Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Giải pháp huy động nguồn lực cho việc thực hiện tiêu chí đường giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã yên cường, huyện ý yên, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.22 KB, 128 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt
nghiệp này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một công
trình nghiên cứu hay một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Đỗ Thị Châm


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học,
ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt
tình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu
trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn KTTN&
Môi trường và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho tôi học tâp, nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.s Hồ Ngọc Cường,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ UBND xã Yên Cường,
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, các cán bộ và bà con trong xã đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, người
thân và toàn thể bạn bè đã cổ vũ, khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu của mình.


Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Đỗ Thị Châm


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Giải pháp huy động nguồn lực cho việc thực hiện tiêu chí đường
giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Cường,
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”
Tôi tiến hành đề tài với mục tiêu chính là: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá
thực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng đường giao thông NTM ở xã
Yên Cường, để đề xuất các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực xã hội trong
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định
Để đạt mục tiêu chung đã đề ra, cần có các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động các nguồn lực cho xây
dựng đường GTNT trong chương trình NTM.
- Đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực trong xây dựng đường GTNT
tai xã Yên CƯờng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới huy động nguồn lực cho xây dựng
đường GTNT tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm pháp nhằm huy động các nguồn lực trong xây
dựng đường GTNT trong các năm tới tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Đinh.
Chúng ta cần nắm rõ cơ sở lý luận của đề tài để hiểu sâu hơn về vấn đề cần
nghiên cứu. Vì vậy, tôi đưa ra một số khái niệm và lý luận cơ bản sau:
-


Nông thôn mới
Tiêu chí đánh giá NTM, tiêu chí đường giao thông NTM
Nguồn lực và các nguồn lực
Huy động nguồn lực
Tác động của huy động các nguồn lực trong xây dựng đường GTNT
Những yếu tố ảnh hưởng đến huy động các nguồn lực trong xây dựng
đường GTNT

Như chúng ta đã biết, lý luận luôn cần thực tiễn để chứng minh và làm vấn
đề trở nên sâu sắc hơn. Vì vậy, tôi đưa ra cơ sở thực tiễn sau:


-

Kinh nghiệm của một số nước về huy động các nguồn lực trong xây dựng đường
giao thông NTM trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc,…)
Kinh nghiệm của một số nước về huy động các nguồn lực trong xây dựng đường
giao thông NTM tại một số địa phương nước ta (Thái Bình Bình Đinh,…)
Trong quá trình nghiên cứu tôi chọn các phương pháp nghiên cứu là: phương
pháp chọn địa điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý,
phân tích số liệu. Đồng thời, nêu ra các hệ thống chỉ tiêu để đánh giá. Tôi tiến hành
điều tra 60 hộ nông dân và 6 cán bộ xã Yên Cường.
Qua quá trình nghiên cứu huy động các nguồn lực trong xây dựng đường
giao thông NTM tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh có một số vấn đề
nổi bật sau:

-

Trọng tâm của huy động các nguồn lực trong xây dựng đường GTNT là phát huy
sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng: tổ chức xã hội, doanh nghiệp, HTX, người dân,



-

Các nguồn lực xã hội ở đây rất đa dạng, và được đóng góp bằng nhiều hình thức
khác nhau: tài chính, trí tuệ, đất đai, vật tư, lao động.

-

Kinh phí cho xây dựng đường GTNT chủ yếu là từ sự đóng góp của nhân dân và
các doanh nghiệp, xuất phát từ nhu cầu của người dân phần lớn là xây dựng đường
dong ngõ xóm và đường giao thông nội đồng. Nguồn huy động được từ ngân sách
nhà nước và các nguồn vốn lồng ghép hạn chế.

-

Sau gần 4 năm xây dựng đường GTNT xã đã hoàn thành được 95,8% tiêu chí giao
thông NTM, phấn đấu đến năm 2016 xã hoàn thành tiêu chí.
Mặc dù, huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng đường GTNT đã có
những thành công đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết
triệt để. Như tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, cơ chế quản lý tài
chính vẫn thiếu minh bạch, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng thất thoát, chiếm dụng vốn
và nhận thức của người dân về đóng góp chưa cao, các doanh nghiệp, tổ chức đoàn
thể trực tiếp hưởng lợi từ các công trình cơ sở hạ tầng vẫn chưa nhiệt tình đóng
góp.


Để khắc phục những vấn đề trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá nhu cầu nguồn lực và xây dựng
kế hoạch huy động nguồn lực cho xây dựng đường GTNT

-

Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở
Đẩy mạnh phân cấp quản lý trong huy động nguồn lực cho xây dựng
đường GTNT

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
- Đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực
- Nâng cao trình độ nhận thức và tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập cho
người dân
- Tạo công bằng trong đóng góp và minh bạch trong sử dụng nguồn lực


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

:

Ban chỉ đạo

BNNPTNT

:

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

BGTVT

:


Bộ Giao thông vận tải

BQ

:

Bình quân

CC

:

Cơ cấu

CN

:

Công nghiệp

CSHT

:

Cơ sở hạ tầng

CNH-HĐH

:


Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

DN

:

Doanh nghiệp

DT

:

Diện tích

ĐVT

:

Đơn vị tính

GTNT

:

Giao thông nông thôn

GT

:


Giá trị

NTM

:

Nông thôn mới



:

Lao động

TM& DV

:

Thương mại & Dịch vụ

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

QLXD

:


Quản lý xây dựng

VLXD

:

Vật liệu xây dựng

XD

:

Xây dựng

UBND

:

Ủy ban nhân dân


PHẦN I
MỞ ĐẦU
I.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt
nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực Kinh tế - chính trị - văn hoá xã hội an ninh quốc phòng. Trong những năm qua, quá trình CNH – HĐH và đô thị hóa
diễn ra mạnh mẽ đã góp phần thay đổi đời sống người dân, nâng cao dân trí, diện
mạo của đất nước có nhiều đột phá. Mặc dù vậy, Đảng và nhà nước ta vẫn luôn xác

định phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
người dân nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, làm cơ sở đảm bảo ổn định tình hình
chính trị, xã hội, là biểu tượng của sự phát triển hài hoà và bền vững.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến thực hiện công
cuộc đổi mới, phát triển KTXH khu vực nông thôn thông qua chương trình xây
dựng nông thôn mới.Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 của Ban
Chấp hành TW khóa X, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư Trung ương khóa X đã ban hành các kết luận về một số nội dung trong Nghị
quyết; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28-10-2008,
xác định “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”, và Thủ
tướng Chính phủ đã ký quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa
bàn các xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triển nông thôn toàn diện, với nhiều
nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường,


hệ thống chính trị cơ sở. Tuy toàn Đảng toàn dân đã quyết tâm xây dựng nông thôn
mới nhưng tốc độ hoàn thành các tiêu chí vẫn còn diễn ra chậm.
Trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhóm các tiêu chí cơ sở hạ tầng
là các yếu tố đặc biệt quan trọng trong phát triển KT – XH nói chung và xây dựng
nông thôn mới nói riêng. Trong đó, Giao thông nông thôn là yếu tố quan trọng để
đưa các ngành sản xuất, và đưa các yếu tố đầu vào thúc đẩy sự phát triển của mọi
vùng nông thôn. Vì vậy đầu tư cho phát triển giao thông nông thôn là điều cần
thiết, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như toàn thể xã hội.
Xã Yên Cường là một xã nằm ở phía Nam của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định,
có Trục Tỉnh lộ 57 chạy qua địa phận xã. Tiếp giáp với đường 57 là đường 56, đây
là hai con đường huyết mạch trong huyện Ý Yên. Ngoài ra còn có đường Đanh nối
đường 57 xuống sông Đào. Sau 4 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, xã Yên
Cường đã đạt được một số kết quả nhất định, đặc biệt là trong xây dựng đường

GTNT, tính đến nay, có 95,3% số km đường liên xã, liên huyện được kiên cố hóa
bằng bê tông xi măng và kết cấu nhựa, 94,8% số km đường giao thông thôn xóm
được kiên cố hóa bằng bê tông xi măng và kết cấu nhựa, 93,1% số km đường giao
thông nội đồng được tu sửa và kiên cố hóa bằng bê tông xi măng. Để đạt được
những kết quả trên, ngoài nguồn tài trợ của nhà nước, UBND xã Yên Cường còn
đưa ra các giải pháp huy động nguồn lực của cộng đồng chung tay vào xây dựng
GTNT trong Chương trình xây dựng NTM. Cụ thể, xã đã nhận được 1,5 tỷ đồng,
>3000 m2 đất, 189 công trình là tường rào, công trình phụ, cây cối được người dân
tự giác tháo dỡ để giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, để hoàn thiện 100% số km
đường giao thông trong toàn huyện cần một nguồn lực vô cùng lớn, đòi hỏi trong
thời gian tới chính quyền UBND xã Yên Cường có nhiều giải pháp thích hợp để
thu hút nguồn lực cộng đồng vào xây dựng đường GTNT.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài :“Giải pháp huy động
nguồn lực cho việc thực hiện tiêu chí đường giao thông trong chương trình xây


dựng nông thôn mới tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” làm đề tài
tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới huy động

I.2.

nguồn lực cho xây dựng đường GTNT trong chương trình NTM trên địa bàn xã
Yên Cường, huyện Ý Yên,tỉnh Nam Định trong thời gian qua, đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cho xây dựng đường GTNT
trong chương trình NTM tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể


I.3.

