Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

phân tích và nêu ý kiến pháp lývề quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo Luật ngân sách 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.8 KB, 16 trang )

MỤC LỤC:

LỜI NÓI ĐẦU
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là
phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Sự hình thành
và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển
của kinh tế hàng hóa – tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng
và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự
tồn tại của kinh tế hàng hóa – tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn
tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa
phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng
Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.

1


Trong vấn đề quản lý ngân sách nhà nước, quan hệ giữa các cấp chính quyền
trong việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là vấn
đề rất phức tạp, làm sao vừa đảm bảo được tính tập trung thống nhất, vừa
phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền trong việc giải
quyết tốt các vấn đề kinh tế – xã hội, bảo đảm kỷ cương trong quản lý ngân
sách nhà nước theo pháp luật. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi hợp lý
có vai trò vô cùng quan trọng trong việc sử dụng ngân sách nhà nước một
cách hợp lý nhất, vừa đảm bảo ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo
trong nền tài chính quốc gia, mặt khác đảm bảo cho ngân sách địa phương
chủ động xử lý các vấn đề trên địa bàn, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo
của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền các cấp hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.


Vì vậy, trong bài tập này em đã chọn đề bài: phân tích và nêu ý kiến pháp lý
về quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương
theo Luật ngân sách 2002.

NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái niệm thu và khái niệm chi ngân sách địa phương.
1.1. Khái niệm thu và khái niệm chi ngân sách nhà nước.
a. Khái niệm thu ngân sách nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước là huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội
theo quy định của pháp luật làm hình thành quỹ ngân sách nhà nước.
Các đặc điểm của hoạt động thu ngân sách nhà nước:
- Thu ngân sách nhà nước không thể được tiến hành một cách tùy tiện mà
phải thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật.

2


- Hoạt động thu ngân sách nhà nước nhằm huy động một bộ phận giá trị sản
phẩm xã hội, vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế của
đất nước, với mức độ phát triển của nền kinh tế.
- Thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hai cơ chế pháp lý điển
hình là bắt buộc và tự nguyện, trong đó cơ chế bắt buộc được xem là chủ
yếu.
- Chủ thể tham gia vào hoạt động thu ngân sách nhà nước gồm hai nhóm:
chủ thể đại diện cho nhà nước trong việc thực hiện quyền thu; chủ thể đóng
góp khoản thu ngân sách theo nghĩa vụ hoặc dựa trên tinh thần tự nguyện.
Các khoản thu ngân sách nhà nước gồm nhiều loại. Theo Điều 2 Luật ngân
sách nhà nước 2002, thu ngân sách nhà nước gồm các khoản thu từ thuế, phí,
lệ phí; thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ
chức và cá nhân; các khoản viện trợ; và các khoản thu khác theo quy định

của pháp luật. Thuế là khoản thu mang tính cưỡng chế do Nhà nước huy
động từ các tổ chức, cá nhân và tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Lệ
phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước
hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy
định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí.
Thu ngân sách phải được thực hiện trong các trường hợp luật định, chi ngân
sách chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện: khoản thu đã có trong
dự toán được giao trừ trường hợp có sự điều chỉnh của Hội đồng nhân dân
tỉnh cũng như sắp xếp lại các khoản chi của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân; thu đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền qui định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân
sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
b. Khái niệm chi ngân sách nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước
theo dự toán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì
sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm thực hiện được các chức
năng của mình.
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động mang những đặc điểm chủ yếu sau:

