Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa trên địa bàn xã bảo sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.52 KB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Khoa kinh tế và phát triển nông thôn
= = = =  = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT DỨA
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BẢO SƠN, HUYỆN LỤC NAM,
TỈNH BẮC GIANG

Tên sinh viên
Chuyên ngành

: ĐỖ THỊ LAN ANH
: KINH TẾ

Lớp

: K56 – KTC

Niên khóa

: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn

: TS. TRẦN VĂN ĐỨC

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là khóa luận nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là trung thực, nghiêm
túc và chưa được công bố và sử dụng trong bất kỳ một tài liệu khoa học nào.
Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Đỗ Thị Lan Anh

2


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này hoàn thành là một phần của kết quả 4 năm học tập,
nghiên cứu trên giảng đường trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam và của
gần 4 tháng thực tập tại phòng khuyến nông huyện Lục Nam và ủy ban nhân
dân xã Bảo Sơn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng và nổ lực của bản thân,
em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô giáo trường Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Các thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho em kiến
thức, niềm tin và ước mơ vững bền với công việc trong suốt 4 năm qua. Đặc
biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo TS. Trần Văn Đức Người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị
tại phòng khuyến nông UBND huyện Lục Nam, UBND xã Bảo Sơn và các hộ
dân trên địa bàn xã Bảo Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em tìm hiểu thực tế
và thu thập số liệu để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những
người luôn quan tâm, động viên, khích lệ em trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Đỗ Thị Lan Anh

3


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong những năm qua ngành sản xuất chế biến nông sản đang ngày
càng mở rộng và phát triển, đặc biệt là sản xuất dứa nguyên liệu. Bảo Sơn là
một xã có tỷ lệ người dân nghèo khá cao, trước những năm 2000 người dân
và chính quyền địa phương đã khuyến khích đầu tư vào cây dứa nhưng kết
quả mang lại không cao, không tạo nên hiệu quả kinh tế. Từ sau năm 2000
nhờ có sự sáng tạo, dẫn dắt của Đảng ủy, chính quyền địa phương và người
dân đã tìm ra hướng đi mới cho cây dứa Bảo Sơn đó là dứa Queen trái vụ đem
lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và tạo nên thương hiệu dứa đã được
Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm dứa
của HTX sản xuất và tiêu thụ dứa xã Bảo Sơn (2014). Điều này chứng tỏ cây
dứa đã và đang giúp người dân xóa đói giảm nghèo muốn tìm hiểu sâu về
hiệu quả kinh tế mà cây dứa đem lại tác giả đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá
hiệu quả kinh tế sản xuất dứa trên địa bàn xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.”
Mục tiêu nghiên cứu nhằm góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực
tiễn, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế sản xuất dứa trên địa bàn xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang trong 4 năm từ 2010 – 2014, đồng thời đưa ra một số định

hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất dứa trong thời gian tới.
Để nghiên cứu tốt đề tài ta sử dụng kết hợp các phương pháp khác
nhau: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu là chọn điểm nghiên cứu ở các
thôn cụ thể trong xã, phương pháp thu thập thông tin, thông tin thứ cấp và sơ
cấp được tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí, internet, điều tra phỏng vấn các hộ
dân bằng cách xây dựng bảng hỏi sau đó xử lý và phân tích thông tin có sự
tham gia của phương pháp PRA tạo sự gần gũi và dễ hiểu cho người dân dễ
dàng thu thập được nhiều thông tin..
4


Bảo Sơn là một xã miền núi của huyện Lục Nam, xã có 14 thôn, dân số
khoảng trên 13.000 nhân khẩu, chủ yếu nhân dân sống bằng nghề sản xuất
nông nghiệp chiếm trên 80%, tỉ lệ hộ nghèo tính đến 01/9/2014 là 13,55%.
Diện tích đất tự nhiên của xã là 2.335,4 ha .Với đặc điểm địa bàn đất đai và
khí hậu của xã phù hợp cho phát triển cây dứa. Không những thế sản xuất dứa
trên địa bàn xã đang là một vấn đề bức thiết cần chúng ta nghiên cứu. So với
các cây trồng khác thì việc đem lại hiệu quả hơn và chiếm ưu thế vẫn là cây
dứa. Theo ban thống kê xã Bảo Sơn tổng diện tích dứa trái vụ trên địa bàn xã
từ năm 2010- 2014 là 144 ha. Để có được thương hiệu dứa như ngày hôm nay
người dân đã rất kiên trì và sáng tạo bên cạnh đó có sự giúp đỡ hỗ trợ của
Đảng ủy chính quyền địa phương cùng các chuyên viên, kỹ sư tư vấn từ
trường Đại học Nông Nghiệp nay là Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Mỗi
vụ dứa đều cho năng suất rất cao chất lượng dứa tốt, song vẫn còn bất cập
trong khâu tiêu thụ, thu mua dứa, người dân vẫn gặp khó khăn về đầu ra chủ
yếu là tự tìm đến các thương lái mua đi các tỉnh khác bán còn nhà máy chế
biến nông sản của tỉnh chỉ thu mua được một phần do đó cần có giải pháp để
đầu ra dứa được ổn định. Trong các năm từ 2010 – 2014 diện tích dứa và sản
lượng dứa liên tục tăng điều này cho thấy người dân đã và đang đầu tư đúng
hướng đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ ngày kinh tế phát triển bộ mặt của xã