-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực cho xây dựng

-

đường GTNT trong chương trình xây dựng NTM.
Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng đường GTNT của xã Yên

-

Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong thời gian qua.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới huy động nguồn lực cho xây dựng đường

-

GTNTtại xã Yên Cường, Ý Yên, Nam Định.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực để xây dựng đường
GTNT trong những năm tới tại Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng thực hiện các giải pháp huy
động nguồn lực cho việc thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng giao thông trong chương
trình xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Đối tượng khảo sát là các hộ dân, cán bộ ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng
nông thôn mới của UBND xã Yên Cường. Cán bộ ban quản lý xây dựng nông thôn
mới cấp thôn/xóm, cán bộ một số tổ chức xã hội như hội nông dân, hội cựu chiến
binh, hội phụ nữ cấp xã Yên Cường.

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu


a. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
giải pháp huy động nguồn lực cho việc thực hiện tiêu chí đường giao thông trong
chương trình xây dựng NTM tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
b. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
c. Phạm vi thời gian
Đề tài tiến hành điều tra nghiên cứu thực trạng vấn đề huy động nguồn lực
cho việc thực hiện tiêu chí đường GTNT trong chương trình xây dựng nông thôn
mới tại xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong 3 năm từ năm 2012 đến
năm 2014, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp cho những năm tiếp theo.
Số liệu sơ cấp được thu thập qua các hộ dân, các cơ quan, đơn vị chức năng
liên quan ở xã Yên Cường trong các năm từ 2012 - 2014.
Các số liệu sơ cấp được thực hiện điều tra phỏng vấn trong thời gian nghiên
cứu từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2015.


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Chương trình NTM, tiêu chí đường GTNT trong Chương trình Xây
dựng NTM
2.1.1.1 Chương trình NTM
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 của Ban Chấp hành
Trung ương khóa X, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Bộ Chính trị, Ban Bí

thư Trung ương khóa X đã ban hành các kết luận về một số nội dung trong Nghị
quyết; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28-10-2008,
xác định “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”, và Thủ
tướng Chính phủ đã ký quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
với mục tiêu chung: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn
với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã
hội chủ nghĩa”.
Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân
cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch
đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống
văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật


chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng NTM là sự nghiệp cách
mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.NTM không chỉ là vấn đề
kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng NTM giúp cho
nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng
nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Xây dựng chương trình NTM là một chính sách về một mô hình phát triển cả về
nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi
sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính
sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục
tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí. Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về
chương trình NTM là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những
thành tựu KHKT hiện đại mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của

người Việt Nam. Nhìn chung: chương trình NTM được xây dựng theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa. Quá trình xây
dựng chương trình NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát
triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao
nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so với
mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả
nước.
Có thể quan niệm: “Chương trình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm,
cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới
đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với
mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt”( Theo Phan
Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh, 2001).


2.1.1.2 Tiêu chí để xây dựng NTM , tiêu chí đánh giá đường GTNT trong xây
dựng NTM
a. Tiêu chí để xây dựng NTM
Tiêu chí để xây dựng mô hìnhNTM, đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định số 491/QĐ-TTg (16/4/2009), ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM bao gồm
19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể:
Các nhóm tiêu chí
-

Tiêu chí về quy hoạch.
Về hạ tầng kinh tế - xã hội.
Về kinh tế và tổ chức sản xuất.
Về văn hóa - xã hội - môi trường.
Về hệ thống chính trị.
19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới: Quy hoạch và thực hiện


quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông
thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo,
cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ
thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội.
b. Tiêu chí đánh giá đường GTNT trong NTM ( tiêu chí số 2)
Đánh giá hạ tầng đường giao thông nói riêng cũng như đánh giá nông thôn
mới nói chung trong chương trình Xây dựng NTM, Bộ NN&PTNT đã đưa ra các
tiêu chí làm căn cứ tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn mới. Một xã đạt tiêu
chí giao thông khi xây dựng nông thôn mới đáp ứng đủ 4 yêu cầu:
-

Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoăc bê tông hóa đạt 100%.
Đường trục thôn được cứng hóa đạt chi tiêu 75%
Đường ngõ, xóm được cứng hóa không lầy lội vào mùa mưa đạt tỉ lệ 100%
(70% cứng hóa).


-

Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại phải thuận tiện
đạt chỉ tiêu 70%.
Trong đó: Đường cứng hóa là đường được dải nhựa, trải bê tông, lát bằng

gạch, đá xẻ hoặc trải cấp phối có lu đè bằng đá dăm, đá thải, gạch vỡ, gạch xi. Các
loại đường giao thông thôn:
-

Đường trục xã là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn.
Đường trục thôn là đường nối trung tâm thôn tới các cụm dân cư trong thôn.
Đường ngõ, xóm là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư.

Đường trục chính nội đồng
là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản xuất tập trung của thôn, xã.
Quy mô đường giao thông nông thôn:

-

Quy hoạch theo quy định của Bộ giao thông vận tải: việc quay hoạch và thiết kế
giao thông nông thôn căn cứ vào Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4054:2005 và

-

quyết định bổ sung số 315/QB-BGTVT ngày 23/02/2011.
Về xây dựng giao thông: các xã phải căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế để xác
định công trình ưu tiên, lộ trình thực hiện cho phù hợp. Nếu nguồn lực có hạn thì
tập trung cắm mốc nền đường theo quy hoạch, xây dựng mặt đường nhỏ hơn, khi

-

có điều kiện sẽ tiếp tục mở rộng quy hoạch.
Đối với đường đang sử dụng: nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộng theo quy
định thì có thể cải tạo, tận dụng tối đa diện tích hai bên để mở rộng mặt đường,
đồng thời nâng cấp tạo điểm tránh xe thuận lợi dọc tuyến (đồng thời quy hoạch các
bãi đỗ xe để các hộ có xe ô tô có thể gửi xe thuận lợi). Nếu mặt đường đảm bảo
80% theo quy định và đảm bảo các điều kiện trên thì coi là đạt tiêu chí tuyến đó.
2.1.2 Một số khái niệm về nguồn lực, huy động nguồn lực
2.1.2.1 Một số khái niệm về nguồn lực


Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của loài người nguồn lực có vai
trò đặc biệt quan trọng, chính vì vậy mà quan niệm về nguồn lực đã xuất hiện từ rất

sớm. Và hiện nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về nguồn lực.
Theo quan điểm hệ thống: " Nguồn lực là tất cả các yếu tố và phương tiện
mà hệ thống có quyền chi phối, điểu khiển sử dụng để thực hiện mục tiêu của
mình". Đối với một hệ thống kinh tế xã hội, nguồn lực có thể được chia ra thành
nhiều bộ phận khác nhau như: " nguồn nhân lực, nguồn vật lực và thông tin". Còn
đối với các ngành khoa học kinh tế thì quan niệm về nguồn lực được bắt đầu từ nhà
kinh tế học William Petty (1623 - 1687), ông cho rằng lao động là cha và đất đai là
mẹ của của cải (Skousen, 2007:118). Cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại đã
có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến nguồn lực như của Adam Smith với tác
phẩm "Của cải của các quốc gia", ông cho rằng: nguồn lực chủ yếu của xã hội
trong thời kỳ ông sống là vốn, sức lao động và đất đai. Đây chính là nguồn gốc cho
sự thịnh vượng của các quốc gia và là chìa khóa dẫn tới tăng trưởng kinh tế
(Skouse, 2007).
Nguồn lực được các nhà kinh tế học môi trường hiểu tương ứng với các
nguồn tự nhiên. Với cách hiểu này các học giả đều hướng đến việc sử dụng các
nguồn lực mang tính bền vững. Các nhà kinh tế học vĩ mô lại xác định nguồn lực ở
một phạm vi rộng hơn. Nguồn lực là bất kỳ thứ gì có thể được sử dụng sản xuất và
nguồn lực bao gồm đất đai, lao động, vốn và năng lực doanh nhân. Nguồn lực còn
được định nghĩa là “Tất cả các phương tiên được sử dụng với những cách thức
khác nhau nhằm đạt được mục tiêu đề ra” (Zich, 2005). "Nguồn lực là tổng hợp
các yếu tố vật thể và phi vật thể tạo nên nền kinh tế của một đất nước và thúc đấy
nó phát triển" (Lê Du Phong, 2006).
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ
thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở


cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát
triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản
vật chất khác. Trong các hoạt động kinh tế nguồn tài lực (tiền vốn) luôn có vai trò

rất quan trọng. Quá trình sử dụng tiền vốn trong đầu tư nói chung là qúa trình
chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật (máy móc, thiết bị, đất đai…) hoặc
vốn dưới dạng hình thức tài sản vô hình (lao động chuyên môn cao, công nghệ và
bí quyết công nghệ, quyền sở hữu công nghiệp…) để tạo ra hoặc duy trì, tăng
cường năng lực của các cơ sở vật chất – kỹ thuật hay những yếu tố, những điều
kiện cơ bản của hoạt động kinh tế.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành hai loại:
-

Nguồn lực trong nước: Nguồn lực trong nước (còn gọi là nội lực) bao gồm các nguồn
lực tự nhiên, lao động, đất đai, tài nguyên, vật tư, tài chính, khoa học công nghệ, nhân
văn, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác.Nguồn lực
trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển

-

kinh tế của mỗi quốc gia.
Nguồn lực nước ngoài: Nguồn lực nước ngoài (còn gọi là ngoại lực) bao gồm khoa
học - kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản
xuất và kinh doanh... từ nước ngoài. Nguồn lực nước ngoài có vai trò quan trọng,
thậm chí đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai
đoạn lịch sử cụ thể.
Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn,
khoa học - kỹ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác,
có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ
thể của đất nước trong từng giai đoạn.


Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển

muốn nhanh chóng thoát khỏi sự nghèo nàn, tụt hậu cần phải phát hiện và sử dụng
hợp lí, có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước, đồng thời tranh thủ các nguồn
lực từ bên ngoài, nhất là các nước phát triển.
2.1.1.2

Một số khái niệm về huy động nguồn lực
Để thực hiện chương trình xây dựng NTM nói chung và xây dựng đường

GTNT trong NTM nói riêng đạt kết quả tốt đòi hỏi cần phải phải huy động và sử
dụng rất nhiều nguồn lực: Vốn, ngày công lao động, đất đai, nguyên vật liệu,... Vì
vậy trong quá trình xây dựng, nếu địa phương huy động được tối đa các nguồn lực
đó từ cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội khác thì quá trình xây dựng sẽ được
đẩy nhanh, tiến độ thực hiện sẽ được tăng lên.
Huy động có thể được hiểu là việc điều các nguồn nhân lực, vật chất, của cải
ở các tổ chức, cá nhân và các đơn vị để thực hiện một mục tiêu của tổ chức đã đặt
ra hay để phục vụ cho một công trình nào đó.
Huy động nguồn lực được hiểu là quá trình hình thành một nhóm, các tổ
chức, tập thể để theo đuổi một mục đích tập thể nào đó. Là cách thức tìm kiếm các
đầu vào phục vụ cho nhu cầu phát triển của một tổ chức hay tập thể nhất định. Huy
động nguồn lực cũng có thể hiểu là việc đổi nguồn lực đang có để lấy một nguồn
lực khác mà tổ chức, tập thể đang cần.
Huy động nguồn lực cho xây dựng đường GTNT trong NTM có thể hiểu đó
là dùng những biện pháp tác động vào các cá nhân, đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã
hội nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò của nguồn lực trong xây
dựng hạ tầng đường giao thông nông thôn mới để từ đó mọi người tự nguyện tham
gia đóng góp ngày công, sức lao động, đất đai, của cải,..để phục vụ cho quá trình
xây dựng đường GTNT.


2.1.3


Huy động nguồn lực trong xây dựng đường GTNT trong NTM

2.1.3.1 Vai trò của huy động nguồn lực trong xây dựng đường GTNT trong
NTM
Huy động nguồn lực để xây dựng đường GTNT góp phần đẩy nhanh tiến độ
xây dựng nông thôn mới.
Huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng đường GTNT nhằm phát huy
sự tham gia đầy đủ của người dân, cộng đồng, tổ chức vào tất cả các giai đoạn của
sự phát triển đường giao thông nông thôn, huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn
lực hiện có của xã hội cho sự phát triển chung của đất nước, góp phần xây dựng
chương trình NTM, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Giao thông nông thôn là con đường để địa phương mở rộng sản xuất, giao
lưu văn hóa với các địa phương, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế- xã hội.
Huy động nguồn lực xây dựng đường GTNT gián tiếp góp phần thay đổi kinh tế xã hội của nông thôn.
Mọi hoạt động, chương trình về xây dựng đường giao thông NTM muốn đạt
được kết quả cao, bền vững và lâu dài thì cần phải huy động được nguồn lực, sự
tham gia đóng góp của cả cộng đồng. Bởi khi người dân tham gia đóng góp, bàn
bạc, giám sát thì họ mới thấy được lợi ích mà họ nhận được, vai trò và trách nhiệm
của họ trong công cuộc đổi mới quê hương, từ đó sẽ nêu cao tình thần trách nhiệm
trong việc sử dụng, gìn giữ và duy tu các công trình đường GTNT.
Huy động nguồn lực xã hội xây dựng đường giao thông nông thôn thể hiện
được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương, cho thấy được
sự đoàn kết của người dân trong và ngoài địa phương, phát huy được nội lực của
địa phương đó, tạo được sức mạnh tổng hợp để xây dựng nông thôn mới nói riêng
và phát triển kinh tế xã hội nói chung.


