Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường pháp luật trong các lĩnh vực nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.19 KB, 11 trang )

Mục lục

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, xây dựng, phát triển nền kinh tế
thị trường và từng bước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong
điều kiện đó, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là hoạt động không thể thiếu để phát
triển đất nước. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu có thể gây ra những ảnh
hưởng rất lớn về môi trường. Với nội dung bài tập lớn học kì, em xin được lựa
chọn đề tài: “Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường pháp luật
trong các lĩnh vực nhập khẩu.”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số vấn đề về hội nhập kinh tế, nhập khẩu
1. Khái niệm về hội nhập kinh tế
Hiện nay tồn tại khá nhiều cách hiểu khác nhau về hội nhập kinh tế. Ví dụ
như, khái niệm hội nhập kinh tế của Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960: Hội
nhập kinh tế, hiểu một cách chặt chẽ, “là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các
1


nền kinh tế lại với nhau”. Khái niệm này được chấp nhận chủ yếu trong giới học
thuật và lập chính sách.
Tuy nhiên, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới hiện
nay, hội nhập kinh tế được hiểu “là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau”.
Nếu hiểu theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã có lịch sử ra đời và phát triển
hàng ngàn năm. Và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây
hai nghìn năm khi đế quốc La Mã tiến hành chiến tranh xâm chiếm phần lớn
diện tích thế giới, mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa
trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ
cho toàn bộ các nơi.1
2. Khái niệm nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá


trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên cơ sở ngang giá lấy tiền tệ làm
môi giới. Nó không phải là một hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống
các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên
ngoài.
3. Tác động của hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế tác động đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế- xã hội
quốc gia, từ kinh tế, đến văn hóa, xã hội, môi trường…trong đó có cả tác động
tích cực và cả những tác động tiêu cực. Hội nhập kinh tế tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam
trên trường quốc tế. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ,
trong số đó có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường, gây khó khăn cho công
tác bảo vệ môi trường.
Toàn cầu hóa kinh tế có thể đưa lại những hậu quả xấu về môi trường sống
và xã hội. Bởi vì, việc mở cửa nhằm tiếp nhận các nguồn lực, các thành tựu khoa
1

Theo />
2


học công nghệ, thiết bị máy móc và những nguồn vốn đầu tư của thế giới để phát
triển, bản thân nó cũng tiềm ẩn những mặt bất lợi: sự xâm nhập công nghệ lạc
hậu, nạn ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội, sự bất bình đẳng trong xã hội gia
tăng.
II. Tác động của hội nhập kinh tế đến bảo vệ môi trường pháp luật trong
các lĩnh vực nhập khẩu
1. Tác động tích cực
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế, Việt Nam đã tiếp
nhận được những điều kiện thuận lợi không chỉ cho phát triển kinh tế mà cả các
lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trước khi hội nhập kinh tế, vấn đề bảo vệ môi trường hầu như chưa được đề
cập đến, phần vì khi đó những tác động xấu đến môi trường là chưa nhiều, phần
vì nhận thức về bảo vệ môi trường còn thấp. Xem xét lịch sử ra đời và phát triển
của luật môi trường, ta thấy, giai đoạn trước năm 1986- khi Việt Nam chưa Đổi
mới, chưa hội nhập kinh tế, luật môi trường với tư cách một lĩnh vực riêng chưa
xuất hiện, pháp luật quy định về vấn đề môi trường chỉ tồn tại trong một số sắc
lệnh, nghị định quy định về những mặt, những lĩnh vực rất cụ thể hoặc có nội
dung liên quan đến bảo vệ môi trường, như Sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ
Chí Minh kí ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi
vi phạm pháp luật bảo vệ rừng; Nghị quyết 36/CP ngày 11/03/1961 của Hội
đồng chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất… đặc biệt, quy
định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu là chưa có.
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, tăng
cường hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách này đã dẫn tới hàng loạt những đổi
thay trong bộ mặt kinh tế- xã hội của Việt Nam. Bên cạnh những chuyển biến tốt
đẹp là sự xuất hiện của hàng loạt hiện tượng tiêu cực, trong đó có vấn đề ô
nhiễm, suy thoái môi trường. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường từ những
3


