Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Kỹ năng được sử dụng để xác định tính hợp pháp đối với các hành vi của doanh nghiệp A trong vụ việc này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.58 KB, 13 trang )

Đề Bài:
Doanh nghiệp A có trụ sở đóng tại địa bàn quận Thanh xuân ( Hà Nội)
có ngành nghề đăng ký kinh doanh là đầu tư, kinh doanh bất động sản
(BĐS). Tháng 2/2010, doanh nghiệp này được UBND thành phố Hà Nội ra
quyết định cho thuê 3 hecta đất tại địa bàn huyện Sóc Sơn để đầu tư xây
dựng biệt thự, nhà chung cư cao cấp và khu du lịch nghỉ dưỡng. Sauk hi có
quyết định cho thuê đất của UBND thành phố Hà Nội tháng 3/2010, Doanh
nghiệp A tiến hành ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài Nguyên và Môi Trường
thành phố Hà Nội với thời hạn 49 năm. Để có mặt bằng đầu tư theo dự án đã
được phê duyệt, doanh nghiệp A phải tiến hành việc bồi thường cho dân, san
lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng và trả tiền thuê đất cho Nhà nước. Là doanh
nghiệp mới bắt đầu hoạt động nên điều kiện tài chính còn hạn chế, doanh
nghiệp A thiếu vốn đầu tư nên đã chuyển nhượng 1,8 hecta đất thuộc dự án
này cho một doanh nghiệp B cũng có chức năng đầu tư, kinh doanh BĐS để
lấy tiền đầu tư trên phần diện tích đất còn lại.
Hỏi:
a. Anh (Chị) sẽ sử dụng kỹ năng gì để xác định tính hợp pháp đối với
các hành vi của doanh nghiệp A trong vụ việc này ?
b. Anh (Chị) sử dụng những kỹ năng gì trong việc nghiên cứu nội
dung vụ việc trên đây ?


I.Khái quát chung về tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai.
Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai là một trong các loại hình tư
vấn pháp luật phổ biến. Đây là một loại hình cung cấp dịch vụ pháp lý theo
đó, người tư vấn đưa ra các hướng dẫn, giải thích, căn cứ, quy định của pháp
luật trong lĩnh vực đất đai dựa trên yêu cầu của khách hang và khách hang
phải trả phí cho các dịch vụ mà người tư vấn cung cấp, hình thức pháp lý
của mối quan hệ này là việc các bên xác lập một hợp đồng dịch vụ tư vấn
pháp lý, trong đó quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của bên tư vấn và khách
hang.


Để thực hiện tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai, người tư vấn phải thực
hiện kĩ năng nghe và kĩ năng nói, ngoài ra còn có các kĩ năng quan trọng
như:
- Kĩ năng tạo niềm tin và giữ uy tín với khách hàng
- Kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ : kĩ năng này giúp nâng cao hiệu quả của
kĩ năng nghe và kĩ năng nói của luật sư tư vấn trong giao tiếp với khách
hàng. Trong kĩ năng này, người tư vấn nên chú ý tới trang phục, đầu tóc, thái
độ, cử chỉ…khi giao tiếp với khách hàng.
- Kĩ năng xử lý thông tin : đây là một trong những kĩ năng quan trọng thiết
yếu trong tư vấn pháp luật nói chung và tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất
đai nói riêng. Luật sư tư vấn thu thập, khai thác, nghiên cứu hồ sơ, trên cơ sở
đó mới tiếp tục triển khai các thao tác nghiên cứu tiếp theo.
-

Kĩ năng trình bày và thuyết phục: kĩ năng này được luật sư tư vấn tiến

hành thông qua diễn giải, hung biện. Để kĩ năng này thực hiện được hiệu
quả, luật sư tư vấn cần phải xây dựng được đề cương chi tiết, đảm bảo tính
logic. Một điều quan trọng để thực hiện kĩ năng này có hiệu quả trước hết
luật sư tư vấn phải tự tin, làm chủ về nội dung tư vấn.


