Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tìm hiểu 2 vụ việc có tranh chấp về bất động sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.66 KB, 15 trang )

Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển nên việc kí kết hợp đồng trong giao dịch dân
sự trở nên rất phổ biến. Trong đó phải kể tới hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, do
nhu cầu cao của con người cũng như mức độ rủi do lớn vì vậy để bảo đảm lợi
ích của bên có quyền, ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra cần phải có biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay tài sản. Mặc dù đã có những quy định rất
rõ ràng của các văn bản pháp luật nhưng tình trạng tranh chấp về tài sản dùng đê
thực hiện nghĩa vụ bảo đảm vẫn gia tăng. Và điển điển hình trong số đó phải kể
tới việc tranh chấp bất động sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay
tài sản. Chính vì vậy, nhóm chúng em xin chọn đề tài : “ tìm hiểu 2 vụ việc có
tranh chấp về bất động sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay tài
sản”.

Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 1


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II

NỘI DUNG
1. lý luận chung.
1.1.khái quát chung về nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định tại Điều 280 BLDS 2005 thì: “ Nghĩa vụ dân sự là việc mà
theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ)phải chuyển
giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác
hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể
khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). ”
Như vậy, trong một quan hệ nghĩa vụ người có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ


phải thực hiện nghĩa vụ của họ hoặc không được thực hiện một công việc nhất định
và chỉ khi nào công việc đó được thực hiện đúng, thì người có quyền mới thỏa mãn
được lợi ích của mình. Tuy nhiên, về cách thức biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự
và việc thực hiện hay không thực hiện như thế nào lại phụ thuộc hành vi của người
có nghĩa vụ. trong trường hợp này quyền lợi của người có quyền bị xâm phạm. Nhằm
khắc phục tình trạng trên và tạo cho người có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ có
được thế chủ động trong thực tế hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép các bên có
thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như việc
thực hiện nghĩa vụ dân sự.
1.2. Hợp đồng vay tài sản
* Khái niệm:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao
cho bên vay một số tiền hoặc tài sản để làm sở hữu. Hết hạn của hợp đồng, bên vay
có nghĩa vụ trả cho bên kia số tiền hoặc hiện vật tương đương với tiền hoặc vật đã
cho vay đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất nếu các bên có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định.
* Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản
Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 2


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ.
Xét về nguyên tắc, hợp đồng cho vay là đơn vụ đối với những trường hợp vay
không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả vật cùng loại
tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản bên cho vay. Bên vay không có quyền
đối với bên cho vay. Tuy nhiên đối với hợp đồng cho vay có lãi suất thì bên cho vay
có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.
Thứ hai, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu
hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù. Nếu hợp đồng vay không có lãi

suất là hợp đồng không có đền bù.
Thứ ba, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản
từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên vay có toàn quyền
đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng.
* Hình thức của hợp đồng vay tài sản
Hình thức của hợp đồng vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình
thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho
vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trong trường hợp cho
vay bằng miệng, nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chứng minh được
là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định.
1.3. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
* Khái niệm
- Về mặt khách quan: là sự quy định của pháp luật, cho phép các chủ thể trong
giao dịch hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép
để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện, đồng thời xác định và đảm bảo
quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó.

Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 3


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
- Về mặt chủ quan: là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện
pháp tác động mang tính chất dự phòng đề bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ,
đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.
* Đặc điểm:
- Các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính. Các biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc và
gắn liền với một nghĩa vụ nào đó. Khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới

cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm.
- Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên
trong quan hệ nghĩa vụ. Ngoài ra trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục
đích nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên.
- Đối tượng của những biện pháp bảo đảm là lợi ích vật chất. Đó thường là một
tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
- Phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vi ngĩa vụ
đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính. Về nguyên tắc, phạm vi
bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ khi các bên không thỏa thuận và pháp luật không có quy
định khác, nhưng cũng có thể chỉ là một phần nghĩa vụ.
- Các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ, tức là
khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhằm qua đó
bảo đảm quyền lợi cho các bên.
- Các biện pháp bảo đảm phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên.
* Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 4


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
Theo điều 318 BLDS quy định: “ các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự bao gồm: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo
lãnh; tín chấp…”.
2. Phân Tích 2 vụ việc thực tế.
2.1. Vụ việc thứ nhất:
- Nguyên đơn: Anh Trần Duy Mạnh
- Bị đơn

: Anh Nguyễn Sinh Hùng.