đòi hỏi mang tính cục bộ đã trở thành một trong những ưu tiên chiến lược của
quốc gia, bảo vệ môi trường trở thành nguyên tắc hiến định. Và bước phát triển
nổi nhật của pháp luật môi trường là việc Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993.
Từ khi tiến hành hội nhập kinh tế, pháp luật về bảo vệ môi trường có sự phát
triển mạnh mẽ, cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng: hiện nay, hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam đã có tương
đối đủ các quy định về những vấn đề, những yếu tố khác nhau của môi trường.
Trong lĩnh vực nhập khẩu, đã có quy định của pháp luật về các mặt hàng nhập
khẩu có ảnh hưởng xấu đến môi trường, như Quyết định số 03/2004/QĐBTNMT của Bộ trưởng Bộ tài nguyên môi trường về việc ban hành quy định về

bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; Quyết
định số 491/QĐ-BKHCNMT ngày 29/04/1998 quy định cụ thể về điều kiện nhập
khẩu thiết bị công nghệ cũ đã qua sử dụng; Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực
vật 2001 cùng có quy định khá rõ về điều kiện nhập khẩu các loại sinh vật, tài
nguyên thực vật,… Đặc biệt, Luật bảo vệ môi trường 2005 đã quy định cụ thể
các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa (Điều 42),
bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu (Điều 43). Gần đây, pháp luật còn
có một số quy định nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tiến hành hoạt
động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu như: Thông tư số
101/2010/TT-BTC hướng dẫn về việc miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại
Nghị định số 4/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường,
trong đó quy định, các doanh nghiệp nếu nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho
bảo vệ môi trường thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu…
Về chất lượng: pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu
liên tục được đổi mới, để thích nghi với những thay đổi nhanh chóng trong lĩnh
vực này. Ví dụ như trong lĩnh vực nhập khẩu công nghệ, thiết bị cũ đã qua sử
4


dụng, chỉ trong vòng 3 năm Quyết định số 1762/QĐ-PTCN ngày 17/10/1995 của
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Ban hành quy định những yêu cầu của
kỹ thuật chung và nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng đã được thay thế bằng
Quyết định số 491/QĐ-BKHCNMT ngày 29/04/1998 quy định cụ thể về điều
kiện nhập khẩu thiết bị công nghệ cũ đã qua sử dụng. Các quy định ngày càng
theo sát thực tế hơn, tính khả thi và hiệu lực thi hành ngày càng cao. Trong các
quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu, có sự kết hợp, hỗ trợ từ
phía các ngành luật khác ví dụ như có sự kết hợp đan xen giữa pháp luật môi
trường và pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hóa, pháp luật về hải quan. Hơn nữa
do Việt Nam tích cực kí kết và tham gia vào các điều ước quốc tế về bảo vệ môi
trường, đặc biệt trong lĩnh vực nhập khẩu là việc Việt Nam tham gia Công ước

Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và tiêu hủy chúng (từ đây gọi là
Công ước Basel) ngày 13/03/1995; Việt Nam trở thành thành viên của Công ước
Cites về buôn bán quốc tế những loài động thực vật hoang dã nguy cấp (1974)
ngày 20/04/ 1994… tạo điều kiện cho pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt
Nam có sự phù hợp với pháp luật bảo vệ môi trường trên thế giới, bổ sung những
quy định mà pháp luật quốc gia còn thiếu, từ đó nâng cao chất lượng của pháp
luật.
2. Tác động tiêu cực
Hội nhập kinh tế, cùng với việc giảm bớt, thậm chí xóa bỏ hàng rào thuế
quan và phi thuế quan đã có nhiều ảnh hưởng xấu đến công tác bảo vệ môi
trường. Dưới đây sẽ trình bày cụ thể những tác động tiêu cực của hội nhập kinh
tế đến những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập
khẩu:
Thứ nhất: Hội nhập kinh tế mở ra cơ hội nhập khẩu nhiều mặt hàng, với
chủng loại, mẫu mã và chất lượng rất đa dạng, trong số đó ngày càng có nhiều
loại hàng hóa có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong nước. Điều
5


