Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.11 KB, 11 trang )

A- MỞ ĐẦU VẤN ĐỀ
Trong khi nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển cùng với tốc độ
phát triển của nền kinh tế thế giới, thì càng cần sự quản lý hành chính chặt
chẽ hơn nữa của nhà nước để không những vừa đảm bảo cho nền kinh tế
-chính trị của đất nước được ổn định vừa đảm bảo cho nền pháp chế xã hội
chủ nghĩa được tăng cường, phổ biến hơn trong nhân dân. Và hoạt động
khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay ngày càng có vai
trò quan trọng trong quá chính quản lý hành chính nhà nước, trong việc đảm
bảo nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Với tính thời sự và vai trò quan trọng
của hoạt động này nên em đã chon đề tại: “Phân tích vai trò của khiếu nại,
tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế
trong quản lý hành chính nhà nước”.
Do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc hẳn trong bài viết của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rât mong nhận được những
góp ý từ thầy cô cho bài viết của em được hoàn thiện hơn.
B- NỘI DUNG
I-Khái quát chung về khiếu nại, tố cáo
Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân chính là một tỏng
những biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp; bởi vì, bằng việc thực hiện
quyền khiếu nại của mình, nhân dân đã trực tiếp giám sát và tham gia trực
tiếp vào hoạt động cảu bộ máy nhà nước.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong số các quyền chính
trị cơ bản tồn tại cùng với các quyền tham gia quản lý công việc của Nhà
nước và xã hội, quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước;
quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội…Các

1


quyền đó chính xác chỗ đứng, diện mạo, vai trò chính trị của mỗi cá nhân
trong xã hội, thể hiện sâu sá bản chất giai cấp, bản chất chế độ xã hội, trong


đó cá nhân tồn tại với tư cách là thành viên, là công dân.
1.Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
theo thủ tục do Luật khiếu nại , tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại Quyết định hành chính, hành vi hành chính
hoặc Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng Quyết
định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.
Công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình bằng cách gưỉ đơn
hoặc trực tiếp đến các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức
kinh tế hay người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đó để trình bày ý kiến,
nguyện vọng và những đề nghị cụ thể của mình. Tạo mọi điều kiện thuận lợi
để công dân thực hiện quyền khiếu nại chính là hướng dư luận xã hội vào
mục đích vì sự công bằng cảu xã hội. Như vậy, xét về bản chất việc thực
hiện quyền khiếu nại của công dân dân thể hiện mối quan hệ Nhà nước và
công dân mà trong đó bên đi khiếu nại đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân người đi
khiếu nại đó. Để nhận biết đúng các dấu hiệu của khiếu nại, chúng ta cần
phải xem xét ở một số điểm sau đây:
Một là: Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là: Công dân, cơ quan, tổ
chức hoặc cán bộ, công chức.
Hai là: đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành
chính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước hoặc những người có

2


thẩm quyền trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước; quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức.
Ba là: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là chính cơ

quan đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị người khiếu nại
cho rằng đã xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu không
đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan giải quyết lần đầu,
người khiếu nại có quyền khiếu nại tiếp với Thủ trưởng cấp trên của cơ quan
đã ra quyết định giải quyết lần đầu.
2.Tố cáo là gì?
Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo có quy định:
“Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Như vậy, xét về bản chất việc thực hiện quyền tố cáo thể hiện mối
quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi tố cáo báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức.
Để hiểu đúng bản chất của tố cáo, chúng ta cần phải xem xét dưới các
khía cạnh sau đây:

3


Một là: chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo như quy định trong Luật
khiếu nại, tố cáo chỉ có thể là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, là cả
công dân, cơ quan tổ chức đều có quyền khiếu nại, nhưng thực hiện quyền tố
cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân, quy định này nhằm cá thể hoá
trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố tình tố cáo sai sự thật thì tuỳ
theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của
pháp luật.

Hai là : đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ
cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Ba là: cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo là các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Khác với khiếu nại, người khiếu nại
phải thực hiện quyền khiếu nại với đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại của mình thì đối với tố cáo, người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật đến cơ quan nhà nước. Nếu không thuộc thẩm quyền giải
quyết thì cơ quan đó có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo.
II- Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với
việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
Khiếu nại, tố cáo (KNTC) là quyền của công dân. Điều đó được ghi
nhận trong Hiến pháp và cụ thể hoá trong Luật KNTC, các văn bản này là cơ
sở pháp lý quan trọng giúp công dân hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình về
KNTC, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Giải quyết KNTC có
vai trò quan trọng trong việc bản đảm an toàn, trật tự xã hội tại mỗi địa
phương.