- Kĩ năng soạn thảo và nhận diện tính hợp pháp của văn bản pháp luật : để
nhận diện tính hợp pháp của các văn bản pháp luật đất đai phù hợp với nội
dung, bản chất của vụ việc tư vấn thì luật sư tư vấn cần phải căn cứ vào thời
điểm xảy ra vụ việc để xác định các văn bản pháp luật thích hợp theo đó vụ
việc phát sinh ở thời điểm nào thì áp dụng các văn bản được ban hành ở thời
điểm đó.

II. Giải quyết vụ việc:

1. Kỹ năng được sử dụng để xác định tính hợp pháp đối với các hành vi
của doanh nghiệp A trong vụ việc này.
Trước tiên, chúng ta cần phải xác định trong tình huống trên
Doanh nghiệp A đã có những hành vi gì:
Thứ nhất, Doanh nghiệp A có ký hợp đồng thuê đất với Sở tài nguyên
và Môi trường thành phố Hà Nội là 3 hecta đất tại địa bàn huyện Sóc Sơn,
với mục đích là để đầu tư xây dựng biệt thự, nhà chung cư cao cấp và khu
nghỉ dưỡng trong thời hạn là 49 năm.
Thứ hai,Doanh nghiệp A tiến hành bồi thường cho dân , san lấp mặt
bằng đúng pháp luật chưa?.
Thứ ba, Doanh nghiệp A vì thiếu vốn đầu tư nên đã chuyển nhượng
1,8 hecsta đất thuộc dự án này cho một doanh nghiệp B cũng có chức năng
đầu tư, kinh doanh BĐS để lấy tiền đầu tư trên phần diện tích đất còn lại.
Để xác định tính hợp pháp đối với các hành vi của doanh nghiệp A thì
luật sư tư vấn cần sử dụng kỹ năng: Nghiên cứu hồ sơ và Tra cứu văn bản
pháp luật. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc trên, Luật sư tư vấn cần đối chiếu
với các quy định của pháp luật hiện hành để xác định tính hợp pháp của nội
dung vụ việc. Cụ thể:


* Hành vi: Doanh nghiệp A tiến hành ký hợp đồng thuê đất với Sở
Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hà Nội với thời hạn 49 năm.
Đối với hành vi này, luật sư tư vấn cần có kĩ năng soạn thảo hợp
đồng. Cụ thể như lựa chọn hợp đồng phù hợp với tính chất vụ việc, kĩ năng
nghiên cứu hồ sơ, kĩ năng áp dụng các quy phạm pháp luật để xác định tính
chất đúng đắn của vụ việc. Bên cạnh đó, cần thiết phải có kĩ năng nghiên
cưu pháp luật để soạn thảo hợp đồng. Sau khi đối chiếu với điều 67, điều 37
Luật đất đai 2003 thì hành vi nay của doanh nghiệp A là hợp pháp.
Sau đây, ta xác định tính hợp pháp của hành vi như sau:
+ Đối với trường hợp cho thuê đất, cần đối chiếu so sánh Quyết định cho

thuê đất với thẩm quyền cho thuê đất. Căn cứ Điều 37 Luật đất đai năm
2003 có quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất là : “Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương quyết định giao đất, cho thuế đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất đối với tổ chức…”. Theo đó, việc Doanh nghiệp A được UBND
thành phố Hà Nội ra quyết định cho thuê 3 hecta đất tại địa bàn huyện Sóc
Sơn để đầu tư xây dựng biệt thự, nhà chung cư cao cấp và khu du lịch nghỉ
dưỡng là đúng thẩm quyền.
+ Hồ sơ cho thuê đất cần đối chiếu với các quy định về trình tự, thủ tục hành
chính quản lý sử dụng đất đai 2003, Nghị định 181,thông tư Bộ tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện việc lập hồ sơ cho thuê đất,trình tự, thủ
tục cho thuê đất.
+ Nghiên cứu Quyết định thành lập doanh nghiệp A? xác định doanh nhiệp
này có tư cách pháp nhân hay không?,giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ
công ty hoặc văn bản quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công
ty để xác định công ty được Nhà nước cho thuê đất theo hình thức cụ thể
nào.