này gây khó khăn cho các nhà lập pháp trong việc xây dựng, bổ sung, hoàn
thiện hệ thống pháp luật để kịp thời điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh. Ví
dụ như hiện nay pháp luật bảo vệ môi trường vẫn chưa ban hành danh mục các
loài thủy sinh có nguy cơ xâm hại môi trường, trong quá trình cấp phép cho hoạt
động xuất khẩu lại chưa có sự tham khảo Danh sách liệt kê 100 loài ngoại lai
nguy hại của thế giới, nên đã cho phép nhập khẩu một số lượng lớn rùa tai đỏ
vào Việt Nam, mà hậu quả của hành động này hiện nay vẫn chưa thể giải quyết,
khắc phục được.
Thứ hai: Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc tham gia vào sự vận động,
phát triển sôi động và liên tục của nền kinh tế thế giới, thực tế luôn thay đổi với
tốc độ nhanh chóng, trong khi hệ thống pháp luật lại cần có thời gian để thích

nghi. Vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây những khó khăn nhất định cho
công tác kiểm tra, rà soát hệ thống pháp luật, dẫn đến tình trạng hiện nay hệ
thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu
còn nhiều quy định chưa phù hợp với thực tế, thiếu thống nhất, nhiều quy định
còn chung chung.
Ví dụ, trong hệ thống pháp luật có sự không thống nhất về thẩm quyền của
cơ quan bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường, các Sở và phòng tài
nguyên môi trường) và cơ quan kiểm soát hoạt động nhập khẩu (Hải quan), dẫn
đến tình trạng các doang nghiệp lợi dụng tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi
ngược” để nhập vào Việt Nam các mặt hàng có tính độc hại cao, điển hình là vụ
hàng chục doanh nghiệp nhập khẩu ắc quy chì đã qua sử dụng với khối lượng
khoảng vài ngàn tấn để tái xuất sang nước thứ ba qua các cửa khẩu Móng Cái và
cảng Hải Phòng bị phát hiện tháng 12/2005. Từ ví dụ này ta thấy, hệ thống pháp
luật bảo vệ môi trường Việt Nam còn thiếu tính thống nhất, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp lợi dụng khe hở của pháp luật để vi phạm.

6


Quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu còn chung
chung, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý hoạt động nhập khẩu trong việc áp
dụng pháp luật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ của mình
trong việc bảo vệ môi trường. Ví dụ như, khi Việt Nam tham gia vào công ước
Basel, đã ban hành các văn bản pháp luật để thực thi các điều khoản của Công
ước này, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chưa có quy định cụ thể, chi tiết, mà
chỉ có quy định theo hướng nguyên tắc chỉ đạo. Ví dụ như pháp luật hiện nay,
mà cụ thể là Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ tài nguyên
môi trường về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu
nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chưa có quy định cụ thể về việc nhập khẩu
phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo chứng minh

nguồn gốc, số lượng, chủ thể phát sinh, độ độc hại,…của phế liệu. Với những
quy định chung chung như trường hợp này còn gây ra khó khăn cho công tác
quản lý, kiểm tra quá trình xử lý chất thải phát sinh, tức là gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực có tính chất dây chuyền.
Thứ ba: Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nhập khẩu còn chưa
có tính phòng ngừa xa.
Một trong những mặt xấu của hội nhập kinh tế thế giới là tạo điều kiện
cho các nước giàu xuất khẩu rác thải sang các nước nghèo. Hiện tượng này càng
phổ biến, và gây bức xúc lớn trong các vấn đề môi trường hiện nay. Các nước
nghèo không hẳn là không nhận biết được những tác hại của việc nhập khẩu rác
thải để tái chế, tái sản xuất nhưng việc nhận thức này còn chưa sâu sắc, và còn vì
lợi ích kinh tế trước mắt mà không tính đến tác hại lâu dài. Các doanh nghiệp
nhập khẩu loại hàng hóa này cũng được lợi, không chỉ là vấn đề thuế nhập khẩu
đánh cho phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thấp mà còn là việc các
nước giàu sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để “tống” rác thải ra khỏi nước mình.
Trong điều kiện đó, pháp luật Việt Nam lại chưa quy định chặt chẽ về vấn đề
7


này, khiến cho trên thực tế khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu nhập khẩu rác
thải thì số rác thải này đã nằm ở các bến cảng, kho hàng của Việt Nam, khi phát
hiện doanh nghiệp nhập khẩu một loài ngoại lai đặc biệt nguy hại thì loài này đã
tràn ngập và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường; và khi đó việc áp dụng
các biện pháp xử lý như buộc tái xuất hoặc tiêu hủy là rất khó khăn.
III. Hướng hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
nhập khẩu
Thứ nhất, kịp thời bổ sung những quy định còn thiếu về bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực nhập khẩu.
Thứ hai, rà soát các quy định hiện hành về quản lý hoạt động nhập khẩu,
qua đó phát hiện và sửa đổi những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, hoặc