4


Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ
sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà
nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước. Việc giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định tình hình
chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công

dân và đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về
vấn đề này, trong đó có Pháp lệnh Khiếu nại - tố cáo của công dân năm
1991, Luật Khiếu nại - tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Khiếu nại - tố cáo năm 2004 và năm 2005; Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung vào năm
2006). Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ
sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc
khiếu nại, tố cáo; làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
việc giải quyết khiếu tố.
1. Khiếu nại, tố cáo của công dân là một hình thức bảo đảm pháp chế xã hội
chủ

nghĩa

trong

quản



hành

chính

nhà

nước

2. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà
nước là sự tồn tại hệ thống quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo hoàn thiện,

đồng bộ, phản ánh yêu cầu của dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền
khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định trong Hiến pháp
3. Hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo cơ quan hành chính nhà nước và
những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tự giác nghiêm
chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật khiếu nại, tố
cáo và pháp luật khác có liên quan là góp phần đảm bảo thực hiện pháp chế


hội

chủ

nghĩa

4. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà
5


nước yêu cầu phải có cơ chế hữu hiệu để kiểm tra, giám sát hoạt động giải
quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là thực hiện
pháp

chế



hội

chủ


nghĩa

5. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà
nước biểu hiện của pháp chế xã hội chủ nghĩa yêu cầu phải đấu tranh phòng,
chống và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo
III- Thực trạng của khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại,
tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước
Ngày 2/5, Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng. Tham dự Hội nghị tại đầu cầu Trung ương ở Hà Nội có Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.kết quả cho
thấy, trách nhiệm trong chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được nâng lên; công tác hoàn
thiện cơ chế, chính sách góp phần hạn chế phát sinh khiếu kiện mới được
quan tâm; công tác tiếp dân ở các tỉnh, thành phố đã được củng cố thêm một
bước; giải quyết được khối lượng lớn vụ việc mới phát sinh và nhiều vụ
đông người, phức tạp; việc phối hợp giữa các cơ quan ở Trung ương và địa
phương được quan tâm hơn, nhất là xử lý các tình huống phức tạp phát sinh
trong khiếu nại, tố cáo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo còn những hạn chế, yếu kém như, một số địa phương chưa tổ chức tốt
việc tiếp công dân, chưa gắn công tác tiếp công dân với việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo, nhất là ở cấp huyện; nhiều vụ việc giải quyết còn chậm; một số
vụ việc giải quyết không đúng chính sách, pháp luật và thực tế; nhiều địa
phương chỉ chú trọng đến việc giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm
6


đến giải quyết dứt điểm; còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy, thấy sai phạm
nhưng chưa có biện pháp khắc phục…

Trong thời gian từ năm 2008 – 2011, các cơ quan hành chính nhà
nước đã tiếp trên 1.571.500 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử
lý 672.990 đơn thư. Năm 2011 so với năm 2008, số vụ việc tăng 26,4%;
đoàn đông người 64,5%.
Cụ thể, kết quả giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền; các cơ quan
chức năng đã giải quyết 257.419/290.565 vụ việc khiếu nại (đạt trên 88%).
Qua phân tích cho thấy, số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%; số vụ khiếu nại
đúng, có sai chiếm 28%; khiếu nại sai chiếm 52,2%.
Về giải quyết tố cáo, đã giải quyết 33.160/39.107 vụ việc tố cáo (đạt
trên 84%). Qua phân tích cho thấy, có 16,2% đơn tố cáo đúng, 29,6% đơn tố
cáo có đúng, có sai; 54,2% đơn tố cáo sai.
Qua công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, đã thu hồi về cho nhà nước
gần 1.026 tỷ đồng, 1.241 ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với
số tiền 595 tỷ đồng, 936 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.951 người;
chuyển cơ quan điều tra 239 vụ, 382 người.
Về giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài; các Bộ, ngành,
địa phương đã kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm được 1.052 vụ việc tồn
đọng, bức xúc, kéo dài (đạt 66,7%)
Nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu liên quan đến đất đai
(chiếm 70%), trong đó nhiều nhất là khiếu nại việc bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh

7


tế-xã hội; khiếu nại đòi đất cũ, tranh chấp đất đai trong nhân dân qua các
thời kỳ nhưng chưa được giải quyết dứt điểm; khiếu nại đòi nhà cho thuê,
cho mượn, cho ở nhờ, đòi nhà thuộc diện thực hiện các chính sách về quản
lý nhà…
IV- Những giải pháp và đề xuất nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả


đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chỉ đạo các
ngành có chức năng tăng cường hơn nữa trong công tác tuyên truyền, giáo
dục, thuyết phục nhằm tạo bước chuyển biến căn bản trong nhận thức của
cán bộ và nhân dân đối với việc chấp hành pháp luật, nhất là pháp luật về
khiếu nại, tố cáo.
xác định công tác tiếp dân, giải quyết KNTC là nhiệm vụ chính trị
thường xuyên của Sở, tham mưu UBND tỉnh giải quyết kịp thời những vụ
việc KNTC còn tồn đọng kéo dài. Các vụ việc KNTC đông người phức tạp
cần tập trung chỉ đạo tham mưu giải quyết ngay không thể phát sinh thành
điểm nóng, đồng thời tổ chức thực hiện tốt các quyết định giải quyết KNTC
đã có hiệu lực pháp luật. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp cần
coi trọng công tác hòa giải.
Trưởng Thi hành án dân sự phải có trách hiện phân loại đơn, xác định
nội dung và nguyên nhân của việc khiếu nại, tố cáo, nắm bắt nguyện vọng
của người khiếu nại, tố cáo để chủ động đề ra những biện pháp giải quyết
cho phù hợp, làm rõ đúng sai, phân công trách nhiệm của từng cá nhân, ấn
định thời hạn để giải quyết thích hợp. Đối với việc khiếu nại, tố cáo do

8


nguyên nhân khách quan, liên quan đến các ngành, các cấp thì cần tập hợp
đầy đủ các thông tin, những vấn đề vướng mắc để kiến nghị với cơ quan liên
quan, báo cáo Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND cùng cấp và Bộ Tư pháp để kịp
thời chỉ đạo giải quyết. Đối những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền của Trưởng thi hành án dân sự địa phương cần xem xét thì phải thụ
lý, lập thủ tục giải quyết kịp thời, ngay tại nơi phát sinh, không để khiếu nại,

tố cáo vượt cấp, kéo dài.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo cần tôn trọng người khiếu
nại, tố cáo, không được định kiến, xem thường, thờ ơ hoặc có các biểu hiện
khác. Đối với các khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền hoặc khiếu nại,
tố cáo nội dung không rõ ràng thì chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải
quyết hoặc chuyển trả cho người khiếu nại, tố cáo. Việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo phải bằng hình thức ra quyết định giải quyết, chấm dứt việc ra công
văn trả lời cho đương sự.
C- KẾT LUẬN
Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta trong lĩnh
vực giải quyết các khiếu nại của công dân và khiếu kiện của đương sự đã cơ
bản hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích của Nhà nước và quyền lợi
hợp pháp của công dân theo Hiến pháp quy định. Thực tiễn đời sống xã hội
đặt ra cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
thường xuyên và sâu, rộng nhằm giúp cho cán bộ, công chức các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền nắm vững và áp dụng chính xác pháp luật trong
việc xử lý, giải quyết khiếu nại,tố cáo của công dân cũng như giúp cho công
dân hiểu biết pháp luật, thực hiện đúng đắn quyền khiếu nại, khiếu kiện để
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hành chính Việt
Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2010;
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007;
4. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tố tụng

hành chính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006
5.

Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004 và

2005);
6.

Nghị định của Chính phủ số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và
các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.
7.

Bộ luật dân sự năm 2005

8. Tạp chí dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về khiếu nại và khiếu kiện
hành chính, tháng 12/2007;
9. Tài liệu tham khảo trên Internet

10


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………….1
B. NỘI DUNG ……………………………………………………………1
I-Khái quát chung về khiếu nại, tố cáo ……………………………………1
1.Khiếu nại là gì?..........................................................................................2
2. Tố cáo là gì?..............................................................................................3
II- Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc

đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước…………………….4
III- Thực trạng của khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố
cáo của các cơ quan hành chính nhà nước…………………………………6
IV- Những giải pháp và đề xuất nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả đối
với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo……………………………………….8
C. KẾT LUẬN …………………………………………………………….9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………..10

11



×