3


- Chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế
hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà
nước quyết định.
- Chi ngân sách nhà nước nhằm vào mục tiêu thảo mãn nhu cầu về tài chính
cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực hiện
được các chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Chi ngân sách nhà nước là hoạt dộng được tiến hành bởi hai nhóm chủ thể:
nhóm chủ thể đại diện cho Nhà nước thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh

toán các khoản chi ngân sách nhà nước; nhóm chủ thể sử dụng ngân sách.
Chi ngân sách nhà nước gồm nhiều loại. Theo Điều 2 Luật ngân sách nhà
nước năm 2002, chi ngân sách nhà nước của ta gồm các khỏa chi phát triển
kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh bảo đảm hoạt động bộ
máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác
theo quy định của pháp luật.
1.2. Khái niệm thu và khái niệm chi ngân sách địa phương.
Phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương là việc xác
định mỗi cấp ngân sách địa phương được tập trung những nguồn thu nào và
mức độ tập chung đến đâu; đồng thời đề ra nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp
ngân sách. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc phân phối nguồn
thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước ở địa phương là thẩm quyền của Hội
đồng nhân dân tỉnh. Ta có thể dễ dàng nhận thấy, việc phân định cụ thể
nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể của ngân sách địa phương là vô cùng cần
thiết. Vì việc phân giao nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể cho từng địa phương
trên địa bàn chín quyền địa phương quản lý, từ đó có thể dự đoan được khả
năng tự đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cấp ngân sách để từ đó có những quy
định phù hợp nhằm điều chỉnh ngân sách địa phương.
Việc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp nhằm tăng
thêm nguồn lực cho địa phương, khuyến khích địa phuuowg chăm lo đầu tư
phát triển kinh tế xã hội, chống thất thu, thực hành tiết kiệm chi để tự cân
đối ngân sách địa phương và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
II. Những vấn đề pháp lý về phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho
ngân sách địa phương.

4


1. Nguyên tắc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa
phương.

Đối với việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho địa phương
phải tuân thủ theo các nguyên tắc về phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi của
ngân sách nhà nước nói chung được quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật ngân
sách nhà nước 2002. Theo đó, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho
từng cấp ngân sách của chính quyền địa phương theo 4 nguyên tắc. Các
nguyên tắc này đã được cụ thể hoá tại Điều 2 thông tư 188/2010/TT – BTC
ngày 22 tháng 11 năm 2010 quy định phân cấp tiêu thức nguồn thu và phân
chia các khoản chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
Theo đó, nguyên tắc phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa
ngân sách các cấp chính quyền địa phương bao gồm:
Thứ nhất, phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương
phải đảm bảo gắn nguồn thu với nhiệm vụ chi và khả năng quản lý của từng
cấp chính quyền địa phương, đảm bảo nguồn lực để các cấp chủ động thực
hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an
ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý; khuyến khích các cấp
tăng cường quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có
quy mô nhỏ cho nhiều cấp; hạn chế sử dụng nhiều tỷ lệ phân chia khác nhau
đối với từng khoản thu cũng như giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn.
Thứ hai, phải đảm bảo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho
ngân sách cấp mình và ngân sách các cấp dưới không được vượt quá tỷ lệ
phần trăm (%) phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu được phân
chia. Riêng ngân sách xã, thị trấn và ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh
được hưởng tỷ lệ (%) phân chia tối thiểu về một số khoản thu theo quy định
tại Khoản 1 Điều 34 Luật Ngân sách nhà nước.
Thứ ba, phải đảm bảo phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi theo đúng tiêu
thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp
chính quyền, nhằm phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, theo dõi nguồn thu
của các cấp ngân sách.
Thứ tư, phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và phát triển cân đối
nguồn ngân sách giữa các khu vực trên địa bàn để chủ động thực hiện nhiệm

vụ được giao, đồng thời đảm bảo tập trung điều hành ngân sách các cấp
trong phạm vi địa phương.

5


2. Thẩm quyền quyết định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các
cấp ngân sách.
Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã đề cao trách nhiệm và quyền hạn của
chính quyền nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công
tác quản lý, điều hành ngân sách các cấp ở địa phương. Quyền hạn của chính
quyền nhà nước cấp tỉnh tương xứng với vai trò quan trọng của tỉnh trong tổ
chức và điều hành ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật ngân sách nhà nước 2002 thì việc
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa
phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiện phân
cấp này phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phương; cấp xã
được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính – ngân
sách để quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được
phân cấp;
Do những vướng mắc của Luật ngân sách nhà nước năm 1996, Luật sửa đổi
bổ sung Luật ngân sách nhà nước năm 1998 và phân giao quyền hạn và trách
nhiệm cụ thể, chi tiết cho từng ngân sách. Cho nên, Luật ngân sách nhà nước
năm 2002 đã sửa đổi chế độ phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách, theo
đó, việc phân phối thu, chi chỉ được Quốc hội quyết định chi tiết cho hai cấp
ngân sách là ngân sách cấp trung ương và cấp tỉnh. Việc phân giao nguồn
thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách huyện và xã thuộc địa
bàn mỗi tỉnh do hội đồng nhân dân từng tỉnh quyết định phù hợp với đặc thù,
khả năng, và nhu cầu của địa phương mình (điểm c khoản 2 Điều 4 Luật
Ngân sách nhà nước năm 2002).

Ngoài ra, căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu do Thủ
tướng Chính phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100%,
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các
khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
3. Các khoản thu và chi của ngân sách địa phương.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Mỗi cấp ngân sách đều có nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể. Trong đó
ngân sách địa phương gồm ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân
sách cấp xã. Bên cạnh đó, luật còn quy định HĐND cấp tỉnh quyết định việc
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách chính quyền địa
phương mình.
6


a. Các khoản thu của ngân sách địa phương.
Khác với thu của ngân sách trung ương, nguồn thu của ngân sách địa
phương được chia thành bốn nhóm lớn: ngoài hai nhóm thu tương tự như
cấp ngân sách trung ương (những nguồn thu được tập trung toàn bộ vào
ngân sách địa phương và những nguồn thu theo tỉ lệ phần trăm), địa phương
còn được thu bổ sung từ ngân sách cấp trên và thu từ huy đọng vốn của các
tổ chức, cá nhân. Theo quy định tại Điều 32 Luật ngân sách nhà nước 2002
thì các khoản thu của ngân sách địa phương gồm:
Thứ nhất, các khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng toàn bộ
gồm: các loại thuế như thuế nhà đất, thuế tài nguyên (không kể thuế tài
nguyên thu từ dầu khí, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất
nông nghiệp;thuế môn bài; lệ phí trước bạ, các khoản phí, lệ phsi thu từ hoạt
động sự nghiệp, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu hồi vốn của ngân sách
địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa
phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;thu từ quỹ đất công tích và thu
hoa lợi công sản khác; thu từ viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc

tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; thu kết
dư ngân sách địa phương và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương. Những khoản thu này cũng giống các khoản
thu mà trung ương được tập trung theo tỉ lệ phần trăm vào ngân sách cấp
mình nhưng lại khác nhau về tỉ lệ thu.
Thứ ba, các khoản thu bổ sung từ ngân sách trung ương, gồm: các khoản thu
bổ sung để cân đối thu, chi ngân sách địa phương và các khoản thu bổ sung
có mục tiêu giúp địa phưng thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật quy
định.
Thứ tư, các khoản thu từ huy đọng vốn của các tổ chức, cá nhân
để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc
phạm vi cấp tỉnh đảm nhiệm nhưng ngân sách cấp tỉnh không đủ kinh phí để
thực hiện.
Hiện nay, cơ cấu chi NS đã được cải thiện đáng kể đảm bảo ưu tiên cho chi
đầu tư phát triển, bố trí NS đảm bảo yêu cầu về phát triển giáo dục đào tạo,
chữa bệnh và thực hiện các chính sách an sinh xã hội (cải cách tiền lương,
thực hiện xoá đói giảm nghèo…). Điều này đã khiến cho các địa phương chủ
động hơn trong việc điều hành, quản lý ngân sách của địa phương mình;

