Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu nội dung của chế độ khoán chi hành chính và khả năng áp dụng phương thức này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.63 KB, 14 trang )

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cải cách hành chính là một trong những mục tiêu được Nhà nước đặc biệt
quan tâm trong những năm gần đây. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý tài chính
đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập là một
trong những chương trình trọng điểm, và nội dung chủ yếu là thực hiện chế độ
khoán chi hành chính để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo điều
kiện cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập chủ động trong việc
sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý, thúc đẩy việc
sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao
hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí hành chính, tăng thu nhập cho
người lao động, ngày 17/10/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định
130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, ngày
25/4/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và liên Bộ Tài Chính, Nội vụ
đã ban hành Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT/BTC-BNV hướng dẫn thực hiện
Nghị định 130/2005/NĐ-CP Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 71/2006/TTBTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
Nhằm góp phần làm rõ hơn về vấn đề nầy, nhóm chúng em lựa chọn đề tài :
“Tìm hiểu nội dung của chế độ khoán chi hành chính và khả năng áp dụng
phương thức này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Do điều kiện thời gian cũng như trình độ am hiểu vấn đề còn hạn chế nên bài
viết không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em kính mong nhận được những ý
kiến đánh giá của thầy cô giáo và các bạn để bài làm được hoàn thiện hơn,
chúng em cũng rất cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ trong các
giờ tư vấn để có thể hoàn thành tốt bài tập này.



I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Qua việc tìm hiểu về nội dung của khoán chi hành chính, theo nhóm chúng
em, “khoán chi hành chính” là việc nhà nước giao cho cơ quan nhà nước hay
đơn vị sự nghiệp công lập một khoản kinh phí trong một thời gian nhất định
(thường là một năm), trong phạm vi khoản kinh phí đó, các cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập được phép tự chủ trong việc xây dựng kế hoach chi
tiêu phù hợp với đặc điểm của nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan,
đơn vị mình.
1. Tại sao phải thực hiện khoán chi hành chính?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện khoán chi hành chính ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay. Trước hết phải kể đến gánh nặng chi tiêu của nhà
nước là rất lớn. Trong đó, các khoản chi phí để vận hành bộ máy nhà nước
chiếm một tỷ lệ khá lớn trong các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà
nước. Việc phải mất một khoản chi phí lớn như vậy hằng năm sẽ làm cho các
khoản chi khác dùng để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội
bị hạn chế. Do đó, để giảm bớt gánh nặng chi tiêu của nhà nước, các cơ quan
hành chính nhà nước cần phải giảm thiểu chi tiêu công. Khoán chi hành chính là
một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu chi tiêu công bằng cách
nâng cao tính tự chủ trong chi tiêu của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ.
Thứ hai, bộ máy nhà nước hiện nay của nước ta còn khá cồng kềnh, nhiều cơ
quan, bộ, ngành các cấp tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước
với một số lượng không nhỏ cán bộ, công chức “làm công ăn lương”. Do đó, chi
phí để nhà nước trả lương cho đội ngũ cán bộ, công chức trong biên chế nhà
nước chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Mặc dù tốn một khoản chi phí lớn để trả lương
cho cán bộ, công chức, viên chức nhưng do bộ máy nhà nước khá cồng kềnh, số
lượng công chức quá đông nên mức lương cho công chức không cao, chưa đáp
ứng được nhu cầu cuộc sống của họ. Điều này dẫn đến hoạt động của bộ máy
nhà nước không hiệu quả, còn nhiều hạn chế, trì trệ, kém phát triển, gây khó
khăn, nhũng nhiễu cho người dân, làm mất lòng tin của nhân dân vào hoạt động
của bộ máy nhà nước.