- Nơi xảy ra vụ việc: xã Lâm sơn- huyện Lương Sơn-tỉnh Hòa Bình.
*Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ông bà Trần Văn Nghĩa – Nguyễn Thị Hoa trú tại xã Lâm Sơn – huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình có hai người con là anh Trần Mạnh Tiến và anh
Trần Duy Mạnh ( hiện nay đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh). Năm
1995 Nguyễn Thị Hoa mất, đến năm 2000 ông Trần Văn Nghĩa mất nhưng
không để lại di chúc. Tài sản ông bà để lại là ngôi nhà trị giá 500 triệu. Do
chơi bạc nên ko có tiền trả nợ nên ngày 15/6/2005, anh Trần Mạnh Tiến có ký
với anh Nguyễn Sinh Hùng một hợp đồng vay tiền có nội dung: “Trần Mạnh
Tiến vay của anh Nguyễn Sinh Hùng 100 triệu, với lãi suất 2,5%/ tháng trong
thời hạn 2 năm kể từ ngày 15/6/2007 đến ngày 15/6/2009”. Bên cạnh hợp
đồng chính thì hai người còn ký với nhau một hợp đồng phụ với nội dung:
“để đảm bảo thức hiện nghĩa vụ trả tiền của anh Tiến thì anh Tiến đã thế chấp
cho anh Hùng ngôi nhà bố mẹ để lại và hiện tại anh đang ở trị giá 500 triệu”.
đến ngày 15/6/2009 do không có khả năng trả được số tiền đã vay của anh
Hùng nên anh Tiến đã quyết định thực hiện theo hợp đồng thế chấp mà anh
đã ký với anh Hùng. Tuy nhiên, khi biết được anh Tiến dùng ngôi nhà mà bố
mẹ để lại mang đi thế chấp lấy tiền chơi cờ bạc nên ngày 17/6/2009 anh Mạnh
quay về đòi chia tài sản bố mẹ để lại cho hai anh em và yêu cầu anh Nguyễn
Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 5


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
Sinh Hùng trả lại giấy tờ mà anh Tiến đã mang thế chấp cho anh Hùng. Anh
Nguyễn Sinh Hùng không chấp nhận điều này, nên anh Trần Duy Mạnh đã
khởi kiện ra tòa án nhân dân huyện Lương Sơn để yêu cầu giải quyết theo quy
định của pháp luật.
*Giải Quyết Của Tòa:

Sau khi xem xét tình tiết vụ việc cũng như là thực tế thì tòa án nhân dân
huyện Lương Sơn đã quyết định:
• Chấp nhận đơn khởi kiện của anh Trần Duy Mạnh
• Tài sản anh Trần Mạnh Tiến mang ra thế chấp là tài sản thuộc sở hữu
chung của hai anh em nên hợp đồng thế chấp ngôi nhà tại xã Lâm Sơn –
huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình do anh Tiến ký kết với anh Hùng sẽ
không có giá trị pháp lí, do vậy anh Hùng sẽ phải trả lại giấy tờ ngôi nhà
cho anh Tiến và anh Mạnh.
• Theo yêu cầu của anh Trần Duy Mạnh thì tòa án tiến hành chia tài sản
thừa kế để anh Tiến thực hiện nghĩa vụ trả tiền với anh Hùng.
*Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của tòa án :
Theo quan điểm của nhóm, cách giải quyết của tòa như trên là có cơ sở. Vì:
Thứ nhất: Việc anh Trần Duy Mạnh yêu cầu anh Trần Mạnh Tiến chia
tài sản thừa kế cho mình và yêu cầu anh Nguyễn Sinh Hùng trả lại giấy tờ
ngôi nhà anh Tiến đã thế chấp cho anh Hùng là có căn cứ. Bởi: ông bà Nghĩa
– Hoa sau khi qua đời có để lại căn nhà trị giá 500 triệu đồng nhưng không để
lại di chúc. Vì vậy, theo quy định tại Điều 675, BLDS thì ngôi nhà này sẽ
được chia thừa kế theo pháp luật. Anh Tiến và anh Mạnh cùng thuộc hàng
thừa kế thứ nhất nên hai anh là đồng chủ sở hữu của ngôi nhà này. Việc anh
Tiến dùng toàn bộ ngôi nhà trị giá 500 triệu để thế chấp với anh Hùng để vay
Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 6


