Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.42 KB, 2 trang )
Soạn bài: Sang Thu
SANG THU
Hữu Thỉnh
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã
từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên
truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn
Việt Nam.
Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người
và cuộc sống nông thôn.
2. Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977.
3. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu
chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng
ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như...
4. Sự biến chuyển của trời đất lúc thu sang được nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng
nhiều giác quan và sự rung động tinh tế:
- Hương ổi phả vào trong gió se.
- Gió thu giăng mắc chầm chậm.
- Dòng sông dềnh dàng trôi.
- Những cánh chim bắt đầu vội vã (chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét).
- Đám mây mùa hạ đã "vắt nửa mình sang thu".
- Nắng cuối hạ vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa...
Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phải vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt
nửa mình...) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi
của sự vật, mặt khác, chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong
thời khắc biến chuyển của đất trời.
5. Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không
còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa