Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đánh giá hiệu quả thực thi Hiệp định định giá hải quan (CVA) năm 1994 tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.09 KB, 11 trang )

BÀI LÀM
A.LỜI MỞ ĐẦU
Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia và công nhận nhiều điều ước quốc tế đa phương
quan trọng về hải quan, trong đó có Hiệp định giá hải quan (CVA) năm 1994. Sau thời
gian thực hiện Hiệp định này tại Việt Nam đạt được những thành tựu lớn, tuy nhiên vẫn
còn tồn tại một số hạn chế nhất định và đây cũng là lý do em tập trung nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá hiệu quả thực thi Hiệp định định giá hải quan (CVA) năm 1994 tại Việt
Nam”.
B.NỘI DUNG
1.Khái quát chung về Hiệp định
Hiệp định định giá hải quan là một Hiệp định nằm trong Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại 1994 (Hiệp định GATT 1994), nó cịn được gọi là Hiệp định thực
hiện Điều VII Hiệp định GATT 1994, hay còn được gọi là Hiệp định trị giá GATT 1994.
Đây là một hiệp định quan trọng và được nhiều nước áp dụng, ước tính đến nay số quốc
gia áp dụng Hiệp định này đại diện cho khoảng 70% số lượng giao dịch thương mại toàn
cầu.1
Hiệp định bao gồm: phần giới thiệu chung, 4 phần chính với 24 điều. Ngồi ra Hiệp
định cịn gồm 3 phụ lục, cũng được công nhận là phần khơng tách rời khỏi Hiệp định.
Bốn phần chính của Hiệp định là:
Phần 1: Các quy tắc xác định trị giá hải quan (từ Điều 1 tới Điều 17)
Phần này Hiệp định đưa ra 6 phương pháp xác định trị giá hải quan và điều kiện áp
dụng đối với từng phương pháp là khác nhau. Sáu phương pháp đó là:
- Phương pháp 1: phương pháp trị giá giao dịch
- Phương pháp 2: phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu giống
hệt nhau
-

Phương pháp 3: phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu tương tự

Phương pháp 4: phương pháp khấu trừ
Phương pháp 5: phương pháp trị giá tính tốn


Phương pháp 6: phương pháp diễn giải hợp lý
Hiệp định chỉ rõ rằng: các nhà nhập khẩu, cơ quan quản lý không được phép lựa chọn
tùy tiện phương pháp mà phải áp dụng theo thứ tự ưu tiên các phương pháp từ 1 cho tới
hết. Tuy nhiên đối với phương pháp 4 và 5 có thể đảo lộn thứ tự áp dụng.
Phần 2: Quản lý, tham vấn và giải quyết tranh chấp.
Tham vấn: hỏi hoặc đưa ra ýkiến để tham khảo (thường về vấn đề có tính chất chun mơn) 2
1 TS Nguyễn Hồng Bắc, Tủ sách cẩm nang pháp luật của doanh nghiệp, Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu. NXB Tư pháp, Hà Nội 2010. Tr. 374
2 van

1


Phần 3: Đối xử đặc biêt và đối xử khác biệt
Phần 4: Các điều khoản cuối cùng
Hiệp định trị giá đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ và hoàn chỉnh về Trị giá hải quan
(TGHQ) như sau: “TGHQ của hàng hóa nhập khẩu phải là giá trị giao dịch, tức là giá
thực tế đã thanh toán hoặc phải thanh tốn cho hàng hóa được bán để xuất khẩu đến
nước nhập khẩu...”.
Đây là định nghĩa được xây dựng trên cơ sở khái niệm thực định, tức là TGHQ là giá
trị của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế đã thanh tốn hay sẽ phải thanh tốn cho hàng
hóa được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Hiệp định nhấn mạnh rằng, việc xác
định TGHQ phải dựa vào trị giá của chính lơ hàng đang được xác định trị giá và có tính
đến các chi phí liên quan đến giao dịch bán để xuất khẩu lô hàng này, chứ khơng phải
dựa vào giá thơng thường của hàng hóa đó.
TGHQ bao gồm TGHQ của hàng hóa xuất khẩu và TGHQ của hàng hóa nhập khẩu.
TGHQ của hàng hóa xuất khẩu là giá bán hàng hóa tại cửa khẩu xuất, theo hợp đồng
mua bán, khơng bao gồm các chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế. Cịn TGHQ của
hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác
định bằng cách áp dụng tuần tự 6 phương pháp trên được quy định tại HĐTG và dừng lại
ngay ở phương pháp đã xác định được trị giá.