+ Về thời hạn cho thuế đất.
Trong trường hợp này, đất cho thuê được xác định là không quá 70 năm theo
quy định tại khoản 3, điều 67 luật đất đai 2003.
“3.Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng vào
mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng
cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư;
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực
hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự
án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá năm mươi năm;
đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào

địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho
thuê đất là không quá bảy mươi năm.”
Từ đó, sau khi đối chiếu với các quy định của pháp luật, xem xét bản hợp
đồng mà công ty A kí kết với sở tài nguyên môi trường, nếu các điều khoản
của bản hợp đồng là đúng pháp luật thì hành vi này là hợp pháp.
Các kĩ năng, phương pháp sử dụng trong trường hợp để xác định tính hợp
pháp của hợp đồng đó là chủ yếu dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật sẵn
có, những tài liệu liên quan như bản hợp đồng đã kí kết, quyết định cho thuê
đất của uỷ ban nhân dân thành phố.
Các bước tiến hành giao đất, kí hợp đồng thuê đất.
Bước 1. Người có nhu cầu xin thuê đất liên hệ với cơ quan được
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ thỏa thuận địa
điểm hoặc tổ chức phát triển quỹ đất nơi có đất để được giới thiệu địa điểm
sử dụng đất.


Bước 2. Sau khi có văn bản thỏa thuận địa điểm hoặc có văn bản cho
phép hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định, người xin thuê đất nộp (02 bộ)
hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường qua Trung tâm giao dịch một cửa.
Bước 3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ,
trình UBND tỉnh phê duyệt.
Bước 4. Giao đất tại hiện trường, ký hợp đồng thuê đất.
* Đối với hành vi bồi thường cho dân, san lấp mặt bằng, xây dựng
hạ tầng và trả tiền thuê đất cho Nhà nước của Doanh nghiệp A.
Để xác định xem hành vi này có hợp pháp hay không ta đối chiếu với
các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, cần có kĩ năng đàm phán,
thỏa thuận với người được bồi thường thiệt hại như về mức giá bồi thường
đất. Bên cạnh đó, luật sư tư vấn cần có kĩ năng tạo niềm tin với khách
hang…

Tuy nhiên để xác định tính hợp pháp đối với hành vi này, ta cần có kĩ
năng nghiên cứu, đối chiếu, áp dụng các quy định của pháp luật vào các
trường hợp cụ thể.
* Đối với hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh
nghiệp A cho Doanh nghiệp B thì luật sư tư vấn pháp luật về vấn đề này
cần sử dụng các kỹ năng chính sau đây:
Thứ nhất, kỹ năng giao tiếp với khách hàng (người đại diện doanh nghiệp A
đến văn phòng để tư vấn). Luật sư tư vấn gặp gỡ khách hàng và nghe khách
hàng trình bày nội dung vụ việc; yêu cầu và mong muốn của khách hàng khi
đến với văn phòng là gì?.
Thứ hai, kỹ năng thu tập thông tin, nghiên cứu hồ sơ vụ việc: Luật sư tư vấn
cần nắm rõ nội dung vụ việc, yêu cầu doanh nghiệp A cung cấp các giấy tờ
để chứng minh là có chuyển nhượng 1,8 hécta đất cho doanh nghiệp B.