đã và đang được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đường xá bê tông hóa dần,
Bảo Sơn ngày một phát triển.
Tóm lại sản xuất và tiêu thu dứa xã Bảo Sơn trong những năm 2010 –
2014 liên tục mở rộng diễn tích thay thế các cây vải, sắn bằng cây dứa đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong và
ngoài xã, cây dứa đã giúp người dân xóa đói giảm nghèo, song cần các cấp
ngành Đảng ủy hỗ trợ vốn đầu tư và nguồn thu đầu ra của dứa để thương hiệu
dứa Bảo sơn vang xa hơn cả trong nước và nước ngoài.
5


MỤC LỤC

6


7


DANH MỤC HÌNH

8


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPSX

Chi phí sản xuất


HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQ

Hiệu quả

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

KHKT

Khoa học kỹ thuật

SXKD

Sản xuất kinh doanh

BVTV

9

Bảo vệ thực vật

NN

Nông nghiệp


PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

TTg

Thủ tướng

PRA

Paritici patory rural appraisal

MI

Thu nhập hỗn hợp

GO

Tổng giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

TC


Chi phí sản xuất

VA

Giá trị gia tăng

Pr

Lợi nhuận

NPK

Phân bón NPK


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua công cuộc đổi mới của đất nước, phát triển xã
hội mà trọng tâm là nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đã và
đang tạo tiền đề đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ CNH HĐH, cùng với thành tựu nền kinh tế nói chung, nghành nông nghiệp nước ta
có nhiều thành tựu đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Bên
cạnh đó góp phần không nhỏ vào tăng thu nhập cho người dân làm giảm hộ
nghèo, phải kể đến cây công nghiệp ngắn ngày.
Cây dứa là một cây công nghiệp ngắn ngày rất quan trọng trong việc
góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Dứa có giá trị chất dinh dưỡng cao, có nhiều
công dụng thích hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta. Trong những năm
qua việc trồng dứa được nhiều địa phương quan tâm chú trọng đầu tư mở
rộng diện tích và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể về năng suất, sản lượng.
Mặc dù dứa cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến nhưng còn
nhiều vấn đề bất cập. Đó là việc sản xuất dứa còn mang nhiều tính lạc hậu, kỹ

thuật trồng còn mang tính truyền thống, việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới
chưa được chú trọng, năng suất và sản lượng chưa tương xứng với tiềm năng
của cây dứa ở nước ta cũng như các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, dứa là
mặt hàng xuất khẩu nhưng chỉ với khối lượng ít. Vì vậy, việc nâng cao hiệu
quả kinh tế cho sản xuất dứa rất quan trọng thì mới đáp ứng nhu cầu cho nhà
máy chế biến và sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Bảo Sơn là một xã miền núi của huyện Lục Nam, xã có 14 thôn, dân số
khoảng trên 13.000 nhân khẩu, chủ yếu nhân dân sống bằng nghề sản xuất
nông nghiệp chiếm trên 80%, tỉ lệ hộ nghèo tính đến 01/9/2014 là 13,55%.
Diện tích đất tự nhiên của xã là 2.335,4 ha .Với đặc điểm địa bàn đất đai và
khí hậu của xã phù hợp cho phát triển cây dứa. Không những thế sản xuất dứa
10