• Ý nghĩa của việc xác định TGHQ
TGHQ là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định theo mục đích tính
thuế và quản lí nhà nước của ngành hải quan. Việc xác định đúng TGHQ khơng chỉ có
quan hệ trực tiếp tới nguồn thu ngân sách, tới chính sách bảo vệ sản xuất nội địa mà còn
ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ thương mại, ngoại giao giữa các nước.
- Ý nghĩa lớn nhất của việc xác định TGHQ là phục vụ cho việc thu thuế đối với hàng
hóa xuất, nhập khẩu. Đây là loại thuế có những đóng góp khơng nhỏ vào nguồn thu ngân
sách nhà nước.
- Xác định TGHQ cịn là cơng cụ bảo hộ nền sản xuất trong nước và kiểm sốt các hoạt
động xuất nhập khẩu. Thơng qua việc xác định TGHQ, nhà nước tăng, giảm thuế suất
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, cân bằng cán cân
thương mại quốc tế, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại.
- Xác định đúng TGHQ sẽ tạo ra sự công bằng cho các chủ thể xuất, nhập khẩu hàng
hóa cũng như tạo cơ sở cho việc mở rộng quan hệ thương mại, ngoại giao giữa các quốc
gia.
• Nguyên tắc xác định TGHQ
Gồm 4 nguyên tắc sau:
Hệ thống xác định TGHQ phải thống nhất, khách quan và hợp lí
- Xác định TGHQ phải theo giá trị thực tế của hàng hóa
2


TGHQ phải dựa trên những chuẩn mực hợp lí, đơn giản, nhất quán với thông lệ
thương mại quốc tế và các thủ tục định giá phải được áp dụng chung khơng có sự
phân biệt giữa các nguồn cung cấp
- Các thủ tục định giá sẽ không được sử dụng để chống lại việc bán phá giá
2.Tiến trình thực thi Hiệp định của Việt Nam
Việt Nam có một q trình chuẩn bị lâu dài cho việc thực hiện Hiệp định này:
Từ năm 1994, sau khi là thành viên của WCO Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu
Hiệp định này( hàng năm tham gia các phiên họp thường niên của UB kĩ thuật về xác

định TGHQ tại Bỉ ).
Đến năm 1998, thì bắt đầu xây dựng lộ trình thực hiện Hiệp định này để phục vụ
mục tiêu gia nhập WTO.
Việc thực thi một Điều ước quốc tế nói chung có 2 phương pháp đó là áp dụng trực
tiếp hoặc nội luật hóa. Và Việt Nam đã thực thi Hiệp định này bằng việc “Nội luật hóa”
các quy định của Hiệp định.
Năm 1999, công tác xây dựng Nghị định về thực hiện trị giá tính thuế được bắt đầu.
Năm 2002 ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP về xác định giá trị tính thuế đối với
hàng hóa nhập khẩu theo nguyên tắc của hiệp định về thuế quan và thương mại.
Năm 2003 Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 118/2003/TT-BTC hướng dẫn thực
hiện Nghị định 60/2002/NĐ-CP.
Đây là 2 văn bản tạo nhiều thay đổi lớn trong thực tiễn định giá hải quan ở Việt
Nam. Tuy nhiên đối tượng áp dụng phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định cịn
hẹp.
Sau đó Nghị định 155/2005/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định 60/2002/NĐ-CP cùng
với Thông tư 113/2005/TT-BTC đã chuyển tải tương đối đầy đủ nội dung của Hiệp định
(trừ một số vấn đề còn chưa được cụ thể hóa).
Có thể nói Hiệp định CVA từng bước được thực thi ở Việt Nam từ cuối năm 2003 và
phải cho tới cuối năm 2006 thì thực sự hồn thiện ( khi mà Việt Nam chính thức trở
thành thành viên của WTO). Việt Nam đã chỉnh sửa, bổ sung nội dung Hiệp định vào
pháp luật quốc gia, với sự ra đời của Nghị định 40/2007/NĐ-CP Quy định về việc xác
định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư 40/2008/TT-BTC
hướng dẫn thực hiện Nghị định 40/2007/NĐ-CP. Có thể khẳng định rằng: Nghị định
40/2007/NĐ-CP đã chuyển thể nguyên bản và đầy đủ nhất nội dung của Hiệp định
CVA vào văn bản pháp luật quốc gia. Hiện nay thì Nghị định 40/2007/NĐ-CP vẫn cịn
hiệu lực cịn Thơng tư 40/2008/TT-BTC đã được thay thế bằng Thông tư 205/2010/TTBTC về hướng dẫn Nghị định 40/2007NĐ-CP ngày 15/12/2010 và có hiệu lực từ ngày
29/01/2011.
-