Thứ ba, xuất phát từ lợi ích của hoạt động khoán chi hành chính là tạo điều
kiện cho các cơ quan nhà nước có quyền tự hoạch định chính sách chi tiêu của
cơ quan mình sao cho cân đối, hợp lý nhất; đồng thời, cũng kích thích sự tích


cực, năng động để tạo nguồn thu của các cơ quan; sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức
theo hướng tinh gọn, đa ngành; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ
quan đối với ngân sách nhà nước đã được cấp. Việc khoán chi hành chính cho
các cơ quan còn giúp cho bản thân người lao động phải tích cực vận động, nâng
cao năng suất lao động để đạt được hiệu quả công việc một cách tốt nhất, nhờ đó
mà tăng thêm nguồn thu nhập cho cán bộ, công chức.
2. Lợi ích của việc khoán chi hành chính:
Thực hiện việc khoán chi hành chính có nhiều ưu điểm. Đó là xoá bỏ sự bình
quân chủ nghĩa, xoá bỏ sự thiên vị trong quá trình phân bổ ngân sách khiến cơ
chế xin - cho không còn môi trường tồn tại. Thực hiện khoán chi hành chính
khuyến khích tiết kiệm chi tiêu ngân sách để tăng thu nhập cho cán bộ công
chức trong cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan được giao quyền tự chủ
trong công tác điều hành tổ chức công việc, tự chủ trong việc sử dụng ngân sách
nhà nước dành cho đơn vị mình, đồng thời tự chịu trách nhiệm đối với các quyết
định chi tiêu của mình. Thực hiện khoán chi hành chính và khoán biên chế còn
có tác dụng sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, đa ngành, đa lĩnh
vực gắn với cải cách thủ tục hành chính, do đó, không chỉ tinh giản biên chế mà
còn nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc
3. Nội dung của khoán chí hành chính
Ngân sách nhà nước không chỉ bao gồm các khoản thu, mà từ các khoản thu
đó, nhà nước có điều kiện để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Các
khoản chi trong ngân sách nhà nước bao gồm: chi thường xuyên, chi cho đầu
tư phát triển, chi trả nợ,… Trong đó, một phần không nhỏ, ngân sách nhà
nước phải chi cho các công việc nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của bộ
máy nhà nước, đó là các khoản chi hành chính. Tuy nhiên, khi thoát khỏi cơ

chế nhà nước bao cấp về kinh tế, thực hiện nền kinh tế thị trường, có nhiều
vấn đề được đặt ra như: giải quyết lạm phát, sử dụng hiệu quả nguồn thu,…
Để giải quyết được bài toán này, một biện pháp được đặt ra đó là khoán chi
hành chính, qua đó thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
biên chế, kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan nhà nước, các đơn
vị sự nghiệp công lập (gọi chung là chế độ tự chủ). Chế độ khoán chi này đã
đem lại kết quả không nhỏ không chỉ cho nhà nước mà cho cả nền kinh tế.
Các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp bớt phụ thuộc vào nhà nước về


kinh phí hoạt động, điều đó đồng nghĩa với việc các cơ quan có thể chủ động
trong hoạt động của mình, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, giảm
bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước (Điều 2 Nghị định 130/2005/NĐ –
CP). Khoán chi hành chính đã và đang là một trong những nội dung cơ bản
của tài chính công (gồm: khoán biên chế và khoán chi hành chính). Có nhiều
tranh cãi về cơ chế khoán chi hành chính, nhưng hiện nay, dưới sự chỉ đạo
của Nghị định 130/2005/NĐ – CP (NĐ 130), Thông tư liên tịch Bộ tài chính
- Bộ nội vụ số 03/2006/TTLT – BTC – BNV (TT 03), Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 (NĐ 43), Thông tư 71/2006/TT-BTC (TT
71) … chứng tỏ chế độ khoán chi hành chính ngày càng chứng minh được
vai trò quan trọng của mình.
Các nội dung cụ thể của Khoán chi hành chính cũng được qui định cụ thể tại
nhiều văn bản. Theo đó, Khoán chi hành chính được chia thành hai vấn đề đó là
việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về kinh phí hoạt động.
3.1. Đối tượng thực hiện khoán chi hành chính.
Khoán chi hành chính được thực hiện ở các cơ quan nhà nước và các đơn vị
công lập.Hai loại đối tượng này được qui định chi tiết tại NĐ 130 và NĐ 43,
hướng dẫn thực hiện tại TT 03 và TT 71. Tại Điều 1 NĐ 130, qui định về phạm
vi và đối tượng điều chỉnh: các cơ quan được thực hiện chế độ tự chủ phải là các

cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng như: Các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, văn phòng Quốc hội, văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân các cấp,
Viện kiểm sát nhân dân các cấp,… (Khoản 1 Điều 1). Bên cạnh đó, UBND xã,
phường cũng có quyền thực hiện chế độ tự chủ nhưng phải căn cứ vào điều kiện
thực tế ở địa phương để thực hiện và do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quyết định. Các cơ
quan thuộc Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội được xem xét và tự quyết định
việc thực hiện NĐ 130. Tại Điều 1 NĐ 130, cũng qui định các cơ quan không
được phép thực hiện chế độ tự chủ: các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an, Ban cơ yếu Chính phủ. Các cơ quan này vì thế vẫn được ngân sách nhà nước
cấp kinh phí quản lí hành chính. Tại các đơn vị công lập, chiếu theo hướng dẫn
tại TT 71, đối tượng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính là
các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
thành lập (đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy
kế toán theo quy định của Luật kế toán), hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp


Giáo dục - Đào tạo và Dạy nghề; sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội; sự nghiệp
Văn hoá - Thông tin (bao gồm cả đơn vị phát thanh truyền hình ở địa phương),
sự nghiệp Thể dục- Thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các đơn vị sự
nghiệp có quy trình hoạt động đặc thù; các đơn vị sự nghiệp có các đơn vị trực
thuộc thì đối tượng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính là
các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đảm bảo các điều kiện là đơn vị dự toán độc lập,
có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế
toán.
Đến đây, một câu hỏi được đặt ra, vậy chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về
sử dụng biên chế là gì? Chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý
hành chính là gì? Và, các qui định cụ thể của pháp luật về các mặt trên như thế
nào?

3.2. Khoán biên chế.
Theo TT 03, Biên chế của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ là “biên chế hành
chính và biên chế dự bị (nếu có) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao,
không bao gồm biên chế của các đơn vị sự nghiệp (là đơn vụ dự toán, có tài
khoản, con dấu riêng) trực thuộc”.
Cơ quan có thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế cho một cơ quan thực hiện chế
độ tự chủ, căn cứ trên cơ sở được đó, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chủ động
sử dụng biên chế để:
“1. Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí
công việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
2. Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.
3. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan
vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao.
4. Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số
chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý
hành chính được giao.” (Điều 4 NĐ 130)
Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được tự quyết định
biên chế. Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và
đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn
cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu
biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch


biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo
thẩm quyền.
Thủ trưởng đơn vị được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối
với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng
và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước
để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị.
3.3 Khoán kinh phí hành chính.

Nguồn kinh phí:
Kinh phí cho quản lí hành chính có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau
như ngân sách nhà nước; các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ qui định;
các khoản thu nhập hợp pháp khác theo qui định của pháp luật.Từ khoản kinh phí
đó, các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đó,
trong trường hợp có phát sinh làm thay đổi kinh phí ngân sách nhà nước giao để
thực hiện chế độ tự chủ, cơ quan đó phải có văn bản đề nghị bổ sung, điều chỉnh
dự toán kinh phí, giải trình chi tiết các yếu tố làm tăng, giảm dự toán kinh phí gửi
cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp
không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp
dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I. Cơ quan ở trung ương và địa phương
(đơn vị dự toán cấp I) xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp và
lập dự toán chi ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính
cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Trong qui định của pháp luật hiện nay mà cụ thể là trong hai văn bản đã được
dẫn chiếu ở trên, kinh phí được giao cho đơn vị thực hiện chế độ tự chủ bao gồm
hai loại: loại dùng để thực hiện chế độ tự chủ và loại không dùng để thực hiện
chế độ này. Ở loại thứ hai, bao gồm các khoản chi để mua sắm, sửa chữa lớn tài
sản cố định, chi thực hiện các nhiệm vụ có tinh chất đột xuất,… được qui định
tại Khoản 1 Điều 6 NĐ 130. Các khoản phí này sẽ được ngân sách nhà nước bố
trí cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ hang năm.
Sử dụng kinh phí
Đối với kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ được
xác định và giao hàng năm trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao, kể
cả biên chế dự bị (nếu có) và định mức phân bổ ngân sách nhà nước tính trên
biên chế; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định.
Gồm: Các khoản chi thanh toán cá nhân, các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn,


các khoản chi khác có tính chất thường xuyên ngoài nội dung qui định tại Điều

7 NĐ 130.
+ Các khoản chi cá nhân ở đây được hiểu là tiền lương, tiền công, phụ cấp
lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các
khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
+ Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: thanh toán dịch vụ công cộng,
vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong
nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước
ngoài vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên), chi phí thuê
mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thường
xuyên tài sản cố định.
Như đã nói ở trên, việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh
phí quản lý hành chính đem lại nhiều thuận lợi, cũng như tạo điều kiện cho cơ
quan thực hiện tự chủ hơn. Một trong số những thuận lợi mà chế độ khoán chi
còn đem lại đó là, các cơ quan thực hiện chế độ này nếu hoạt động có hiệu quả
cao thì sẽ tạo ra một khoản tiết kiệm không nhỏ giúp cải thiện công tác cho cán
bộ, công chức; sử dụng để khen thưởng, phúc lợi. Số tiền tiết kiệm nếu không
được sử dụng hết sẽ được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng. Bên cạnh
đó, tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 NĐ 130 có qui định như sau: “Khi xét thấy khả
năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có thể
trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức.”
Để có được khả năng tiết kiệm ổn định, đồng thời tạo thế chủ động trong kinh
phí tự chủ được giao, điều kiện đầu tiên cần đến là phải có kế hoạch chi tiêu cụ
thể, vì thế cần thiết phải lập ra một qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế quản lý sử
dụng tài sản công do cơ quan thực hiện chế độ tự chủ lập, mà ở đây là thủ
trưởng các cơ quan này ban hành sau khi có ý kiến tham khảo của công đoàn cơ
quan và phải được công khai và phải được công khai trong toàn cơ quan, phải
gửi đến Kho bạc nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi
theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với
cơ quan thực hiện chế độ tự chủ không có đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc)

để theo dõi, giám sát. Mẫu qui chế do pháp luật qui định.
Bên cạnh đó, hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của
Bộ Tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình
thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, cơ quan thực
hiện chế độ tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định. Căn cứ dự toán
chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản cấp trên (đơn vị


dự toán cấp I) phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho các cơ quan
thực hiện chế độ tự chủ chi tiết theo hai phần: Phần dự toán chi ngân sách nhà
nước giao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao
không thực hiện chế độ tự chủ.
Đối với cơ quan không có đơn vị dự toán trực thuộc, căn cứ vào dự toán chi
ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phân
bổ dự toán được giao theo hai phần: Phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao
thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi ngân sách nhà nước giao không
thực hiện chế độ tự chủ, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm tra theo quy
định.
Việc hạch toán cũng được qui định như sau: “Đối với các khoản chi thực hiện
chế độ tự chủ được hạch toán vào các mục chi của mục lục ngân sách theo quy
định hiện hành. Khoản chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, hạch
toán vào Mục 107 - Các khoản thanh toán cho cá nhân; khoản chi khen thưởng,
hạch toán vào Mục 104 - Tiền thưởng; khoản chi phúc lợi và trợ cấp thêm ngoài
những chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ việc trong quá trình
tổ chức sắp xếp lại lao động, hạch toán vào Mục 105 - Phúc lợi tập thể, của mục
lục ngân sách nhà nước.”
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, khen thưởng.
Ngoài việc qui định về nội dung của chế độ tự chủ, NĐ 130 còn qui định về
trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền từ Điều 10 đến Điều 13. Bao gồm:
các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, các cơ quan cấp trên ( Bộ trưởng, thủ

trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ,…), UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, Kho bạc nhà nước các cấp.
Các cơ quan cấp trên có thẩm quyền ngoài việc căn cứ vào báo cáo của cơ
quan thực hiện tự chủ cấp dưới để kiểm tra giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn, còn
phải kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đồng thời hang năm tổ chức đánh giá báo cáo
kết quả thực hiện chế độ tự chủ, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá
trình thực hiện,…
4. Áp dụng khoán chi hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
4.1. Những thành quả đạt được
Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005
của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính. chế độ tự chủ đã có sự tác động tích cực đến hoạt