trên địa bàn xã đang là một vấn đề bức thiết cần chúng ta nghiên cứu. So với
các cây trồng khác thì việc đem lại hiệu quả hơn và chiếm ưu thế vẫn là cây
dứa. Theo ban thống kê xã Bảo Sơn tổng diện tích dứa trái vụ trên địa bàn xã
từ năm 2010- 2014 là 144 ha.
Được sự quan tâm của Đảng ủy, Uỷ ban các cấp thì đời sống của nhân
dân ngày càng được cải thiện. Các dự án kinh tế được đầu tư tiêu biểu như dự
án dứa, qua quá trình thực hiện dự án thì cây dứa đã có hướng đi đúng cho
người dân trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Đồng thời cây dứa đang dần
khẳng định. Với bước phát triển như vậy, chúng ta hi vọng dứa không chỉ
dừng lại là nguyên liệu cung cấp cho nhà máy và tiêu dùng trong nước mà còn
là một mặt hàng xuất khẩu trong tương lai, khẳng định vị trí vai trò của mình
trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Theo ban thống kê xã Bảo Sơn, Bắc Giang diện tích trồng dứa( trái vụ)
tăng dần qua các năm 2010 diện tích dứa trái vụ là 80 ha, năm 2011 diện tích
dứa trái vụ là 90 ha, năm 2012 diện tích dứa trái vụ là 121 ha, năm 2013 diện
tích dứa trái vụ là 135 ha, năm 2014 diện tích dứa trái vụ là 150 ha. Đây là

thực tế đáng mừng bởi như thế có nghĩa là người dân đã tìm ra lối thoát xóa
đói giảm nghèo cho chính họ. Cuối 2014, Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và
Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm dứa của
HTX Sản xuất và tiêu thụ dứa xã Bảo Sơn. Dựa vào vị thế địa hình, đất đai
của xã đem lại sản lượng dứa cao và chất lượng tốt….
Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh
tế sản xuất dứa trên địa bàn xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất dứa trên địa
bàn xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam , tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất dứa trên địa bàn nghiên cứu .
11


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
nói chung và hiệu quả kinh tế sản xuất dứa nói riêng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất dứa trên địa bàn xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang.
- Đưa ra một số định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất dứa trên địa bàn xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa của hộ trong ba thôn : Đồng
Cống; Hồ Sơn 1; Quất Sơn của xã Bảo Sơn , huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung : Do thời gian và nguồn lực có hạn nên bài khóa
luận chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất dứa cũng như

những thuận lợi và khó khăn trên địa bàn xã. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế
sản suất dứa và nêu ra một số định hướng cho phát triển sản xuất dứa trong
tương lai...
+ Phạm vi không gian: Địa bàn xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang .
+ Phạm vi thời gian của số liệu:
Số liệu thứ cấp: Từ năm 2010- 2014
Số liệu sơ cấp: Điều tra
Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ ngày 15 tháng 01 năm 2015
đến ngày 02 tháng 06 năm 2015.
Điều này chứng tỏ trồng dứa đã và đang là hướng đi mang lại nguồn
thu nhập lớn cho người dân, sau đây chúng tôi sẽ thực hiện đề tài “Đánh giá
hiệu quả kinh tế sản xuất dứa trên địa bàn xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang.”
12


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Hiệu quả kinh tế
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mục tiêu của người sản
xuất là tối đa hoá lợi nhuận, họ luôn quan tâm tới kết quả cuối cùng mà họ thu
được là gì và bao nhiêu, bất kể là người sản xuất kinh doanh hàng hoá gì, quy
mô nhỏ hay lớn thì họ đều có một mục tiêu chung, do đó đây không phải là
mối quan tâm của riêng ai mà là mối quan tâm của toàn xã hội.
Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995), Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh
tế, phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, mà trong đó sản xuất đạt hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống và trình độ của người dân

ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của con người
cũng theo đó mà tăng về chất lượng và đa dạng về mẫu mã. Do đó đòi hỏi các
đơn vị sản xuất phải sản xuất sao cho với cùng lượng tài nguyên nhất định mà
sản xuất được nhiều hàng hoá với chất lượng cao, đa dạng kiểu dáng, phù hợp
với nhu cầu của toàn xã hội. Nói một cách khác là các đơn vị tìm ra cho mình
một phương thức sản xuất sao cho chi phí nguồn lực trên một đơn vị sản
phẩm là thấp nhất.
Nguyễn Tiến Mạnh (1995) đã nêu: Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng
đầu để lựa chọn các dự án đầu tư, các phương án phát triển kinh tế. Như vậy
hiệu quả kinh tế là khái niệm phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, nó
sẽ cho chúng ta biết mức độ sử dụng nguồn lực vào mục đích sản xuất nào đó.
Đã có nhiều quan điểm nói về hiệu quả kinh tế, nhưng có hai quan điểm chính
đó là quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại.
Theo quan điểm truyền thống:
13


Trong quan điểm truyền thống này lại có 3 hệ thống quan điểm với các
cách tính hiệu quả kinh tế khác nhau, song bản chất chung của nó vẫn chính là
so sánh giữa kết quả thu được và chi phí đầu tư mà người sản xuất bỏ ra, cụ
thể như sau:
Thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được
và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí
( H)

(Q)

( C)


Chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng
chi phí, chi phí trung gian, chi phí lao động... Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu
quả càng cao.
Mặc dù chỉ tiêu này phản ánh được quy mô của hiệu quả kinh tế tuy
nhiên nó chưa phản ánh được chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Do đó mà không
xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của các yếu tố đầu vào để
nâng cao hiệu quả sản xuất.
Thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế theo quan
điểm này được thể hiện thông qua công thức sau:
H=

Q
C

Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế.
Q: Gía trị sản xuất
C: Chi phí.