3



3.Hiệu quả thực thi Hiệp định tại Việt Nam
Sau một thời gian khá dài thực thi Hiệp định này tại Việt Nam, nó đã đem lại cả kết
quả tích cực (thành tựu) cũng như những kết quả tiêu cực (hạn chế) trong công tác xác
định trị giá hải quan ở Việt Nam cụ thể như sau:
3.1Những thành tựu đạt được
3.1.1Nguồn thu ngân sách được đảm bảo
Xác định TGHQ có ảnh hưởng trực tiếp tới các loại thuế đánh vào hàng hóa như: thuế
xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biêt…tức là ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách.
Nguồn thu ngân sách từ hải quan chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Ngân sách nhà nước.
Trước khi thực thi Hiệp định
Sau khi thực thi Hiệp định
Mặc dù sử dụng hệ thống tính thuế phức Việc áp dụng phương pháp tính thuế
tạp nhưng nguồn thu ngân sách từ hải
dựa trên trị giá giao dịch thực tế của
quan vẫn luôn cao. Tuy nhiên nó mang hàng hóa làm cơng tác thu thuế hải
tính áp đặt của Nhà nước, nhiều khi các quan thuận tiện hơn, các doanh
cơ quan muốn đạt chỉ tiêu tăng thu ngân nghiệp tự giác thực hiện đóng thuế.
sách mà đã áp đặt mức thuế vô lý.
Trong 10 năm (từ 2002-2011), ngành
Hải quan luôn thu đạt và vượt chỉ tiêu
thu ngân sách được giao, số thu năm
sau luôn tăng cao so với năm trước
(năm 2002 số thu 37.221 tỷ đồng, đến
năm 2011, số thu 216.874 tỷ đồng –
tốc độ tăng bình quân 15-17%/năm .3
Sở dĩ nguồn thu ngân sách hải quan luôn được đảm bảo là do: Ngành hải quan đã
sử dụng nhiều biện pháp khác nhau:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trị giá

- Bố trí, sắp xếp, hệ thống tổ chức cán bộ làm cơng tác đánh giá chun sâu cho tồn
ngành
- Áp dụng quản lý rủi ro trong khi kiểm tra trị giá, qua đó xác định những mặt hàng ,
nhóm hàng trọng tâm, trọng điểm cần tập trung nguồn lực để kiểm tra, tham vấn trị giá
- Tăng cường quản lý giá tính thuế thơng qua việc tăng cường kiểm tra giá tính thuế
khâu thơng quan và sau thơng quan
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu giá mà trọng tâm là Hệ thống dữ liệu giá.
Hệ thống dữ liệu thơng tin giá tính thuế (GTT-22) do Tổng cục Hải quan xây dựng đã
giúp cho các đơn vị Hải quan trong cả nước nắm được thông tin về giá tính thuế của các
mặt hàng để phục vụ cho việc xác định trị giá, tham vấn với doanh nghiệp. Tuy nhiên
sau một thời gian vận hành Hệ thống này đã bộc lộ những bất cập. Do vậy Chương trình
hệ thống thơng tin quản lý dữ liệu giá tính thuế giai đoạn 1 (gọi tắt là GTT01) được xây
3 />
%99idung/ViewArticleDetail/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/7653/Default.aspx

