Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 22 trang )

TÊN ĐỀ TÀI :
HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
Ngày 16/10/1968, Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục nhân
dịp bước vào năm học mới. Trong bức thư, Bác yêu cầu nền giáo dục nước nhà:
«
Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội
chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa
thầy và trò, giữa trò với nhau, giữa các bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân
để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục cần đào tạo những người kế tục sự
nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành các cấp đảng
và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải
chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đưa sự nghiệp giáo dục của chúng ta lên những
bước phát triển mới ».
Luật Giáo dục của Việt Nam cũng nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tính chất, nguyên lý giáo dục: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực
hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,
lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình
và giáo dục xã hội.”
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã và
đang thực hiện Mô hình trường học mới VNEN, sau gần 3 năm thí điểm thực hiện
mô hình này thì nhiều cha mẹ học sinh vẫn băn khoăn không biết mô hình này có
phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh tiểu học? Các em có tiếp thu được kiến
thức đầy đủ và hiệu quả hơn cách dạy và học truyền thống của Việt Nam? Để giải


tỏa những thắc mắc, lo âu của các bậc phụ huynh và tâm lý của các em học sinh
khi tiếp cận mô hình này tôi chọn đề tài: “ Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên
môn có sự tham gia của cộng đồng », để giúp cộng đồng hiểu rõ hơn Phương pháp
dạy và học theo mô hình VNEN giúp học sinh có tính tư duy, sáng tạo trong học
tập: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là
người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội
kiến thức.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu, chức năng và các hình thức tổ chức dạy học
theo Mô hình trường học mới VNEN.Giúp cha mẹ học sinh và cộng đồng hiểu rõ
và tích cực tham gia xây dựng Mô hình trường học mới.
1


Tìm hiểu, phân tich, đánh giá tình hình thực tế về năng lực của giáo viên
phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên, học sinh thông qua các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn; hoạt
động dạy và học của nhà trường có sự tham gia của cha mẹ học sinh, ban đại diện
cha mẹ học sinh các lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, các đoàn thể,
chính quyền địa phương.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Sự tham gia của Cha mẹ học sinh, cộng đồng vào việc xây dựng Mô hình
trường học mới tại trường tiểu học Lê Hồng Phong
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
Một số phương pháp vận dụng khi nghiên cứu: Điều tra, quan sát, vấn đáp,
hội thảo. Khi triển khai thí điểm sáng kiến đã tổ chức rút kinh nghiệm, sau đó tư
vấn, hỗ trợ các vấn đề cần điều chỉnh thông qua các cuộc họp, giao lưu toàn trường
các vấn đề thông qua các hoạt động tập thể: Xây dựng kế hạch hoạt động của cộng
đồng, thư viện lớp học,hòm thư góp ý, góc cộng đồng, sơ đồ cộng đồng.

II. NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận
Căn cứ công văn số 5173/BGDĐT-GDTH ngày 10/8/2012 của Bộ giáo dục
và đào tạo về thực hiện tập huấn mô hình trường học mới VNEN,
Căn cứ công văn số 6444/BGDĐT-GDTH ngày 28/9/2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về hướng dẫn hoạt động dạy học và đánh giá quá trình học tập của học
sinh ở các lớp triển khai mô hình trường học mới VNEN.
Căn cứ tài liệu Hướng dẫn sự tham gia của cộng đồng theo mô hình trường
học mới tại Việt Nam của Vụ giáo dục tiểu học.
Căn cứ công văn Số1130/SGDĐT- VNEN ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Sở
Giáo dục và Đào tạotỉnh Đăk Lăk V/v Xây dựng Trường điểm VNEN
Dự án Mô hình trường học mới VNEN tại Việt Nam được triển khai thử
nghiệm trên diện rộng từ năm học 2012- 2013, trường tiểu học Lê Hồng Phong
được tham gia Dự án: Năm học 2012-2013, áp dụng cho học sinh lớp 2 và lớp 3;
năm học 2013-2014 áp dụng cho học sinh lớp 2, lớp 3 và lớp 4; Năm học 20142015 học sinh từ lớp 2 đến lớp 5.
Vì sao dạy học theo Mô hình trường học mới cần phải có sự tham gia của
cộng đồng? Cộng đồng là nơi trẻ sinh sống và áp dụng những gì chúng học được ở
trường học. Trẻ em chỉ có thể học tập hiệu qủa nhất trong môi trường thân thiện và
an toàn ngay trong chính cộng đồng.
Cộng đồng cung cấp nguồn thông tin giá trị và các kiến thức thực tiễn để
giáo viên và học sinh có thể ứng dụng trong nội dung dạy học.
Thông qua cộng đồng giáo viên, nhà trường có thể huy động mọi nguồn lực
cần thiêt để tăng cường cơ hội học tập, vui chơi cho tất cả học sinh, phòng ngừa
2


những tình huống nguy hiểm; qua đó nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra sự
thay đổi bền vững, lâu dài.
II.2.Thực trạng
a. Thuận lợi

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của PGD&ĐT Krông Ana, được sự
quan tâm của lãnh đạo nhà trường và sự đồng thuận của tập thể giáo viên dạy
theo mô hình trường học mới VNEN.
- Đây là năm thứ ba thực hiện dạy theo mô hình trường học mới nên giáo
viên tổ chức tốt các hoạt động dạy học, tự tin hơn trong giảng dạy, học sinh đã
thành thạo với 10 bước học tập và năm học này, đội ngũ giáo viên được tập huấn
bài bản, kĩ lưỡng, thực hành thành thục hơn.
- Đa số giáo viên tích cực trong công tác giảng dạy và giáo dục, luôn tìm tòi
sáng tạo trong các hoạt động; cha mẹ học sinh rất quan tâm đến công tác giáo dục,
luôn đồng thuận cùng nhà trường trong mọi hoạt động; học sinh hào hứng với mô
hình trường học mới, tự tin, năng động.
- BGH nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham tốt các đợt
chuyên đề, dự giờ để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Cơ sở vật chất của các trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Mô hình
trường học mới.
b. Khó khăn
- Giáo viên lớp 5 dạy năm đầu tiên tiếp cận mô hình nên còn lúng túng. Học
sinh kĩ năng đọc hiểu còn hạn chế, ý thức tự học chưa cao, một số em nhút nhát, kĩ
năng điều khiển nhóm của nhóm trưởng còn yếu nên giáo viên phải hướng dẫn tỉ
mỉ rất vất vả.
- Một số lớp có số học sinh đông, diện tích phòng học chật chội gây khó
khăn cho giáo viên trong việc kiểm tra kết quả học của các nhóm.
- Số phiếu học tập, đồ dùng của học sinh quá nhiều nên giáo viên khá vất vả
trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Một số cha mẹ học sinh chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả của Dự án Mô
hình trường học mới Việt Nam.
c.Thành công, hạn chế
Thành công của nhà trường khi thực hiện mô hình này đối với học sinh: Đây
là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc
điểm của giáo dục. Các phòng học dạy theo mô hình VNEN được bố trí giống như