Chỉ tiêu này dùng số tương đối để so sánh mặt chất của vấn đề, từ đó
giúp ta biết được mức độ đạt được hiệu quả của quá trình sản xuất. Tuy nhiên
nó không phản ánh được quy mô của hiệu quả, cái mà mọi đơn vị sản xuất
kinh doanh đều quan tâm. Trong quá trình sản xuất người ta thường kết hợp
cả hai chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối hai chỉ tiêu này bổ sung cho nhau. Từ
đó, giúp cho chúng ta đánh giá hiệu quả kinh tế một cách chính xác và đầy đủ
14


hơn. Tuỳ từng điều kiện cụ thể của mỗi hoạt động SXKD mà chúng ta nghiên
cứu tính toán và dùng các chỉ tiêu khác nhau. Qua đó người SXKD sẽ xác

định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình sản xuất và để có
các biện pháp tác động tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất.
∆Q
Thứ 3: Hiệu quả kinh tế được tính như sau: H = ∆C

Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế.
Q: Phần kết quả tăng thêm.
C: Phần tăng thêm chi phí bỏ ra.
Quan điểm này xem xét hiệu quả trong sự biến động của chi phí và kết
quả sản xuất. Nghĩa là so sánh sự thay đổi của kết quả thu được với sự thay
đổi của chi phí bỏ ra, nó được biểu hiện ở quan hệ tỷ số giữa phần tăng thêm
của kết quả sản xuất và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết
quả bổ sung và chi phí bổ sung.
Trong thực thế nhiều khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì việc xây dựng
kết quả sản xuất cũng như chi phí sản xuất đều phải dựa vào giá thị trường tại
thời điểm xác định. Vì thực tế trên thị trường giá cả hàng hoá không ổn định
luôn biến đổi theo thị trường. Tuy nhiên chỉ tiêu này chưa phản ánh được tác
động của các yếu tố tự nhiên như: Đất đai, khí hậu… tới hiệu quả kinh tế.
Từ các quan điểm trên chúng ta thấy được rằng, có nhiều quan điểm
khác nhau về vấn đề xem xét hiệu quả kinh tế ở từng khía cạnh khác nhau,
trong mỗi điều kiện sản xuất khác nhau thì ta dùng những chỉ tiêu khác nhau,
các quan điểm này bổ sung cho nhau trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế,
một cách hoàn thiện hơn. Như vậy bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ
mục đích sản xuất và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đó là thoả mãn ngày
càng cao nhu cầu của xã hội về hàng hoá và dịch vụ.
Theo quan điểm hiện đại

15



Schmidt và Lovell ( 1979) đã mở rộng phương pháp ALS (1977), đã
chứng minh rằng: Hiệu quả kinh tế là kết quả của hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ.
2.1.1.2 Hiệu quả kỹ thuật
Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995), hiệu quả kỹ thuật được hiểu là trình
độ kỹ thuật của người sản xuất trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong
quá trình sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật được xác định bằng tỷ số giữa năng suất
thực tế đạt đựợc của người sản xuất so với mức năng suất cao nhất có thể đạt
được tại mỗi mức đầu vào nhất định trong điều kiện công nghệ sản xuất và
giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra không đổi.
Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem
xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này liên quan đến phương
diện vật chất của sản xuất đem lại cho bao nhiêu đơn vị sản xuất.
Hiệu quả kỹ thuật thường được phản ánh trong mối quan hệ về hàm sản
xuất: Q=f(X1¬, X2…Xn ). Nó liên quan đến phương diện của sản xuất. Nó
phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật, trình độ công nghệ sản xuất, khoa học
kỹ thuật được áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, kỹ năng của người
sản xuất trong quá trình sản xuất.
2.1.1.3 Hiệu quả phân bổ
Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995), hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu để đánh
giá hiệu quả trong yếu tố sản xuất và giá đầu vào, được tính để phản ánh giá
trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về
giá của yếu tố đầu ra, vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định
hiệu quả này giống như các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi
nhuận, điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải tính bằng giá trị chi
phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.