2.1.3.2 Nội dung huy động nguồn lực cho xây dựngđường GTNT trong NTM
Để thực hiện được huy động các nguồn lực phục vụ nhu cầu xây dựng NTM

nói chung và xây dựng đường GTNT nói riêng cần triển khai các hoạt động:
Thứ nhất, đánh giá nhu cầu nguồn lực của quá trình xây dựng đường giao
thông NTM.
Đây là nội dung đầu tiên và quan trong nhất khi xây dựng và triển khai
chương trình xây dựng làm đường giao thông trong Chương trình NTM. Đánh giá
nhu cầu nguồn lực có nghĩa là xác định các hạng mục, hoạt động cần tiến hành
trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó tiến hành phân tích, tìm hiểu, xác định
nguồn lực cần thiết để có thể hoàn thành những tiêu chí đã định. Tổng nguồn lực
dự kiến cần thiết cho quá trình xây dựng làm đường GTNT sẽ được phân bổ theo
các nguồn khác nhau. Việc đánh giá nguồn lực của quá trình xây dựng tiêu chí
đường giao thông NTM sẽ được tiến hành khi bắt đầu xây dựng bản thuyết minh
quy hoạch trình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào nhu
cầu nguồn lực dự kiến chúng ta sẽ nắm được cần huy động từ những nguồn nào,
huy động bao nhiêu để có thể định hướng xây dựng công trình giao thông cần thiết
trước. Đây được xem là kim chỉ nam cho cả quá trình.
Thứ hai, lập kế hoạch huy động nguồn lực để xây dựng đường GTNT
Sau khi hoàn thành việc đánh giá nhu cầu nguồn lực cần có sự phân công
trách nhiệm cho từng khâu trong qúa trình huy động nguồn lực để xây dựng giao
thông NTM. Đây là bản kế hoạch chi tiết trong đó xác định, xếp hạng các hạng
mục tuyến đường giao thông cần ưu tiên, trong hạng mục đó thì nguồn kinh phí sẽ
lấy từ đâu, ai là người chịu trách nhiệm khi đi xin tài trợ, xin đầu tư. Kế hoạch triển
khai này được lập ra định kì, tùy từng mức độ quản lý có thể là kế hoạch của tháng,
kế hoạch của quý hoặc kế hoạch của năm.
Bên cạnh đó, ban chỉ đạo cũng phải tiến hành lập kế hoạch quản lý về nhân
lực, vật lực cần thiết cho quá trình huy động nguồn lực. Nhân lực là những người


có đủ kinh nghiệm, tri thức để thực hiện được việc huy động. Vật lực ở đây là
những tài liệu, bản kế hoạch, bản thuyết minh tóm tắt để xin tài trợ, xin cấp nguồn
lực hoặc các tài liệu để tuyên truyền vận động phổ biến về chương trình xây dựng

NTM. Muốn huy động đầy đủ và kịp thời nguồn lực cần có một kế hoạch triển khai
khoa học, tỉ mỉ và thiết thực.
Thứ ba, tổ chức huy động nguồn lực
Việc huy động nguồn lực cần phối kết hợp giữa các hoạt động: Tuyên
truyền, vận động, huy động và ghi nhận sự đóng góp.
Cùng với việc tuyên truyền để người dân và các tổ chức thấy được ý nghĩa
và tầm quan trọng của việc xây dựng đường giao thông NTM thì cần tiến hành huy
động các nguồn lực.
- Huy động nguồn lực từngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách trung
ương, ngân sách của huyện, thị xã chủ động cân đối bố trí hàng năm, ngân sách xã
bố trí vốn từ nguồn thu được hưởng theo phân cấp, nguồn vốn lồng ghép từ các dự
án, các chương trình mục tiêu quốc gia, các khoản thu ngân sách nhà nước từ đất
đai,...
- Huy động nguồn lực đóng góp tự nguyện từ phía người dân: nguồn lực này
rất đa dạng, nó bao gồm: đất đai, tiền mặt, ngày công, kinh nghiệm, các vật tư,...
- Huy động nguồn lực đóng góp từ các tổ chức kinh tế xã hội khác (HTX,
Doanh nghiệp, Hội cựu chiến binh, hội nông dân,...), nguồn lực này có thể là tiền
mặt, nguyên vật liệu, các loại tài sản, giấy tờ có giá được các tổ chức đầu tư ủng hộ
để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội hoặc đầu tư cho các dự án phát triển
kinh tế nông thôn.
Quá trình tuyên truyền vận động còn đi kèm với việc ghi nhận những đóng
góp của người dân, cá nhân và các tổ chức trong quá trình xây dựng đường
GTNTNTM. Việc ghi nhận sự đóng góp này không những thể hiện sự tôn trọng,


công khai, minh bạch mà còn thể hiện sự khích lệ tinh thần đoàn kết, chung tay
góp sức xây dựng quê hương của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Thứ tư, giám sát quá trình huy động và công khai kết quả huy động
Sau khi tuyên truyền vận động người dân, các đơn vị và các cá nhân đóng
góp cho quá trình xây dựng đường GTNT ban chỉ đạo thực hiện chương trình tăng