phòng học bộ môn, thư viện linh động với đồ dùng dạy và học sẵn có để HS tham
khảo; góc đồ dùng học tập, góc cộng đồng, góc trưng bày sản phẩm... Mô hình
VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy HS làm trung
tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân HS; chuyển việc
truyền thụ của GV thành việc hướng dẫn HS tự học. Lớp học do HS tự quản và
được tổ chức theo các hình thức, như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm
việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học sinh được học
trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi
với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và
thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em. học sinh khá giỏi được phát huy,
3


học sinh còn hạn chế, yếu kém được học sinh của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp
thời ngay tại lớp.
Quản lý lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh” do các em bầu ra và đảm
nhiệm, đây là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình
học tập. Học sinh còn có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường
giáo dục, được rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tham gia, kỹ năng hợp tác
trong các hoạt động; đồng thời, xây dựng không gian lớp học với “Góc học tập”,
“Góc cộng đồng”, “Thư viện lớp học”, mở nhiều “hòm thư vui”, hòm thư “Điều
em muốn nói” cũng như trang trí lớp học, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, an
toàn.
Học sinh được tiếp xúc nhiều với Tài liệu, sách, vở cho dạy và học được
thiết kế, biên soạn rất phù hợp để học sinh có thể tự đọc, tự tìm hiểu tiếp cận kiến
thức trong mỗi giờ học tại lớp dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên và tổ chức
học tập của nhóm
- Hạn chế
Việc thay đổi phương pháp dạy học thuyết giảng truyền thống đã ăn
sâu thành lối mòn của một số giáo viên, cần phải có thời gian, đặc biệt là

đối với những giáo viên đã lớn tuổi. Một số giáo viên còn thiếu tự tin
trong cách tổ chức các hoạt động và hướng dẫn học sinh. Học sinh ở hai
điểm trường vốn tiếng Việt có nhiều hạn chế, nên khó khăn trong việc
nắm bắt yêu cầu của các hoạt động. Nhiều học sinh, nhất là học sinh dân
tộc thiểu số còn nhút nhát, thiếu tự tin. Bên cạnh đó, cơ sở trường lớp
chưa đảm bảo, phòng học còn chật hẹp, bàn ghế không phù hợp cho việc
tổ chức cho học sinh học theo nhóm...Nhưng vượt lên những khó khăn
bước đầu, Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo đã cùng với các em
học sinh cố gắng khắc phục những thiếu thốn về cơ sở vật chất (góc học
tập bộ môn, giáo cụ trực quan của một số môn học) chủ động thiết kế đồ
dùng dạy học, đáp ứng yêu cầu của nội dung bài học, phục vụ tốt hơn cho
bài giảng tạo sức lôi cuốn học sinh tiếp thu kiến thức theo tinh thần đổi
mới, hướng về người học, lấy học sinh làm trung tâm.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Như chúng ta biết, NQ TW8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đào tạo đã chỉ ra một số hạn chế, nhược điểm của giáo dục phổ thông. Đó
là còn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, kiến thức không gắn với thực
tiễn, rèn luyện kỹ năng còn ít, nhà trường chưa gắn tốt với gia đình và
XH. Nội dung, phương pháp dạy học còn nặng nề, áp đặt, quá tải, không
gây hứng thú học tập cho học sinh. Như vậy, nhìn lại những tác động của
của Mô hình Trường học mới, rõ ràng mô hình này đang giúp chúng ta
từng bước khắc phục được những hạn chế đó.Ở mô hình nhà trường hiện
nay, giáo viên dạy theo lối truyền đạt kiến thức một chiều, với Mô hình
Trường học mới, học sinh được tự học và giáo viên là người đứng ra tổ
chức, hướng dẫn học sinh tự học. Theo mô hình mới, học sinh chủ động
học tập và thường xuyên rèn luyện phương pháp tự học. Đây là tiền đề
cho việc xây dựng xã hội học tập, vì muốn xây dựng xã hội học tập thì
từng thành viên trong xã hội phải biết tự học, có hứng thú học tập.
4



• Điểm mạnh
Có thể thấy mô hình trường học mới có thể đáp ứng được nhiều
mục tiêu giáo dục, gắn kết tốt hơn nhà trường với gia đình và xã hội; gắn
lý luận với thực tiến, gắn học đi đôi với hành. Mô hình này đáp ứng được
nhiều yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diên và bước đầu ứng
dụng có hiệu quả ở địa phương trên địa bàn trường đóng.
• Điểm yếu
Nếu học sinh đọc, viết yếu thì tiếp cận với mô hình trường học mới
rất khó khăn, vì tiếp cận với mô hình trường học mới các em phải đọc tài
liệu nhiều.
Một số ít cha mẹ học sinh trình độ thấp khó khăn trong việc hướng
dẫn học sinh các hoạt động ứng dụng.
e. Phân tích
Nhà trường chỉ đạo bộ phận chuyên môn, các tổ chuyên môn, giáo viên phải
làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh và nhân dân, đặc biệt là cha mẹ học
sinh có con học Dự án mô hình trường học mới VNEN, nắm rõ chủ trương thử
nghiệm dự án của Bộ GD&ĐT, nắm được cơ bản cách thức tổ chức giảng dạy và học
tập theo mô hình này. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy đánh giá kết quả học
tập của học sinh theo các tiêu chuẩn như: đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và
kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và hoạt động theo từng
môn học; đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của học sinh như: tự
phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; đánh giá sự hình
thành, phát triển các phẩm chất của học sinh về các chủ đề: yêu quê hương, đất
nước, yêu cha mẹ và gia đình, yêu trường lớp và bạn bè, yêu con người; sự tự tin,
tự trọng, tự chịu trách nhiệm, trung thực, kỷ luật, chăm học, chăm làm, thích hoạt
động nghệ thuật, thể thao.
Đặc biệt, mô hình trường học mới VNEN chỉ áp dụng được cho học sinh từ
lớp 2, điều quan trọng là ngay từ lớp 2 học sinh có đọc thông viết thạo mới tự đọc,
tự học theo tài liệu, sách hướng dẫn; chỉ cần đọc kém, viết kém thì không học được

theo mô hình này, do vậy nhà trường đã tập trung chỉ đạo các giáo viên tổ 1 phải
đặc biệt quan tâm đến học sinh lớp 1, dạy học đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ
năng, chú ý đến việc học xong lớp 1 học sinh phải đọc thật thông, viết thật thạo thì
lên lớp 2 mới học theo mô hình trường học mới được
Ngoài kinh phí đầu tư của Dự án, sách vở cấp đến học sinh, giáo viên… nhà
trường phải tham mưu cho địa phương quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất cho
các lớp học theo Dự án. Các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm đến điều kiện học
tập tại lớp của con em mình, thường xuyên chia sẻ cùng con em mình trong học
tập, vui chơi, trong cuộc sống của trẻ.Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên tham gia dự
án về chuyên môn nghiệp vụ, cách thức tổ chức lớp học theo mô hình, cách đánh
giá kết quả học sinh theo tổ nhóm chuyên môn, theo trường và theo cụm trường,
tăng cường dự giờ thăm lớp, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau để áp dụng
phương pháp dạy học mới đạt kết quả cao.
Thời gian triển khai Dự án chưa dài, nên một số giáo viên chưa
thật sự hiểu bản chất và ý nghĩa của mô hình. Vì vậy việc thực hiện còn
mang tính hình thức, chưa linh hoạt; việc dạy - học và các hoạt động của
học sinh còn chưa thật tự nhiên, hiệu quả phối hợp giữa học tập cá nhân
5


và học tập tương tác trong nhóm chưa cao; hoạt động của HĐQT chưa
thường xuyên, có nơi giao cả phần việc của GV cho HĐTQ; công cụ học
tập chưa phong phú, hiệu quả sử dụng hạn chế, có trường hợp chỉ để
trang trí cho đẹp lớp học.
Việc huy động nguồn lực từ cha mẹ học sinh, cộng đồng còn hạn
chế, vẫn còn tâm lý chờ đợi sự hỗ trợ của Dự án, tạo ra sự trở ngại cho
việc áp dụng và nhân rộng mô hình.
Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra, khảo sát chất lượng, tổ chức
các hội thảo để học tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn, các trường,
cụm trường, nhân rộng mô hình cho các lớp không thực hiện dự án để áp dụng linh

hoạt phương pháp dạy và học của mô hình, phát huy tính tích cực mà mô hình
trường học mới VNEN đem lại, góp phần trong việc đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục Việt Nam nói chung và của nhà trường nói riêng.
Để hướng dẫn sự tham gia của cộng đồng theo Mô hinh trường học mới nhà
trường đã chỉ đạo chuyên môn thực hiện tốt các nội dung sau:
- Công tác truyền thông với cộng đồng về mô hình trường học mới;
- Cộng đồng tham gia huy động trẻ đến trường;
- Cộng đồng tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực;
- Cộng đồng tham gia xây dựng và bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất lớp;
học;
- Cộng đồng tham gia giúp trẻ liên hệ nội dung bài học với thực tế địa
phương và phát huy năng lực của trẻ tại gia đình.
II.3 Giải pháp
Để mô hình VNEN đem lại hiệu quả, nhà trường có những giải pháp trong
quá trình thực hiện: Nhà trường xây dựng kế hoạch truyền thông phù hợp với thực
tế địa phương; xác định những người có trách nhiệm, liên quan đến lĩnh vực giáo
dục cho học sinh của trường học và cộng đồng bao gồm: Hiệu trưởng/phó hiệu
trưởng, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh, tổng phụ trách Đội TNTP, lãnh đạo
địa phương như bí thư chi bộ, trưởng thôn (buôn), y tế, phụ nữ, chi đoàn địa
phương, tuyên truyền về sự cần thiết tham gia của cộng đồng vì lợi ích của tất cả
học sinh trong cộng đồng.
Xác định và cùng nhau thảo luận các vấn đề cần thiết giúp học sinh học tốt.
Tổ chức các tiết học mời cha mẹ học sinh, cộng đồng cùng tham gia cùng
học với học sinh.
a. Công tác truyền thông với cộng đồng về mô hình trường học mới
Năm 2012-2013 trường thực hiện dự án Mô hình trường học mới nhiều phụ
huynh còn băn khoăn, lo lắng; một số cha mẹ học sinh chưa yên tâm và nêu ý kiến:
Nếu như trước đây giáo viên giảng, học sinh nghe và bài thì với mô hình mới này
giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn còn học sinh tự tổ chức các hoạt động học
tập; giáo viên không giảng thì học sinh làm sao mà hiểu được? mà đã thí điểm hẳn

sẽ thành công hoặc thất bại, nếu không thành công thì các cháu có kiến thức
không, cuối năm kết quả sẽ ra sao?
Mang những băn khoăn, trăn trở của cha mẹ học sinh chúng tôi suy nghĩ
phải làm tốt công tác truyền thông về Mô hình trường học mới để cha mẹ học sinh
hiểu, xác định cụ thể các vấn đề, nội dung cần truyền tải đến cộng đồng:
6


Những vấn đề
cần truyền
thông
Mô hình
trường học
mới Việt
Nam

Nội dung truyền thông

Goi tắt là VNEN là nơi học sinh cùng nhau học tập để lĩnh
hội các kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các
em. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, khích lệ các em
tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển kĩ
năng giao tiếp, ứng xử bình đẳng; cha mẹ học sinh và cộng
đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục
con em
Mô hình trường học mới Việt Nam tập trung vào đổi mới sư
phạm: Đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp
học; đổi mới phương pháp đánh giá, đổi mới tổ chức lớp học
Phương pháp -Phương pháp dạy: Giáo viên không giảng bài để truyền thụ
dạy-học

kiến thức cho học sinh mà hướng dẫn học sinh làm việc với
tài liệu Hướng dẫn học qua hình thức hoạt động nhóm có sự
hỗ trợ của đồ dung học tập; sự tác động của môi trường lớp
học, trường học; mối quan hệ tương tác giữa các học sinh,
giữa học sinh với gia đình và cộng đồng
- Phương pháp học: Học sinh không tiếp thu kiến thức thụ
động mà chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với
các đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích so sánh và tương tác
với các bạn trong nhóm, tương tác với giáo viên và cộng
đồng. Thông qua các hoạt động học sinh hình thành các kĩ
năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, phê phán, học sinh
được trải nghiệm, tập trung phát triển năng lực của từng cá
nhân.
Tài liệu
Hướng dẫn
học
Đáng giá quá
trình học tập
của học sinh

Tổ chức lớp
học

Tài liệu được viết dưới dạng các hoạt động học tập: hoạt
động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng. tài
liệu được dùng chung cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học
sinh (3 trong 1)
Điểm số không phải là điều quan trọng nhất, quan trọng là
học sinh được đánh giá thường xuyên, liên tục trong suốt
quá trình học tập , qua sự phản hồi của giáo viên một cách

kịp thời. Kết quả đánh giá học sinh dựa trên cơ sở học sinh
tự đánh giá, đánh giá của bạn, của giáo viên
Trong qúa trình làm việc nhóm học sinh có cơ hội tranh luận
và đánh giá lẫn nhau. Thông qua đó, giáo viên kịp thời phản
hồi tới học sinh về quá trình làm việc và kết quả học tập của
các em.
Bàn ghế không kê theo kiểu truyền thống
Bàn ghế được kê theo nhóm phù hợp với sự tương tác giữa
các học sinh trong nhóm và giáo viên
Ban cán sự lớp được đổi mới thành Hội động tự quản. Hội
7


đồng tự quản được thành lập là vì học sinh, do học sinh, do
các em tự ứng cử,đề cử,bầu chọn. Học sinh được chủ động
tự quản các hoạt động của lớp.
-Không gian lớp hoc có thêm các công cụ hỗ trợ cho Hội
đồng tự quản tổ chức các hoạt động:
+ Thư viện lớp học
+ Hòm thư góp ý
+ Góc cộng đồng
+ Bản đồ cồng đồng
Sự tham gia
Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ,tương tác giữa nhà trường,
của cha mẹ
gia đình và cộng đồng. Cộng đồng và gia đình luôn có vai
học sinh và
trò quan trọng trong giáo dục và hình thành nhân các của
cộng đồng
trẻ. Học sinh có thể nhờ cha mẹ giúp đỡ để lĩnh hội kiến

thức cũng như ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
hằng ngày ở gia đình và cộng đồng; giúp học sinh thụ
hưởng và kế thừa những kiến thức từ cha mẹ học sinh và
cộng đồng.
Kết nối giữa chương trình học với gia đình, cộng đồng, học
sinh có cơ hội chia sẻ các hoạt động văn hóa và kiến thức
địa phương
Chúng tôi tổ chức các tiết học có sự tham gia của cộng đồng:

Công tác truyền thông về mô hình trường học mới

8


Truyền thông về phương pháp dạy và học

Cha mẹ học sinh và cộng đồng tham gia vào các tiết sinh hoạt chủ điểm
9


b. Cộng đồng tham gia huy động trẻ đến trường
Số học sinh của trường hàng năm từ 560 đến 570 em trong đó có gần 200
học sinh dân tộc thiểu số, 80 hs thuộc diện con hộ nghèo và cận nghèo nhiều học
sinh có nguy cơ bỏ học và bỏ học vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các
lớp thống kê chính xác số học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức các cuộc họp
chi bộ, hội đồng sư phạm để tìm nguyên nhân và biện pháp giúp đỡ học sinh.
Nguyên nhân một số trẻ bỏ học do nhiều lí do nhưng tập trung ở mấy lí do sau:
Tình trạng gia đình nghèo: Một số gia đình học sinh nghèo do cha mẹ làm
nông thiếu đất canh tác, luôn phải vật lộn với những nhu cầu tối thiểu của cuộc
sống như ăn ở, học hành của con cái, nhiều gia đình cảm thấy giáo dục không

thực sự có ý nghĩa với cuộc sống hàng ngày của gia đình họ, do vậy họ không cần
biết con mình cần phải học để làm gì. Có một số cha mẹ học sinh nghĩ cho con đi
làm ra của cải vật chất còn có giá trị hơn những thứ mà trẻ học được từ lớp.
Mâu thuẫn gia đình, thiếu quan tâm chăm sóc: Một số cha mẹ li hôn; tranh
cãi về tiền bạc, say rượu nên không quan tâm đến học sinh, còn chửi mắng, bạo
hành, ngược đải trẻ khiến trẻ đi học thất thường. Vì mưu sinh, vì miếng cơm manh
áo nhiều cha mẹ phải buộc đi làm xa. Học sinh được gửi ở nhà ông bà hoặc người
khác, những người này không có đủ kiến thức, kinh nghiệm giáo dục và chăm sóc
trẻ phù hợp, họ cũng không coi trọng việc học của trẻ.
Ngoài những nguyên nhân trên còn một số nguyên nhân khác khiến trẻ cũng
có nguy cơ bỏ học như trẻ chưa hiểu bài trên lớp, khác biệt về văn hóa, truyền
thống địa phương.
Từ những nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ bỏ học nhà trường đã chỉ đạo
giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cộng đồng tham gia huy động trẻ đến trường,
chủ động đề xuất với Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp chính quyền địa
phương có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ từng học sinh theo địa chỉ từng lớp/sơ đồ
cộng đồng để đưa trẻ đã bỏ học quay lại lớp tiếp tục đi học; tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho các gia đình và cộng đồng về quyền được đi học của trẻ, hỗ trợ bữa
ăn trưa cho trẻ Buôn Dai, Eana, hỗ trợ cho trẻ đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở và đồ
dùng học tập để đi học.
c.Cộng đồng tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Thông qua các buổi họp nhà trường, giáo viên tích cực tuyên truyền đến cha
mẹ học sinh, cộng đồng hiểu rõ mục tiêu của phong trào xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm 2008 đến
nay; huy động sức mạnh của cha mẹ học sinh và cộng đồng chung tay xây dựng
môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa
phương; phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập và các hoạt
động xã hội một cách phù hợp, hiệu quả:
+ Chung tay xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
Cuối năm học hoặc sau hè cộng đồng, cha mẹ học sinh cùng giáo viên chủ nhiệm

các lớp đã tổ chức trồng cây xanh, đoàn thanh niên địa phương hướng dẫn học sinh
sinh hoạt hè, dọn dẹp vệ sinh lớp học, trang trí lớp; giữ gìn cảnh quan đường làng
ngõ xóm, các công trình công cộng; kết hợp chăm sóc sức khỏe cho học sinh,phối
hợp trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện khám sức khỏe cho học sinh định kì, tiêm
10


phòng vắc xin phòng chống bệnh Rubenlla: 565 HS, uống thuốc giun 565 HS; mua
bảo hiểm y tế 391 HS
+ Chung tay tổ chức dạy và học có hiệu quả giúp học sinh tự tin trong học tập:
Hỗ trợ nhà trường giúp học sinh ứng dụng các bài học vào thực tiễn, về lịch sử văn
hóa địa phương; nghề truyền thống; cung cấp cho nhà trường các tài liệu, dụng cụ
cần thiết để giúp nhà trường thực hiện các hoạt động được tốt hơn. Ví dụ cha mẹ
học sinh cùng với học sinh chuẩn bị các bài hát dân ca,điệu múa, nhạc cụ để học
nhạc; các loại cây lương thực, cây lấy thuốc, cây lấy gỗ, cây ăn quả để học các
môn tự nhiên &xã hội…Chia sẻ các thông tin về các hoạt động của địa phương lễ
hội của các dân tộc, khu du lịch, các công trình cộng động, các gia đình chính sách
và có công với cách mạng, cung cấp các địa chỉ người già, người cô đơn để học
sinh giúp đỡ.
Qua công tác tuyên truyền của nhà trường cộng đồng đã rất tích cực tham gia
các hoạt động cùng với nhà trường: Tham dự các cuộc họp với nhà trường và Ban
đại diện cha mẹ học sinh các lớp tổ chức; góp công sức để quét dọn vệ sinh lớp học
chuẩn bị chu đáo cho học sinh bước vào năm học mới, góp tiền của để xây tường
rào,trang trí lớp học, trồng và chăm sóc cây xanh, cung cấp các vật dụng cần thiết
để nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục, hỗ trợ bảo vệ nhà trường các dịp
nghỉ lễ, tết, học kì; đánh dấu các địa điểm không an toàn cho học sinh trên sơ đồ
cộng đồng, hướng dẫn học sinh không đến các địa điểm không an toàn như sông,
ao hồ, chú ý các đoạn đường có nhiều điểm giao nhau để phòng tránh tai nạn giao
thong như ngã ba thôn Tân Thắng, trục đưởng tỉnh lộ 2, các đoạn đường khúc
khuỷu từ đường rẫy cà phê ra đường lớn của thôn, buôn; hướng dẫn giáo viên, học

sinh múa hát, các trò chơi dân gian và của địa phương, nhiệt tình tham dự các buổi
nói chuyện về lịch sử, phong tục ở địa phương; cùng với nhà trường thăm viếng
tượng đài ghi danh liệt sĩ xã Eana, thăm viếng gia đình thương binh liệt sĩ.
d.Cộng đồng tham gia xây dựng và bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất lớp học
Nhà trường tổ chức các buổi họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường,
cha mẹ học sinh các lớp, giáo viên chủ nhiệm,trao đổi về những yêu cầu, khó khăn
trong việc tổ chức các lớp học. Cùng liệt kê các việc cần làm để tăng cường cơ sở
vật chất cho các lớp học theo “ Mô hình trường học mới” cần có các điều kiện hỗ
trợ cho việc dạy và học đạt hiệu quả; các điều kiện đó là:
Bảng chỉ dẫn 10 bước học tập
Bàn ghế học tập
Thư viện lớp học
Góc học tập
Sơ đồ cộng đồng
Nội quy lớp học
Hội đồng tự quản và các nhóm hỗ trợ
Hộp thư góp ý
Sau các buổi họp nhà trường và cộng đồng cùng thống nhất cách làm; cha mẹ
học sinh thấy được lợi ích đối với học sinh; cha mẹ học sinh các lớp hăng hái tự
nguyện tham gia vào công việc, hiểu rõ mục đích của từng công cụ hỗ trợ học tập
trong lớp; ví dụ danh sách Hội đồng tự quản và nhiệm vụ của Hội đồng được viết
vào giấy và dán lên tường của lớp học. Hoạt động này nhằm nâng cao ý thức tự
hào, tự tôn của các em được bầu vào Hội đồng tự quản, Hội đồng tự quản phải có
11


trách nhiệm trước tập thể lớp đã tín nhiệm bầu ra; hay Sơ đồ cộng đồng mô tả đơn
giản về trường học, đường giao thông, vị trí nhà của tất cả các em, trụ sở UBND
xã, trạm y tế, sông suối, ao hồ, đường tỉnh lộ… sơ đồ cho biết thông tin của học
sinh từng lớp, có thể sử dung để dạy học, liên hệ với gia đình, giáo dục các em kĩ

năng sống:
Vị trí nhà và tên của mỗi học sinh
Khoảng cách và đường đi học của mỗi em trong lớp học
Những địa điểm cần thiết để liên lạc, chỉ dẫn cho các em
Những nơi học sinh có thể gặp nguy hiểm để tránh xa, đề phòng
Giáo viên được chỉ dẫn để đến thăm gia đình học sinh
Học sinh tự giới thiệu về cộng đồng với những người đến thăm và làm việc tại
cộng đồng.
Sau các hoạt động,cộng đồng tham gia xây dựng và bảo quản, sử dụng cơ sở vật
chất lớp học đã khẳng định rõ lợi ích của việc làm: Cha mẹ học sinh cùng chung
tay với xã hội đảm bảo các điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất tối thiểu của một
trường học, lớp học, đảm bảo đủ cho học sinh như đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở,đồ
dùng học tập để học tốt.Quan tâm và giúp đỡ giáo viên về mặt tinh thần và vật chất
để giúp giáo viên yên tâm dạy học, cung cấp các vật dụng cần thiết để nhà trường,
giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục. Cha mẹ học sinh hiểu rõ các công cụ
hỗ trợ dạy học trong lớp học; những việc lớn huy động toàn bộ lực lượng của cha
mẹ của lớp cùng làm như sửa bàn ghế, làm sơ đồ cộng đồng, làm tủ thư viện huy
động sách tham khảo, tài liệu... cha mẹ học sinh tự phân công mỗi người mỗi việc;
lợi ích đối với học sinh được trải nghiệm cùng bố mẹ tham gia vào công việc tu
sửa lại lớp học cẩn thận, được cha mẹ động viên khuyến khích làm; học sinh thích
thú và có ý thức hơn trong việc sử dụng và bảo quản.
e. Cộng đồng tham gia giúp học sinh liên hệ nội dung bài học với thực tế
địa phương và phát huy năng lực của trẻ tại gia đình
Hàng ngày từ trường trở về gia đình, học sinh đã được lĩnh hội một số kiến
thức, kĩ năng từ bài học. Học sinh cần được liên hệ, ứng dụng kiến thức đã học từ
trường vào thực tể cuộc sống gia đình, địa phương để làm rõ mối quan hệ giữa bài
học với cuộc sống xung quanh. Cha mẹ học sinh những người sinh sống, làm lụng,
gắn bó mật thiết với các em và cộng đồng nơi các em sinh sống chính là nguồn
kiến thức, kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu giúp học sinh liên hệ những điều
đã học ở trường với cuộc sống xung quanh.

Khi triển khai “Mô hình trường học mới” nhà trường đã hướng dẫn đội ngũ
giáo viên tìm hiểu và nắm rõ thực trạng tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa
phương nơi học sinh sinh sống. Trường tiểu học Lê Hồng Phong có 3 điểm trường,
điểm chính nằm trên địa bàn thôn Tân Thắng, điểm trường thứ 2 nằm trên địa bàn
buôn Eana, điểm thứ 3 nằm trên địa bàn buôn Drai của xã Eana nhưng học sinh
của nhà trường từ nhiều địa phương khác đến học. Dù hoàn cảnh, điều kiện, trình
độ văn hóa, sự hiểu biết của cha mẹ hoc sinh, cộng đồng ở các mức khác nhau,
song việc chia sẻ, giúp đỡ con em ứng dụng, liên hệ kiến thức kĩ năng học được ở
trường với thực tế cuộc sống ở gia đình, cộng đồng là điều gia đình nào cũng có
thể làm được nếu được giáo viên và nhà trường có những hướng dẫn cụ thể. Nhà
trường tổ chức các tiết học có sự tham gia của cộng đồng để tuyên truyền cho cha
mẹ học sinh hiểu được ý nghĩa của tài liệu học tập; trao đổi thông tin với cha mẹ
12