16



Như vậy: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó đạt hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật
và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố trên thì mới là điều kiện cần chứ
chưa phải điều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế, chỉ khi nào việc sử dụng
nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu trên thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
2.1.2 Phân loại hiệu quả kinh tế
Trong quá trình hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn
ra ở các phạm vi khác nhau, với từng ngành, từng lĩnh vực đều khác nhau, và
đối tượng tham gia vào quá trình sản xuất cũng khác nhau, khi yếu tố sản xuất
càng khác nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó để
nghiên cứu HQKT đúng cần phải phân loại HQKT. Nguyễn Tiến Mạnh
(1995) đã phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:
- Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét thì HQKT được chia
như sau:
+ HQKT quốc dân: Là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã
hội của một quốc gia.
+ HQKT ngành: Là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất
nhất định như công nghiệp, nông nghiệp…
+ HQKT theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa phương,
như vậy mỗi vùng, mỗi địa phương lại được tính HQKT khác nhau.
+ HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh: Với mỗi đơn
vị, tổ chức sản xuất khác nhau thì HQKT được tính khác nhau, các đơn vị
như: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình…
+ HQKT của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.
- Phân loại HQKT theo bản chất, mục tiêu:

17



+ HQKT: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế
và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh tế
mang lại.
+ HQ xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả của các lợi ích về
mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
+ HQ kinh tế - xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp
về mặt kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo
vệ môi trường, lợi ích công cộng…
+ HQ phát triển và bền vững: Là hiệu quả kinh tế - xã hội có được do
tác động hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và đảm bảo những lợi
ích kinh tế, xã hội lâu dài.
- Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và
hướng tác động vào sản xuất thì chia HQKT thành :
+ Hiệu quả sử dụng đất đai:
H=

GO
∑ DT

Trong đó:

∑ DT là tổng diện tích gieo trồng.

H là giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.
H=

VA
∑ DT


Trong đó:

∑ DT là tổng diện tích gieo trồng.

H: Là giá trị gia tăng trên một đơn vị điện tích.
VA: Tổng giá trị gia tăng.

H=

MI
∑ DT

Trong đó:

∑ DT là tổng diện tích gieo trồng.

H là thu nhập hổn hợp trên một đơn vị diện tích.
MI là tổng thu nhập hổn hợp.
H=

Pr
∑ DT

Trong đó: H là lãi trên một đơn vị diện tích.

+ Hiệu quả sử dụng lao động:
18


H=


GO
∑ LD

Trong đó: H là tổng giá trị sản xuất/công lao động.

∑ LD là tổng số công lao động.
H=

MI
∑ LD

Trong đó:

∑ LD là tổng số công lao động.

H là thu nhập hổn hợp/công lao động.
H=

VA
∑ LD

Trong đó:

∑ LD là tổng số công lao động.

H là giá trị gia tăng/công lao động.
H=

Pr

∑ LD

Trong đó:

∑ LD là tổng số công lao động.

H là lãi ròng/công lao động
+ Hiệu quả sử dụng các yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn…
+ Hiệu quả việc áp dụng khoa học kỹ thuật như hiệu quả làm đất, hiệu
quả bón phân…
2.1.3 Ý nghĩa của việc trồng dứa và hiệu quả kinh tế sản xuất dứa
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, là một trong 3 loại cây ăn quả hàng đầu
của nước ta (chuối – dứa – cam quýt), dùng để ăn tươi, đặc biệt là chế biến để
xuất khẩu. Dứa được trồng ở nhiều trong nước.
Theo Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải (2002), cây dứa có nguồn gốc ở
vùng nhiệt đới châu Mỹ - Braxin hay Paragoay, thích hợp nhiệt độ và độ ẩm
cao, sợ rét và sương muối. Trong điều kiện khí hậu thích hợp có thể sinh
trưởng quanh năm. Dứa là loại cây ăn quả không kén đất. Vùng gò đồi, đất
dốc (20o trở xuống), những loại đất xấu, nghèo dinh dưỡng đều có thể trồng
được dứa. Ở đồng bằng sông Cửu Long, trên đất phèn dứa là cây tiên phong,
sau đó có thể trồng các loại hoa màu khác như mía, chuối, rau đậu,… Có thể
nói cây dứa giúp con người tận dụng được thêm quỹ đất để có thêm sản phẩm
và mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Trồng dứa nhanh cho thu hoạch.
19


Sau 1 -2 năm có thể đạt được 10 -20 tấn/ha, năng suất cao là 30 – 35 tấn. Đặc
biệt có thể xử lý cho dứa ra hoa trái vụ, kéo dài được thời gian thu hoạch và
cung cấp sản phẩm là điều mà ở các loại cây ăn quả khác khó hoặc chưa làm
được.