động của các cơ quan. Sự phù hợp và hiệu quả của cơ chế mới đã được khẳng
định rõ rệt, đó là: Từng bước hạn chế tình trạng cơ quan chủ quản cấp trên can
thiệp quá sâu vào công việc của cơ quan cấp dưới; sử dụng kinh phí đúng mục
đích, tiết kiệm, có hiệu quả hơn, không còn tình trạng “chạy” kinh phí còn dư
cuối năm để chi tiêu cho hết, mặc dù việc chi tiêu đó chưa thực sự cần thiết;
thực hiện công khai dân chủ trong việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính đã
tạo sự đồng thuận cao trong đơn vị, nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện
quyền giám sát trong thực thi công vụ và thực hành tiết kiệm chống lãng phí…
cụ thể là :
Thứ nhất, tăng cường quyền tự chủ và tính chủ động của thủ trưởng đơn vị
trong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Sự chuyển biến lớn trong
cách nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị (cũng là người chủ tài khoản của
đơn vị) là tính linh hoạt, mạnh dạn quyết định những công việc có lợi theo thứ
tự ưu tiên cho đơn vị trong khuôn khổ thẩm quyền và nguồn kinh phí được cấp.
Hơn thế, các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ không nhất thiết phải đợi xin phép
cơ quan cấp trên và theo đó, cơ quan cấp trên không phải “can thiệp” quá sâu

vào công việc của cơ quan cấp dưới.
Thứ hai, tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý thức trách
nhiệm của đội ngũ công chức đối với công việc và ngân sách được giao. Quy
chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả các công
chức trong đơn vị. Tất cả các khoản thu và nội dung chi được công khai chi tiết,
đã góp phần kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý và thúc đẩy thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, tài sản công.
Thứ ba, hoạt động của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ được nâng lên một
bước về chất lượng; quy trình xử lý công việc được xây dựng mới, hợp lý và
khoa học; nội dung, tiêu chuẩn thủ tục theo yêu cầu quản lý hành chính hiện đại
từng bước được áp dụng.
Theo báo Tiền Phong, sau 5 năm thực hiện Nghị định 130/CP về cơ chế tự
chủ biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các cơ quan nhà nước của thành
phố Hà Nội chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, nên đã tiết
kiệm được hơn 600 lao động với kinh phí hơn 94 tỷ đồng, chiếm 15,14% tổng
dự toán kinh phí tự chủ được giao của các năm, trong đó, tiết kiệm do thực hiện
tinh giảm biên chế là 21,6 tỷ đồng, tiết kiệm chi hành chính 72,6 tỷ đồng.
Trên cả nước, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ đã có 22 Bộ, cơ quan ở trung
ương triển khai chế độ tự chủ cho 100% các đơn vị trực thuộc, có 44 tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương thực hiện chế độ tự chủ cho 100% cơ quan, đơn vị
thuộc cấp tỉnh; 48 tỉnh, thành phố đã thực hiện chế độ tự chủ cho 100% các cơ


quan thuộc cấp huyện, quận… các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm đã triển khai nhiều biện pháp để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và sử
dụng kinh phí được giao đúng mục đích, có hiệu quả, một số cơ quan trung ương
báo cáo có số tiết kiệm tương đối cao (đạt trên 10%) như: Bộ Ngoại giao đạt
26,67%; Kiểm toán Nhà nước đạt 19,86%; Bộ Công Thương đạt 14,22%; Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao đạt 10,97%; Bộ Thông tin và Truyền thông đạt
14,44%; tỉnh Hà Tây, tỉnh Khánh Hoà có cơ quan đạt mức tiết kiệm 37% so với