cường giám sát, quản lý nguồn lực đã huy động được đồng thời tranh thủ ý kiến,
kinh nghiệm của nhân dân trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chương
trình để tăng hiệu quả, chất lượng tránh lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực
của chương trình. Phát huy vai trò hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám
sát đầu tư cộng đồng, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền giám sát, tham gia
đóng góp ý kiến vào việc đầu tư, triển khai các chương trình, dự án ở địa phương.
Đồng thời ban chỉ đạo chương trình phải tổng hợp kết quả huy động để tất cả mọi
người dân đều có thể nắm bắt và theo dõi quá trình, từ đó nâng cao tính minh bạch,
công khai, tránh những rủi ro, mất mát, tổn thất không đáng có.
2.1.3.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực trong đánh giá đường GTNT
trong NTM
Thứ nhất: trình độ dân trí và sự nhận thức rõ vai trò chủ thể của người dân.
Mỗi một chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn đều
lấy người dân làm mục tiêu trung tâm, người nông dân và cộng đồng dân cư giữ
vai trò là chủ thể. Họ được biết, được bàn, được quyết định, tự làm, tự giám sát và
được thụ hưởng (quy hoạch, đề án, huy động vốn, quản lý...). Đóng góp công sức,
tiền của để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình, đầu tư cho sản xuất, đóng góp xây
dựng các công trình công cộng của thôn, xã. Điều đó nói lên vai trò quan trọng của
người dân. Vì vậy, trình độ dân trí và nhận thức của người dân là yếu tố quyết định
trong công cuộc xây dựng đường giao thông nông thôn mới.


Thứ hai: Điều kiện kinh tế của người dân, của doanh nghiệp đóng trên địa
bàn.
Kinh tế hộ cũng là yếu tố có tác động quan trọng trong sự đóng góp của
người dân. Điều kiện kinh tế của mỗi hộ khác nhau nên mức đóng góp cũng khác
nhau. Vì vậy, cần có chính sách để huy động mức đóng góp một cách hợp lý cho
từng đối tượng. Hộ có kinh tế khá giả có nguồn tài chính dồi dào thường sẽ đóng

góp bằng hoặc cao hơn mức huy động của cán bộ địa phương và họ sẵn sàng đóng
góp khi cán bộ địa phương kêu gọi. Đối với, hộ trung bình, hộ nghèo với nguồn tài
chính hạn chế nên họ thường không ủng hộ những khoản đóng góp để xây dựng
các công trình công cộng. Thay vào đó, họ có thể tham gia đóng góp bằng ngày
công lao động.
Bên cạnh đó chương trình xây dựng NTM được xây dựng trên địa bàn nông
thôn là chính, mà người dân ở đây thường là những người nông dân, thu nhập
chính của họ là từ sản xuất nông nghiệp,có một số ít thu nhập từ nghề phụ, kinh
doanh, tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập của người nông dân thường không ổn định
nên sự đóng góp cho xây dựng làm đường GTNT thường hạn chế.
Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng
rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp làm ăn đạt được lợi nhuận cao, nếu địa phương
biết cách huy động thì đây là cũng là một nguồn vốn quan trọng, không chỉ là tiền
mà còn bằng hiện vật, trí tuệ. Vì đây là công trình đem lại lợi ích cho nhân là bên
hưởng lợi.
Vì vậy, xây dựng đường GTNT trong xây dựng NTM không chỉ dựa trên nội
lực của địa phương mà còn phải phát huy sức mạnh ngoại lực để hoàn thành.
Thứ ba: Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở


Năng lực và uy tín của cán bộ cơ sở làm công tác huy động nguồn lực cho
xây dựng đường GTNT có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động. Nếu đội ngũ
cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và uy tín tốt thì tiến độ thực hiện
sẽ dễ dàng, chất lượng các công trình cao. Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ có trình
độ chuyên môn thấp, thiếu năng lực quản lý và uy tín thì sẽ làm chậm tiến độ công
việc và chất lượng của công trình sẽ không cao. Chính vì vậy nghiên cứu huy động
nguồn lực xã hội xây dựng đườnggiao thông nông thôn cần nghiên cứu đến trình
độ, năng lực của cán bộ địa phương.
2.2
2.2.3