học sinh để cùng chia sẻ, giúp đỡ và hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động
ứng dụng tại gia đình và cộng đồng:
Tạo điều kiện để học sinh tâm sự, chia sẻ thành thật nhất về những gì diễn ra ở
lớp học, những kiến thức, kỹ năng học được từ các bài học ở trường.
+ Khích lệ, gợi mở để học sinh tự tin chia sẻ; trong quá trình nghe phải thật sự
chú ý vào những điều học sinh chia sẻ để tiếp nhận những điều hay, những điều
cha mẹ chưa biết mà học sinh cung cấp và phát hiện những vấn đề học sinh cần
giúp đỡ. Cha mẹ và người thân cần tôn trọng ý kiến của các em, không cáu giận,
không phản ứng thô bạo nếu học sinh nói ra những điều chưa tốt ở trường ( cãi
nhau với bạn bè, bị cô giáo phê bình…), làm học sinh sợ sệt, mất tự tin và không
muốn tiếp tục chia sẻ; chỉ có như vậy cha mẹ và người thân và học sinh mới tương
tác với nhau thuận lợi và đem lại kết quả tốt.
+ Cha mẹ và người thân cần giúp học sinh giải quyết các vấn đề mà học sinh
chia sẻ. tạo bầu không khí tự nhiên, thân thiện, vui vẻ trong gia đình. Không chỉ
hướng dẫn hoạt động học một chiều mà cần tạo tình huống ( có thể tạo ra tình

huống nghịch) để trẻ phản biện nhằm giúp học sinh hoạt động tích cực, hiệu quả,
không áp đặt những suy nghĩ của cha mẹ hoặc người thân cho học sinh mà cần
giúp các em thực hiện các hoạt động ứng dụng trong bài học. Cha mẹ và người
thân chỉ hỗ trợ, tuyệt đối không được làm thay các em, để các em tự tìm cách hoàn
thành các hoạt động ứng dụng một cách tốt nhất bằng các câu hỏi gợi ý như: Để
thực hiện hoạt động ứng dụng này con cần phải làm gì? Con có làm được không?
Cha mẹ cần giúp gì để con thực hiện được? kể cả khi học sinh trả lời thực hiện
được thì cha mẹ, người thân vẫn phải quan sát xem các em thực hiện như thế nào
nhằm phát hiện các sai sót và giúp đỡ các em thực hiện tốt hơn. Hoặc gặp các bài
hoạt động ứng dụng quá khó đối với một số cha mẹ học sinh thì cha mẹ và người
thân có thể tìm người khác trong cộng đồng để hướng dẫn các em, hay thông tin
phản hồi lại để giáo viên giúp các em hoàn thành nội dung ứng dụng được tốt
hơn, sau đây là một số ví dụ cụ thể:
Môn Địa lí lớp 4, Bài : Tây nguyên,
Bài C: Hoạt động ứng dụng
Hãy tìm hiểu và giới thiệu về Tây Nguyên
a. Chọn một chủ đề mà em quan tâm ( gợi ý: một lễ hội/ nhà rông/nhạc cụ dân
tộc độc đáo/ một cảnh đẹp…)
b. Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề đã chọn và tạo ra
một sản phẩm ( bài viết, tranh ảnh) về chủ đề đó.
c. Trong buổi học tới, hãy dán sản phẩm của em vào góc học tập và giới thiệu
với các bạn
Đây là hoạt động thiết thực tạo điều kiện cho học sinh áp dụng kiến thức, kĩ
năng đã học được vào tình huống cụ thể, thông qua hoạt động này giúp các em
củng cố và mở rộng kiến thức thông qua việc tiếp xúc với các nguồn tư liệu khác
nhau với gia đình, với cộng đồng. Ở đây học sinh thực hiện các hoạt động trong
môi trường địa phương có thể phải phỏng vấn người lớn ở gia đình hay cộng đồng.
Sau khi các em thực hiện các hoạt động với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh thu
được kết quả khả quan; sản phẩm của các em mang đến lớp phong phú; tranh ảnh
về các lễ hội đua voi, lễ cầu mưa, lễ ăn mừng lúa mới…; các loại nhạc cụ cồng,

chiêng, đàn Tơrưng…
13


Lớp 4:Môn Hoạt động giáo dục đạo đức, bài 10: Lịch sự với mọi người
Ở hoạt động thực hành có Bài tập 3: “ Nói cách khác”
a. Các nhóm đôi nhận phiếu học tập, và thảo luận theo yêu cầu
- Im mồm đi,làm gì mà ầm ĩ thể!
- Trông bạn nhếch nhác và lôi thôi quá!
- Người gì mà nói dai như đỉa đói.
- Học gì mà bài toán dễ thể cũng làm sai
b. Các nhóm đôi chia sẻ, kiểm tra đánh gia kết quả lẫn nhau
Bài C: Hoạt động ứng dụng
Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, những phong tục tập quán
liên quan đến cách giao tiếp lịch sự ở Việt Nam và các nước,
Các em được cha mẹ và người thân giúp đỡ sưu tầm mang đến lớp kết quả
ứng dụng nhiều thể loại khác nhau nói đến phong cách giao tiếp của từng
dân tộc, vùng miền:
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
Lớp 4:Môn Hoạt động giáo dục kĩ thuật
Bài: Chuẩn bị nấu ăn
Giáo viên hướng dẫn ứng dụng được các kiến thức đã học vào việc thực
hiện một số công việc gia đình
Phần C: Hoạt động ứng dụng
Giáo viên hướng dẫn về nhà thực hiện các việc sau
1.Tìm hiểu các công việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình. Hãy so sánh cách

chuẩn bị nấu ăn trong bài học và nêu nhận xét.
2.Chia sẻ với mọi người trong gia đình về cách chuẩn bị nấu ăn đã học ở lớp
và hỏi kinh nghiệm thực hiện các công việc chuẩn bị nấu ăn của mọi người trong
gia đình.
3.Vận dụng kiến thức đã học để tham gia các công việc chuẩn bị nấu ăn cùng gia
đình
Cha mẹ học sinh đã cùng chia sẻ với các em công việc giáo viên giao, nhiều
em ứng dụng rất tốt; báo cáo kết quả đã làm được rất tốt biết cùng cha mẹ chọn các
thực phẩm có tại địa phương ( rau muống, rau khoai, rau bí đỏ; các loại đậu cove,
bí xanh, bí đỏ; các thực phẩm thịt, tôm cua); sử dụng các dụng cụ để làm như: Dao,
kéo, đồ gọt, đồ cắt tỉa thực phẩm; dụng cu để đựng, rửa: Tô, rổ rá; dụng cụ để nấu
nồi xoong để nấu ăn.
Trong các buổi họp cha mẹ học sinh có những nhận xét: Sau khi học ở
trường về hiện nay nhiều cháu đã cùng bố mẹ chuẩn bị các bữa ăn cho gia đình rất
chu đáo; biết chuẩn bị các thực phẩm tươi ngon; cha mẹ cùng các cháu chuẩn bị
cho bữa cơm gia đình thêm vui vẻ, khác với trước đây chúng tôi nấu ăn sẵn các
cháu đi học về chỉ ngồi vào ăn sẵn các món do cha mẹ tự nấu, nếu chúng tôi có
việc đi vắng các cháu đã biết tự phục vụ bản thân bằng cách tự chuẩn bị bữa ăn cho
mình không phải phụ thuộc hết vào bố mẹ.
14


Một số hình ảnh minh họa cộng đồng tham gia giúp học sinh liên hệ bài học
với thực tế địa phương, gia đình.