Về mặt dinh dưỡng, quả dứa được xem là “hoàng hậu” trong các loại
quả vì hương vị thơm ngon và giàu các chất dinh dưỡng. Wooter và Blank
(1950) phân tích thành phần dinh dưỡng trong quả dứa Cayenne ở Hawai cho
thấy có 11- 15% đường tổng số (trong đó đường saccarô chiếm 1/3, ngoài ra
còn có đường glucô và fructô), axit 0,6% (axitxitric chiếm 87%, còn lại axit
malic và các axit khác). Hàm lượng các loại vitamin như vitamin A – 130 đơn
vị quốc tế. Vitamin B1 – 0,08 mg, vitamin B2 – 0,02 mg, vitamin C – 4,2
mg/100g. Các khoáng : Ca – 16 mg, Lân – 11mg, Fe - 0,3 mg; Cu – 0.07 mg.
Protein – 0,4g, lipit – 0,2g. Hydrat cacbon – 13,7g, nước – 85,3g, xenlulo – 0.
Ngoài ra quả dứa còn có men bromelin giúp cho việc tiêu hóa rất tốt.
Người ta đã chiết và sản xuất bromelin dùng trong công nghiệp thực phẩm,
thuộc da, vật liệu làm phim…
Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải (2002) đã nêu công dụng của dứa là
dùng ăn tươi, và dùng để chế biến các loại đồ hộp, làm rượu, làm giấm, làm
nước ép, nước cô đặc, làm bột dứa dùng cho giải khát…
Sản phẩm phụ chế biến dùng lên men làm thức ăn cho gia súc.
Sau khi thu hoạch quả, lá dứa dùng để lấy sợi ( có 2 - 2,5% xenlulô), sản
phẩm dệt từ dứa bền, đẹp, chất lượng còn hơn cả đay. Thân cây dứa có chứa
12,5% tinh bột là nguyên liệu dùng lên men rượu, làm môi trường để nuôi cấy
nấm và vi khuẩn. Cần phải thấy thêm rằng dứa là cây ăn quả chịu hạn, trồng ở
đồi theo đường đồng mức có khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn và các
giống dứa có thể trồng xen ở tầng thấp dưới tán các cây ăn quả khác và cây
công nghiệp vừa có tác dụng phủ đất chống xói mòn vừa tăng thu nhập.

20


Để tận dụng được việc khai thác quỹ đất trống đồi trọc các vùng trong
nước, sử dụng cây dứa để mở rộng diện tích nhằm tăng sản lượng quả tươi
cho tiêu dùng và nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thì công tác cải thiện

giống, cải tiến kỹ thuật canh tác là một việc hết sức cần thiết trong nghề trồng
cây ăn quả và phong trào làm vườn nước ta trước mắt cũng như những năm
về sau.
Từ vùng đồi bỏ hoang vì canh tác khó, không hiệu quả đời sống nhân
dân nghèo khổ, nay sản xuất dứa trái vụ đã làm thay đổi cục diện phát triển
đời sống nhân dân, giúp dân thoát nghèo, phát triển một vùng quả thơm trái
ngọt vang xa khắp nơi trên cả nước và trong tương lai gần sẽ cố gắng tạo lên
thương hiệu không những trong nước mà vươn xa ra nước ngoài.
2.1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất dứa.
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất dứa giúp đánh giá được hiệu quả
từ việc trồng dứa so với các cây trồng khác trên cùng một diện tích đất đai,
khí hậu...
Từ đó đưa ra hướng đi đúng cho người dân giúp họ canh tác đem lại
hiệu quả cao, thu nhập cao nếu dứa đem lại hiệu quả kinh tế tốt, ngược lại tìm
hướng đi mới cho nhân dân để canh tác loại cây trồng phù hợp đem lại hiệu
quả kinh tế giúp dân thoát nghèo
Ta thấy việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất dứa nói riêng và các loại
cây trồng nói chung rất cần thiết để tìm ra con đường làm giàu cho người dân.
Giúp dân đầu tư đúng hướng, từ đó tư vấn, trợ cấp vốn, giống ...và xây dựng
đầu ra tốt , ổn định cho bà con..
2.1.5 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất dứa
2.1.5.1 Phân lô, trồng cây đường trục
Phân lô đất trồng dứa thành hàng
2.1.5.2 Chuẩn bị đất trồng