Cơ sở thực tiễn.
Kinh nghiệm về huy động nguồn lực cho mục đích xây dựng đường giao thông
nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới.
2.2.3.1
Tại Hàn Quốc: phong trào làng mới.
Hàn Quốc vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX là một nước nghèo sau chiến
tranh, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, không đủ lương thực và phần lớn
người dân không đủ ăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hạn hán
và lũ lụt thường xuyên xảy ra khắp đất nước. Xã hội Hàn Quốc thời đó như nhận
xét của người trong cuộc là "một xã hội thờ ơ, hỗn độn và vô vọng". Mối lo lớn
nhất của chính phủ là làm sao thoát khỏi đói nghèo. Sau hai kế hoạch 5 năm tiến
hành từ năm 1962 có kết quả, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu có dấu hiệu cất cánh.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn nảy sinh là chính phủ tập trung phát triển công nghiệp
đã làm khu vực đô thị phát triển nhanh chóng trong khi khu vực nông thôn vẫn
chìm trong đói nghèo và lạc hậu.
Đến năm 1970 vẫn còn 70% dân số sống ở nông thôn, trong số đó 80% sống
trong nhà vách đất, dùng đèn dầu, đường làng nhỏ hẹp thậm chí xe bò xe ngựa
không qua lại được, gần như không có các công trình vệ sinh, y tế, văn hóa, đói ăn,
thất học…Sau trận lụt lớn năm 1969, người dân phải tu sửa lại nhà cửa, đường sá,


ruộng vườn mà không có sự trợ giúp của chính phủ. Trong khi đi thị sát tình hình
dân chúng, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Park Chung Hy nhận ra rằng viện
trợ của chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự cứu lấy
mình. Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm
mẫu chốt để phát triển nông thôn.
Nhận thấy được những vấn đề cấp bách đó Sự ra đời kịp thời của
“Saemaulundong” vào đúng lúc nông thôn Hàn Quốc đang trì trệ trong đói nghèo
cần có sự bứt phá mạnh mẽ và những kết quả khả quan đạt được ngay sau đó đã

làm nức lòng nông dân cả nước. Phong trào làng mới (Seamaul Undong- SU) ra
đời với 3 tiêu chí: cần cù( chăm chỉ), tự lực vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng
đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả,
Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động SU và được nông dân hưởng ứng
mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong
làng, xã được mở rộng, nâng cấp, các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư
xây dựng.
Chỉ sau 8 năm, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ
diệu, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn đặc biệt là đường giao thông
nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971 - 1978, Hàn Quốc đã
cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng
nâng cấp được 1322m đường, cứng hóa đường ngõ xóm 42.220 km, trung bình
mỗi làng là 1.280m, xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều
sông suối), kiên có hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có
điện thắp sáng. Đặc biệt vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên
việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận,
ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.


Trong vòng 10 năm triển khai SU từ năm 1971 đến năm 1980, tổng kinh phí
cho các dự án là 3.425 tỷ won (tương đương với 3 tỷ USD). Trong số đó đóng góp
của người dân là 1691,95 tỷ won (tương đương khoảng 1482 tỷ USD) chiếm
49,4%; hỗ trợ của chính phủ chỉ 27,8%; phần còn lại là các khoản nông dân vay
của các tổ chức tín dụng. Nếu tính cả phần vốn vay, sự đóng góp của người dân là
72,2%.
Trong suốt quá trình xây dựng SU chính phủ Hàn Quốc chỉ hỗ trợ người dân
về mặt tài chính còn trực tiếp giao cho người đứng đầu làng tự bàn bạc với người
dân để sử dụng vào việc gì ưu tiên cần làm trước rồi người dân tự đóng góp tài
chính, ngày công, hiến đất làm đường. Chính phủ chia làm 3 mức hoàn thành là
làng cơ sở, làng tự lực, làng tự lập và sẽ tiếp tục đầu tư cho những làng làm tốt.

Làng nọ học làng kia nhờ chính sách khuyến khích cạnh tranh, làng làm tốt được
tăng hỗ trợ, khi thăng hạng được thưởng 2000 USD, áp dụng thưởng phạt công
minh đã xua đi sự ỷ lại, tự ti, kích thích lòng thi đua làm giàu đẹp quê hương mình.
Tổng thống Hàn Quốc đặt ra "Giải thưởng Seamaul" nhằm tôn vinh những người
xuất sắc hằng, Chính phủ chọn những làng điển hình để tổng thống gặp mặt, trao
giải thưởng.
Từ phong trào SU giúp chúng ta rút ra được nhiều bài học to lớn, đó là phát
huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là
nhân dân quyết định và làm mọi việc, nếu nhà nước bỏ ra một vật tư thì người dân
bỏ ra 5 - 10 công sức và tiền của. Người dân quyết định loại công trình, dự án nào
cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công,
nghiệm thu công trình. Bên cạnh đó phát huy dân chủ để phát triển nông thôn.
Thành lập hội đồng phát triển xã, sử dụng sự trợ giúp của chính phủ trên cơ sở
công khai tài chính, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết
của địa phương.


×