7


đảm bảo nguồn tài chính phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội chung
của cả nước cũng như từng địa phương.
b. Các khoản chi của ngân sách địa phương
Các khoản chi của ngân sách địa phương cũng gồm nhiều loại và được chia
thành năm nhóm lớn: chi đầu tư phát triển, thi thường xuyên, chi trả nợ gốc
và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư xây dựng của địa phương, chi bổ

sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh và chi bổ sung cho ngân sách cấp
dưới.
So với nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, nhiệm vụ chi của ngân sách
địa phương có nhẹ hơn cả về khoản mục chi cũng như nội dung của từng
khoản mục chi.
Ví dụ: địa phương không có nhiệm vụ chi viện trợ và chi cho vay như trung
ương. Điều đó còn thể hiện trong nội dung của từng khoản mục chi vì trong
từng khoản mục, nội dung chi của trung ương bao gồm cả những khoản chi
mà nội dung chi của địa phương không có.
III. Các quy định về phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách
địa phương theo Luật ngân sách 2002.
Khoản 3 mục I Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 6 tháng 6 năm2003của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Ngân sách nhà nước có quy định: “Nguồn thu, nhiệm vụ chi của
ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quyết định phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an
ninh của Nhà nước, trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.”
Như vậy, việc phân giao cụ thể nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp
ngân sách huyện và xã do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định – hội đồng
nhân dân tỉnh có quyền chủ động phân phối thu, chi cho ngân sách cấp dưới
trên cơ sở căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mình quản lí và
phải quán triệt các nguyên tắc pháp lý nhất định.
Điều 34 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đề ra bốn nguyên tắc pháp lý
định hướng quyết định phân phối thu, chi của hội đồng nhân dân tỉnh.
Thứ nhất, việc phân bổ nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách
địa phương phải phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc
8


phòng, an ninh và phù hợp với đặc điểm của từng vùng cũng như đối với

trình độ quản lý của từng địa phương (khoản 3 Điều 34 Luật ngân sách nhà
nước năm 2002).
Thật vậy, trình độ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của mỗi vùng là khác
nhau cũng như trình độ quản lý của từng địa phương là khác nhau. Có địa
phương mạnh về lĩnh vực kinh tế – xã hội này, có địa phương mạnh về lĩnh
vực kinh tế – xã hội khác và quốc phòng, an ninh cũng vậy, hay nói cách
khác, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, cấp địa phương mà việc
phân bổ nguồn thu, nhiệm vu chi cũng có sự khác nhau và phải dựa vào đó
để thực hiện.
Đây chính là yếu tố thể hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương ở việc
điều hòa vốn cho các địa phương giúp cho ngân sách địa phương hoàn thành
các mục tiêu kinh tế- xã hội của mình đồng thời hỗ trợ vốn cho các địa
phương miền núi, vùng dân tộc và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chế độ đối với gia đình chính sách,
người có công, cán bộ hưu trí.
Thứ hai, việc phân bổ nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách
cấp xã phải thỏa mãn tỷ lệ tối thiểu mà pháp luật quy định.
Điều này thể hiện, việc phân giao nguồn thu cho địa phương là việc làm cần
thiết. Chỉ khi được phân định nguồn thu cụ thể, địa phương mới có thể chủ
động lên kế hoạch thu nhằm hình thành nên quỹ ngân sách của địa phương
mình, làm tiền đề cho việc bố trí kinh phí ngân sách của địa phương để thực
hiện kịp thời các nhiệm vụ chi đã được giao phó.
Để bảo đảm chủ trương tăng cường nguồn lực hco ngân sách xã, ngoài các
nguồn thu theo quy định của hội đồng nhân dân tỉnh, ngân sách xã còn được
hưởng tối thiểu 70% một số khoản thu về thuế có liên quan đến đất đai và
một số loại lệ phí (điểm b khoản 1 Điều 34 Luật ngân sách nhà nước năm
2002). Trước đây, Luật ngân sách nhà nước quy định cấp xã, phường, thị
trấn được hưởng tối thiểu là 20% thuế sử dụng đất nông nghiệp. Như vậy,
quy định mới của Luật ngân sách nhà nước hiện hành đã tạo điều kiện tăng
thêm nguồn thu cho ngân sách xã, từ đó khuyến khích chính quyền xã chăm

lo phát triển nguồn thu trên phạm vi xã mình.
Thứ ba, khi quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân
sách các cấp chính quyền địa phương, hội đồng nhân dân tỉnh phải căn cứ