4


dựng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của công tác quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu. Hệ thống mới sẽ thay thế chương trình GTT22 hiện nay với mục
tiêu hỗ trợ cơng tác kiểm tra, xác định trị giá hải quan, và đảm bảo tương thích với các
chương trình ứng dụng trong mơ hình hải quan điện tử của tồn ngành vào thời gian tới
4
.
3.1.2Tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp
tuân thủ pháp luật trong việc khai báo trị giá.
Trước khi thực thi Hiệp định
Sau khi thực thi Hiệp định
Trước đây việc xác định trị giá theo Sau khi áp dụng phương pháp xác định
bảng

trị giá theo Hiệp định: hàng hóa nhập
giá tối thiểu thường dẫn đến tình trạng khẩu được xác định theo giá trị giao
trị giá của hàng hóa bị áp đặt, khiếu nại dịch thực tế mà doanh nghiệp ký kết
giữa Doanh nghiệp và cơ quan HQ xảy được với các đối tác, cịn HQ chỉ kiểm
ra thường xun, ảnh hưởng khơng tốt tra giám sát trị giá cho doanh nghiệp
tới hoạt động kinh doanh của Doanh
khai báo. Điều này khuyến khích thương
nghiệp cũng như môi trường kinh doanh mại phát triển, trị giá đàm phán giao
của cả nước.
dịch được tôn trọng. Các doanh nghiệp
do biết rõ được trị giá của hàng hóa mà
mình xuất, nhập khẩu nên có thể dự
đốn
số thuế phải nộp, từ đó chủ động hoạch
định chiến lược phương án kinh
doanh. Cũng qua đó mà ý thức tuân
thủ pháp luật vềkhai báo trị giá tỷ lệ lô
hàng được chấp nhận giá trị, khai
báo thường đạt ở mứccao, có năm tỷ lệ
này là 98%.
Nhiều trường hợp doanh nghiệp chấp
nhận mức giá cơ quan HQ đưa ra mà
không cần tham vấn.
Như vậy có thể thấy hiệu quả rõ rệt sau khi thực thi Hiệp định này, vì xác định trị giá
giao dịch thực tế nên mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn ví như: vì dự đốn
được các khoản thuế phải nộp, giảm được chi phí trong xuất nhập khẩu, giảm được số
lượng chứng từ và nhất là giảm được thời gian giải phóng hàng….có lợi như vậy tất
nhiên doanh nghiệp sẽ lựa chọn chấp hành pháp luật khai báo hải quan. Hải quan cũng
rất thuận lợi khi áp dụng hệ thống tính thuế mới như: "Giảm chi phí lưu chuyển, giấy tờ,
tăng tính tự động hóa; giảm chi phí điều tra, phân loại được các thành phần và đối tượng

4 www.customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/Print.aspx?ID=18251

5


trong kinh doanh xuất nhập khẩu; đề ra các phương pháp thu thuế đạt hiệu quả tốt hơn
cho ngành. Giữa doanh nghiệp và HQ đều đạt được những lợi ích thiết thực do đó hiệu
quả hợp tác giữa hải quan và doanh nghiệp cao hơn, pháp luật được thi hành.
Sở dĩ các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật trong việc khai báo trị giá là do:
- Hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật hải quan nói chung và TGHQ nói riêng
được quan tâm
- Ngành hải quan đẩy mạnh cải cách hành chính, nhằm tạo mơi trường hành chính
thân thiện khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật
3.2Những hạn chế tồn tại
3.2.1Hiện tượng chây lì, gian lận, trốn thuế vẫn diễn ra phổ biến
Với việc áp dụng nội dung Hiệp định cũng như thực hiện các cải cách thủ tục hành
chính trong HQ nhằm đơn giản hóa các thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp xuất, nhập khẩu nhưng một số doanh nghiệp lại lợi dụng sợ thơng thống này
gian lận trốn thuế, khai giá rẻ để đóng thuế ít.
Nhiều Doanh nghiệp chưa tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật trong khai báo
trị giá, cịn rất nhiều doanh nghiệp khơng hiểu hoặc cố tình khơng hiểu nghĩa vụ đối với
nhà nước, chỉ nhận thức về mặt quyền lợi là được chấp nhận trị giá khai báo mà chưa ý
thức được nghĩa vụ trước cơ quan hải quan như khai báo trung thực, hợp tác với cơ quan
hải quan trong việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế cũng như trong q trình tham
vấn.
Tại TP Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố đã phát hiện và xử lý hai DN là Cơng ty
Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu và Công ty TNHH Thương mại&Dịch vụ Thế Giới
Vang, địa chỉ ở quận Tân Bình – TPHCM. Để trốn thuế, hai doanh nghiệp này đã khai
báo gian dối giá trị nhập khẩu một lượng lớn rượu ngoại với số tiền truy thu thuế lên đến

