nhưngVKS không
tiến hành kiểm tra, xác minh mà vẫn ra quyết định truy tố, Tòa Án không trả hồ sơ để
điều tra bổ sung mà vẫn ra bản án, sai phạm không được khắc phục kịp thời dẫn đến
tình trạng oan sai.
- Sự quá tải trong hoạt động điều tra của các cơ quan tiến hành tố tụng, lực lượng
cán bộ phụ trách công tác điều tra không đủ về số lượng theo yêu cầu thực tiễn của
hoạt động này. Cùng với đó là cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc của các
cơ quan tiến hành tố tụng nhìn chung còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của
công việc. Mà chủ yếu là phục vụ cho hoạt động giám định tư pháp.
- Sự thiếu hiểu biết về pháp luật của công dân, do ko nắm vững pháp luật, nhất là
pháp luật hình sự và TTHS, nhiều công dân không đủ khả năng tự vệ, bảo vệ quyền
và lợi ích của mình khi tham gia tố tụng vì vậy mà tình trạng VPPL trong các hoạt
động điều tra vẫn không được giảm là mấy.
2. Một số kiến nghị nhằm hạn chế hiện tượng VPPL khi tiến hành các hoạt
động điều tra.
- Cần kịp thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp luật cho
chủ thể tiến hành tố tụng bằng cách: phải đảm bảo chất lượng của đội ngũ ĐTV, KSV,
Thẩm phán. Trước khi tuyển cán bộ vào công tác tại các cơ quan tiến hành tố tụng
phải đảm bảo để người đó có đủ tiêu chuẩn như có đầy đủ kiến thức về pháp luật, có
trình độ nghiệp vụ; trước khi bổ nhiệm ĐTV, KSV, Thẩm phán phải xem xét kĩ khả
năng thực tế thực hiện nhiệm vụ được giao; quan tâm chú trong công tác đào tạo cho
10


ĐTV, KSV, Thẩm phán nhằm bổ sung kiến thức trong các hoạt động điều tra bằng
việc mở các lớp tập huấn, kĩ năng hỏi cung bị can,...

- Cần có chế độ đãi ngộ cũng như thưởng phạt hợp lí đối với ĐTV, KSV. Việc
xử lí nghiêm minh đối với những người VPPL trong hoạt động điều tra là một trong
những phương tiện cần thiết nhằm hạn chế tình trạng oan sai.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là giữa CQĐT
với VKS ngay từ giai đoạn diều tra, để từ đó giảm đáng kể những vụ án oan sai. Như
VKS phải kịp thời đề ra yêu cầu điều tra một cách cụ thể và phải luôn theo dõi sát sao
việc thực hiện yêu cầu của CQĐT; VKS cần kiểm sát chặt chẽ việc lập hồ sơ của
CQĐT, khi phát hiện những mâu thuẫn trong biên bản hỏi cung của ĐTV hoặc khi
phát hiện thấy có dấu hiệu VPPL của ĐTV khi tiến hành hỏi cung bị can; KSV cần
tiến hành các hoạt động cần thiết để khắc phục những thiếu sót hoặc VPPL của
CQĐT.
- Cần nhanh chóng bổ sung đủ số lượng chủ thể tiến hành tố tụng như ĐTV,
KSV bằng cách xây dựng kế hoạch từng bước tuyển đội ngũ cán bộ. Ngoài ra chú
trọng nguồn cán bộ tại chỗ để đào tạo, bồi dưỡng trở thành ĐTV, KSV đáp ứng đòi
hỏi yêu cầu thực tế công tác giải quyết các hoạt động điều tra tránh tình trạng quá tải
trong công việc gây ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết. Đồng thời tăng cường cơ sở
vật chất phục vụ cho công tác hoạt động điều tra, đặc biệt trong hoạt động giám định
tư pháp và khám nghiệm hiện trường.
- Cần nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục PL; cung cấp thông tin về hoạt động tư pháp cho nhân dân
để từ đó người dân có thể tự bảo vệ mình trước những VPPL trong hoạt động điều tra
từ phía chủ thể tiến hành tố tụng.

C – KẾT LUẬN.
Việc VPPL khi tiến hành các hoạt động điều tra của các chủ thể tiến hành tố tụng
có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt. Nó khiến cho quá trình giải
quyết vụ án không thể đạt được mục đích đề ra, làm giảm sút niểm tin của nhân dân
vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Để khức phục những hậu quả không mong muốn đó đòi hỏi
phải có sự cố gắng của chính bản thân các cơ quan tiến hành tố tụng, mà cụ thể là của

các chủ thể tiến hành các hoạt động điều tra./.
11


D – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình khoa học điều tra hình sự, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.
2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
3. Khúc Thị Hoàng Hạnh, Hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS về thu thập
chứng cứ. Luận văn thạc sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội. Hà Nội
2010.
4. Đặng Thị Hồng Nhung, Phòng ngừa tình trạng sai trong điều tra hình sự.
Luận văn thạc sĩ luật học, Trường ĐH luật Hà Nội. Hà Nội 2005.
5. Phạm Thị Xuân, Thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ từ lời khai của bị
can, bị cáo. Luận văn thạc sĩ luật học, Trường ĐH luật Hà Nội. Hà Nội
2011.

12



×