9


vào tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu do Thủ tướng Chính phủ giao
và các nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng toàn bộ.
Khoản 2 Điều 34 Luật ngân sách nhà nước có quy định: “Căn cứ vào tỷ lệ
phần trăm (%) phân chia các khoản thu do Thủ tướng Chính phủ giao và các
nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100%, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các
cấp chính quyền địa phương.”
Bởi, việc phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách là thuộc thẩm quyền của
Quốc hội và hội đồng nhân dân tỉnh. Quốc hội quyết định khoản thu và
nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp trung ương và ngân sách cho địa phương;
hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các thuộc
địa bàn tỉnh. Do đó, phải dựa vào cái quyết định của cấp trung ương. Hơn
nữa, Thủ tướng Chính phủ là người giao các tỷ lệ phần trăm phân chia cho
nên phải tuân thủ quyết định đó là tất yếu.
Mặt khác, thể hiện được giá trị và vai trò to lớn của cấp trung ương trong
việc quản lý cũng như hướng dẫn chỉ đạo thực hiện ở cấp địa phương. Nhằm
giúp cấp trung ương nhìn nhận mọi việc “qua con mắt của mình” và cấp địa
phương “thực hiện, thi hành” đúng, tuân thủ cấp trên và tránh được tình
trạng thất thoát, thiếu hụt hay nhầm lẫn trong ngân sách nhà nước.
Các khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng toàn bộ gồm các loại
thuế và các khoản tiền thu có liên quand đến đất và tài nguyên; thuế môn
bài, lệ phí trước bạ, các khoản phí, lệ phí và thu từ hoạt động sự nghiệp; thu
từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu hội vốn của ngân sách địa phương, thu từ

viện trợ, đóng góp tự nguyện, từ huy động của các tổ chức, cá nhân; thu kết
quả dư ngân sách và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các
khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương. Những khoản thu này cũng giống như những khoản thu mà
trung ương tập trung theo tỷ lệ phần trăm vào ngân sách cấp mình nhưng
khác tỷ lệ thu. Các khoản thu bổ sung từ ngân sách trung ương và các khoản
thu từ huy động vốn của các tổ chức cá nhân để đáp ứng nhu cầu xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi cấp tỉnh đảm nhiệm ngân sách
để thi công công trình.
Khác với khoản thu cấp trung ương, nguồn thu của ngân sách địa phương
được chia thành bốn nhóm lớn như đã nêu ở trên còn ở cấp trung ương chỉ

10


có hai nhóm lớn đó là các khoản thu được tập trung toàn bộ vào ngân sách
địa phương và nhưng nguồn thu theo tỷ lệ phần trăm.
Cũng chính vì lẽ đó mà cấp địa phương phải căn cứ vào tỷ lệ phần trăm phân
chia các khoản thu do Thủ tướng Chính phủ giao và nguồn thu ngân sách
được hưởng toàn bộ.
Thứ tư, khi phân giao nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng công trình công cộng phục
vụ cho ngành giáo dục, cho hoạt dộng giao thông đô thi và cho các sinh hoạt
khác (điểm d khoản 1 Điều 34 Luật ngân sách nhà nước)
Bởi đây đều là những hoạt động, những nhu cầu thiết yếu nhất của con
người trong đời sống hàng ngày. Phải tập trung đầu tư phát triển cho các
hoạt động này thì mới có thể phát triển được đất nước nói chung và tại mỗi
địa phương nói riêng.
Đây còn là những công trình thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm
đã được hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng vượt quá khả năng