Học sinh hướng dẫn các bạn sinh hoạt theo chủ điểm

Cha mẹ học sinh tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức: Lịch sự với mọi người
15



Cha mẹ học sinh hướng dẫn con ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế ,
tìm hiểu truyền thống của địa phương qua đọc tài liệu
II.4. Kết quả
Các hoạt động quản lý Dự án và truyền thông của Dự án Mô hình trường
học mới đã thể hiện hiệu quả cao, trong đó hoạt động truyền thông đã góp phần
đáng kể nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng về
đổi mới giáo dục thông qua mô hình VNEN, góp phần tạo nên sự ủng hộ và đồng
thuận cao trong XH. Qua nhiều đợt chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của nhà trường
có mời cộng đồng tham dự đã được cha mẹ học sinh và cộng đồng đã có nhận xét
tích cực, đánh giá cao.Giáo viên và học sinh đã thích nghi với môi trường học tập
này đã đạt hiệu quả cao, bởi đây là phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy HS
làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân HS;
chuyển việc truyền thụ của GV thành việc hướng dẫn HS tự học. Lớp học do HS tự
quản và được tổ chức theo các hình thức như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân
và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Do vậy học
sinh cơ bản đã thay đổi thói quen học tập, các em tự nghiên cứu tìm hiểu kiến thức
trong bài và qua tài liệu. Những kiến thức khó, các em trao đổi với bạn trong nhóm
và mạnh dạn trao đổi vướng mắc với giáo viên. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để
các em phát huy tính độc lập, chủ động tiếp thu kiến thức và hiểu sâu sắc các kiến
thức trong bài học; rèn luyện cho các em được nhiều kỹ năng sống, kỹ năng tập thể
trong cách hoạt động học theo nhóm. Môi trường học thoải mái, các em rất hào
hứng tham gia các bài học.
Mỗi tiết học không tạo áp lực đối với các em. Học sinh được hình thành thói
quen làm việc trong môi trường tương tác, được học hỏi bạn để tự hoàn thiện, luôn
có ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hành động như thế nào, không chờ
đến sự nhắc nhở của giáo viên, tránh sự thụ động trong dạy và học, góp phần đẩy
mạnh sự phát triển trong công tác giáo dục của trường.
16



Cha mẹ học sinh và cộng đồng đã hiểu rõ cách đánh giá học sinh của giáo
viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các tiêu chuẩn như: đánh giá hoạt
động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng và hoạt động theo từng môn học; đánh giá sự hình thành và phát triển năng
lực chung của học sinh như: tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải
quyết vấn đề; đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của học sinh về các
chủ đề: yêu quê hương, đất nước, yêu cha mẹ và gia đình, yêu trường lớp và bạn
bè, yêu con người; sự tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, trung thực, kỷ luật,
chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao.
III. Kết luận, kiến nghị
III.1. Kết luận
Sau gần 3 năm thực hiện nhà trường thực hiện dự án Mô hình trường học
mới trong quá trình chỉ đạo bản thân rút một số kinh nghiệm sau : Mô hình
Trường học mới đáp ứng được nhiều yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục đào tạo, trước hết đáp ứng mục tiêu dạy chữ - dạy người
trong giáo dục, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của từng học
sinh. Đây là mô hình đang được đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh rất
hoan nghênh, hưởng ứng nhiệt tình. Cần xác định rõ nhà trường phải làm
gì, giáo viên làm gì, việc gì phải huy động sự tham gia của gia đình, cộng
đồng, xã hội hóa giáo dục? Có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả và sự
bền vững của dự án. Muốn vậy, một mặt phải làm tốt công tác tuyên
truyền, nhưng mặt khác phải làm thế nào để sau khi dự án kết thúc, chúng
ta vẫn tiếp tục làm được. Với những gì chúng ta đã thấy,không lẽ hết dự
án lại dừng .
Được sự quan tâm và chỉ đạo của PGD&ĐT vê việc xây dưng Trường điểm
VNEN tại trường tiểu học Lê Hồng Phong như là một trung tâm điển hình của
huyện trong việc đi đầu và thực hiện có hiệu quả về đổi mới phương pháp dạy,
phương pháp học, phương pháp đánh giá học sinh, đổi mới tổ chức lớp học, huy
động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng vào mọi mặt hoạt động giáo

dục, cụ thể là:
a. Về học sinh:
Học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động, biết cách
nhận xét, đánh giá bạn, tự đánh giá mình. Phát huy được những em sớm bộc lộ
khả năng quản lý, điều hành các hoạt động của tổ, của lớp một cách linh hoạt, sáng
tạo. Trong quá trình học tập, học sinh có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý
kiến riêng và hợp tác tốt khi học nhóm. Mỗi tiết học không tạo áp lực đối với các
em. Học sinh được hình thành thói quen làm việc trong môi trường tương tác, được
học hỏi bạn để tự hoàn thiện, luôn có ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc
hành động như thế nào, không chờ đến sự nhắc nhở của giáo viên, tránh sự thụ
động trong dạy và học, góp nâng cao chất lượng tác giáo dục của nhà trường.
Ưu điểm đặc biệt của Mô hình Trường học mới là sự phù hợp với
từng em học sinh: các em tự học, giáo viên làm việc riêng với từng học
sinh. Nếu học sinh nào đang khó khăn, giáo viên dành thêm thời gian để
giúp hoặc hướng dẫn các em giỏi hơn giúp đỡ bạn. Nếu em học sinh đó
17


vẫn khó khăn mà không theo được, thì thậm chí GV cho học sinh này học
chậm hơn các bạn cũng được. Các bạn có thể học sang bài mới, em này
vẫn học bài trước đó cũng không sao, kể cả cuối năm học, tất cả các bạn
trong lớp hoàn thành hết rồi, mà có một vài em chưa hoàn thành, vẫn
được. Trong trường hợp này, giáo viên phải tìm cách phụ đạo, dạy bù,
thậm chí các bạn khác lên học lớp trên rồi, học bài đầu của lớp trên rồi,
mà em học sinh này vẫn học bài cuối của lớp dưới cũng không sao. Làm
thế nào để giúp các em bù lại những gì còn thiếu sót, giúp từng em tiến
bộ mỗi ngày, từng bước tiếp cận được bạn là tốt. Phải như thế mới không
bỏ sót những học sinh yếu kém và như thế mới không để xảy ra tình trạng
“ngồi nhầm lớp”.
Cần lưu ý thêm trong quá trình chỉ đạo, để cho các em vào lớp 2