cả chục tỷ đồng. Chẳng hạn, tờ khai số 18647 DN khai giá một chai rượu Remy Martin
40 độ do Pháp sản xuất loại VSOP 70 cl/chai có giá là 1 USD. Hay ở tờ khai số 4046
cũng loại rượu trên DN khai giá nhập khẩu chỉ có 0,4 USD/chai. Loại VSOP 35 cl giá
chỉ có 0,21 USD/chai. Qua cơng tác thẩm định giá tính thuế, Cục Hải quan TPHCM phát
hiện Công ty TNHH Thương mại&Dịch vụ Thế Giới Vang sử dụng “chiêu” này để gian
lận thuế cho 20 lô rượu ngoại các loại. Theo giá nhập khẩu của hải quan đưa ra, với 20
lô hàng rượu trên DN phải nộp thêm trên 11,5 tỷ đồng.5

5 />
6


3.2.2Hoạt động của cơ quan hải quan vẫn chưa tương xứng với thực tế
• Cơng tác kiểm tra trị giá còn chưa hiệu quả, bỏ lọt nhiều trường hợp gian lận.
Nhiều trường hợp trị giá khai báo thấp hơn mặt hàng giống hệt hoặc tương tự
nhau trên hệ thông dữ liệu giá, thậm chí cịn thấp hơn danh mục quản lý rủi ro về
giá nhưng vẫn không được đưa vào diện nghi vẫn về mức giá để tổ chức tham vẫn
theo đúng quy định . Nhiều lơ hàng có trị giá khai báo thấp đã được đánh dấu
nghi ngờ đưa vào tham vấn nhưng sau tham vấn thì vẫn giữ ngun mức giá cũ.
• Nhiều sai phạm trong cơng tác xác định trị giá tờ khai
• Hiệu quả tham vấn thấp: Đối tượng tham vấn chưa trọng tâm trọng điểm theo
đúng nguyên tác quản lý rủi ro,Tham vấn tràn lan, Nhiều cơng chức tự cho mình
quyền hạch sách doanh nghiệp
• Cán bộ hải quan nhận tiền móc lối với doanh nghiệp.
Ngay đợt cuối năm vừa rồi có vụ Cơng ty Tơ Minh Vân móc nối với cán bộ hải
quan thay đổi tờ khai nhập lậu hàng tiêu dùng bách hóa trị giá hơn 1 tỉ đồng
Nguyên nhân của những tồn đọng trên là do:
- Ý thức chấp hành pháp luật của một số doanh nghiệp khơng cao
- Trình độ của cán bộ xác định trị giá cịn thấp: tồn ngành có 300 cán bộ làm cơng
tác trị giá ( trong đó 110 chuyên trách, 190 kiêm nhiệm), trong số này chỉ có hơn