cân đối của ngân sách cấp tỉnh của ngân sách cấp tỉnh trong năm dự toán.
Ngoài ra các khoản thu được tỉnh phân bổ, chính quyền xã và các cấp tương
đương được phép huy động các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức,
cá nhân để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương mình.
Tuy nhiên, việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn thu này phải tuân thủ
quy định của pháp luật.
Liên hệ thực tế, Ờ các xã, chính quyền nhân xã hàng năm khi có kế hoạch
xây dựng một đoạn đường nào đó mà không nằm trong dự án của nhà nước
thì cơ quan nhà nước ở địa phương đó bàn bạc, thăm hỏi ý kiến nếu được sự
đồng ý thì cơ quan chính quyền mới phát động, tuyên truyền để thu hút sự
ủng hộ của toàn thể bà con trong địa phương của mình. Chính vì lẽ đó, việc
huy đông, quản lý và sử dụng nguồn thu này vẫn phải tuân thủ những quy
định của pháp luật.
IV. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về phân phối nguồn
thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương.
Thứ nhất, cần quy định linh hoạt hơn về thẩm quyền quyết định phân phối
nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Và cần có các qui định thể hiện sự phân phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi
11


một cách chủ động hơn cho các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là
chính quyền cấp xã;
Phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương là vấn đề rất
quan trọng, tạo sự chủ động và ổn định cho các cấp ngân sách, tạo cơ sở
kinh tế cho các cấp chính quyền thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Sự
phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách của chính quyền địa phương
ổn định và triệt để sẽ tạo tính chủ động cao trong bố trí kế hoạch và hoạt
động điều hành của mỗi cấp chính quyền, khuyến khích địa phương tăng
thu, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn thu của ngân sách cấp trên.

Hiện nay, phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền phải đảm
bảo tính tập trung, thống nhất nhưng bên cạnh đó cũng phải phát huy tính
chủ động, sáng tạo của các cấp ngân sách, bảo đảm ổn định nguồn thu và
nhiệm vụ chi lâu dài. Muốn vậy cần có các qui định sự phân phối nguồn thu,
nhiệm vụ chi linh hoạt hơn, rộng hơn cho các cấp chính quyền địa phương,
đặc biệt là chính quyền cấp xã. Do mỗi địa phương lại có những đặc điểm
kinh tế – xã hội khác biệt, có sự chênh lệch lớn về nguồn thu, nhiệm vụ chi,
khả năng quản lý các nguồn thu. Vì vậy, luật ngân sách nhà nước cần qui
định rõ hơn các nguyên tắc về phân cấp ngân sách, tạo điều kiện cho Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân bổ ngân sách sao cho phù hợp với
đặc thù của từng địa phương mình quản lí.
Bên cạnh đó, các cấp ngân sách đều có nguồn thu 100% nhưng khoản thu
chiếm tỷ trọng lớn hơn cả lại thuộc về ngân sách trung ương như nguồn thu
từ thuế VAT hàng nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt hàng hoá nhập khẩu. Điều này dẫn đến tình trạng không khuyến
khích địa phương chủ động khai thác và phát triển các nguồn thu từ những
hoạt động trên tại địa bàn của mình. Ngoài ra, cách phân chia nguồn thu hiện
chủ yếu dựa vào tính chất, mức độ khoản thu mà chưa quan tâm tới đối
tượng quản lý thu, dẫn đến các khoản thu nhỏ, khó quản lý thuộc ngân sách
cấp dưới lại được phân về cho ngân sách cấp trên, làm hạn chế nỗ lực của cơ
quan thu thuế cũng như chính quyền cấp xã trong việc khai thác nguồn thu
trên (ví dụ đối với thuế tiêu thụ đặc biệt). Do vậy ở đây, nên trao cho
Thứ hai, pháp luật cần qui định cụ thể phương thức bổ sung từ ngân sách
cấp trên cho ngân sách cấp dưới theo nguyên tắc nhiệm vụ chi thuộc địa
phương nào địa phương đó phải sắp xếp kinh phí để thực hiện, nếu còn thiếu
thì ngân sách cấp trên mới hỗ trợ để thực hiện mục tiêu trên. Ngân sách địa
phương sẽ được bổ sung thềm nguồn thu hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong
trường hợp tổng nguồn thu của địa phương đó không đủ cho các nhiệm vụ
12