học cho tốt, thì cố gắng làm thật tốt việc nghiệm thu chất lượng kết quả
học tập của lớp 1. Nếu em nào không đảm bảo chất lượng để vào lớp 2 để
có thể tự học theo mô hình VNEN được, thì nhất định không chuyển các
em lên học lớp 2. Làm sao học xong lớp 1, học sinh không chỉ đọc được,
mà đọc là phải hiểu. Giải pháp công nghệ giáo dục giúp học sinh đọc
được, nhưng đọc phải hiểu mới là yêu cầu đặt ra khi nghiệm thu chất
lượng học tập của học sinh lớp 1. Phải đọc được, hiểu được, thì mới tự
học được. Vì vậy, cần cố gắng đánh giá nghiệm thu chất lượng học tập
của riêng từng em. Hướng dẫn nghiệm thu lớp dưới mới bàn giao cho lớp
trên, đặc biệt việc nghiệm thu từ lớp 1 lên lớp 2 là rất quan trọng.
b. Về giáo viên
Qua 3 năm học triển khai dạy theo mô hình VNEN, giáo viên đã giúp học
sinh thay đổi thói quen học tập, các em tự nghiên cứu tìm hiểu kiến thức trong bài
và qua tài liệu. Những kiến thức khó, các em trao đổi với bạn trong nhóm và mạnh
dạn trao đổi vướng mắc với giáo viên. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để các em
phát huy tính độc lập, chủ động tiếp thu kiến thức và hiểu sâu sắc các kiến thức
trong bài học, rèn luyện cho các em được nhiều kỹ năng sống, kỹ năng tập thể
trong các hoạt động học theo nhóm. Môi trường học thoải mái, các em rất hào
hứng tham gia các bài học. Đây được coi là phương pháp học tập mới hiệu quả,
tích cực, làm thay đổi tư duy trong dạy và học, góp phần đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo.
Giáo viên có nhiều sáng kiến cải tiến sinh hoạt chuyên môn theo tổ
nhóm, chủ động điều chỉnh nội dung dạy học khi thấy có những điều
chưa ổn, chưa hợp lý trong tài liệu dạy học. Nhà trường khuyến khích
giáo viên làm việc này và đề nghị, cả những bài tập ứng dụng mà không
phù hợp với địa phương thì giáo viên nên sửa đi, quan điểm là thấy làm
thế nào tốt hơn thì mình làm. Như vậy công tác chỉ đạo quản lý rõ ràng là
khác trước.Việc triển khai mô hình dạy học mới ở trường Tiểu học là vấn đề lớn
đối với người quản lý và giáo viên. Vừa làm, vừa nghĩ, vừa rút kinh nghiệm là rất
cần thiết. Kết quả trên mới là bước đầu. Chúng tôi sẽ tích cực học tập, triển khaivà

18


đúc rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
trong giai đoạn mới.
c. Về cộng đồng
Đối với cha mẹ học sinh: Họ hiểu biết hơn về cách giáo dục con cái khi
chính họ được tham gia vào các hoạt động tại nhà trường. Nhiều cha mẹ học sinh
biết rằng con em họ cũng như tất cả học sinh được thu hưởng chất lượng giáo dục.
Chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương: Địa phương được tham gia vào
các hoạt động giáo dục của nhà trường. Chất lượng giáo dục ngày một tăng lên,
nhiều học sinh khó khăn được đi học, không có học sinh bỏ học phối hợp tốt với
nhà trường hướng dẫn học sinh chăm sóc, bảo quản và giữ gìn các công trình cộng
đồng tại địa phương : Nhà cộng đồng, Bia tưởng niệm các liệt sĩ xã Eana, trạm y
tế, trường học…
III.2. Kiến nghị
1. Đối với giáo viên
Cần nêu cao trách nhiệm, quyết tâm vượt khó, yêu trẻ, xác định rõ yêu cầu
đổi mới, nắm vững 10 bước học tập của Mô hình VNEN tiến tới vận dụng sáng
tạo, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học; tích cực học hỏi, trao đổi
kinh nghiệm, ghi chép nhật kí giảng dạy hàng ngày, tìm kiếm tư liệu hỗ trợ quá
trình dạy học, sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy học.
2. Đối với nhà trường
Phải làm tốt công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch và quản lý chỉ đạo theo
kế hoạch. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá sát sao quá trình triển khai, thực hiện
dạy học Mô hình VNEN để có những thông tin, đánh giá, điều chỉnh kịp thời đảm
bảo hiệu quả dạy học.
- Tích cực tuyên truyền trong cộng đồng tạo sự đồng thuận ngay từ đầu năm
học trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội. Tạo điều kiện bố trí
cho CBQL và giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.

- Làm tốt công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đối
với các lớp học tham gia dự án. Chỉ đạo dạy học Tiếng Việt thật tốt ở lớp 1nhằm
tạo tiền đề cho học sinh lớp 2 học mô hình VNEN có vốn Tiếng Việt vững chắc.
- Xác định và bố trí phù hợp, luân phiên các giáo viên, tổ trưởng để sinh
hoạt chuyên môn theo trường,cụm trường, hội thảo chuyên đề đạt hiệu quả.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ
chuyên môn, dự giờ, thăm lớp nắm bắt nội dung tài liệu, rút kinh nghiệm, kịp thời
giải quyết khó khăn, vướng mắc cho cácgiáo viên thông qua đội ngũ tổ cốt cán, tổ
kiểm tra. Thường xuyên đánh giá, lựa chọn, bổ sung đội ngũ cốt cán cấp trường,
cấp huyện, cấp tỉnh đảm bảo vững vàng để đáp ứng việc hướng dẫn, giúp đỡ giáo
viên về phương pháp dạy học.
- Tư vấn trong mỗi lần đi kiểm tra, giám sát, tư vấn hỗ trợ giáo viên về
công tác sư phạm, sinh hoạt chuyên môn được bổ sung nhiệm vụ cụ thể.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung thiết thực để giáo viên giúp
đỡ lẫn nhau nắm chắc về phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới, việc
đánh giá giáo viên trên cơ sở các hoạt động học của học sinh.
- Ban Giám hiệu phải tăng cường công tác dự giờ, theo dõi sát các hoạt
động dạy - học trên lớp, kịp thời điều chỉnh giúp giáo viên dạy học đáp ứng yêu
cầu mô hình VNEN và cùng với kế toán phải kiểm soát đúng các hạng mục chi,
19


nội dung chi của công tác tài chính, cân đối đánh giá để có những điều chỉnh phù
hợp đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả đúng mục đích.
- Phát huy vai trò của Tổ quản lý VNEN của trường trong thực hiện các hoạt
động chuyên môn và chi phí tài chính.

Eana, tháng 3 năm 2015
Người viết


Đỗ Thị Vinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cáctài liệu Tập huấn: Dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam các lớp
1,2,3,4,5 tập 1,2 của Vụ Giáo dục Tiểu học.
2. Cáctài Hướng dẫn sự tham gia của cộng đồng theo Mô hình trường học mới
Việt Nam của Vụ Giáo dục Tiểu học.
3. Tham khảo các tài liệu của đồng nghiệp nhà trường, các trường bạn trong các
đợt sinh hoạt chuyên môn cum VNEN

20


21



×