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
tiền chơi cờ bạc mà không được sự đồng ý của anh Mạnh là không đúng với
quy định của pháp luật. Anh Mạnh với tư cách là đồng chủ sở hữu ngôi nhà –
người có quyền và lợi ích liên quan –yêu cầu chia thừa kế ngôi nhà và kiện
đòi lại giấy tờ nhà đất để phục vụ việc chia thừa kế ngôi nhà là phù hợp với
quy định của pháp luật.( Điều 161 – Bộ Luật Tố tụng dân sự có quy định :

“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện
hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án
có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”)
Thứ hai : Việc tòa án xác định hợp đồng thế chấp ngôi nhà mà anh
Tiến ký kết với anh Hùng không có giá trị pháp lý là đúng. Vì, theo quy định
tại khoản 1 Điều 320 BL DS năm 2005 về vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự quy định : “ Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sư phải thuộc quyền
sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch”.Khoản 1, Điều 4,Nghị
Định số 163/ 2006 NĐ – CP ngày 29/ /2006 về Giao dịch bảo đảm cũng quy
định: “Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có
nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài
sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có
quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong
tương lai và được phép giao dịch”. Mặt khác, khoàn 1 Điều 324 BL DS 2005
về thế chấp tài sản cũng quy định: “ Thế chấp tài sản là việc một bên (sau
đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và
không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.” Theo đó, tài sản đem
ra thế chấp phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp hoặc của
người thứ 3 nhưng người đó cam kết dùng tài sản của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Như vậy, khi áp
dụng vào nội dung hợp đồng mà anh Tiến đã kí kết, ta thấy: nghĩa vụ vay tài
sản được bảo đảm toàn bộ bằng ngôi nhà trị giá 500 triệu, và 2 bên lựa chọn
Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 7


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
biện pháp bảo đảm là thế chấp.Nhưng trong vụ án này, ngôi nhà mà ông
Nghĩa và bà Hoa khi chết không để lại di chúc chia di sản thừa kế. Nên, di sản

thừa kế này phải được chia theo quy định của pháp luật ( Điều 675 BL DS
năm 2005). Theo đó, ngôi nhà mà ông bà Nghĩa để lại là thuộc sở hữu chung
của anh Tiến và anh Hùng. Anh Tiến không có quyền dùng toàn bộ ngôi nhà
trị giá 500 triệu đồng làm tài sản thế chấp.Vì vậy, hợp đồng thế chấp mà anh
Tiến ký kết với anh Mạnh không có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, hợp đồng
vay tài sản vẫn còn giá trị pháp lý. Vì thế anh Tiến phải thực hiện nghĩa vụ
đối với hợp đồng vay đã ký kết: trả 100 triệu với lãi suất 2,5%/tháng
Thứ ba, tòa án tiến hành chia di sản thừa kế để anh Tiến thực hiện
nghĩa vụ trả tiền với anh Hùng. Cách giải quyết này là hợp lý nhằm bảo đảm
quyền lợi của các bên. Theo đó, ngôi nhà – di sản thừa kế- sẽ được đem ra
chia theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 676 BL DS năm 2005 quy
định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng
nhau.”Anh Tiến và anh Hùng đều thuộc hành thừa kế thứ nhất, nên giá trị của
ngôi nhà 500 triệu này sẽ được chia đôi, mỗi người 250 triệu. Anh Tiến sẽ
dùng 250 triệu này, để thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho anh Hùng.
2.2. Vụ việc thứ hai:
- Nguyên đơn: Anh Nguyễn Văn Huy.
- Bị Đơn

: Anh Nguyễn Đức Thịnh và Chị Nguyễn Thị Nhàn.