chi. Nhưng ở đây vấn đề cần được quan tâm là khi nào ngân sách nhà nước
sẽ chi bổ sung cho ngân sách địa phương. Nếu như, chỉ cần ở ngân sách địa
phương không đủ thì ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ ngay thì khi đó sẽ rất dễ
xảy ra tình trạng địa phương ở trong tình thế bị động và chỉ chờ kinh phí từ
trung ương nà không thể tận dụng được hết khả năng nhạy bén, linh hoạt của
bộ máy chính quyền ở địa phương trong hoạt động phân phối nguồn thu,
nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, việc bổ sung ngân sách của ngân sách trung ương cho ngân sách
địa phương cần gắn với mục tiêu hỗ trợ địa phương thực hiện một số nhu
cầu như về chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành, hỗ trợ để xử lý
những khó khăn nhất thời như khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ thực hiện
các chương trình
Thứ ba, để thu hẹp khoảng cách thu – chi ngân sách, cần sửa đổi các luật
thuế, cơ cấu lại các nguồn thu, cải cách chế độ thu thuế, tránh tình trạng
ngân sách nhà nước phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn thu không mang
tính chất bền vững như thu từ hoạt động dầu mỏ, thuế nhập khẩu. Do vậy
cần tăng cường nguồn thu từ các khoản thu từ thuế trực thu như: thuế thu
nhập cá nhân, các khoản thu từ thuế bất động sản cần, tạo sự công bằng
trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, giúp nhà nước thực hiện các chương
trình đầu tư cơ sở hạ tầng vì quốc kế dân sinh. mục tiêu công, dự án tại địa
phương những không đủ kinh phí.
Thứ tư, để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý ngân sách nhà nước, có thể
qui định về thời hạn của NSNN là trung hạn (5 năm) thay vì một năm như
hiện nay. Sở dĩ như vậy là do mô hình ngân sách thường niên không tương
thích, không gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội (kế hoạch 5
năm), tỏ ra kém linh hoạt, cứng nhắc. Ví dụ nếu không chi tiêu hết thì cuối
năm các khoản kinh phí được nhà nước hứa cấp sẽ bị huỷ bỏ, dẫn đến một
thực tế là các đơn vị sử dụng ngân sách cố tình hợp thức hoá hay chi tiêu
“chạy kinh phí” mà bỏ qua sự cần thiết và hiệu quả của các khoản kinh phí

đó. Hơn nữa, đối với các dự án đầu tư kéo dài nhiều năm thì ngân sách
thường niên không ăn nhập, vì vậy nhiều dự án đầu tư không thực hiện hiệu
quả, bị đứt quãng giữa chừng do bị gián đoạn về tài chính. Các dự án lớn do
giải ngân chậm nên bị kéo dài và dẫn tới chi phí tốn kém gấp nhiều lần so
với dự toán ban đầu. Một kế hoạch thu chi ngân sách trung hạn nhưng vẫn
dự liệu một cách chi tiết, rõ ràng, đầy đủ cho từng năm sẽ hiệu quả hơn so
với kế hoạch ngân sách thường niên như hiện nay.

13


Thứ năm, cần sớm thực hiện việc sửa đổi, hoàn thiện Luật ngân sách nhà
nước trong đó chú trọng phân cấp mạnh và có cơ chế ràng buộc trách nhiệm
đối với các cấp ngân sách địa phương trong đầu tư xây dựng cơ bản. N ếu
chỉ chú ý mở rộng thẩm qu ền phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các
chính quyền địa phương mà không chú ý tới trách nhiệm của các cấp chính
quyền sẽ rất dễ dẫn đến tính trạng phân phối ngân sách một cách vô tổ chức,
dẫn tới sử dụng ngân sách không đạt hiệu quả , gây thất thoát, lãng phí ngân
sách nhà nước. Hiện nay tình trạng “địa phương quyết định dự án đầu tư,
trung ương lo vốn” vẫn còn thường xuyên xảy ra đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến việc thực hiện thu, chi ngân sách ở địa phương, làm giảm tính linh
hoạt trong hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương trong việc thu chi
ngân sách. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế rằng buộc trách nhiệm đối với các
cấp ngân sách địa phương, giúp các cấp chính quyền tự giác hơn trong hoạt
động phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chia ngân sách nhà nước ở địa phương
mình.
Ngoài ra, để việc sử dụng ngân sách địa phương sao cho có hiệu quả nhất thì
ngoài việc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách một
cách rõ ràng thì vấn đề thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lý,
điều hành, lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước cũng cần có