Thứ ba, Luật sư tư vấn cần sử dụng kỹ năng tra cứu văn bản pháp luật để xác
định việc chuyển nhượng đất của doanh nghiệp A cho doanh nghiệp B là
hợp pháp. Luật sư tư vấn cần phải xác định mình sẽ sử dụng những văn bản
pháp luật nào để có cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc. Luật sư tư vấn sẽ
căn cứ vào Điều 106 Luật đất đai năm 2003 để xác định doanh nghiệp A có
quyền được chuyển nhượng đất hay không?. Và việc chuyển nhượng này có
đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của pháp luật không?. Cũng cần chú ý: đây
là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với Luật sư tư vấn vì nếu xác định sai văn
bản pháp luật và không tra cứu các văn bản pháp luật có liên quan về vấn đề
chuyển nhượng thì không thể tư vấn cho Doanh nghiệp A chuyển nhượng
đúng hay sai được?.
Như vậy, từ việc phân tích trên đây, Luật sư tư vấn cần phải có được các kỹ
năng cần thiết để việc tư vấn đạt hiểu quả cao.
2. Những kỹ năng được sử dụng trong việc nghiên cứu nội dung vụ việc
trên đây.

2.1. Các kỹ năng chung.
• Kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
- Trao đổi nội dung vụ tranh chấp:
Thông qua việc trình bày của khách hàng, luật sư lắng nghe và đặt các câu
hỏi gợi ý để khách hàng trình bày đúng bản chất của sự việc một cách vô tư,
khách quan, nhằm xác định rõ bản chất sự việc và biết được khách hàng
đang quan tâm đến vấn đề gì, yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu có liên
quan đến vụ tranh chấp; nắm một cách khái quát yêu cầu của khách hàng là
gì, liệu ta có đáp ứng được các yêu cầu đó không; xác định quan hệ pháp
luật của vụ kiện, thời hiệu khởi kiện, thẩm quyền giải quyết vụ án, điều kiện
khởi kiện; nhằm để giải quyết vấn đề cốt yếu là có nên kiện hay không, hay
chỉ là thương lượng hoà giải, nếu có kiện thì phải làm như thế nào. Cần xác
định rõ một số vấn đề như sau:


+ Loại tranh chấp? Các bên trong quan hệ tranh chấp gồm những ai, tư
cách như thế nào? Nội dung của tranh chấp?
+ Yêu cầu cụ thể của khách hàng là gì? Tài liệu, chứng cứ mà khách hàng
cung cấp là gì, đánh giá giá trị của chứng cứ đó...
• Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ việc.
Trong giai đoạn này, luật sư cần phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức
cho việc nghiên cứu hồ sơ của khách hàng và hồ sơ vụ án, vấn đề này đòi
hỏi luật sư phải có kỹ năng nghiên cứu.
Nghiên cứu hồ sơ trong bối cảnh này để tìm hiểu, xem xét kỹ lưỡng những
vấn đề cốt lõi trong hồ sơ, nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án tranh
chấp quyền sử dụng đất. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư phải nắm được
các thông tin quan trọng, kiểm tra thông tin, rút ra điểm lợi thế và điểm bất
lợi của các bên tranh chấp. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Luật sư phải
ghi chép những nội dung quan trọng hay sao chép tài liệu và các bút lực cần
thiết, hệ thống lại trên cơ sở đánh giá chứng cứ và bổ sung thêm nếu thấy

cần thiết. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư phải kiểm tra, đánh giá những
thông tin có được nhằm xác định độ chính xác của thông tin. Từ sự gợi ý của
hồ sơ Luật sư phải thu thập chứng cứ và tiếp tục củng cố hồ sơ. Luật sư có
thể đề xuất các biện pháp cần thiết với Toà án hoặc cơ quan hữu quan những
vấn đề liên quan đến hồ sơ và việc giải quyết vụ án. Nói chung, một số nội
dung cần được củng cố chắc chắn trong quá trình nghiên cứu hồ sơ:
- Kiểm tra lại quan hệ pháp luật có tranh chấp.
- Kiểm tra lại các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng: kiểm tra tính hợp lệ
trong việc thụ lý của Toà án, thẩm quyền giải quyết của Toà án; thời hiệu
khởi kiện; người có quyền khởi kiện; hoà giải;
- Làm rõ nội dung tranh chấp.
- Nghiên cứu và đánh giá chứng cứ: Là việc luật sư trực tiếp cảm thụ, xem
xét, phân tích và so sánh chứng cứ. Cũng như trong hoạt động xét xử, việc
thu thập, nghiên cứu, bảo quản và đánh giá chứng cứ là một công việc hết
sức quan trọng. Luật sư cần nắm rõ vấn đề này để chuẩn bị tốt cho giai đoạn