10% (36 cán bộ) được đào tạo qua các trường thuộc khối kinh tế. Nhiều người
kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm
- Hoạt động của cấp chi cục còn chưa tuân thủ quy định của các văn bản quy phạm
pháp luật
- Hệ thống cơ sở dữ liệu giá còn chưa đáp ứng yêu cầu:
Bên cạnh những mặt được, tại một số Chi cục Hải quan cửa khẩu, các cán bộ làm
cơng tác giá cịn phàn nàn về việc phải chờ đợi thông tin quá lâu khi tra cứu dữ liệu
GTT-22 trên máy vi tính (Một lãnh đạo Cục phát biểu tại một cuộc họp mới đây tại
TP.HCM là, tra cứu một mặt hàng trong chương trình GTT- 22 phải mất tới… 20 phút).
Theo các cán bộ Hải quan thực hiện thì, sở dĩ phải chờ đợi lâu là do chương trình GTT22 tại các đơn vị này có tốc độ chạy chậm.
Hơn nữa, trong khi sử dụng, chương trình này bộc lộ một số lỗi, gây khó khăn cho
người sử dụng, như: khơng tương thích giữa hai chương trình (đa chức năng và GTT-22)
ở ngay tại khâu đăng ký tờ khai. Chẳng hạn, việc xác định tên hàng hố tại chương trình
đa chức năng chỉ cho phép mơ tả tối đa 80 ký tự, do vậy không nhận được đầy đủ thông
tin nếu tên hàng quá dài. Điều này cũng hạn chế yêu cầu cần mô tả chi tiết hàng hố để
cập nhật vào chương trình GTT-22, do đó làm ảnh hưởng đến việc tra cứu hàng hố khi
xác định trị giá do các thông tin này không được đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Việc nhập
thông tin từ đĩa mềm do doanh nghiệp cung cấp vào chương trình GTT-22 chưa có hệ
thống cảnh báo đồng bộ hố dữ liệu giữa chương trình đa chức năng với chương trình
GTT-22. Khi truyền nhận dữ liệu từ các Chi cục về Cục, hay bị rớt. Một cán bộ cấp
Phòng cho biết, khi tham quan ở Hải quan Hà Nội, mở chương trình GTT-22 ra, tra mặt
7


hàng xe gắn máy SH 125-150 CC có tới 7 dịng hàng, nhưng khi xuống tới Hải Phịng,
mở chương trình này ra, tra cứu cũng mặt hàng đó chỉ cịn 3 dịng hàng và khi tới Quảng
Ninh, mở chương trình GTT-22 ra cũng tra cứu mặt hàng ấy thì chỉ cịn duy nhất 1 dịng
hàng trong chương trình!Đó là nói về chương trình phần mềm.
Cịn một thực tế khác là khả năng thao tác của cán bộ, công chức khi khai thác
chương trình GTT-22 chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Mới đây, một chuyên viên

của Tổng cục Hải quan khi khảo sát về việc thực hiện giá tính thuế ở một Cục Hải quan
đã nhận xét rằng, nhiều công chức Hải quan thao tác chưa đúng. Chẳng hạn, mục giới
hạn ngày tra cứu tối đa là 60 ngày, thì nhân viên Hải quan lại “qn” khơng điền thơng
số này vào mà cứ “click” cả năm. Do đó, máy chạy chậm hoặc là treo. Thiết nghĩ, những
bất cập trên đây cả về chương trình và người sử dụng chương trình cần sớm được khắc
phục.6
4. Giải pháp khắc phục hạn chế
4.1 Hoàn thiện cơ sở pháp về xác định TGHQ
Để hoàn thiện cơ sở pháp lý cần:
- Thường xuyên rà soát các văn bản pháp luật về TGHQ, chú trọng cơng tác pháp
điển hóa các quy định về TGHQ để thống nhất các quy định, tạo thuận lợi trong
tra cứu và thực thi.
- Đổi mới, cải tiến công tác xây dựng pháp luật, xóa bỏ tình trạng “ khép kín”, “cắt
khúc”, giảm những điều khoản giao cho Chính phủ và Bộ tài chính quy định
bằng việc đưa nội dung của Hiệp định vào một phần trong Luật thuế xuất, nhập
khẩu để có giá trị pháp lý cao hơn, yêu cầu chấp hành cũng cao hơn.
- Chú trọng việc tổng kết đánh giá việc thực hiện các văn bản pháp luật về TGHQ
để từ đó có những kiến nghị sửa đổi kịp thời.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu giá, theo dõi hiệu quả vận hành Hệ
thống GTT01
- Hiện nay, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội kiến nghị nâng mức phạt
đối với hành vi chậm nộp tiền, gian lận thuế như sau7:
Mức phạt hành vi chậm nộp thuế mà Chính phủ đề xuất 0,05%/ngày, Ủy ban Tài
chính ngân sách của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự luật - dẫn thực tế giám sát về tình
trạng các DN gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay là khá phổ biến và cho rằng
“với mức phạt chậm nộp tương đối thấp (0,05%/ngày), một số DN đã cố tình chiếm
dụng tiền thuế, chấp nhận bị phạt chậm nộp, không thực hiện nghĩa vụ thuế”. Do vậy,
cơ quan thẩm tra đề nghị sửa đổi theo hướng nâng mức phạt đối với hành vi chậm nộp
tiền thuế lên mức cao hơn hiện hành. Có thể phạt 0,1% mỗi ngày tính trên số tiền thuế
chậm nộp.

6 www.customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/Print.aspx?ID=18251
7 />
8


Nâng mức xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp
hoặc tăng số tiền thuế được hoàn từ 10% theo quy định hiện hành lên mức 20% tính
trên số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được hoàn cao hơn.
Đối với mức phạt từ 1 - 3 lần hành vi trốn thuế theo đề xuất của ban soạn thảo, Ủy
ban này kiến nghị thu hẹp khung của mức phạt theo hướng: Nếu người nộp thuế có
hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ
2 - 3 lần số tiền trốn thuế.
4.2 Giải pháp đối với HQ
Cơ quan hải quan cần:
- Đẩy mạnh cơng tác cải cách thủ tục hành chính thơng qua việc: tiếp tục kiểm tra,
rà soát để cải cách thủ tục quản lý thuế như bãi bỏ một số giấy tờ trong hồ sơ khai
hải quan; đổi mới cách thức tuyên truyền những quy định của pháp luật…
- Thực hiện công tác đào tao cán bộ:
Trước tiên là nên đưa mơn Luật hải quan vào chương trình đào tạo Cao đẳng, Đại
học và khuyến khích sinh viên học( hiện nay đã được thực hiện ở trường ĐH Luật Hà
Nội; Kinh tế quốc dân; Ngoại thương…)
Sau là tiến hành thường xuyên đánh giá phân loại cán bộ, đào tạo cán bộ theo
hướng chuyên sâu, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực…..
- Tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức, thực hiện của HQ địa phương để tháo
gỡ vướng mắc, đảm bảo cho các văn bản được thực thi hiệu quả.
4.3Giải pháp đối với doanh nghiệp
- Nâng cao khả năng tự chấp hành pháp luật, cần nhận thức rõ lợi ích của việc tuân
thủ pháp luật đới với doanh nghiệp và xã hội.
- Minh bạch hóa các chứng từ có liên quan đến việc xác định TGHQ ( cần đàm
phán rõ ràng, cẩn thận với các đối tác trước khi ký hợp đồng, nếu có thể thì thực

hiện ngay trên hợp đồng…để khi cơ quan hải u cầu chứng minh giải thích thì
có thể đáp ứng được ngay.
- Doanh nghiệp chủ động phán ánh những khó khăn, vướng mắc trong q trình
khai báo giá trị tính thuế để kịp thời giải quyết.
- Đấu tranh với những đối tượng không tự giác chấp hành pháp luật, các tiêu cực
của cán bộ. Đồng thời xử lý nghiêm và nặng với các đối tượng vi phạm
- Liên kết các doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi thương mại của chính mình.
C. KẾT LUẬN
Qua đây có thể nhận thấy Việt Nam cũng đã rất nỗ lực để thực thi Hiệp định một
cách đầy đủ và có hiệu quả nhất ở trên lãnh thổ mình.Song bên cạnh những thành tựu đạt
9


được cũng còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục, do đó cần có sự tham gia hợp tác thiện
chí, tích cực giữa HQ và Doanh nghiệp, giữa dân với các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc tố cáo những vi phạm xảy ra.

MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

TS Nguyễn Hồng Bắc, Tủ sách cẩm nang pháp luật của doanh nghiệp, Thủ tục hải
quan xuất nhập khẩu. NXB Tư pháp, Hà Nội 2010
Hiệp định định giá hải quan 1994
Báo hải quan, Chống thất thu ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực hải quan (ngày

28-03-2012)
Tuấn Dũng, Tập huấn quản lý vận hành hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá
tính thu. Tại www.customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/Print.aspx?ID=18251
Báo hải quan, Phát hiện nhiều hình thức gian lận về trị giá.
10


Tại ;
6. Bảo Cầm, Đề xuất nâng gấp đôi mức phạt hành vi “chây ỳ”, gian lận thuế
Tại />
11



×