những sửa đổi. Quốc hội, Hội đồng nhân dân có quyền giám sát việc thực
hiện ngân sách nhà nước, tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, hoạt động giám
sát ngân sách còn nhiều bất cập: thông báo về các vấn đề liên quan đến chu
trình ngân sách cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh còn hạn chế. Các cơ quan
nhà nước và cơ quan chuyên môn ở địa phương, thường chỉ báo cáo về tình
hình thực hiện ngân sách cho Hội đồng nhân dân và Ban kinh tế – ngân sách
của Hội đồng nhân dân tỉnh. Do vậy, hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu
Quốc hội không mang tính thường xuyên. Bên cạnh đó, các công cụ, điều
kiện thực hiện chức năng giám sát còn chưa đáp ứng được yêu cầu về hoạt
động này. Trình độ, năng lực chuyên môn của một số đại biểu Quốc hội, đặc
biệt là đại biểu kiêm nhiệm còn hạn chế, chưa đầu tư nhiều công sức để tìm
hiểu về lĩnh vực giám sát nên việc giám sát ngân sách nhà nước không tránh
khỏi những bất cập. Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát
của Quốc hội trong lĩnh vực tài chính ngân sách, cần có những qui định cụ
thể về trách nhiệm của các cơ quan liên quan cung cấp thường xuyên thông
tin về quá trình thực hiện ngân sách nhà nước cho đại biểu Quốc hội không
chỉ trong mà còn giữa các kỳ họp của Quốc hội, nhằm giúp các đại biểu nắm
vững hơn về tình hình tài chính ngân sách, nâng cao hiệu quả hoạt động
giám sát ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cần qui định rõ trong luật ngân
sách nhà nước cơ chế phối hợp giữa Ủy ban tài chính – ngân sách, Hội đồng
14


dân tộc, các uỷ ban khác của Quốc hội với cơ quan kiểm toán nhà nước, các
đơn vị, cơ quan liên quan. Đặc biệt, cần qui định nhiệm vụ của Uỷ ban tài
chính – ngân sách của Quốc hội trong việc xác định chương trình tổng thể về
giám sát ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó có các hướng dẫn cụ thể cho
Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc triển khai hoạt động giám sát, tránh tình
trạng hoạt động này diễn ra mang tính hình thức, phiến diện. Ngoài ra, luật
cũng cần qui định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn đại biểu Quốc hội trong

quá trình xây dựng, phân bổ, quyết định những vấn đề cụ thể về ngân sách
nhà nước ở tầm vĩ mô và việc thực hiện hoạt động giám sát trên địa bàn
nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu
Quốc hội ở địa phương.
KẾT LUẬN
Việc hoàn thiện pháp luật về phân phối nguồn thu, nhiệm vụ cho ngân sách
địa phương là vấn đề khá quan trọng nhằm phát huy vai trò của chính quyền
địa phương trong hoạt động ngân sách, góp phần xây dựng nền tài chính
công theo hướng hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật về phân
phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương cần phải đảm bảo
tính công khai, minh bạch, đồng bộ, đồng thời nâng cao khả năng giám sát
của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, khả năng quản lý của Chính phủ, bảo đảm
sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc
thực hiện NSNN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật ngân sách nhà nước”,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.
2. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, “Giáo trình Luật Tài chính”,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.
3. Luật ngân sách nhà nước 2002.
4. Nghị định 60/2003 /NĐ – CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết số điều
của Luật ngân sách nhà nước 2002.

15


5. Thông tư số 188/2010/TT – BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 quy
định phân cấp tiêu thức nguồn thu và phân chia các khoản chi giữa
ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

6. Lê Thị Thu Thủy, “Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý Ngân
sách Nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) tr.34-43.

16



×