21


Đất trồng được chuẩn bị vào mùa nắng, cày xới sâu 30cm, cào nhặt kỹ
gốc cỏ rồi phơi đất ít nhất 1-2 tháng. Trước khi trồng 1 tuần, tiến hành bừa

san cho đất bằng phẳng, không bị lồi, lõm, kết hợp bón lót phân chuồng hoặc
phân vi sinh cùng với phân lân và vôi.
2.1.5.3 Mật độ và cách trồng
Trồng 50.000-60.000 chồi/ha là phù hợp. Khi thiết kế có thể trồng dứa
theo hàng kép đôi hoặc hàng kép 4. Với trồng hàng kép đôi, khoảng cách giữa
tim của 2 hàng kép 80cm, khoảng cách giữa 2 hàng đơn trong một hàng kép là
30-35cm hoặc 40cm, khoảng cách giữa các cây trong hàng đơn là 30cm. Khi
trồng hàng kép 4, khoảng cách giữa 2 hàng kép, 2 hàng đơn và khoảng cách
giữa các cây trên hàng tương tự như trong hàng kép đôi.
2.1.5.4 Thời vụ
Dứa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào vụ Xuân (các tháng
3-4), vụ thu (các tháng 8-9).
2.1.5.5 Làm cỏ
Dùng Diuron 2-3kg/ha với 1000-3000 lít nước phun cho 1ha, có thể
dùng máy cắt cỏ cắt sát gốc dứa. Cấm sử dụng thuốc diệt cỏ 2,4D
2.1.5.6. Bón phân:
- Bón lót: 10 tấn phân chuồng + 0,5 -0,7 tấn vôi cho 1ha.
- Bón thúc: Trong suốt 1 vụ quả (18-20 tháng tuổi): urê 1.100-1.300kg,
lân nung chảy 1.450kg-1.750kg, sulfate kali 1.250kg-1.500kg/ha.
- Lượng phân cho 1 cây dứa theo định mức: 22 gr urê + 25-30gr lân
nung chảy + 25 sulfate kali
Cách bón: Bón lót trước khi trồng 3-4 ngày. Các đợt bón thúc như sau:
+ Lần 1: 2-3 tháng sau khi trồng bón 1/2 lượng phân lân + 1/2 lượng
phân đạm +1/3 lương phân kali.
+ Lần 2: 5-6 tháng sau khi trồng, bón 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng
phân kali.
22


+ Lần 3: 12-14 tháng sau khi trồng, trước khi xử lý ra hoa 2 tháng bón

như lần 1.
- Có thể phun bổ sung công thức 50gr hỗn hợp N-P-K-MgO theo tỷ lệ
10 – 0 – 0 – 16 MgO + 10gr NaCaB 5O9 + 10gr Ca(NO3)2 trong bình phun 8 lít
nước, 1 tháng phun một lần. Ngừng phun cho cây trước khi hoa nở.
2.1.5.7 Tưới nước và quản lý độ ẩm cho cây:
Tưới từ tháng 11 đến tháng 5 vào thời gian này cần tưới nước cho cây
định kỳ 3lần/tháng và giữ ẩm gốc dứa bằng màng phủ đất, rơm rạ, cỏ khô…
2.1.5.8 Tỉa chồi, cắt lá định chồi
- Tỉa chồi: Áp dụng trên hai loại chồi cuống và chồi ngọn.
+ Chồi cuống hình thành tồn tại cùng với quả có thể dùng tay hoặc dao
tách nhẹ vào giai đoạn các mắt dứa ở đáy quả bắt đầu phát triển.
+ Chồi ngọn: Việc khống chế được thực hiện 2 tháng trước khi thu
hoạch (lúc kích thước đạt 1/4 đến 1/2 kích thước quả) dùng phương pháp phá
huỷ sinh trưởng bằng móc sắt hay nhỏ 2 giọt axít HCl hoặc 2 giọt dầu hoả vào
chồi non.
-

Cắt lá, định vị chồi: Sau khi thu hoạch vụ dứa tơ, kết hợp cắt bớt lá già cách
gốc 20 – 25 cm. Chỉ để lại một chồi bên gần mặt đất nhất và mọc hướng vào
bên trong hàng kép.
2.1.5.9 Xử lý dứa ra hoa trái vụ
- Thời điểm xử lý: Xác định thời điểm xử lý bằng 3 cách:
+ Tính tuổi cây từ khi trồng đến khi xử lý.
+ Đếm số lá vào thời điểm xử lý.
+ Đo chiều cao tối đa của cây dứa.
Sự ra hoa của cây dứa phụ thuộc vào kích thước và mức phát triển của
cây. Đối với dứa Queen 70-80cm và có 30-35 lá. Tỷ lệ ra hoa sẽ thấp nếu
nhiệt độ vượt quá 290C, tốt nhất là nên xử lý vào ban đêm hoặc sáng sớm.
23



Cần thiết ngừng bón phân từ 1,5-2 tháng trước khi xử lý, đặc biệt là phân
đạm. Trường hợp xử lý xong gặp mưa to, thì phải xử lý lại .
-