tổng kinh phí được giao…
Nhờ nguồn kinh phí tiết kiệm, một số cơ quan đã có nguồn để chi tăng thu
nhập cho cán bộ công chức như: Cục trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp là 2.516.000
đồng (0,6 lần), Bộ Ngoại giao là 1.830.000 đồng, Bộ Nội vụ là 1.200.000
đồng/người/tháng (0,5lần),Văn phòng Kiểm toán Nhà nước 1.158.000 đồng/
người /tháng (0,3 lần), Bộ Xây dựng là 1.800.000 đồng/người/tháng (0,5 lần),
Sở Bưu chính Viễn thông Hà Nội là 2.381.400 đồng/người/tháng; UBND huyện
Gia Lâm-Hà Nội là 2.241.000 đồng/người/tháng; Sở Giao thông Vận tải tỉnh
Bắc Ninh là 1.200.000 đồng/người/tháng; Phòng Hạ tầng huyện Chợ Gạo - Tiền
Giang 2.376.000 đồng/người/ tháng…
4.2. Một số vấn đề còn tồn tại và giải pháp
Các vấn đề còn tồn tại
Việc thực hiện trong thực tế cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Theo Vụ Tài chính
(Bộ NN- PTNT), việc tự chủ biên chế, thật ra đây là cách gọi cho ý tưởng mới
nhưng bản chất là chưa triệt để. Tự chủ trong tổng số cố định, tự chủ nhưng thật
ra chỉ là việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ.
Trên thực tế, thủ trưởng không có quyền chấm dứt một cán bộ biên chế
không có năng lực hay phẩm chất đạo đức không tốt mà chỉ là sắp xếp họ vào
một công việc khác. Hay với một nhiệm vụ mới phát sinh, đòi hỏi phải tăng cán
bộ nhưng thủ trưởng đơn vị vẫn không thể quyết định, nếu được thì cũng mất rất
nhiều thời gian. Như vậy, kinh phí, biên chế đều chỉ là tự chủ trong tổng cố
định, tự chủ mang tính tương đối nhưng công việc vẫn phải làm.
Ngoài ra, với định mức cao nhất hiện nay là 42,9 triệu đồng/biên chế/năm (áp
dụng cho đơn vị có số biên chế dưới 101 người), trung bình một tháng mỗi biên
chế được hưởng 3,5 triệu đồng/người bao gồm tiền lương, tiền văn phòng phẩm,
tiền thông tin liên lạc...Như vậy, tiền dành cho công tác phí chỉ là con số 0 và
các nội dung chi khác đều không được đáp ứng...


Những bất hợp lý này dẫn tới ở một số đơn vị đã “linh hoạt” trong việc sử

dụng nguồn kinh phí không tự chủ để giải quyết cho một số nội dung chi mà
theo qui định hiện hành kinh phí tự chủ phải chi trả. Từ đó, đơn vị sẽ dành ra
được một khoản tiết kiệm để tăng thu nhập, thật ra kinh phí tiết kiệm được chỉ là
thủ thuật xử lý về nghiệp vụ, chứ không phải do sắp xếp hiệu quả công việc
mang lại. Việc thực hiện Nghị định 130 đã không mang lại mục đích như mong
muốn.
Thêm vào đó, đối tượng thực hiện Nghị định 130 là tất cả cơ quan hành chính
nhà nước. Tuy nhiên, thực tế tại Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, ATVS
NLS và thuỷ sản, Cục BVTV thì chức năng về quản lý nhà nước và chức năng
phục vụ quản lý nhà nước chưa được tách bạch rõ. Cả 3 Cục này đều có nguồn
thu phí, lệ phí lớn. Như vậy, sẽ nảy sinh sự mất cân bằng về lợi ích (thu nhập,
công tác phí...) giữa cán bộ công chức của đơn vị này với cán bộ, công chức của
đơn vị khác, do không hẳn vì hiệu quả công việc mang lại của đơn vị, mà chính
là do nhà nước đã cho 3 Cục này một quyền nhất định và đơn vị được hưởng lợi
từ những quyền đó.
Hiện nay, ở một số cơ quan, đơn vị, nhận thức của chính các thủ trưởng cơ
quan, đơn vị vẫn còn chưa thống nhất, chưa hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa của
việc thực hiện khoán chi. Điều này làm nảy sinh tình trạng vẫn muốn duy trì cơ
chế cũ - cơ chế “xin - cho”, sợ việc giao quyền tự chủ về tài chính thì kinh phí từ
ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị bị giảm xuống…làm cho tiến độ triển khai
và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị còn chậm, kém hiệu quả.
Mặt khác, định mức khoán chi ở các đơn vị, cơ quan hành chính vẫn còn
mang tính bình quân mà chưa căn cứ vào tính đặc thù, khối lượng công việc đối
với chuyên môn từng ngành, từng cấp để có mức chi phí khoán cho phù hợp.
Thu nhập qua thực hiện khoán có tăng nhưng còn ở mức khiêm tốn, chưa tương
xứng với công sức của cán bộ, công chức đã bỏ ra.
Giải pháp
- Cần có sự đổi mới trong thực hiện cơ chế tài chính, tiến hành hoạt động
kiểm tra, giám sát thường xuyên để các đơn vị thực hiện tài chính công phải tự
giác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế trả lương, quy chế thưởng phạt…