- Nơi xảy ra vụ việc: Xã Hồng Châu – huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình.
*Tóm tắt nội dung vụ việc:
Vì muốn đầu tư vào cổ phiếu, anh Thịnh đã bàn bạc với vợ là chị Nhàn
lấy tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng cho anh Thịnh đi đầu tư. Nhưng chị Nhàn
không đồng ý. Ngày 3/11/2010 anh Thịnh đã vay của anh Huy 400 triệu với lãi
suất 1.5%/ tháng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 3/12/2010 đến ngày 3/12/2011
Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 8



Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
để đầu tư vào cổ phiếu và không cho chị Nhàn biết việc này. Để yên tâm, anh
Huy đã yêu cầu anh Thịnh phải thế chấp một tài sản có giá trị để đảm bảo nghĩa
vụ trả nợ số tiền nêu trên. Do vậy, anh Thịnh đã thế chấp cho anh Huy ngôi nhà
mà vợ chồng anh đang ở trị giá 600 triệu ( ngôi nhà được xây dựng trong thời
kỳ hôn nhân). Đồng thời trong hợp đồng cho vay tiền thì hai bên có thống nhất
rằng nếu hết thời hạn đã được giao kết trong hợp đồng mà anh Thịnh không trả
được nợ thì anh Huy có quyền xử lý đối với ngôi nhà. Hợp đồng vay và thế chấp
đều có xác nhận của UBND xã Hồng Châu.
Do đầu tư thua lỗ nên đến hạn ghi trong hợp đồng mà anh Thịnh vẫn chưa
trả được nợ cho anh Huy. Vì vậy, anh Huy đòi anh Thịnh phải thực hiện những
điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tức là anh Huy sẽ xử lý ngôi nhà của
anh Thịnh để thanh toán nghĩa vụ. Biết tin này chị Nhàn đã phản đối quyết liệt,
không chấp nhận việc anh Huy xử lý ngôi nhà của anh chị vì chị cho rằng đây là
tài sản chung của hai vợ chồng nên không thể do một mình anh Thịnh quyết
định được. Còn anh Huy thì cho rằng anh Thịnh đã thế chấp ngôi nhà để đảm
bảo nghĩa vụ trả nợ cho mình nên khi không trả được nợ thì đương nhiên anh sẽ
có quyền xử lý đối với ngôi nhà. Vì vây, anh Huy đã khởi kiện ra tòa án nhân
dân Huyện Đông Hưng. Tòa án nhân dân huyện Đông Hưng đã thụ lí vụ việc
nhưng chưa giải quyết.
Cách Giải Quyết Của Nhóm Về Vụ Án:
- Nhận xét tình tiết vụ việc:
Thứ nhất: Việc anh Thịnh và anh Huy giao kết hợp đồng vay tiền là hoàn
toàn đúng với quy định của pháp luật như theo quy định tại điều 389 BLDS: “…
1.Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái với pháp luật, đạo đức xã
hội. 2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”. Mặt
khác, theo quy định tại khoản 2 điều 401 BLDS: “trong trường hợp pháp luật có
quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng
Lớp N01 – TL 4, nhóm 02

Page 9


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng
không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác”. Trong trường hợp này hợp đồng vay tiền được xác
nhận tại UBND xã Hồng Châu là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
vì thế, hợp đồng vay tiền được ký kết giữa anh Huy và anh Thịnh sẽ phát sinh
hiệu lực pháp luật và có giá trị ràng buộc với các chủ thể tham gia ký kết.
Thứ hai: Để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mình thì anh Huy đã
yêu cầu anh Thịnh phải thế chấp một tài sản của mình để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự là hoàn toàn hợp lý. Bởi căn cứ Khoản 2, Điều 319 thì “ các
bên được thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự để
bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương
lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện”. Tuy nhiên, theo điều 342 BLDS có quy định: “
thế chấp tài sản là việc một bên ( sau đây gọi là bên thế chấp) dung tài sản
thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia
( sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên
nhận thế chấp”. Ngôi nhà mà anh Thịnh mang ra thế Chấp là tài sản được hình
thành trong thời kỳ hôn nhân giữa anh Thịnh và chị Nhàn mà theo khoản 1 điều
27 có quy định: “ tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra,
thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp
pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân….Tài sản chung của vợ chồng
thuộc sở hữu chung hợp nhất” thì đây là tài sản thuộc sở hữu chung của hai vợ
chồng hay ngôi nhà thuộc sở hữu chung của anh Thịnh và chị Nhàn , mình anh
Thịnh không có quyền quyết định. Mặt khác, theo điều 109 BLDS quy định: “
việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, là tài sản chung có giá trị lớn của hộ
gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý”. Do đó trong
hợp đồng thế chấp ngôi nhà không chỉ cần có sự đồng ý của anh Thịnh mà cần

có cả sự đồng ý của chị Nhàn.

Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 10


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
Thứ ba: Theo quy định tại điều 25 của luật HNGD năm 2000 về trách
nhiệm liên đới của vợ chồng đối với một giao dịch do một bên thực hiện thì :
“vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp
pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết
yếu của mình”. Chị Nhàn không đồng ý để anh Thịnh dùng tiền của 2 vợ chồng
để đầu tư cổ phiếu nên anh Thịnh vay tiền của anh Huy để đầu tư vào cổ phiếu
và không cho chị Nhàn hay biết. Nên chị Nhàn không phải chịu trách nhiệm lien
đới đối với hợp đồng vay tài sản giữa anh Thịnh và anh Huy.
Cách giải quyết của nhóm:
Qua những phân tích trên nhóm xin đưa ra phương hướng giải quyết như sau:
Thứ nhất: Theo phân tích ở trên thì hợp đồng chính là hợp đồng vay tiền
giữa anh Thịnh và anh Huy hoàn toàn hợp pháp nên vẫn có hiệu lực và làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên tham gia giao kết( cụ thể là anh Thinh và anh
Huy). Do đó , căn cứ vào thỏa thuận được ghi trong hợp đồng thì anh Thịnh vẫn
phải có trách nhiệm trả khoản tiền vay cho anh Huy cùng với số tiền lãi trong
thời hạn 1 năm. Tổng số tiền mà anh Thịnh phải hoàn trả cho anh Huy là:
400.000.000 + 72.000.000 = 472.000.000 ( đồng). Còn về phía chị Nhàn, vì việc
vay tiền của anh Thịnh chị Nhàn không hay biết và mục đích đầu tư cổ phiếu
của anh Thịnh cũng không được sự đồng ý của chị Nhàn, nên chị Nhàn không
phải chịu trách nhiệm trả nợ liên đới cùng anh Thịnh. Tuy nhiên, khi anh Thịnh
không thể trả được số tiền nợ trên, thì anh Thịnh có thể yêu cầu tòa án tiến hành
chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều
29 luật HNGD: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh

doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì
vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập
thành văn bản; nếu không có thỏa thuận thì có quyền yêu cầu tòa giải quyết”.

Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 11


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
Thứ hai: Hợp đồng phụ là hợp đồng thế chấp ngôi nhà thuộc sở hữu
chung của anh Thịnh và chị Nhàn với anh Huy nhằm mục đích bảo đảm cho
việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của anh Thịnh không phù hợp với quy định của
pháp luật nên bị vô hiệu. Vì vậy anh Huy phải trả lại giấy tờ nhà cho vợ chồng
anh Thịnh chị Nhàn.
Tóm lại, trong vụ án này anh Thịnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ
theo như thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản. còn hợp đồng thế chấp ngôi nhà
sẽ vô hiệu nên anh Huy sẽ phải trao chả lại giấy tờ nhà cho anh Thịnh chị Nhàn.
Và anh Thịnh có thể yêu cầu chia tài sản chung của anh chị để thực hiện nghĩa
vụ với anh Huy.

Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 12


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II

KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu hai vụ việc thực tế về tranh chấp bất động sản được dùng để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay tài sản nêu trên, nhóm chúng tôi nhận thấy việc
tranh chấp thường xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của các bên, và mong muốn đạt

được mục đích trước mắt. Vì vậy, các chủ thể cần tìm hiểu kĩ các quy định của
pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự để tránh xảy ra tranh chấp. Đề
tài về tranh chấp bất động sản đề bảo đảm thực hiện hiện nghĩa vụ vay tài sản là
một đề tài hay, tuy nhiên do hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình làm bài
khó tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em mong nhận được sự góp ý chân
thành từ thầy cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 13


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.trường đại học luật Hà Nội, giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập II,
NXB.CAND, Hà Nội,2009.
2.Bộ Luật Dân Sự 2005.
3.Bộ luật Tố Tụng dân sự.
4.Nghị Định 163/2006/NĐ-CP.
5.Luật Hôn Nhân Gia Đình 2000.

Lớp N01 – TL 4, nhóm 02
Page 14


Bài tập nhóm tháng lần I. Môn Luật Dân sự Modul II
MỤC

LỤC

Lớp N01 – TL 4, nhóm 02

Page 15



×