không phù hợp với các Điều ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường mà Việt Nam
kí kết hoặc tham gia, mà điển hình là Công ước Basel. Ví dụ như:
- Xem xét lại tính chính xác của khái niệm "phế liệu, nguyên liệu thứ phẩm" với
khái niệm "chất thải". Cần phải nhận thức rằng, "phế liệu, nguyên liệu thứ phẩm"
là chất thải và hành vi nhập khẩu "phế liệu, nguyên liệu thứ phẩm" là hành vi
nhập khẩu chất thải và từ đó cần có sự kiểm soát đặc biệt.
- Các quy định về kiểm soát hoạt động nhập khẩu "phế liệu, nguyên liệu thứ
phẩm" phải bảo đảm mang tính phòng ngừa cao. Theo đó, hoạt động kiểm soát
phải được thực hiện trước khi "phế liệu, nguyên liệu thứ phẩm" được đưa vào
Việt Nam. Có thể quy định: "Trước khi thực hiện hành vi vận chuyển "phế liệu,
nguyên liệu thứ phẩm" từ quốc gia xuất khẩu, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải
thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (Sở Tài nguyên - Môi
trường) tại địa phương có cửa khẩu nhập khẩu về số lượng, chất lượng "phế liệu,
nguyên liệu thứ phẩm" và phải có Biên bản giám định về tính phù hợp với các
quy định về bảo vệ môi trường đối với "phế liệu, nguyên liệu thứ phẩm" nhập
khẩu. Khi có thông báo đồng ý của cơ quan nhà nước về môi trường (Sở Tài
8


nguyên - Môi trường) thì tổ chức cá nhân nhập khẩu mới được thực hiện hành vi
vận chuyển. Trong trường hợp này, pháp luật cũng cần có quy định về thời hạn
trả lời của Sở Tài nguyên - Môi trường và hậu quả pháp lý khi cơ quan nhà nước
vi phạm thời hạn này.
Thứ ba, cần xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động kiểm soát hành vi nhập
khẩu những hàng hóa có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Theo đó, cần xác định
rõ chức năng của từng cơ quan (cơ quan hải quan, cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường) trong hoạt động kiểm soát hoạt động nhập khẩu, những nội dung
quản lý cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, thời gian phải thực hiện và đặc biệt
là trách nhiệm pháp lý khi các cơ quan này vi phạm nghĩa vụ phối hợp trong hoạt
động quản lý.

Thứ tư, sử dụng có hiệu quả công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực xuất khẩu, gắn lợi ích kinh tế của doanh nghiệp với lợi ích môi
trường. Bằng các chính sách kinh tế như chính sách thuế nhập khẩu, phí bảo vệ
môi trường theo hướng khuyến khích các chủ doanh nghiệp tự mình thực hiện tốt
các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu.
Thứ năm, thực hiện tốt các nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo những quy
định của Điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia, trên
cơ sở đó đề nghị các quốc gia khác phối hợp với Việt Nam trong việc quản lý,
kiểm soát các mặt hàng có ảnh hưởng xấu đến môi trường trong hoạt động xuất
nhập khẩu.
C. KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên có thể thấy hội nhập kinh tế với vấn đề bảo vệ
môi trường bằng pháp luật trong hoạt động nhập khẩu có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Việc giải quyết hài hoà mối quan hệ đó là nền tảng cho sự phát
triển bền vững. Để hoạt động nhập khẩu trong tiến trình hội nhập kinh tế đạt
được hiệu quả, ngoài việc nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm mỗi cá nhân,
9


doanh nghiệp thì việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cũng đóng vai
trò hết sức quan trọng.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật môi trường, Nxb CAND,
Hà Nội, 2008;
2. Luật bảo vệ môi trường năm 2005;
3. Nguyễn Văn Phương, “Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu phế
liệu tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ;
4. Vũ Thu Hạnh, “Luật môi trường trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp, số 12/2003;

5. Sách: Nguyễn Văn Phương, “Pháp luật môi trường Việt Nam trong tiến
trình hội nhập và phát triển”, trong cuốn Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội
nhập quốc tế và phát triển bền vững, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009;

10


6. Khóa luận tốt nghiệp, Hoàng Thanh Thảo, Pháp luật bảo vệ môi trường
trong nhập khẩu hàng hóa.

11



×