rõ ràng, hợp lý, công khai, dân chủ.
Các cơ quan hành chính phải có trách nhiệm sử dụng kinh phí
đúng mục đích, có hiệu quả; tăng cường quyền tự chủ trong nhiệm vụ, tổ chức,
biên chế và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của mình.
Tránh tình trạng sử dụng ngân sách được cấp một cách lãng phí, không có kế
hoạch, khi có hậu quả xảy ra lại đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.


Rà soát, sửa đổi, ban hành các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi
hành chính (chi thường xuyên, tiêu chuẩn định mức sử dụng trang thiết bị làm
việc…).
Tăng cường thực hiện công khai tài chính đối với các cơ quan
hành chính, các đơn vị sự nghiệp. Đồng thời, cũng tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra tài chính trong các cơ quan này nhằm sớm phát hiện và xử lý các
biểu hiện của sự không minh bạch, cửa quyền, tham nhũng…
Việc đổi mới về quản lý tài chính công là yêu cầu tất yếu đặt ra trong qúa
trình hội nhập. Mỗi cán bộ, công chức nhà nước phải thật sự đổi mới trong nhận
thức về mục tiêu và yêu cầu của khoán chi hành chính cũng như cần phải đổi
mới phương pháp điều hành và nâng cao chất lượng quản lý tài chính.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Đất nước chúng ta đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. Vì vậy. việc đổi
mới về quản lý tài chính công là yêu cầu tất yếu đặt ra trong qúa trình hội nhập.
Mỗi cán bộ, công chức nhà nước phải thật sự đổi mới trong nhận thức về mục
tiêu và yêu cầu của khoán chi hành chính cũng như cần phải đổi mới phương
pháp điều hành và nâng cao chất lượng quản lý tài chính. Bên cạnh đó, chế độ
khoán chi hiện tại cũng đang còn nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng cũng
như những vướng mắc cần khắc phục. Vì thế, cần phải đẩy mạnh cải cách tài
chính .Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành
chính nhà nước, đơn vị công lập là một trong những chương trình trọng điểm, và

nội dung chủ yếu là thực hiện chế độ khoán chi hành chính, tạo thế chủ động
cho các cơ quan nhà nước, đơn vụ công lập nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động trong thời kỳ hội nhập kinh tế.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Dự án Pháp – Việt về tăng cường năng lực đào tạo quản lí tài chính công,
Học viện Tài chính, Giáo trình pháp luật tài chính, Nxb. Lao động – xã
hội, Hà Nội, 2008.
3. Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật tài chính, Nxb. Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (Phần
luật tài chính), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1999.
5. Bộ tài chính – Viện khoa học tài chính, Luật tài chính, ngân sách và kế
toán công ở các nước, Thông tin chuyên đề, Hà Nội, 1993.
6. Trần Vũ Hải, Tìm hiểu thuật ngữ pháp luật tài chính công, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội, 2009.
7. Các website:






MỤC LỤC

I.
II.


ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tại sao phải thực hiện khoán chi hành chính?
2. Lợi ích của việc khoán chi hành chính:
3. Nội dung của khoán chí hành chính
3.1. Đối tượng thực hiện khoán chi hành chính.
3.2. Khoán biên chế.
3.3 Khoán kinh phí hành chính.
4. Áp dụng khoán chi hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay:
4.1. Những thành quả đạt được
4.2. Một số vấn đề còn tồn tại và giải pháp
III.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ



×