tham gia phiên toà. Trong quá trình nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, luật
sư có thể phát hiện ra những chứng cứ bất lợi và có lợi cho khách hàng của
mình, những chứng cứ có lợi cần khai thác triệt để.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật, văn bản pháp luật cần thiết để áp
dụng phù hợp với nội dung vụ tranh chấp.
2.2. Nhóm các kỹ năng riêng trong tư vấn pháp luật về giao đất, cho thuê
đất, và thu hồi đất.
• Kỹ năng tra cứu các văn bản pháp luật.
- Thông qua việc xác định nội dung vụ đề nghị của khách hàng để tra cứu
các văn bản pháp luật thích hợp. Và căn cứ vào nơi có đất bị thu hồi để tra
cứu các văn bản của chính quyền địa phương đó về tổ chức thi hành pháp
luật bồi thưỡng hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Trong vụ việc
này, nơi có đất bị thu hồi là địa bàn Sóc Sơn, Hà Nội, vì vậy, luật sư cần tra

cứu văn bản trên địa bàn Sóc Sơn về tổ chức thi hành pháp luật bồi thường
hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Căn cứ vào thời điểm mà vụ việc tư vấn xảy ra để xác định các văn bản tư
vấn: trong vụ việc này thời điểm xảy ra là năm 2010 , vì vậy, cần căn cứ vào
các quy định của luật đất đai năm 2003; Nghị định số 181; nghị định số 197;
nghị định 184; nghị định 69 hiện hành để xem xét vụ việc này.
- Dựa vào tính chất nội dung vụ việc để tra cứu văn bản pháp luật đất đai
thích hợp
Cụ thể: yêu cầu của khách hàng cần tư vấn về việc thu hồi đất thì luật sư tư
vấn phải sưu tầm tập hợp các văn bản pháp luật đất đai về thu hồi đất; hoặc
yêu cầu khách hàng cần tư vấn về việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
thì luật sư tư vấn căn cứ vào yêu cầu này để lựa chọn các quy định đề cập
đến các vấn đề thu hồi đất.
Trên đây là một số kỹ năng sử dụng trong việc nghiên cứu nội dung vụ việc.
Tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng là một hiện tượng xã
hội diễn ra trong mọi xã hội, mọi thời kỳ. Pháp luật đất đai hiện nay ở nước
ta mặc dù có những thay đổi lớn về mặt lập pháp, mở rộng, phát huy các


quan điểm tiến bộ, nhưng vẫn chưa thể xây dựng được một cơ chế quản lý
đất đai thống nhất và đồng bộ. Các quy định pháp luật vẫn chưa có sự rõ
ràng khiến cho việc áp dụng pháp luật trở nên khó khăn. Vấn đề không
ngừng trau dồi và bổ sung vốn kinh nghiệm vào quá trình hoạt động của luật
sư, nắm bắt thực tiễn xét xử ở các cấp toà án trong các lĩnh vực đặc biệt là
lĩnh vực đất đai là vô cùng quan trọng, sẽ giúp ích rất nhiều cho luật sư về
kỹ năng tranh tụng. Mỗi Luật sư khi tham gia vào vụ án tranh chấp quyền sử
dụng đất có một cách tiếp cận riêng nhưng điều quan trọng luật sư cần phải
nắm vững vấn đề về cả lý luận và thực tiễn, biết cách sử dụng đúng các
chứng cứ để bảo vệ lợi ích chính đáng cho thân chủ.
Vì vậy, luật sư nên thường xuyên tham dự các phiên toà để đúc rút kinh