. Hoá chất và cách xử lý:
Hoá chất và cách xử lý như sau:
- Có thể sử dụng đất đèn (CaC2) ở 2 dạng: Hoà vào nước nồng độ 1,01,5% phun trực tiếp vào nõn khoảng 40-45ml dung dịch cho 1 cây hoặc đập
nhỏ thành viên (khoảng 1,0-1,5gr/viên) bỏ trực tiếp vào nõn dứa sau khi đã
tưới nước. Xử lý vào ban đêm cho tỷ lệ ra hoa đạt cao nhất.
- Đối với ethrel (còn gọi là ethephon) chỉ sử dụng dung dịch, pha ở
nồng độ 0,5% trộn thêm 1,5% urê phun đều cho toàn cây, lượng phun khoảng
2000lít/ha. Xử lý khi trời dâm mát hoặc xử lý vào ban đêm.
2.1.5.11 Phòng trừ sâu bệnh
- Rệp sáp (Dysmicocus sp):
Xuất hiện nhiều trong mùa nắng ấm, rệp sáp gây hại trên rễ, chồi, thân,
lá, hoa và quả của cây dứa. Rệp sáp nguy hiểm vì là môi giới truyền bệnh
Wilt.
Phòng trừ: Xử lý trồi trước khi trồng. Phòng trị kiến sống cộng sinh với
rệp sáp. Vệ sinh vườn, nhổ bỏ và tiêu huỷ các cây bị rệp gây hại. Phun 1 trong
các loại thuốc như: Butyl 10WP 25gr/bình 8lít; Lancer 75WP 15-20gr/bình
8lít; Kumulus 80DF 10-20gr/bình 8 lít; Dầu DC Tron –Pus theo hướng dẫn
của chuyên môn.

-

Bọ cánh cứng (Antitrogus sp)
Bọ cánh cứng sống và đẻ trứng dưới đất, ấu trùng nở ra và có màu
trắng dài khoảng 35mm gây hại bộ rễ làm cây bị héo và dễ đổ ngã.
Phòng trừ: Nên xử lý đất trước khi trồng dứa thường xuyên rải thuốc

ngừa bọ cánh cứng bằng 1 trong các loại thuốc dạng hạt như Regent, Basudin
10H hoặc dùng thuốc nước tưới gốc cây như: Pyrinex 20EC, Fenbis 25EC.
Oncol 20EC, theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
24


-

Nhện đỏ (Dolichotetranychus sp)
Nhện đỏ gây hại trên quả non và làm quả bị biến dạng, kém phát triển
và giảm giá trị kinh tế.
Phòng trừ: Trong mùa nắng nên điều tra để phát hiện nhện đỏ và cần
phun 1 trong các loại thuốc như: Comite 73EC 5-10ml/bình 8 lít; Sulox 80WP
50gr/bình 8 lít; Kumulus 80DF 10-20gr/bình 8 lít; Dầu DC Tron-Pus theo
hướng dẫn của chuyên môn.

-

Bệnh héo khô đầu lá dứa (Wilt) do virus:
Cây dứa bị bệnh không phát sinh đồng loạt mà chỉ gây hại rải rác các
cây trong lô trồng dứa.
Phòng trừ: Trồng giống sạch bệnh, tích cực phòng trị rệp sáp, vệ sinh
vườn và tiêu huỷ các cây có triệu trứng chứng nghi ngờ bị nhiễm bệnh.

-

.Bệnh thối rễ và thối ngọn dứa (do nấm Phytophthora sp):
Bệnh thối rễ dứa thường xuyên xuất hiện trong mùa mưa làm toàn bộ
hệ thống rễ bị thối khiến cho cây bị đổ.
Phòng trừ: Mặt líp trồng dứa cần được làm cao ráo, thoát nước tốt. Hệ

thống mương rãnh phải đảm bảo trong mùa mưa bộ rễ bị ngập úng, cây giống
được xử lý thuốc trừ nấm trước khi đem trồng. Sau khi trồng dùng 1 trong các
loại thuốc để phun định kỳ như: Alpine 80WP, Mexyl MZ 72WP, Aliette,
Ridomil theo hướng dẫn của chuyên môn.

-

Bệnh thối thân, thối gốc dứa (do nấm Thielaviosis paradoxa):
Bệnh thường gây hại ngay lõi thân cây dứa làm cho phần thân bị thối
đen.
Phòng trừ: Đối với cây con chưa đem trồng ngay giữ nơi thoáng mát,
khô ráo và nên dùng 1 trong các loại thuốc để xử lý bệnh trước khi đem trồng
như: Alpine 80WP, hạt vàng 50 WP, Bavistin 50FL, COC -85 theo hướng dẫn.

-

Bệnh thối trái dứa (Thielaviosis paradoxa)
25


×