nghiệm cho bản thân mình, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình hoạt động
sau này. Và hơn hết là người luật sư phải yêu nghề, có tâm huyết và trách
nhiệm với công việc của mình, luôn coi những tâm tư, nguyện vọng của thân
chủ như của mình, có như vậy mới ngày càng nâng cao được uy tín và có
nhiều khách hàng.
3. Mở rộng:
Dựa trên vụ việc trên thì nhóm chúng em có đưa ra một số đánh giá về
tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai ở nước ta hiện nay.
Mặc dù, hệ thống pháp luật đất đai của nước ta ngày càng được hoàn thiện,
tuy nhiên mức độ phức tạp của nó đã gây không ít khó khăn cho những luật
sư tư vấn, tư vấn viên khi thực hiện công việc tư vấn. Điều này có thể dẫn
đến quá trình tư vấn mất nhiều thời gian hay việc sử dụng sai, sử dụng chưa
đúng, chưa đủ các văn bản pháp luật đất đai có liên quan trong khi giải
quyết vụ việc của khách hàng. Chưa dừng lại ở đó, nếu những khó khăn này
không được khắc phục một cách hơp lí thì nó sẽ còn kéo theo những hậu quả
bất lợi như:
- Mất niềm tin, uy tín với khách hàng;
- Gây rắc rối cho khách hàng trong quá trình giải quyết vụ việc của họ;
Để khắc phục được khó khăn này, luật sư, tư vấn viên cần có kĩ năng
trong việc thu thập, khai thác nghiên cứu hồ sơ, xử lý thông tin mà trong đó


đặc biệt chú trọng thao tra cứu các văn bản pháp luật đất đai có liên quan
đến vụ việc cần giải quyết. Việc tra cứu này có thể được thực hiện thông qua
một số hình thức như: tra cứu thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu luật Việt
Nam, mạng Internet, truy cập website trang thông tin của Quốc Hội, Chính
Phủ, Bộ tài nguyên môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, truy cập thông tin
qua báo chí đài phát thanh, tra cứu văn bản dựa vào công báo, sách hệ thống
hóa văn bản pháp luật đất đai, sưu tầm tra cứu văn bản thông qua website
của các văn phòng luật sư, công tuy tư vấn, văn phòng tư vấn, tra cứu văn

bản pháp luật thông qua việc cung cấp văn bản của các cơ quan quản lý nhà
nước về đất đai, các cơ quan thi hành pháp luật đất đai.
Sau khi đã tra cứu được một lượng văn bản pháp luật đất đai có liên
quan đến vụ việc, luật sư, tư vấn viên cần phân loại các văn bản pháp luật đó
theo các tiêu chí sau:
+ Thời gian;
+ Thẩm quyền;
+ Hiệu lực pháp lý của văn bản;
+ Nội dung của văn bản liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tình tiết vụ việc
và yêu cầu của khách hang.
Trên cơ sở phân loại này, luật sư, tư vấn viên có thể loại ra những văn bản
không cần thiết để từ đó dành thời gian và công sức tập trung vào những văn
bản cần thiết. Như vậy việc sử dụng các văn bản pháp luật đất đai có liên
quan đến vụ việc sẽ được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả hơn.


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Giáo trình luật đất đai – Trường đại học luật hà nội.
3. Tư vấn giải quyết các tình huống pháp luật về đất đai – Lg.Ngô quỳnh
Hoa, Đặng thị ngọc Diệp.
4. Kỹ năng tư vấn pháp luật – Học viện tư pháp.
5. http: www.google.com.vn


MỤC LUC




×